Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh quai bị có nguy hiểm không? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.26 KB, 5 trang )

Bệnh quai bị có nguy hiểm không?


Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở
lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân. Mầm bệnh quai
bị là virus thuộc họ myxovirus. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh
quai bị. Đường lây truyền bệnh là không khí qua đường hô hấp. Bệnh có một số
biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện của bệnh quai bị
Bệnh quai bị gặp chủ yếu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai). Kể từ
khi virus quai bị vào cơ thể cho đến khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên thời gian
kéo dài khoảng từ vài ba tuần lễ. Giai đoạn này người ta gọi là thời kỳ nung bệnh.
Bệnh xuất hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Với các
triệu chứng này ở giai đoạn tiên phát có thể nhầm với một số bệnh khác.
Sau khi sốt cao từ 1 đến 3 ngày thì tuyến nước bọt bị sưng to. Đầu tiên là
sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại. Đặc điểm của
sưng tuyến nước bọt là sưng 2 bên thường không đối xứng (có nghĩa một bên sưng
to, một bên nhỏ hơn). Tuyến nước bọt có khi sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra
làm biến dạng cả mặt. Da vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, sờ vào
vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau. Người ta thường quan sát 3 điểm đau
điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương-
hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Nhiều bệnh nhân vì đau mà
gây nên khó nhai, khó nuốt. Triệu chứng sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày,
sau khi hết sốt thì hiện tượng sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần. Hậu quả của
viêm tuyến nước bọt do virus quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm
thêm vi khuẩn khác), đây là một đặc điểm nên lưu ý trong chẩn đoán bệnh quai bị.
Các bộ phận có thể bị tổn thương
Virus quai bị có thể gây tổn thương nhiều cơ quan của cơ thể, nhưng bộ
phận đánh lo ngại nhất của bệnh quai bị là gây viêm tinh hoàn cho nam giới. Viêm
tinh hoàn do virus quai bị thường hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa


tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên). Tỷ lệ bị viêm tinh hoàn còn tùy thuộc vào
từng vụ dịch (tức là phụ thuộc vào độc lực của virus), tình trạng sức đề kháng của
cơ thể. Có một số tác giả cho rằng khoảng từ 10 đến 30% có kèm theo viêm tinh
hoàn. Đặc điểm của viêm tinh hoàn thường xảy ra một bên. Tỷ lệ viêm tinh hoàn 2
bên ít hơn. Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 đến 7 ngày thì xuất hiện viêm tinh
hoàn. Bệnh nhân thấy xuất hiện sốt trở lại, đôi khi nhiệt độ còn tăng hơn lúc ban
đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau. Sờ vào tinh hoàn thấy chắc.
Da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ.
Ngoài ra người ta còn thấy kèm theo có viêm mào, thừng tinh hoàn, thậm
chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng. Bệnh
kéo dài từ 3-4 tuần lễ sau đó mới hết sưng, đau hẳn. Điều đáng lo ngại nhất của
viêm tinh hoàn là có gây hậu quả teo tinh hoàn hay không? Muốn biết có bị teo
tinh hoàn hay không phải theo dõi một thời gian dài khoảng vài tháng mới có thể
biết chắc chắn. Cũng không nên lo lắng quá về bệnh của mình bởi vì tỷ lệ teo tinh
hoàn do virus quai bị gây ra rất thấp, cũng chỉ khoảng 5%. Nếu teo tinh hoàn một
bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị
teo cả 2 bên tinh hoàn thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh dục và sinh sản.
Ngoài biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới thì nữ giới khi bị quai bị cũng
có thể bị viêm buồng trứng tuy rằng tỷ lệ thấp. Viêm tụy, viêm não, màng não
cũng có thể gặp trong bệnh quai bị nhưng không nhiều. Mặc dù những bệnh này
gặp trong viêm quai bị là thấp nhưng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi bị bệnh quai bị nên làm gì?
Khi nghi là bị bệnh quai bị nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính
xác, từ đây sẽ được chỉ định điều trị và có những tư vấn rất quan trọng, trong đó
bao gồm cho bản thân người bệnh và cả bảo vệ cho người lành có nguy cơ mắc
bệnh quai bị.
Đối với thể bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần cần vệ sinh họng, miệng
hàng ngày như súc họng, miệng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ có bán tại các
quầy dược phẩm như axit boric 5%, nước muối sinh lý và một số dung dịch sát
khuẩn khác. Hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, sinh tố, uống nhiều nước vì sốt làm

mất nước, điện giải. Cần nghỉ ngơi tại giường tránh tiếp xúc với những người có
nguy cơ cao mắc bệnh quai bị như lứa tuổi thanh thiếu niên, tối thiểu 10 ngày.
Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn cần nghỉ ngơi tại giường khi tinh hoàn
vẫn còn sưng, đau. Cần thiết mặc đồ lót để treo nhẹ tinh hoàn lên. Đối với thể
bệnh có viêm tinh hoàn, buồng trứng, rất cần có ý kiến của bác sĩ. Những bệnh
viêm tụy, viêm não, màng não cần phải vào bệnh viện để được khám và theo dõi
một cách chặt chẽ. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai
bị, đó là một thách thức lớn cho các thầy thuốc lâm sàng, nhưng các thuốc dùng
trong mục đích điều trị hỗ trợ cũng không thể coi thường.
Nguyên tắc phòng bệnh quai bị
Cần cách ly người bệnh ít nhất 10 ngày không tiếp xúc với đối tượng có
nguy cơ cao như lứa tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh và người chăm sóc bệnh
nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virus lây
sang người chăm sóc, từ đó lây cho người lành khác.
Đối với đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm vacxin phòng bệnh. Đây là biện
pháp có hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống
lại virus quai bị một cách chủ động, mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

×