Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các bệnh di truyền do rối loạn chuyển hoá và các bệnh nhiễm sắc thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.31 KB, 7 trang )


Các bệnh di truyền do rối
loạn chuyển hoá và các bệnh
nhiễm sắc thể


1. Các bệnh di truyền do rối loạn
chuyển hoá
1.1. Phenylketonuria (PKU)
PKU là một dị tật bẩm sinh, được di
truyền do gene lặn Mendel. PKU được
Phelling phát hiện lần đầu tiên vào vào
năm 1934.
Trẻ sơ sinh bị bệnh này là do đột biến
gene, gan không có khả năng tổng hợp
phenylalanine hydroxylase nên dẫn đến
tình trạng không chỉ kìm hãm sự chuyển
hoá phenylalanine thành tyrozine mà còn
gây ra ứ đọng phenylalanine trong máu,
làm tăng sự phân giải phenyalanine thành
axit phenylpyruvic, cũng bị tích tụ trong
máu. Cả phenylalanine và phenylpyruvic
khi lên não nhiều sẽ đầu độc tế bào thần
kinh. Bản thân nước tiểu thải ra cũng có
phenylalanine.
Nếu đột biến gene lặn xảy ra ở một khâu
khác làm kìm hãm hoạt động của enzyme
tyrozinase, là enzyme xúc tác phản ứng
chuyển hoá tyrozine thành melanine dẫn
tới bạch tạng.
Nhiều nước ngày nay đã đặt ra thủ tục để


chẩn đoán cho mọi trẻ sơ sinh, phát hiện
sớm dạng đồng hợp PKU để cho ăn khẩu
phần kiêng đặc biệt nghèo phenylalanine
(cháo sữa ngựa) hoặc khẩu phần ăn
không có phenylalanine (rau, mật ong,
bơ,...)
1.2. Alcaptonuria
Bateson,1902 và Garrod, 1907 đã chứng
minh rằng bệnh này do một gene lặn,
thường xảy ra ở các gia đình có người
cùng dòng máu lấy nhau. Biểu hiện của
bệnh này rất dễ nhận biết: nước tiểu của
bệnh nhân có màu đen do trong nước tiểu
chứa một lượng lớn axit homogenetizic.
Ở người bình thường, axit homogenetizic
sẽ được enzyme oxydase phân giải thành
axit axetoaxetic. Khi thiếu enzyme
oxydase thì axit homogenetizic không
được phân giải và thải ra theo nước tiểu,
bị oxy hoá trong không khí tạo thành một
hợp chất có màu đen. Khi còn bé tật bẩm
sinh này chưa gây hậu quả nghiêm trọng
nhưng khi đứng tuổi bị viêm khớp nặng,
sụn tích luỹ nhiều sắc tố.
2. Các bệnh nhiễm sắc thể
Nhờ sự phát triển của các phương pháp
nghiên cứu di truyền học người, đặc biệt
là phương pháp di truyền tế bào đã làm
rõ cơ chế phát sinh nhiều loại bệnh
nhiễm sắc thể, do sự phân ly không bình

thường của nhiễm sắc thể trong quá trình
phân bào hoặc do dị dạng, sai hình nhiễm
sắc thể từ các rối loạn trong cấu trúc,
hình thái.
2.1. Hội chứng Down
Hội chứng này được Langdom Down
phát hiện lần đầu tiên vào năm 1866. Tần
số bắt gặp khoảng 1/700 trẻ sơ sinh và là
bệnh nhiễm sắc thể bắt gặp cao nhất.
Thường thì bộ nhiễm sắc thể của bệnh
nhân có 47 chiếc, thừa một nhiễm sắc thể
21. Trong một số trường hợp hội chứng
này còn là kết quả của chuyển đoạn giữa
nhiễm sắc thể 21 với nhiễm sắc thể của
nhóm D hoặc nhóm G. Biểu hiện bệnh lý
là ngu đần bẩm sinh, giảm trí lực, nhiều
dị tật ở các cơ quan nội tạng, không có
khả năng sinh dục, vóc dáng bé, lùn, cổ
rụt, đầu bé, chẩm dẹt, mắt tròn, khe mắt
xếch, môi dày, lưỡi dày có xu thế thè ra
thường xuyên...Số liệu về hội chứng
Down ở trẻ em Việt Nam đã được trình
bày trong chương 3.
2.2. Hội chứng Klinefelter
H. F.Klinefelter đã mô tả hội chứng này
lần đầu tiên vào năm 1942. Tần số bắt
gặp là khoảng 1/1000 bé trai sinh ra.
Kiểu nhân của bệnh nhân là 47, XXY.
Nguyên nhân có thể là do thụ thai từ một
tế bào trứng XX với tinh trùng Y hoặc từ

×