Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

THUYẾT MINH BẢO TÀNG CHĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.85 KB, 8 trang )

THUYẾT MINH BẢO TÀNG CHĂM
Phần mở đầu: (Tạo sự chú ý - nêu lý do tham quan, nét đặc sắc của điểm tham quan)

Đà Nẵng không chỉ nổi danh là thành phố biển, thành phố của những cây
cầu, Đà Nẵng cịn biết đến là nơi có một bảo tàng độc đáo nổi tiếng khơng
những ở Việt Nam mà cịn nổi tiếng trên thế giới. Đó chính là Bảo Tàng Nghệ
Thuật Điêu Khắc Chăm Pa , nơi trưng bày bộ sưu tập đặc sắc về các di tích cổ
đại, các di sản văn hóa và là bảo tàng duy nhất trên thế giới về nền văn minh
Chăm Pa.
Phần nội dung chính:
Bảo tàng điêu khắc Chăm là nơi lưu giữ một bộ sưu tập các tác phẩm điêu
khắc Chăm phong phú nhất. Bảo tàng được ông Henry Parmentier – kiến trúc
sư trưởng và là trưởng khoa khảo cổ học của trường Viễn Đông Bác Cổ E’cole Francaise d’extreme Orient ( EFEO) xây dựng nên.
- Người có cơng đầu trong việc sưu tầm những tác phẩm điêu khắc Chămpa
để tập trung trưng bày tại Lejardin de Tourane ( Vườn hoa thành phố Tourane –
tên gọi cũ của Đà Nẵng) là Charle Lemire công sứ tỉnh Quảng Nam năm 1892.
Trước đó, vào năm 1885 lúc cịn là cơng sứ tỉnh Bình Định , ơng được mời
tham gia một cuộc sưu tầm những tác phẩm điêu khắc Chăm pa để cùng với
những tác phẩm nghệ thuật khác được tìm thấy ở Đơng Dương, mang về trưng
bày tại Pháp theo chỉ thị của Bộ giáo dục và mỹ nghệ Pháp thời thuộc địa.
- Công việc thu thập và chuyên chở những hiện vật ở Trà Kiệu-Duy Xuyên
và Khương Mỹ - Núi Thành của tỉnh Quảng Nam về trưng bày tại Lejardin de
Tourane được thực hiện vào những năm 1891 – 1892, tập trung trên một ngọn
đồi nhỏ bên cạnh bên cạnh chùa Long Thủ ( nay là chùa An Long nằm phía sau
bảo tàng Chăm thuộc quận Hải Châu - Đà Nẵng), là nơi mà sau này bảo tàng
được xây dựng. Sau đó thì ơng Camille de Paris đã cho sưu tầm thêm một số
hiện vật phát hiện trong tỉnh Quảng Nam, nâng số hiện vật trưng bày tại
Lejardin de Tourane lên đến gần 100 tác phẩm.
- Năm 1902, chỉ hai năm sau khi thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ E’cole Francaise d’extreme Orient ( EFEO) tại Hà Nội, các nhà chuyên môn đã
nảy ra ý định xây dựng một bảo tàng trưng bày những tác phẩm điêu khắc
Chămpa tại Tourane, dưới hình thức một kho bảo quản trực thuộc đội khảo cổ


của trường. Nhưng ý định này vấp phải vô vàn trở ngại bởi ý kiến bác bỏ của
những viên khâm sứ và toàn quyền đương thời.
- Năm 1912, toàn quyền Sarraut ra quyết định chuyển tất cả hiện vật trưng
bày tại Lejardin de Tourane về bảo tàng mới thành lập của EFEO tại Hà Nội.
Quyết định này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của Hội đồng thành phố
Tourane. Dựa vào sự phản đối này, hội đồng khảo cổ học của EFEO bày tỏ ý
muốn tập trung trưng bày những tác phẩm điêu khắc ở Đà Nẵng chứ không ở
Hà Nội. Cuối cùng đơn xin của ông giám đốc EFEO vào tháng 7/ 1915 đã được
chính phủ thuộc địa chấp thuận giải quyết.
- Thuở ban đầu, bảo tàng chỉ là một kiến trúc hình chữ nhật với diện tích
khiêm tốn tương ứng với phòng Trà Kiệu ngày nay và những hành lang bao
quanh phịng này được hồn tất vào tháng 5/ 1916 . Việc trưng bày nội dung


mãi đến đầu năm 1918 mới xúc tiến và được hoàn tất vào tháng 2/1919 . Xét ra
đây là kết quả của một quá trình cố gắng liên tục trong gần 17 năm rịng của
trường Viễn Đơng Bác Cổ.
- Kiến trúc của bảo tàng được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Delaval và
Auclair, là một sáng tạo dựa trên những mơ típ phổ biến, đặc trưng trong kiến
trúc Chăm (như những đường gờ chạy quanh chân tường và các cột trụ, kiểu
mái nhà) và dựa trên các nguyên tắc truyền thống của kiến trúc Pháp vào đầu
thế kỉ XX , tuy đơn giản nhưng độc đáo. Ngày nay, nó được đánh giá là một
trong những bảo tàng có kiến trúc độc đáo nhất Đơng Nam Á .
- Thời kì đầu, bảo tàng mang tên nhà khảo cổ học Henry Parmentier - là
người đã thiết kế và trưng bày nội dung cho bảo tàng. Ông cũng là nhà khoa
học đã cống hiến nhiều cơng trình giá trị về nghệ thuật Chăm pa. Bấy giờ bảo
tàng trưng bày những tác phẩm tập trung tại Lejardin de Tourane được sưu tầm
bởi Charle Lemire và Camille de Paris từ Trà Kiệu, Khương Mỹ, Phong Lệ…
cùng với những tác phẩm được khai quật bởi EFEO tại Mỹ Sơn, Đồng Dương,
Chánh Lộ, La Nghi.

- Đến 1935, bảo tàng được nới rộng thêm hai cánh hai bên để trưng bày
thêm một số lớn tác phẩm mới được khai quật bởi nhà khảo cổ J.K.Claeys tại
Trà Kiệu năm 1927 – 1928 và tại Tháp Mẫm ( trong thành Chà Bàn – Bình
Định ) năm 1934. Ngày 31/3/1936 bảo tàng mới được khánh thành rất hoành
tráng với tên gọi “ Bảo tàng Henry Parmentier” với sự tham gia của vua Bảo
Đại, Tồn quyền Đơng Dương và giám đốc L’EFEO.
- Năm 2000, nhằm tạo điều kiện cho bảo tàng trưng bày giới thiệu một số
lượng lớn các tác phẩm điêu khác được tìm thấy từ sau 1975 và để có thêm
diện tích xây dựng phục vụ cho các hoạt động của bảo tàng , UBND thành phố
Đà Nẵng quyết định cho mở rộng thêm hơn 2000 m2 tại phía sau của tòa nhà
bảo tàng. Phần xây dựng mới này đã hoàn thành vào cuối năm 2002, được thiết
kế dựa theo phong cách kiến trúc mà Henry Parmentier đã thể hiện trên bảo
tàng cũ trước đây.
- Hiện nay, bảo tàng đang trưng bày khoảng hơn 400 tác phẩm điêu khắc
chủ yếu bằng chất liệu sa thạch, ngồi ra cịn có một số tác phẩm bằng đất nung
và một tác phẩm bằng đồng – chúng đại diện cho hầu hết các phong cách tiêu
biểu của nghệ thuật điêu khắc Chăm cổ từ VII - XV
Phòng Trà Kiệu :
Trà Kiệu thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách
thành phố Đà Nẵng 50 km về hướng tây nam. Trà Kiệu được xác định là kinh
đô của vương quốc Champa ở thời sơ kỳ. Theo sử liệu ghi lại, đây là kinh đô
đầu tiên và cổ nhất của Champa, được xây dựng vào cuối thế kỉ IV dưới triều
vua Bhadravarman với tên gọi Simhapura, nghĩa là Thành phố Sư Tử.
Năm 1927-1928, J.Y.Claeys đã tiến hành khai quật khu di tích này. Hiện tại
có 43 tác phẩm, phần lớn có niên đại thế kỉ VII-VIII và XI-XII đang được
trưng bày tại phòng Trà Kiệu của bảo tàng Điêu Khắc Chăm.
Linga-Yoni:
Đài thờ gồm phần cột hình trụ bên trên, chia làm ba phần gọi là Linga, và
phần bệ hình vng có rãnh dẫn nước nằm bên dưới gọi là Yoni. Linga theo
tiếng Phạn cổ thường được hiểu là một hòn đá dựng lên tượng trưng cho giống



đực. Thần Siva có mười hai biểu tượng, trong đó Linga là biểu tượng nổi tiếng
nhất, tượng trưng cho năng lực sáng tạo siêu việt của thần. Yoni cũng có nguồn
ngốc từ tiếng Phạn, nguyên nghĩa là “ Bầu vú, nguồn gốc”.
Trong những đài thờ kết hợp Linga và Yoni, Linga tượng trưng cho đực và
Yoni tượng trưng cho cái. Sự giao hoà giữa đực và cái là nguồn gốc của sự sinh
sôi nảy nở của vạn vật trong vũ trụ và cũng là một nét đặc trưng trong tập tục
thờ cúng của các cư dân nông nghiệp.
Vào ngày lễ, tại các ngôi đền kalan người ta thường lấy “nước thiêng” tưới
lên đầu linga nước chảy xuống yoni và qua đường rãnh chảy xuống đất thể hiện
sự sinh sôi nảy nở của mn lồi
Đài thờ Trà Kiệu:
Đài thờ Trà Kiệu gồm có các bộ phận sau: Phía trên là một Linga, ở giữa là
bệ Yoni gồm 2 thớt tròn được trang trí những cánh hoa sen cách điệu đối xứng
nhau, phía dưới là một chiếc bệ vng. Bốn mặt quanh khối vuông được chạm
trổ nhiều người. Mặt A và B mỗi mặt có 16 nhân vật, mặt C có 18 nhân vật,
mặt D có 11 nhân vật. Bốn góc đài thờ có bốn chú sư tử đưa hai chân trước lên
đỡ bệ thờ. Ở giữa hai thớt tròn Yoni, trước kia có một thớt trịn chạm trỗ hàng
vú phụ nữ xung quanh nay đã thất lạc
Đài thờ Trà Kiệu được đánh giá là một trong những kiệt tác điêu
khắc. Ngay sau khi được phát hiện, đài thờ Trà Kiệu đã thu hút nhiều nhà
nghiên cứu tìm đến giải mã nội dung câu chuyện của các nhân vật quanh đài
thờ và đốn định niên đại của nó
Theo Jean Przyluski, bốn cảnh xung quanh đài thờ kể về truyền thuyết hình
thành nước Phù Nam.
Theo George Cœdès, nội dung đài thờ nói về truyền thuyết thần Krisna
chữa bệnh cho người gù tên là Trivaka và chuyện Krisna kéo gãy cung thần
Kamsa
Sau này, nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cho rằng 4 cảnh chạm quanh đài

thờ là những trích đoạn trong trường ca Ramayana. Theo trường ca Ramayana,
vua Yanaka ở kinh thành Videha lập hồng hậu đã lâu nhưng khơng có con.
Truyền thuyết kể rằng trong một buổi lễ cày đầu năm, khi vua Yanaka mở
đường cày đầu tiên, từ trong luống cày xuất hiện một bé gái sơ sinh, đó là đứa
con mà Mẹ đất đã ban cho nhà vua, vua Yanaka đã đặt tên cho đứa bé là Sita.
Khi Sita trưởng thành, vua Yanaka kén rể với điều kiện ai giương được cây
cung Kamsa của thần Bão tố Rudra thì sẽ được cưới công chúa Sita. Nhiều
vương tôn công tử đến thử sức nhưng chưa ai kéo được sợi dây cung. Cuối
cùng hồng tử Rama khơng chỉ giương được cung mà cịn kéo gãy cung. Sau
đó hồng tử Rama được vua Yanaka gả công chúa Sita.
Bốn mặt trên đài thờ được xác định như sau: mặt D là mặt hướng ra sân,
vòng qua bên trái mặt D là mặt A, tiếp đến là mặt B và C. Diễn biến trích đoạn
đi từ mặt A đến mặt D (theo chiều kim đồng hồ): Mặt A là cảnh hoàng tử Rama
kéo gãy cung thần Kamsa của thần Rudra, mặt B thể hiện cảnh Rama và đoàn
tuỳ tùng dâng lễ vật lên vua Yanaka, mặt C miêu tả cảnh rước dâu và mặt D là
những Apsara múa chúc mừng đám cưới của hoàng tử Rama và công chúa Sita
Đài thờ được đưa về bảo tàng năm 1901 và hiện là một trong bốn bảo vật
quốc gia đang nằm trong bộ sưu tập tại Bảo tàng Chăm


Vũ nữ Apsara:
Hai mặt của đài thờ thể hiện vũ nữ Apsara trong tư thế múa tribhanga với
thân mình uốn cong mềm mại, uyển chuyển cùng nhạc công với vẻ mặt tươi tắn
chơi đàn Vina- một loại nhạc cụ truyền thống xuất xứ từ Ấn Độ. Các Apsara
mặc một loại váy bằng voan mỏng, bó sát người, có thể nhận biết được thông
qua chiếc nơ lớn được thắt lại ở cạnh hơng sau lưng. Cổ, tay, vịng eo và bên
ngồi chiếc sampot là những chuỗi hạt ngọc. Phía sau nhạc công và vũ nữ là
những cánh hoa sen được cách điệu tạo thành những đường kỷ hà sắc nét làm
tôn thêm vẻ quyến rũ của các vũ nữ. Đài thờ còn lại hiện nay chỉ là 1/16 của
đài thờ xưa kia. Apsara được xem là những vũ nữ thiên tiên. Họ được sinh ra từ

đại dương khi các thần khuấy biển sữa.
Phòng Mỹ Sơn:
Mỹ Sơn từng là một trung tâm tín ngưỡng quan trọng của vương quốc
Champa, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam ngày nay, cách di tích Trà Kiệu – một
trong những kinh đô của Champa trước đây – khoảng 30km về phía tây. Trong
khơng gian thâm nghiêm của một thung lũng bao bọc bởi những ngọn núi nhỏ,
tại đây có trên 70 ngơi tháp, phần lớn được xây dựng để thờ thần Siva.
Theo văn bia, tại Mỹ Sơn có thể đã có những ngơi tháp đầu tiên xây dựng
từ khoảng thế kỷ IV hoặc V, nhưng đến nay chỉ cịn lại các cơng trình kiến trúc
có niên đại sớm nhất là khoảng thế kỷ VII (như nhóm tháp E). Đa số các cơng
trình được bảo tồn tốt nhất có niên đại từ thế kỷ X đến XI (các nhóm A, B, C,
Đ). Những ngơi tháp được xây dựng muộn nhất tại Mỹ Sơn là vào khoảng thế
kỷ XI đến thế kỷ XIII (nhóm tháp G và tháp trung tâm của nhóm B)
Những hiện vật trưng bày tại phịng Mỹ Sơn tiêu biểu cho nhiều phong
cách trong quá trình phát triển của nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Đài thờ Mỹ Sơn E1:
Đài thờ gồm 16 khối đá (hiện nay chỉ còn 14 khối, 2 khối đã bị mất từ sau
khi khai quật). Bên trên đài thờ đặt một cặp Linga – Yoni bằng sa thạch đã bị
thất lạc. Đây là đài thờ duy nhất được tìm thấy hiện nay mơ phỏng các chi tiết
trang trí kiến trúc của một ngơi tháp như: các bậc cấp, vòm cửa, trụ cửa, động
vật, hoa lá. Đặc biệt hình ảnh các tu sĩ Ấn giáo đang tu luyện trong rừng, sống
hồ mình cùng thiên nhiên và mn thú. Phía trước bậc tam cấp được trang trí
hình ảnh sáu vũ cơng đang trình diễn điệu múa dâng khăn lên thần linh. Theo
thần thoại Ấn Độ, núi Meru là nơi ở của các vị thần linh và Siva là vị thần ngự
trị trên đỉnh núi. Đài thờ Mỹ Sơn E1 chính là hình ảnh của ngọn núi Meru và
Linga-Yoni được thờ cúng bên trên đài thờ là biểu tượng của thần Siva.
Thường được chạm khắc chung quanh các đài thờ là hình ảnh hoặc chuyện
kể về các vị thần. Riêng ở đài thờ Mỹ Sơn E1 ta bắt gặp các bức chạm miêu tả
nhiều cảnh sinh hoạt hàng ngày trong rừng của các tu sĩ Ấn Độ Giáo một cách
sống động, đầy tính nghệ thuật. Đài thờ này được công nhận là Bảo vật quốc

gia
năm
2012.
Tượng thần Ganesa đứng:
Pho tượng này được tìm thấy tại tháp E5. Thần có bốn cánh tay, một tay
cầm chén có cắm cái vòi của thần, một tay cầm chuỗi hạt, hai tay khác đã gãy
mất. Thần mang nhiều đồ trang sức, ở cổ là một chiếc vịng nặng có hình


những cánh hoa kết xoắn xít. Thần mặc một chiếc sampot có thân bng xuống
phía trước, thắt lưng được buộc lại bằng một loại khố chạm khắc thành hình
hoa trước bụng. Chồng qua vai thần là một sợi dây hình rắn, một dấu hiệu
thường thấy ở các tượng thần Siva. Với thân hình trịn trĩnh, mập mạp, tượng
thần Ganesa đứng trông rất vững chãi, bệ vệ và thân thiện với mọi người.
(Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay chỉ mới tìm thấy 2 tượng Ganesa ở
dạng đứng, một tại miền nam Ấn Độ và một tại Mỹ Sơn)
Phù điêu đản sanh thần Brahma:
Đây là bức chạm khắc trang trí trên vòm cửa của tháp Mỹ Sơn E1, được
đưa về bảo tàng năm 1935. Nội dung bức chạm là một chủ đề quen thuộc trong
thần thoại Ấn Độ, truyền thuyết về sự hình thành vũ trụ của người Ấn Độ cổ
xưa. Bức chạm minh họa thần Visnu nằm trên biển vũ trụ mênh mông đen tối,
được nâng đỡ bởi rắn thần Shesha 7 đầu, tay phải thần đỡ dưới đầu, tay trái giữ
chặt cuống sen mọc ra từ rốn, trên đài sen thần Brahma ra đời trong tư thế thiền
định và sau đó thần Brahma sáng tạo ra thế giới. Phía chân thần Visnu là hình
ảnh một vị đạo sĩ đang chúc phúc cho cho cuộc đản sinh. Trong nghệ thuật điêu
khắc Ấn Độ, ở vị trí này thường là hình ảnh của nữ thần Laksmi – vợ của
Visnu. Hai đầu bức phù điêu là hai chim thần Garuda mình người chân chim,
hình tượng Garuda này rất phổ biến trong nghệ thuật Mơn – Dvaravati ở Thái
Lan
Phịng Đồng Dương:

Đồng Dương là một trung tâm Phật giáo của Champa, nằm ở vùng đồng
bằng, cách thung lũng Mỹ Sơn khoảng 20km về phía nam
Theo văn bia, năm 875, vua Indravarman II đã cho xây dựng ở Đồng
Dương một cơng trình gồm tu viện và đền tháp để thờ Bồ tát Laksmindra
Lokesvara, một dạng của Bồ tát Quán thế âm. Các kiến trúc được bao bọc bởi
những vịng thành hình chữ nhật, nối tiếp nhau theo trục đơng – tây. Mỗi vịng
thành có một tháp cổng mở về hướng đông, hai bên cổng có các tượng thần hộ
pháp canh giữ.
Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo tại Đồng Dương cho thấy sự phát triển
của Phật giáo Đại thừa tại Champa. Mặc dù có một số nét ảnh hưởng từ Trung
Hoa, Ấn Độ và các nước lân cận, kiến trúc và điêu khắc Đồng Dương mang
đậm yếu tố bản địa, đã tạo nên một phong cách độc đáo, giàu ấn tượng trong
nghệ thuật Chăm
Khu di tích này được Henri Parmentier và Charles Carpeaux nghiên cứu và
khai quật vào mùa thu năm 1902. Đến nay, di tích Đồng Dương hầu như đã bị
hủy hoại hồn toàn bởi thời gian và chiến tranh, nhưng những hiện vật trưng
bày ở đây cho ta hình dung phần nào sự nguy nga, tráng lệ của khu đền tháp và
Phật viện này.
Đài thờ Đồng Dương:
Trước mắt chúng ta là một đài lớn bằng sa thạch, được chạm trổ nhiều hình
người và hoa văn rất tinh tế. Đài thờ này được đưa về bảo tàng năm 1935.
Mảng đài thờ này gồm 4 khối đá cùng một đồ án ăn khớp với nhau với những
bức điêu khắc trang trí tinh xảo miêu tả hình ảnh những con sư tử có dáng đứng
thẳng hoặc đứng nghiêng khá ngộ ngĩnh được chạm khắc giữa các cột, nổi bật


trên phông chạm cánh sen khá mềm mại, miệng há rộng, lưỡi thè ra và trên đầu
có sừng phía trước. Bên cạnh những khung hình sư tử là những khung hình chữ
nhật đứng, mỗi khung chia làm 2 phần trên và dưới, trong đó có chạm trổ
những hình ảnh diễn tả cảnh sống khác nhau của đức Phật như: chi tiết về sự ra

đời, chi tiết về sự thay đổi trang phục, chi tiết về một cuộc đàm đạo, chi tiết về
sự phong trần Tusita ( những người luôn tôn sùng và nghe theo lời dạy của
Phật), chi tiết về nữ thần đang ngủ, chi tiết về cuộc trò chuyện giữa hồng tử và
cơng chúa, … Phía trên bệ thờ là một pho tượng Phật (có thể là Bồ Tát) rất lớn,
ngồi trên ghế, hai bàn tay để trên đầu gối, kiểu giống như vua Champa ngồi
trên ngai vàng, hai chân bng thịng xuống, mà theo như các nhà nghiên cứu
thì đó là kiểu ngồi châu Âu. Phật khốc áo cà sa có xếp nếp bên ngồi theo kiểu
y phục của Bồ tát, phần vải áo quấn chéo qua vai trái với những gấp nếp giống
nhau, vai phải và cánh tay được quấn nhiều áo choàng mà nhiều người nhận xét
rằng nó ảnh hưởng từ Trung Quốc. Đầu của pho tượng Phật này đang trưng bày
tại Bảo tàng Guimet (Pháp).
Tượng hộ pháp :
- Hiện nay tại khu vực ở giữa phòng Đồng Dương đang trưng bày 2 pho
tượng tròn Hộ pháp mà chúng ta đang nhìn thấy đây. Mỗi tượng đều miêu tả
hình ảnh thần đứng giẫm lên một con vật ( tượng bên phải giẫm lên con tê giác,
tượng bên trái giẫm lên con trâu). Thần đứng giẫm mình lên con vật khiến nó
phải nằm bẹp xuống và miệng phun ra một người lính nhỏ, tính cách vừa hung
tợn đe dọa vừa oai hùng của thần như trong tư thế sẵn sàng tấn cơng. Tượng
giẫm lên con trâu thì tay phải nắm chặt đoản đao đưa lên ngang đầu và chĩa
mũi nhọn ra trước hăm dọa trong khi đó tay trái co vào dưới ngực và bàn tay
cầm trọn đầu rắn với các ngón tay ở thế bắt ấn. Cịn tượng thần giẫm lên con tê
giác thì cũng trong tư thế tương tự nhưng tay cầm đoản đao là tay trái và tay
cầm đầu rắn là tay phải. Hai pho tượng tạo nên thế đối xứng. Nếu chiếc Sam
pot hộ pháp mặc ngắn trên đầu gối và có 4 nếp xếp bng xéo xuống phía trước
trơng khá đơn giản thì đồ trang sức của thần gồm mũ đội đầu, bơng tai, vịng
cánh tay, vịng thắt lưng và vịng cổ chân đều được chạm trổ tinh xảo khắc với
họa tiết hình hoa, hình sâu loăn xoăn, hình rắn Naga 3 đầu, một đầu quấn tròn
lại. Tất cả được thực hiện với tỉ lệ chạm khắc rất chính xác. Những nét cổ điển
bắt nguồn từ nghệ thuật tạc tượng Trung Quốc được thể hiện trên khuôn mặt hộ
pháp như đôi mắt lồi to, miệng bạnh có hàm răng trên nhe ra và ngậm chặt mơi

dưới, trên trán có các nếp nhăn, chân mày xếch ngược lên với vẻ đầy giận dữ.
Bồ tát Tara:
Tượng Bồ tát Tara, được nhà nước công nhận là báu vật quốc gia.
Nguồn gốc tìm ra tượng đồng Bồ Tát này : Xế chiều ngày 10-8-1978, một
người dân ở làng Đồng Dương, xã Bình Định,huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam, trong khi làm ruộng đã tình cờ phát hiện một pho tượng đồng ở độ sâu
cách mặt đất chừng 1,50m trong tư thế nằm ngửa, đầu quay về hướng Tây, chân
quay về hướng Đơng. Bao quanh tượng có một lớp gạch xếp thành hình trịn
đường kính khoảng 1,50m trên nền một lớp đá sạn nhỏ màu hồng. Phía trên
tượng được phủ nhiều đất và nhiều lớp gạch vụn cùng với loại gạch của các
cơng trình kiến trúc tháp trong quần thể di tích Phật viện Đồng Dương. Mặc dù


bức tượng được tìm thấy cách xa vị trí ngơi đền chính chừng 100m nhưng khi
được đưa lên mặt đất thì hiện trạng chất liệu đồng của pho tượng vẫn tốt, sự ơxy hóa chỉ làm cho bề mặt của bức tượng có thêm màu xanh lục trơng có vẻ cổ
điển hơn chứ không hề làm cho bức tượng bị bào mòn hay bị xâm thực biến
dạng. Tư thế cũng như hiện trường của bức tượng đã khiến cho nhiều giả thiết
được đặt ra trong quá trình xem xét nghiên cứu và suy luận của nhiều học giả:
Hoặc là do bức tượng đã bị đổ và văng ra xa do sự hủy hoại của di tích Đồng
Dương từ rất lâu, hoặc cũng có thể vì một lý do tơn giáo hoặc chiến tranh giữa
Chămpa với các quốc gia cổ đại lân cận mà các tín đồ Phật giáo thời đó đã cẩn
thận đem “Vị Nữ Thần” của mình cất giấu sâu trong lòng đất?
Sự phát hiện được bức tượng đồng Tara 33 năm trước đã gây chấn động
trong giới nghiên cứu về nghệ thuật Chăm. Một năm sau đó (năm 1979) nhà
nghiên cứu nghệ thuật người Pháp Jean Boisselier đã viết một bài khá dài về
tác phẩm này (trên tập san BEFEO số 73, từ trang 319 đến 337). Trong đó, ơng
khẳng định pho tượng vị Bồ tát Tara này chính là tượng LaksmindraLokesvara, vị Bồ tát bảo hộ vị vua Indravarman II (875-930) dưới hình thức
của Avalokitesvara-Bodhissattva hay Bồ tát Quan Thế Âm tại đền chính của
Phật viện Đồng Dương. Ý kiến này đã được các nhà nghiên cứu về nghệ thuật
Chămpa tán đồng. Như vậy, các giả thuyết đặt ra trong quá trình nghiên cứu

cũng như khoảng trống trong bản vẽ của hồi đầu thế kỷ XX của nhà nghiên cứu
nổi tiếng Henri Parmentier khi ông khảo sát khai quật Đồng Dương năm 19021903 về vị trí quan trọng của vị Bồ tát hình như được giải tỏa.
Vị Bồ tát Tara bằng đồng hiện có tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
được khắc họa trong tư thế đứng thẳng vừa trang nghiêm vừa mỹ miều, thân
hình cân đối với bộ ngực căng đầy để trần; Tara mặc một loại sà-rông hai lớp
kéo dài từ eo lưng thon gọn xuống phía dưới với những đường xếp nếp sắc sảo,
dày đặc nhưng mềm mại (lớp trong chảy thẳng xuống cổ chân và xịe nhẹ về
hai bên, lớp ngồi quấn ôm quanh để lộ hai tà xéo chồng lên nhau và cao hơn
lớp trong) trông vô cùng duyên dáng. Trên đầu Tara đội một chiếc mũ gọi là
Jatamukuta cổ điển bọc lấy bộ tóc quấn cao ở bên trong, phía trước mũ có hình
vị Phật A-di-đà.
Điểm đáng chú ý nhất chính là những chi tiết đầy biểu cảm trên khn mặt
có hàm vng của Tara vừa ánh lên vẻ nghiêm trang đầy trí tuệ nhưng cũng
vừa chứa đựng vẻ dịu dàng thuần khiết đầy bao dung, bác ái. Phía trước trán
khắc một hình thoi lõm sâu xuống được gọi là Huệ nhãn (Urna) đặc trưng cho
các vị Bồ tát của Phật giáo Đại Thừa và trước kia đã từng được gắn đá quý, hai
hàng lông mày cũng được khắc sâu nối liền nhau qua gốc mũi và chắc chắn
cũng đã từng được khảm vàng lung linh trên đôi mắt mở to với mi mắt được
viền vàng chạy quanh lòng trắng và con ngươi được gắn bằng ngọc thạch. Sống
mũi Tara cao thẳng và nhọn ở đầu mũi cùng với miệng rộng và cặp môi dày là
những chi tiết phụ họa thêm trên khn mặt làm tốt lên nét nhân chủng Chăm
cũng như chứa đựng những nét đặc trưng của phong cách nghệ thuật Đồng
Dương.
Bồ tát Tara hiện đứng ở vị trí trang trọng trong phịng trưng bày mang tên
Đồng Dương của Bảo tàng Điêu khắc Chăm - với chiều cao 1,148m được coi là
một tác phẩm bằng đồng lớn nhất của điêu khắc Chăm cho đến thời điểm hiện


giờ. Bức tượng đã và đang thu hút sự ngưỡng mộ của hầu hết khách tham quan
không chỉ ở vẻ đẹp vơ cùng thanh thốt quyến rũ và siêu thốt của hình tượng

điêu khắc biểu hiện qua những đường nét chạm trổ tinh tế như đã mơ tả trên mà
cịn đem đến đơi chút tị mị về những phần tổn thất ở các ngón tay vị Bồ tát.
Phần kết luận:
Với những giá trị đặc sắc và nổi bật như vậy, năm 2011, Bảo tàng Chăm đã
được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam, khẳng định vai trị
và những đóng góp quan trọng của Bảo tàng trong công tác bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×