Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đạo Trời qua Ca Dao Tục Ngữ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.2 KB, 7 trang )

Đạo Trời qua Ca Dao Tục Ngữ.
Nguyễn Sơn Hà
Như Sư Tổ của chúng ta, GS. Kim- Định, khi còn sống ngài đã ao
ước có một bộ sách cho dân tộc gồm Ngũ Kinh với Kinh Hùng,
Kinh Ước, Kinh Ngữ, Kinh Nghiã và Kinh Lạc, để làm sách chỉ đạo
linh hướng cho con cháu Tiên Rồng. Nhưng ngài đã không đủ giờ
thực hiện và đã trao trối lại nhiệm vụ đó cho chúng ta là môn
sinh và đệ tử của ngài.
Và vì nhiều lần ngài đã nói : ‘Đạo mất trước, Nước mất sau’, điều này tất cả người
Việt trong và ngoài nước đã cảm nghiệm từ ngày 30/04/75. Nhưng ngài cũng có
nói : ‘Nước còn là Đạo còn’. Vì vậy muốn Phục Quốc, việc ưu tiên phải làm là
Tìm lại Đạo, để biết ngõ biết đường mà về, nếu không thì giống như thằng đui dẫn
thằng mù đi, thì chắc chắn là cả hai sẽ lọt xuống hố !

Không biết là duyên tiền định, hay may mắn trong đời mà tôi
được học triết Đông với Thầy Kim-Định vào những năm 72-74 ở
Đại-Học Thành-Nhân. Nhưng đó là bước đầu tiên mà Thầy Kim-
Định đã dẫn dắt tôi vào con đường tìm Đạo, để giờ phút này tôi
mới viết được vài hàng để chia sẻ với những anh chị em cùng bọc
của Mẹ Âu Cơ…
Để gọi là góp phần cho Kinh Ngữ, và nhất là để tìm cách cho cái
triết lý An-Vi đi sâu vào quần chúng, thì tôi nghĩ rằng không còn
cách nào hữu hiệu cho bằng ca dao tục ngữ , vì nó đã nằm trong
tiềm thức của dân gian từ ngàn năm, như có câu :
« Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. »
nhắc lại là ai cũng nhớ liền, chỉ cần diễn giải thêm và cắt nghĩa
theo triết để thấu hiểu tường tận, và một khi bà con hiểu được ý
nghĩa triết trong ca dao rồi, thì coi như đã thuộc nằm lòng, tức là
sắp sửa đi đến An Vi rồi.
Đó là câu ca dao mà hễ bất cứ ai lớn lên ở Việt-Nam và đến tuổi


trưởng thành đều thuộc nằm lòng hay ít nữa cũng đã được nghe
vài ba lần, và ai cũng biết ý nghĩa ‘còn trơ trơ‘ đó là bằng chứng
không thể phủ nhận hay chối cãi gì được.
Vì thế dùng ca dao để cắt nghĩa và dẫn chứng cái Đạo Trời, mà
Nguyên Lý Mẹ, với đặc tính Song Trùng hay Lưỡng Hợp, hay
Lưỡng Nhất Tính, mà nói theo Việt Nho là ‘nhất Âm nhất Dương
chi vị Đạo’, hay nói nôm na là Âm Dương Hòa Hợp mà ý nghĩa
sâu xa của nó đem áp dụng vào đời sống mỗi ngày của con người
gọi là ‘Triết lý Sống Thái Hòa.’ hay ‘Triết lý An Vi’.
Vì vậy, ý nghĩa Hòa đó đã được áp dụng hằng ngày vào đời sống,
chẳng hạn như người con gái Việt sống với tinh thần nhân bản,
khi nghe theo tiếng gọi của con tim, đã không ngần ngại và
tuyên bố với mọi người rằng :
« Đi đâu mà chẳng lấy chồng,
Người ta lấy hết chổng mông mà gào.
Gào rằng : “Đất hỡi, Trời ơi” !
Sao không thí bỏ cho tôi tấm chồng.
Ông Trời ngoảnh lại mà trông,
Mày hay kén chọn Ông không cho mày. »
Ca Dao Tục Ngữ mình chứa đọng đầy đủ nhân sinh quan và vũ
trụ quan, và được diễn tả bởi Việt tộc, với Tâm Tình và theo nhịp
của Trời Đất qua Nguyên Lý Mẹ, đó là Thiên Sinh- Địa Dưỡng –
Nhân Hòa.
Hòa bằng Tình trước Lý sau, Tình Trong Lý Ngoài, Tình Mẹ Lý
Cha :
« Đã đi ra đến cửa công,
Ngoài thì là lý nhưng trong là tình. »
Cho nên theo cảm nghiệm của tôi, chữ TÌNH là căn bản cho đời
sống con người, để hiện hữu, để lớn lên và để đạt được Đại Ngã
Tâm Linh, để siêu Việt hay nói nôm na là để Thành Nhân.

Vì vậy ca dao tục ngữ mình thật hay vì chứa đọng đầy TÌNH, và
khi đọc nó lên, nó làm cho người nghe cảm được cái TÌNH, tuỳ
theo hoàn cảnh và tâm trạng của người đọc và người nghe. Ví
dụ :
« Cây oằn là bởi vì hoa,
Quá thương nhớ bậu, chẳng qua vì tình. »
Còn gì đẹp bằng hoa để nói lên cái TÌNH, như Tình Yêu mà từ đó
con người mới có thể sống để mới cảm được cái TÌNH, như tình
vợ chồng, tình mẹ (cha) con, tình anh em, tình bè bạn, để đi tới
tình đồng bào, rồi tình nhân loại.
Và cũng trong ca dao tục ngữ, Tổ Tiên mình đã để lại cái Đạo Trời
để cho con cháu Thành Nhân với mẫu mực như Tam Cương, Ngũ
Thường mà chữ TÌNH là nguồn suối của mọi liên hệ với Trời Đất
và Vạn Vật Vũ Trụ :
« Mình về em chẳng cho về,
Em nắm vạt áo, em đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành,
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha,
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.”
Với Ngũ Thường :
- Vợ Chồng thì
Nghĩa :
“Vợ chồng là nghĩa núi sông,
Dẫu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.”
- Con với Mẹ Cha thì Hiếu :
“Thờ cha mẹ ở hết lòng,
Ấy là chữ Hiếu dạy trong luân thường.”
- Vua tôi thì Lễ :
“Nước yên quân mạnh dân giàu

Khắp trong tám cõi cúi đầu làm tôi.”
- Anh Em với nhau thì Để :
“Chữ Để nghĩa là chữ nhường,
Nhường anh, nhường chị, lại nhường người trên.”
- Bạn bè thì Tín :
“Bạn bè chung thủy, dưới trên đàng hoàng.”
Hay :
“Bạn bè là nghĩa tương tri,
Sao cho sau trưóc một bề mới nên. »

Nói về vũ trụ quan với ý nghĩa “thiên địa vạn vật nhất thể” thì ca dao
mình cũng có:

« Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cầy cấy vốn việc nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. »
Còn muốn nói về triết lý ăn chơi, chơi cho đả, cho hết chỗ nói, để
cho con người phát triển hết chiều kích vô biên, thì trong ca dao
cũng có những câu rất độc đáo, chẳng hạn như :
« Chơi cho bể hẹp bằng ao,
Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim.
Chơi cho bong bóng thì chìm,
Hòn đá thì nổi, gổ lim lập lờ.”
Để chứng minh Nguyên Lý Mẹ, với ý nghĩa “vuông tròn”, thì cũng
có câu :
“Tay cầm phải trái bưởi non
Biết sao cho đặng vuông tròn hả anh”.

Để nói lên ý nghĩa “Nhân chủ” :
“Một mai khôn lớn vuông tròn
Rủ nhau bay khắp nước non xa gần
Kiếm mồi tự lập lấy than
Vẻ vang hãnh diện cho dân con cò.”
Hay là ý nghĩa ‘Bà Ba’(Tam Tài), mà từ đó “chiếc áo Bà Ba” đã
xuất hiện không biết từ lúc nào. Người mình hay nói ‘vài ba’ hay
‘đôi ba’, tức là “
tham thiên lưỡng địa”, nghĩa là số 3 là Trời, số 2
là Đất, như câu :
“Mua bộ bà ba
Đôi ba cặp vịt.”
Với ý nghĩa của bộ số 3+2 = 5 là Ngũ Hành, mà cũng là “Con
Người” ở Cung ‘Hoàng Thiên, Hậu Thổ’; có nghĩa là Con Người
phải sống với Tình và đem TÌNH về TÂM để đạt đến Đại Ngã Tâm
Linh, vì trên cõi đời này không có gì quý bằng Tình, cho nên câu
ca dao sau đây thật là dí dỏm nhưng tìm ẩn đầy ý nghĩa của
nguyên lý Mẹ, với Mẹ là Trời, là Tự Do, là Tình Yêu vô biên, bao
la như Đại Dương , như biển Thái Bình để yêu thương đến ‘trăm
con người’, nghĩa là hết mọi người, tức là cả nhân loại, nở từ
trăm trứng của Mẹ Âu Cơ.
“Chữ Tình đáng giá ngàn vàng,
Từ anh chồng cũ, đến chàng là năm.
Còn như yêu trộm nhớ thầm,
Họp chợ trên bụng đến trăm con người.”
Vì tình thương yêu của mẹ bằng Trời, nên cũng có câu :
“Công cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng Trời, mang nặng đẻ đau.”
và vì Tình Yêu và Tự Do là hai bản chất siêu hình nhưng thiết yếu
để con người mới có thể sống thực, nghĩa là sống với chiều kích

vô biên của vũ trụ :
‘Anh khôn anh cũng ở dưới ông Trời,
Em là chim én đổi dời thượng thiên.’
Để rồi con người của dân tộc Việt lúc nào cũng ước ao được sống
Hòa với Trời Đất và vũ trụ vạn vật để được an lạc, an vi:
“Ước gì dãi yếm em dài,
Để em buột lấy những hai anh chàng.”

×