Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh chàm có nguy hiểm không?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.03 KB, 5 trang )

Bệnh chàm có nguy hiểm không?
Chàm là một bệnh da không lây truyền, ngứa, viêm, có thể là cấp, bán
cấp hay mạn tính. Biểu hiện bệnh rất đa dạng, nhưng có chung đặc tính:
ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, tiến triển
thành từng đợt, dai dẳng, hay tái phát. Hai yếu tố cơ bản phát sinh ra chàm
là thể tạng dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài cơ thể vào thể
tạng ấy.
Nguyên nhân nào gây bệnh chàm?
Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố: Cơ địa và dị ứng nguyên.
- Cơ địa: Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh
nhân có người bị chàm. Nhiều nghiên cứu cho thấy cơ địa là những biến đổi sinh
vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh. Tác
nhân kích thích bên trong, có thể là bị viêm xoang, xơ gan, các bệnh thận, viêm
tai...
- Do dị nguyên gồm nhiều loại như: Lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê,
sunfamid, chloracid, penicillin, streptomycin, noramidopyrin, xi măng, thuốc
nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân hóa học, thuốc sâu, vi
khuẩn, nấm, nọc côn trùng; nhiệt độ nóng, lạnh, độ ẩm, sự cọ xát; quần áo nilon,
giày dép cao su, nilong, khăn len, phấn sáp, mỹ phẩm, cây sơn, rau đay, cỏ hoang;
các thực phẩm: tôm, cua, cá (cá ngừ và một số cá biển khác)...
Những biểu hiện tổn thương do chàm
- Mụn nước, tập trung thành từng mảng trên nền da đỏ, bệnh tiến triển theo
5 giai đoạn: bắt đầu ngứa hay là cảm giác nóng rồi trở thành đỏ phù và nóng hay
gặp ở các vùng da như mi mắt, cổ, mặt trong cánh tay...; nổi mụn nước trên nền da
đỏ, có khi lan ra vùng da lành, nhỏ như đầu ghim, hay to bằng bọng nước, mụn
nước nhỏ rất nông, chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng dày đặc với nhiều đợt liên
tiếp, mụn nước ở các giai đoạn khác nhau; giai đoạn chảy nước, mụn nước có thể
vỡ do bệnh nhân gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, chảy nước vàng, khi đó mảng chàm lỗ
chỗ nhiều vết trợt hình tròn còn gọi là giếng chàm; giai đoạn da nhẵn: sau một thời
gian thì sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da,
làm thành những vảy tiết dày, sau đó vảy tiết khô rồi bong ra để lộ lớp da nhẵn


bóng mỏng như vỏ hành; bong vảy da, lớp da vừa tái tạo, tự rạn nứt bong vảy
thành mảng dày hoặc vụn như cám, hoặc da dày lên, tăng sắc tố, có hình kẻ ô gọi
là liken hóa, sau thời gian khá lâu nếu không có mụn nước tái phát, da sẽ trở lại
bình thường không có sẹo.
- Ngứa ngay từ thời kỳ đỏ da cho đến giai đoạn cuối, ngứa rất nhiều, khi gãi
làm vỡ các dưỡng bào sẽ giải phóng ra các histamin gây ngứa tăng.
- Các thể hay gặp: Chàm cấp, nền da đỏ, phù và chảy nước; chàm bán cấp,
da còn đỏ, ít phù nề, hết chảy nước; chàm mạn, bệnh chàm cấp tính dai dẳng,
không khỏi thì trở thành bệnh chàm mạn tính, biểu hiện da đỏ có vảy ngứa, thỉnh
thoảng lại chảy nước, để lâu và do gãi nhiều thì da sẽ dày lên, nếp da sâu xuống là
liken hóa; chàm bội nhiễm do tạp khuẩn, xen lẫn các mụn nước có các mụn mủ,
loét trợt, khi có vảy vàng giống vảy chốc gọi là chàm chốc hóa; chàm hóa, những
bệnh da do bôi thuốc không hợp, gây kích thích sẽ bị chàm, lẫn trong những
thương tổn cũ có những mụn nước giống bệnh chàm...
Điều trị bệnh chàm như thế nào?
Chàm là một bệnh da
phổ biến, khoảng 10% dân số trên
thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt
Nam bệnh chàm chiếm 25% trong
tổng số các bệnh ngoài da. Tại
London (nước Anh) 18% chàm
được phát hiện các đối tượng đến
khám bệnh. Một vài điều tra về
các bệnh da tại phòng khám tổng
quát phát hiện 33% và 23% trong
tất cả các trường hợp tại Glasgow
Phải tránh dị nguyên, người bệnh cần
giúp thầy thuốc tìm để biết đâu là nguyên nhân
gây bệnh, khi loại bỏ được nguyên nhân dị ứng
là khâu quyết định để chữa khỏi bệnh; dùng thuốc uống phối hợp với thuốc bôi

ngoài da; về dinh dưỡng trong đợt cấp, tránh dùng rượu, nước chè, cà phê, thuốc
lá, tôm, cua, cá, đồ hộp, rau sống...; không nên dùng các loại thuốc mạnh, nên điều
trị thử nếu thuốc không gây dị ứng mới dùng; người bệnh không nên gãi làm trầy
da khi ngứa, không dùng các loại: xà phòng, thuốc bôi, đắp theo lời mách bảo của
người thân; thuốc bôi có thể dùng các loại: nước muối sinh lý, thuốc tím 1%,
Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế), dùng một trong các loại
dung dịch để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết như eosin, milian, nitrat bạc
0,25%-2%; giai đoạn bán cấp: dùng dạng kem như kem corticoide, kem kháng
sinh, hồ brocq, dầu kẽm...; giai đoạn mạn tính dùng: mỡ corticoide, mỡ salycylé,
ichtyol. Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa: kháng histamin, an thần,
thuốc giải mẫn cảm (vitamin C liều cao), các loại vitamin D2, A, B2, B6, P, PP...
thuốc Đông y; dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.

Làm gì để phòng bệnh chàm?
Vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh nghề nghiệp, loại bỏ chất xúc
tác liên quan đến cơ địa dị ứng; tập luyện và ăn uống đủ chất để có một cơ thể
và Oxford. Chàm chiếm 17%
trong tất cả các bệnh tại Hy Lạp.
khỏe mạnh, tránh những thức ăn, uống có tính chất kích thích như: rượu chè, cà
phê, thuốc lá, thức ăn sống. Tránh tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng; khám
phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh da, hạn chế chuyển sang thể nặng, mạn tính.

×