Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THUYẾT MINH TP ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.75 KB, 5 trang )

THUYẾT MINH VỀ TP.ĐÀ NẴNG
Phần mở đầu: (Tạo sự chú ý - nêu lý do tham quan, nét đặc sắc của điểm tham quan)

TP.Đà Nẵng không chỉ gây ấn tượng với du khách với hình ảnh năng động,
ln căng tràn sức sống mà còn thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, đẹp
mê hồn với biển trời bao la, núi non sừng sững. Đà Nẵng hội tụ biết bao vẻ đẹp
tinh hoa của đất trời, tựa như một hòn ngọc quý giá nằm giữa dải đất hình chữ
S!
Phần nội dung chính:
Thành phố Đà Nẵng có diện tích 1.285 km2, dân số Đà Nẵng 1.200.000
người (2019). Phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế - ngăn cách bởi dãy núi
Hải Vân, nơi có đèo Hải Vân nỗi tiếng và Ải – Hải Vân Quan. Phía Nam và
phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam, nơi có 2 di sản văn hóa thế giới được công
nhận là Khu đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. Phía đơng giáp Biển
Đơng. Thành phố Đà Nẵng có 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ
Hành Sơn, Liên Chiểu và Cẩm Lệ; có hai huyện: Hịa Vang và quần đảo Hồng
Sa. Đà Nẵng cách Hà Nội khoảng 760 km và cách Sài Gịn 963 km. Nhiệt độ
trung bình 27 0c. Đà Nẵng là cửa ngõ thơng thương với bên ngồi khơng chỉ
của vùng đất miền trung mà Lào cũng quá cảnh Đà Nẵng để xuất khẩu hàng
hóa bằng đường biển. Đà Nẵng có ba mặt được biển bao quanh. thành phố
được núi bao bọc, trước mặt là núi Sơn Trà cao 696m, sừng sững như một bức
tường thành chắn sóng to gió lớn. Núi Sơn Trà còn gọi là núi khỉ, trên có căn
cứ quân sự của Mỹ để bảo vệ thành phố trong thời gian chiến tranh. Vì vậy, Đà
Nẵng là một hải cảng kín gió, nên vịnh chính được gọi là Vịnh Hàn, ngày nay
đã đổi tên là vịnh Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng nằm bên bờ sông Hàn, một
thời Đà Nẵng được đặt tên là Cửa Hàn, có cả chợ Hàn, sông Hàn.
Trước đây Đà Nẵng là tỉnh lị của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, ngày
01/01/1997 thì Tp Đà Nẵng tách ra trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Để chuẩn bị cho một cuộc bức phá của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,
những năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực cải thiện hình ảnh và vị thế của mình. Từ
năm 2001, thành phố đề ra kế hoạch thực hiện chương trình "Thành phố 5


khơng": khơng hộ đói, khơng có người mù chữ, khơng có người lang thang xin
ăn, khơng có người nghiện ma túy trong cộng đồng và khơng có cướp của, giết
người. Sau kết quả ban đầu của chương trình "Thành phố 5 khơng", Đà Nẵng
lại tiếp tục với chương trình "3 có" - có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn
hóa, văn minh đơ thị. Các chương trình này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đã
tạo thành mục tiêu để chính quyền thành phố phấn đầu và tạo được niềm tin đối
với người dân.
Về tên gọi Đà Nẵng :
Phần lớn các ý kiến đều cho rằng tên gọi Đà Nẵng xuất phát từ vị trí nằm ở
cửa sơng Hàn của thành phố. Đó là một biến dạng của từ Chăm cổ "Da nak",
được dịch là "cửa sông lớn".
Người Trung Hoa gọi Đà Nẵng là Hiện Cảng, vốn được viết bằng chữ Hán
là 蜆蜆, về sau được đổi thành 蜆蜆. Thời xưa tàu thuyền Trung Hoa đi Đà Nẵng
thường lấy hòn Sơn Chà làm mốc định vị phương hướng. Hòn Sơn Chà có hình
dáng giống con hến nên người Trung Hoa đã gọi nơi đây là "Hiện Cảng" (蜆蜆),


có nghĩa là "bến hến". Về sau một số người không hiểu rõ nguồn gốc của tên
gọi này, thấy xung quanh Đà Nẵng có nhiều núi non bao bọc nên đã thay chữ
"hiện" 蜆 có nghĩa là "con hến" bằng chữ "hiện" 蜆 là từ dùng để chỉ núi nhỏ mà
cao.
Một tên gọi khác được đặt cho Đà Nẵng là Cửa Hàn (dịch nghĩa "cửa của
sông Hàn"). Theo tác giả Võ Văn Dật thì từ Hàn đã được Việt hóa từ cách đọc
theo tiếng Hải Nam của địa danh "Hiện Cảng" 蜆蜆 là "Hành Càng" hay "Hàn
Càng".
Giáo sĩ Buzomi - đến Đà Nẵng năm 1615 - đã gọi nơi này là Porte de Kéan.
Bản đồ châu Á do Sanson d'Abbeville vẽ năm 1652 ghi Đà Nẵng là Turaon.
Giáo sĩ Christoforo Borri - đến Đà Nẵng năm 1618 - khi viết hồi ký về xứ
Đàng Trong của chúa Nguyễn thì đã gọi Đà Nẵng là Touron. Giáo sĩ Alexandre
de Rhodes là người từng lui tới Đà Nẵng nhiều lần và đã gọi nơi này là Turon;

trong bản đồ của ông ghi là "Kean" ("Kẻ Hàn"; "kẻ" trong "kẻ chợ").
Cho đến giữa thế kỷ 19, địa danh "Đà Nẵng" vẫn còn là tên gọi của một
vùng lãnh thổ gắn liền với một cửa biển, một vũng nước sâu, một "cửa quan"
hay một "tấn sở". Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến cả Tự Đức nghiêng về
ý nghĩa phòng thủ của nơi này hơn là phát triển Đà Nẵng thành một đô thị sầm
uất. Vì vậy mà thời kì này Đà Nẵng được gọi là một "trấn", tức là một vị trí
trọng yếu phòng thủ. Cho đến khi Pháp khai hỏa xâm chiếm thì Đà Nẵng vẫn
chỉ là một vị trí, một địa bàn chiến lược về quân sự và chưa từng là một địa
danh chỉ đơn vị hành chính.
Từ năm 1888 cho đến hết thời Pháp thuộc, Tourane là tên chính thức của
Đà Nẵng. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ Tourane.
Thứ nhất đó là lối nói trại từ chữ Châu Ranh (chỉ ranh giới Việt Nam-Chiêm
Thành). Ý kiến thứ hai cho rằng nó bắt nguồn từ một làng có tên là Thạc Gián
bị viết lầm là Tu Gián. Ý kiến thứ ba giải thích rằng Tourane chỉ địa danh của
một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa Hàn.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tourane đổi tên thành Thái Phiên nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy
Tân năm 1916. Tuy nhiên vào ngày 9 tháng 10 năm 1945, Hội đồng Chính phủ
ra quyết nghị giữ nguyên tên cũ của các đơn vị hành chính từ cấp kỳ, thành
phố, tỉnh, huyện trong cả nước để tiện việc thông tin liên lạc và công văn giấy
tờ. Thành phố trở lại tên gọi cũ Đà Nẵng.
Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Ngoài
sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba Di
sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản
thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng, Vườn Quốc gia
Bạch Mã. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con
đường di sản miền Trung và được xem là thành phố của du lịch, thành phố của
những di tích và của những danh lam thắng cảnh. Do nằm trong một địa hình
đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả…Đà Nẵng mang trong mình
một vẻ đẹp đa dạng. Có cái hùng vĩ, phóng khống của núi cao và cái mênh
mơng, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, khỏe khoắn của sơng ngịi và cũng

có những góc khuất, những đường vịng của đèo cao; có cái mơ mộng, dịu dàng
của bờ cát, của bến sơng và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của


những tượng đài, cao ốc. Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao với đèo
Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Phía tây là khu du
lịch Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục thế
giới (cáp treo một dây dài nhất, độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất, tổng
chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp nặng nhất) cùng khu vui chơi giải trí trong
nhà Fantasy Park lớn nhất Đơng Nam Á. Phía đơng bắc là bán đảo Sơn Trà với
4000 ha rừng nguyên sinh gồm nhiều động thực vật phong phú. Phía đơng nam
là danh thắng Ngũ Hành Sơn. Trên địa bàn thành phố cịn có một hệ thống
các đình, chùa, miếu theo kiến trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương
Tây như Nhà thờ Con Gà, có các bảo tàng bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật điêu
khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Khu V và Bảo tàng Hồ Chí
Minh (chi nhánh Quân khu V) Bảo tàng mỹ thuật. Trong số đó, Bảo tàng Điêu
khắc Chăm có tiền thân là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác Cổ cho
xây dựng từ 1915-1916 đến năm 1936 mới hoàn tất. Bộ sưu tập nguyên thủy là
do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19. Khơng gian của tồ nhà
bảo tàng gần 1.000 m² với 500 hiện vật được bố trí trưng bày trong các phòng
chủ đề khác nhau.
Đà Nẵng còn được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ưu ái tặng danh
hiệu “Thành phố của những cây cầu”. Nếu du khách nào đến Đà Nẵng và lỡ
mang lòng say mê cảnh đẹp nơi đây, thì sẽ khơng thể khơng u con sơng Hàn
thơ mộng chạy trong lịng thành phố và cả những cây cầu độc đáo bắc qua sông
này như cầu Thuận Phước, cầu quay sông Hàn, cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn
Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Tiên Sơn.
Đà Nẵng có một số làng nghề truyền thống. Nổi tiếng nhất là làng đá mỹ
nghệ Non Nước. Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa
Hải - quận Ngũ Hành Sơn. Nghề chế tác đá ở đây được hình thành vào thế kỷ

18 do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Từ vật
liệu là đá cẩm thạch, những nghệ nhân nơi đây chế tác các tác phẩm tượng
Phật, tượng người, tượng thú, vòng đeo tay,... Gắn với nghề cá và truyền thống
đi biển của ngư dân, ở Đà Nẵng cịn có làng nghề nước mắm Nam Ơ được hình
thành vào đầu thế kỷ XX. Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sơng Cu Đê,
nay thuộc phường Hịa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Đặc trưng nhất của nước
mắm Nam Ô là được chế biến từ cá cơm than, đánh bắt vào tháng ba âm lịch.
Ẩm thực Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của ẩm thực vùng ven biển miền Trung
Việt Nam, đặc biệt là vùng đất xứ Quảng nhưng vẫn có những nét đặc trưng
riêng. Gỏi cá Nam Ơ gắn liền với tên làng biển Nam Ô. Cá để chế biến là cá
mòi, cá tớp, cá cơm,...nhưng ngon nhất là cá trích. Trước khi ướp, cá được ép
lấy nước để làm ráo cá và lấy nước cốt này làm món nước chấm. Rau ăn kèm
với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và chỉ mọc trên đèo Hải Vân như cóc rừng, tim
lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng,... đã mang lại hương vị riêng cho món gỏi cá
sống. Cẩm Lệ thuộc phường Khuê Trung, quận Hải Châu có món bánh khơ mè
nổi tiếng trong đó người đi "tiên phong" là bà Huỳnh Thị Điểu, thường gọi là
bà Liễu. Bánh khô mè được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng, và mè.
Bột gạo pha với bột nếp được cho vào khuôn, hấp cách thủy, nướng khô, "tắm"
đường, "tắm" mè,... Bên cạnh đó cịn có bánh tráng Túy Loan. Theo phong tục
của người dân Túy Loan cứ mỗi dịp lễ tết nhất là những ngày giỗ kỵ bánh tráng


là món ăn khơng thể thiếu trên mâm cúng gia tiên. Ngồi ra ở Đà Nẵng cịn có
nhiều món ăn ngon tuy không gắn liền với tên một địa danh cụ thể nhưng vẫn
mang những nét đặc trưng riêng như món mì Quảng Đà Nẵng, bánh xèo Đà
Nẵng, bánh tráng cuốn thịt heo, bún thịt nướng, thịt bê thui, bún chả cá, bún
mắm, mít trộn, ốc hút, bị né, nem lụi,...
Biển Đà Nẵng kéo dài gần 60km với nhiều bãi tắm liên hoàn đẹp tuyệt vời
kéo dài từ chân đèo Hải Vân đến Non Nước được du khách thập phương biết
đến là một trong những điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất khu

vực Châu Á. Tạp chí Forbes - Mỹ đã bình chọn biển Đà Nẵng là 01 trong 6 bãi
biển quyến rũ nhất hành tinh.
Đà Nẵng cịn có khu Du Lịch Bà Nà – Núi Chúa. Khu du lịch này cách
thành phố Đà Nẵng chỉ 40 km về phía Tây. Núi Bà Nà hùng vĩ cao 1.487 m.
Người Quảng Nam còn gọi là núi Chúa. Cùng với Bạch Mã, Thừa Thiên,
LangBiang, Đà Lạt, Phan Si Pang ở Sapa, ngay từ đầu thế kỷ 20, người Pháp
đã xây dựng núi Bà Nà thành khu nghỉ mát lý tưởng và sang trọng. Trải qua
nửa thế kỷ, vì tình hình chiến tranh, khu du lịch này bị bỏ quên. Hơn 200 biệt
thự và con đường đèo ơ tơ có thể lên tận đỉnh bị cây rừng phủ lấp….Nhưng
ngày nay, Bà Nà trở lại là khu du lịch hấp dẫn với ưu đãi của thiên nhiên: một
ngày có đủ 4 mùa trong năm, và được coi là Đà Lạt thứ hai ở Trung bộ.
Dường như ai từng biết đến Đà Nẵng là biết đến Ngũ Hành Sơn. Nó nổi
tiếng đến độ nhiều người muốn xem nó như là biểu tượng của vùng đất này.
Không gian huyền ảo, thơ mộng, chùa chiền và hang động, cây cỏ và tiếng
chng chùa, sóng vỗ và những dằng dặc nghìn trùng… cách khơng xa trung
tâm thành phố, Ngũ Hành Sơn từ lâu đã thật sự là một cõi thiên thai dành cho
du khách. Gần 200 năm trước, vua Minh Mạng đã từng đến đây. Ông đã tự
mình đặt tên cho núi, cho các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái
tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Khơng, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân,
Vân Nguyệt, Thiên Long… đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao
nhiêu thời gian. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa những lo toan quốc
kế dân sinh, trong tâm hồn của con người này, cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm
một phần quan trọng như một nỗi tự hào về một miền đất xinh đẹp.
Sơn Trà là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng.
Đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng đều có thể nhìn thấy ngọn núi này. Trong
dáng nhoài người vươn ra biển, Sơn Trà là một bức bình phong khổng lồ che
chắn bão giơng cho thành phố. Nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía
Đơng Bắc, bán đảo Sơn Trà với độ cao 696 m so với mực nước biển; giống
hình một cây nấm, đầu nấm là núi Sơn Trà và thân nấm là bãi cát bồi, lắng
đọng, tạo nên những bãi cát vàng đẹp đẽ, trong lành. Đây còn là một khu bảo

tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc
gia, nổi tiếng là nơi có thảm thực vật đặc sắc với nhiều loại thú rừng quí hiếm
như hươu, nai, khỉ, vượn, đười ươi, voọc chà vá, gà mặt đỏ… cảnh vật thiên
nhiên nơi đây rất quyến rũ; dân gian đồn rằng các vị tiên từ trên trời thường
chọn bãi cát nơi đây để giáng trần, ca múa, đánh cờ với nhau… nên cịn có tên
là Tiên Sa. Trên đỉnh Sơn Trà, vừa tận hưởng khơng khí mát dịu, trong lành của
biển và núi, vừa phóng tầm mắt ra xa, tồn cảnh thành phố Đà Nẵng, Ngũ


Hành Sơn, rặng Bà Nà – Núi Chúa… như thu gọn vào trong tầm mắt của mỗi
người.
Đà Nẵng không chỉ có Núi, Biển mà đường sơng Đà Nẵng là điểm đến
không thể nào quên. Đặc biệt mỗi chuyến tàu du lịch du ngoạn trên con sơng
Hàn thơ mộng, ngắm nhìn một thành phố đang chuyển mình với những tịa nhà
hiện đại, tận hưởng không gian lãng mạn về đêm. Đồng thời mỗi cuối tuần thứ
7 và chủ nhật du khách còn được ngắm cảnh cầu Rồng phun lửa, phun nước từ
giữa dịng sơng Hàn lung linh huyền ảo.
Được độc giả Tạp chí du lịch trực tuyến hàng đầu châu Á - Tạp chí Smart
Travel Asia - bầu chọn là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á năm 2013.
Năm 2016, Đà Nẵng vinh dự nhận danh hiệu “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng
đầu châu Á”, ghi danh Đà Nẵng – Việt Nam vào danh mục các điểm đến hiện
đại, an toàn với nhiều sự kiện mang tầm quốc tế trên bản đồ du lịch toàn cầu,
đặc biệt là sau sự kiện tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC 2017. Đà
Nẵng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình. Đà Nẵng đang hội tụ các
yếu tố nội lực và ngoại sinh, đang có một tiềm năng văn hoá phong phú đa
dạng nếu biết khai thác và phát huy sẽ đủ sức để song hành cùng kinh tế thực
hiện ý tưởng xây dựng một thành phố ngang tầm với các thành phố phát triển
của khu vực Asean và Châu Á.
Phần kết luận:
Đà Nẵng là một thành phố lớn sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trực thuộc

Trung ương nằm giữa cái rốn của khúc ruột miền Trung, hội tụ nhiều luồng văn
hoá trong vùng miền, nhưng vẫn giữ đặc trưng Xứ Quảng. Người xứ Quảng
(Quảng Nam- Đà Nẵng) luôn luôn hiếu khách và mang đậm nghĩa tình như cao
dao xưa đã ví:
“…Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa uống đà say
Bậu về nằm nghĩ gác tay
Hỏi nơi mô ơn trọng nghĩa dày bằng …Ni”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×