Bệnh quai bị có gây nên tình
trạng vô sinh hay không?
Bệnh quai bị không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính
mạng con người. Thế nhưng trong dân gian người ta
thường hay truyền miệng là bệnh quai bị gây vô sinh, và
điều đó khiến rất nhiều người lo lắng. Webtretho xin cung
cấp cho các bạn một vài kiến thức cơ bản về bệnh quai bị .
Bệnh quai bị là bệnh gì?
Bệnh quai bị đã được Hippocrates mô tả vào thế kỷ thứ V
trước công nguyên. Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây
ra. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sốt và sưng, đau một
hoặc nhiều tuyến nước bọt. Thường gặp ở tuyến nước bọt
mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi
hoặc tuyến dưới hàm trên. Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ
xuất hiện ở người.
Bệnh thường xảy ra trong lứa tuổi nào và có khả năng
gây thành dịch hay không?
Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở
nam cao hơn nữ. Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15
tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Người lớn cũng
có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước
đó. Khảo sát huyết thanh cho thấy gần 90% người lớn có
phản ứng huyết thanh xác định đã bị nhiễm siêu vi quai bị
từ trước
It gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ
trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2
tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19.
Tuy vậy những nguy cơ mắc bệnh quai bị cá biệt cũng có
thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do
kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ
cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và
nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối
tượng này.
Bệnh quai bị thường xảy ra vào mùa thu, mùa đông khi thời
tiết bắt đầu chuyển lạnh, và bệnh gia tăng theo mùa. Dịch
bệnh thường xuất hiện ở những nơi tập trung đông đúc như
trường học, ký túc xá v.v…
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị
nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
Nước bọt của người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho
người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài
2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai. Thời gian lây
mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang
tai.
Bệnh rất dễ lây và cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi
bệnh (không mắc lại bệnh lần 2).
Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các
triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng.
Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm
nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly
nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm
sàng.
Làm sao để phát hiện bệnh?
Khi bị lây nhiễm, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh trong
vòng 2-3 tuần, thông thường vào khoảng 17-18 ngày, trong
thời gian này người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt. Sau
đó người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ , đau cổ họng, người
mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức ở một
bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến
khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Vùng sưng thường lan đến
má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến
ngực gây phù trước xương ức. Mặt da của tuyến mang tai
thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi.
Người bệnh cảm thấy khó nuốt và đặc biệt rất đau đớn khi
nhai thức ăn hoặc uống các loại nước trái cây có vị chua
như nước cam, nước chanh. Đây là dấu hiệu rất có giá trị để
phát hiện những bệnh quai bị trong những thể không điển
hình. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.
Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà
không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có
khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận
biết. Đôi khi, bệnh quai bị qua đi mà không hay biết do
tuyến không sưng trong vụ dịch quai bị. Cũng có gặp
những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm tinh hoàn
(một biến chứng thường gặp ở một số bệnh nhân bị quai bị