Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng bệnh tả: 9 điều cần biết...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.73 KB, 5 trang )

Phòng bệnh tả: 9 điều cần biết...

Điều trị cho bệnh nhân tiêu chảy cấp tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và
nhiệt đới QG. Ảnh: TM
Tiêu chảy do phẩy khuẩn tả gây mất nước trầm trọng, có thể lên đến
15-20 lít nước dịch cơ thể tuôn ra mỗi ngày, kéo theo tình trạng mất quân
bình điện giải trong cơ thể đi kèm với bệnh cường toan và giảm kali trong
máu. Trên thế giới đã từng có bệnh dịch tả do chủng El tor xảy ra ở các thời
điểm 1961 – 1971 và 1969 – 1974. Từ tháng 1/1991 đến tháng 9/1994 đã có
tổng số 1.041.422 người mắc bệnh, trong đó có 9.642 ca tử vong chiếm tỉ lệ
0,9%. Vì thế tích cực phòng bệnh tả là nhiệm vụ của mọi người vì sức khỏe
cộng đồng.
1/Bệnh tả gây ra tình trạng tiêu chảy nguy hiểm cho cá nhân và cho cộng
đồng. Trong đó có đến 75% nguời mang mầm bệnh tả mà không có biểu hiện gì,
vì mang mầm bệnh mà không hay nhưng vẫn làm lây lan bệnh cho cộng đồng.
2/Tác nhân gây bệnh là phẩy khuẩn tả (Vibrio cholera) thuộc nhóm vi
khuẩn Gram âm có hình giống chiếc gậy uốn cong giống dấu phẩy. Trong vi trùng
học, Gram là phương pháp nhuộm màu theo kỹ thuật Gram được nhà bác học Đan
Mạch tên Hans Christian Gram (1853-1938) phát minh năm 1884, để phân biệt
nhóm vi khuẩn ăn hoặc không ăn màu nhuộm gọi là Gram dương, Gram âm.
3/Bệnh dễ lây lan vì người mang vi khuẩn tiềm ẩn chờ cơ hội phóng thích
vi khuẩn gây bệnh ra môi trường sống làm lây lan bệnh. Độc tố của vi khuẩn gây
tiêu chảy ồ ạt và làm rối loạn điện giải. Khi vào người, khuẩn tả bám vào ruột tiết
nội độc tố A, B hoạt hóa trong niêm mạc ruột làm các tế bào trong lòng ruột trở
thành những máy bơm tiết nước, tiết các ion điện giải như: Na+, K+, Cl-, HCO3-
vào lòng ruột, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy mất nước, mất chất điện giải.
4/Bệnh dễ dàng lan truyền vì vi khuẩn tiết ra enzyme tên chitinase giúp vi
khuẩn đi xuyên qua vỏ cứng để xâm nhập loài giáp xác như tôm, cua và khi xâm
nhập người thì tiết ra enzyme mucinase để dễ xâm nhập vào đường tiêu hóa. Vi
khuẩn còn tiết ra độc tố ZOT giúp vi khuẩn gắn kết vào thành ruột rồi sản xuất độc
tố tác động trong đường tiêu hóa.



5/Vi khuẩn dễ lây lan và tồn tại trong nhiều môi trường, nhất là các thực
phẩm sống như ăn tái các loại sò, ốc, tôm cua, rau tươi sống. Trong một nghiên
cứu về sinh học phẩy khuẩn tả, người ta nhận thấy vi khuẩn từ người bệnh phát tiết
ra ngoài dễ lây lan mầm bệnh gấp 700 lần vi khuẩn ấy nhưng được nuôi cấy trong
phòng thí nghiệm.

6/Bệnh diễn biến nhanh chóng từ tiêu chảy nhẹ đến nặng chiếm tỉ lệ 1/20
người bị bệnh.

- Bệnh lây nhiễm tất cả mọi người nhưng nguy hiểm nhất là ở trẻ em vì gây
ra tình trạng mất nước trầm trọng, suy kiệt. Bệnh nhân tiêu chảy toàn nước, trụy
tim mạch, suy thận dẫn đến sốc do mất nước, do rối loạn điện giải rồi tử vong.

- Bệnh dễ trở nên trầm trọng với trẻ em bị suy dinh dưỡng, do thiếu acid
trong dịch vị làm tình trạng nhiễm khuẩn càng dễ dàng hơn.

-Người khỏe mạnh bị nhiễm khuẩn tả có thể bị hạ huyết áp trong vài giờ
dẫn đến trụy tim mạch, sốc mất nước từ 4 - 12 giờ và có thể tử vong khoảng 18
giờ đến vài ngày. Bệnh nguy hiểm vì tử vong cao và có thể gây thành dịch tả.

7/Phòng bệnh tả: Không ăn thức ăn tươi sống nhất là các loại rau sống,
uống nước chưa đun sôi. Một số rau sống được tưới bằng nước nhiễm khuẩn hoặc
bón phân từ phân người nên là nguồn lây nhiễm nguy hiểm đáng kể cho cộng
đồng. Phát hiện gần đây ở những bệnh nhân mắc bệnh tả cho thấy 70% bệnh nhân
đều có ăn rau sống.

8/Ăn chín, uống chín, hạn chế ăn rau sống trong vùng có dịch. Tránh ăn
uống ở hàng quán vỉa hè tại nơi nghi ngờ có dịch. Không được phóng uế bừa bãi
vì người mắc bệnh là nguồn phóng thích mầm bệnh. Tăng cường vệ sinh cá nhân

và cộng đồng như chú trọng rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn khi ăn uống và
chế biến thực phẩm. Chú trọng vệ sinh trong môi trường tập thể, bán trú...

9/ Cho uống bù nước bằng dung dịch oresol là biện pháp ban đầu quan
trọng và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ quan y tế.

×