Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giáo án Mẫu giáo - Tuần 4 CT 26 tuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.37 KB, 15 trang )

KẾ HOẠCH TUẦN 4
Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 29 tháng 10 năm 2010
Thứ Số tiết Môn dạy Tên bài
Hai
1 HĐNT - Đọc thơ cô giáo – trò chơi PVTCĐ- gia đình
2 MTXQ - Nhận biết một sô cây theo lá
3 GDAM - Đêm trung thu
Ba
1 HĐNT - Đọc thơ cô giáo – Trò chơi VĐ chim bay
2 LQVT - Ôn dài ngắn- cao thấp – rộng hẹp
3 LQVH - Làm quen với chữ cái a, ă, â

1 TD Đập và bắt bóng
2 LQCC - Những trò chơi với chữ cái a, ă,â
3 TH - Vẽ đường tới lớp
Năm
1 HĐNT - Đọc thơ Bài thơ trong lớp- Trò chơi xỉa cá mè
2 MTXQ - Nhận biết một số cây theo lá
3 GDAN - Đêm trung thu
Sáu
1 LQVT - On dài ngắn- cao thấp- rộng hẹp
2 TH - Vẽ đường tới lớp
3 BD-VN - Đêm trung thu – hòa bình cho bé
*/ Chuyên môn trọng tâm trong tuần:
Giáo dục trẻ biết yêu cây xanh và bảo vệ cây xanh,biết nhận và phân biệt đồ dùng và đồ chơi,biết
phối hợp các nét cơ bản để vẽ được bức tranh,chọn màu phù hợp để tô các chi tiết,biết tạo nhóm
và liên két các nhóm chơi tìm chữ cái theo hiệu lệnh,trẻ thuộc các bài hát đã học để biểu diễn văn
nghệ.
- 1 -
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: BỆNH VIỆN


I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Thông buổi chơi giúp trẻ mở rộng, cũng cố vốn hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày. Biết phản ánh đúng các hoạt động ở Bệnh viện, biết được công việc của Bác sĩ, y tá…. Biết
tỏ thái độ: nhẹ nhàng với bệnh nhân.
2. Kỹ năng:
-Chơi được trò chơi theo hướng dẫn của cô .
-Bước đầu biết nhận vai và thể hiện vai.
-Thực hiện đúng luật chơi và quy định của tập thể.
3. Gíao dục:
-Thông qua buổi chơi giáo dục trẻ cách chăm sóc bệnh nhân.
4. Phát triển:
-Góp phần phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp.
-Phát triển khả năng sáng tạo, khả năng phối hợp, nhận xét lẫn nhau.
II.CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị đồ chơi:
-Nhóm gia đình: Một số đồ chơi nấu ăn, bàn ghế, đồng tiền.
-Nhóm cửa hàng: Thực phẩm, vật liệu, quần áo, dép mũ, đồ chơi.
-Nhóm trạm y tế: Aó blu cho Bác sĩ, y tá, thuốc, ống nghe, ống tiêm.
2. Chuẩn bị nội dung:
Tranh ảnh về bệnh viện, trạm xá…
3. Chuẩn bị địa điểm:
Phòng học thoáng mát sạch sẽ.
Xác định vị trí các nhóm chơi phù hợp với phòng(nhóm).
III.ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHỦ ĐỀ CHƠI VÀ CÁC NHÓM CHƠI:
1.Chủ đề chơi : Bệnh viện.
2. Các nhóm chơi:
-Nhóm chính: + Bệnh viện
-Các nhóm khác:
+ Cửa hàng

+ Gia đình
IV.TIẾN HÀNH BUỔI CHƠI:
1.Thỏa thuận trước khi chơi:
-Hình thức thỏa thuận: Cô đóng vai trò chính trong việc đưa ra chủ đề.
-Nội dung thỏa thuận: nhằm đưa ra chủ đề chơi, định hình các nhóm, quy định vị trí chơi
của từng nhóm.
-Định hướng: cô đàm thoại với trẻ về gia đình trẻ đang sống, cách chăm sóc con hoặc
người thân khi mắc bệnh để định hướng chủ đề chơi -> thành nhóm chơi, trẻ về nhóm phân
vai chơi.
2. Hướng dẫn quá trình chơi: Trẻ chơi với vai đã nhận, các nhóm chơi phối hợp để phản ánh chủ
đề chơi.
-Cô: xác định vai trò hướng dẫn giữ vai trò chính và theo dõi hướng dẫn cho trẻ chơi.
-Nội dung hướng dẫn: tập trung hướng dẫn trẻ sự liên kết, phù hợp giữa các nhóm chơi
thành chủ đề chơi chung, hướng dẫn các nhóm trưởng điều khiển các nhóm chơi. Cô giúp trẻ xử lí
các tình huống xảy ra trong khi chơi. Nếu nhóm gia đình chơi chưa tốt thì cô gợi ý cho trẻ đi mua
thực phẩm, đưa con đến lớp học, đưa con đi khám bệnh, biết dỗ dành khi con bị đau.
+ Nếu nhóm Bác sĩ chưa biết khám bệnh thì cô hướng dẫn: hỏi thăm bệnh nhân bị
gì? Đặt ống nghe, bắt mạch…
3.Hướng dẫn nhận xét:
-Hình thức nhận xét: cô nhận xét.
- 2 -
-Nội dung: nhận xét về việc thể hiện vai chơi và thai độ chơi.
-Định hướng nhận xét: cô đóng vai trò chính trong việc nhận xét, cô có thể gợi ý cho trẻ
cùng nhận xét ( bắt đầu từ bệnh viện -> nhận xét tỏa ra các nhóm khác) và cô nhận xét chung buổi
chơi cho trẻ.
-Động viên khuyến khích và giáo dục trẻ cách tiếp đón và chăm sóc bệnh nhân.
V. KẾT THÚC:
-Cô cho trẻ thu dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định của lớp.
-Cho trẻ làm vệ sinh chân tay sau khi chơi.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

Thứ Hai, ngày 25 tháng 10 năm 2010
I./ ĐÓN TRẺ – CHƠI TỰ CHỌN
II./ THỂ DỤC BUỔI SÁNG
III./ ĐIỂM DANH
IV./ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
ĐỌC THƠ: CÔ GIÁO
TRÒ CHƠI PHÂN VAI CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
I./ YÊU CẦU
- trẻ đọc thơ rõ ràng mạch lạc
- Yêu thích thơ ca, câu đố, chơi trò chơi hứng thú sinh động
II./ CHUẨN BỊ
- Thuộc lòng bài thơ
III./ HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Ôn định – giới thiệu
- Trò chuyện
? gia đình con gồm có những ai?
? cha con làm nghề gì?
? mẹ con làm nghề gì?
? anh, chị làm nghề gì? Hay còn đi học?
? sáng nay ai đưa con đi học?
*Hoạt động 2: Đọc thơ
- Cô đọc mẫu lần 1
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ
- Yêu cầu từng tổ đọc
- Thi đua giữa các tổ
- Thi đua đọc thơ cá nhân.
- Nhận xét trẻ đọc và tuyên dương tổ, cá nhân đọc
tốt.
*Hoạt động 3: Trò chơi: Gia đình

- Hướng dẫn cách chơi, thỏa thuận trước khi chơi.
- Chia lớp ra thành 6 nhóm, mỗi nhóm thỏa thuận
một người làm cha công việc của cha, làm mẹ cộng
việc của mẹ, làm con phụ giúp gia đình.
*Nhận xét sau khi chơi:
- Nhận xét từng nhóm – tuyên dương
- Nhắc nhỡ những nhóm chưa tốt để tiết sau chơi tốt
hơn.
Trẻ ngồi ngoan
Từng trẻ xung phong trả lời
Trẻ ngồi nghe
Trẻ đọc bài thơ Cô giáo
Từng tổ đọc bài thơ
Từng tổ cử ra một đọc thi đua nhau với
tổ khác.
Trẻ chọn nhóm thỏa thuận và chơi trò
chơi.
Trẻ lắng nghe.
MÔN DẠY: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
- 3 -
BÀI DẠY: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CÂY THEO LÁ
I./ YÊU CẦU
- Trẻ nhìn hình dáng cây lá để đoán ra được cây của nó.
- Phát triển cho cháu biết một số cây khác nhau
- Giáo dục cháu không ngắt lá hoa bừa bãi, chăm sóc cây.
II./ CHUẨN BỊ
- Sưu tầm một số lá cây gần gủi, quen thuộc với trẻ.
III./ HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: On định – giới thiệu

- Cô cùng trẻ hát bài : Cái cây xanh xanh
? các con vừa hát bài gì?
? đúng rồi! Bài hát nói đến cây xanh và lá cũng xanh.
Hôm nay cô cho các con làm quen nhận biết một số
lá của cây.
*Hoạt động 2: trò chơi: nhìn lá đón cây
- Cách chơi: cho trẻ lên chơi cầm lấy một cái lá, gọi
tên lá đó rồi giơ lên cho cả lớp xem, cầm lá tre giơ
lên cho cả lớp xem và nói: đây là lá tre…
- Nói đúng cho cả lớp hoan hô vỗ tay.
- Trẻ nói sai cho trẻ chơi lại.
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Cô phát cho mỗi trẻ một cái lá, cho trẻ đi vòng tròn,
vừa đi vừa hát cô ở giữa. Khi cô gọi tên của lá gì
cháu nào có lá đó chạy lại chỗ cô đưa lên và nói to
tên lá đó.
*Nhận xét tuyên dương:
- Nhận xét theo lớp, tổ, cá nhân.
- Nhắc nhỡ chăm sóc cây, không bẻ lá bừa bãi.
Cháu ngồi ngoan
Cả lớp hát” cái câu xanh xanh thì lá
cũng xanh…”
Trẻ trả lời.
Trẻ ngồi ngoan lắng nghe.
Trẻ lên tìm lá đón cây.
Trẻ cùng chơi với cô.
Trẻ ngồi ngoan, lắng nghe.
MÔN DẠY: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
BÀI DẠY: ĐÊM TRUNG THU
NGHE HÁT: RU CON

TRÒ CHƠI: TIẾNG HÁT Ở ĐÂU
I./ YÊU CẦU
- Cho các cháu làm quen với làn điệu dân ca Nam Bộ qua bài hát “ Ru con”.
- Cháu thuộc bài hát Đêm trung thu biết hát nhấn vào đầu câu nhạc.
II./ CHUẨN BỊ
- Cô tập hát thật tình cảm, nhịp nhàng bài “ Ru con” dân ca Nam bộ để hát cho các cháu
nghe.
- Cô tập hát đúng nhịp bài “ Đêm trung thu, hát nhấn vào đầu câu nhạc để tạp nhịp trống
múa sư tử.
III./ HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: On định – giới thiệu
- ? tết trung thu các con có được đi chơi không?
? ai đưa các con đi?
? đến đó các con được xem gì?
* đúng rồi được xem các bạn múa ở trường vào lễ tết
trung thu. Hôm nay cô tập cho các con hát và múa
Trẻ ngồi ngoan
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe.
- 4 -
bài “ Đêm trung thu”
* Hoạt động 2: Tập hát
- Cô cho trẻ hát lại bài Đêm trung thu.
- Cho tập hát vào đầu nhạc ( nhấn vào chữ thình).
- Cô vỗ tay yêu cầu cả lớp hát.
- Nhắc trẻ hát tốc độ vừa phải, không hát chậm quá
sẽ mất tính chất vui rộn ràng của bài hát.

* On bài cũ:
- Cho lớp ôn bài “ hòa bình cho bé”
- Cô theo dõi sửa chữa riêng cho tổ cá nhân nhân nào
hát chưa đúng.
*Hoạt động 3: Nghe hát: Ru con
- Các con đã được nghe mẹ hát ru.
- Các con có muốn nghe bài hát “ Ru con” không?
- Cô hát lần 1 nói tên bài hát.
- Hát lần 2 nêu nội dung bài hát.
*Hoạt động 3: Trò chơi: tiếng hát ở đâu
- Nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Nhận xét sau khi trò chơi kết thúc.
Cả lớp hát
Cả lớp hát
Trẻ hát kết hợp vỗ tay
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe.
V./ CHƠI TỰ DO
VI./ VỆ SINH – TRẢ TRẺ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Ba, ngày 26 tháng 10 năm 2010
I./ ĐÓN TRẺ – CHƠI TỰ CHỌN
II./ THỂ DỤC BUỔI SÁNG
- Khở động: đi bộ ( với các kiểu đi khác nhau).
+ Kiểng chân, bằng gót chân, mũi chân, kết hợp chạy nhẹ nhàng, sau đó xếp đội hình dàn
đều.
- Trọng động: Bài tập phát triển chung

+ Động tác hô hấp: Gà gáy.
+ Động tác tay vai: 2 lần x 8 nhịp. Đưa tay ra trước, đưa tay lên cao.
+ Động tác chân: Đứng đưa một chân ra trước, lên cao.
+ Động tác bụng: Cuối gặp người về trước, ngón tay chạm mu bàn chân.
- Hồi tĩnh: Đi bộ 1, 2 vòng hoặc chơi trò chơi vận động nhẹ nhàng.
III./ ĐIỂM DANH
IV./ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
V./ HOẠT ĐỘNG CHUNG
ĐỌC THƠ: BÀI CÔ GIÁO
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CHIM BAY
I./ YÊU CẦU
- Trẻ đọc thơ rõ ràng mạch lạc
- Yêu thích thơ ca.
- Chơi trò chơi hứng thú sinh động.
II./ CHUẨN BỊ
- Thuộc lòng bài thơ.
- Cho trẻ biết tên một số con vật biết bay, không biết bay.
- Sân chơi rộng rãi sinh động.
III./ HƯỚNG DẪN
- 5 -
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: On định – giới thiệu
- Trò chuyện
? gia đình con gồm có những ai?
? cha con làm nghề gì?
? sáng nay ai đưa con đi học?
*Hoạt động 2: Đọc thơ: Cô giáo
- Cô đọc mẫu lần 1
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ
- Yêu cầu từng tổ đọc

- Gọi cá nhân đọc
- Nhận xét tổ, cá nhân, tuyên dương.
*Hoạt động 3: Trò chơi: Chim bay
- Hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi.
- Xếp thành vòng tròn, trẻ chỉ được làm động tác bay
( chỉ nhảy tại chỗ nhẹ nhàng, hai tay dang ngang vẫy
nhẹ theo nhịp). Khi nghe thấy cô gọi tên con vật biết
bay. Đứng yên khi gọi tên con vật không biết bay.
- Nhận xét khi trò chơi kết thúc.
Trẻ ngồi ngoan
Ong, bà bố mẹ, anh, chị, em.
Làm ruộng, làm thợ ….
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Cả lớp đọc bài thơ
Từng tổ đọc tổ 1, tổ 2…
Từng trẻ đọc bài thơ.
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi trò chơi
MÔN DẠY: LÀM QUEN VỚI TOÁN
BÀI DẠY: ÔN DÀI – NGẮN; CAO – THẤP; RỘNG HẸP
TRÒ CHƠI: CON THỎ
I./ YÊU CẦU
- Trẻ phân biệt và nhận biết được các biểu tượng, dài ngắn, cao thấp, rông hẹp.
- Biết tạo ra hai sản phẩm không bằng nhau và xác định cái nào cao, cái nào thấp.
II./ CHUẨN BỊ
- Hai cái nơ, hai cái khăn, hai cây, không bằng nhau.
- Dụng cụ cho trẻ vẽ, xây dựng.
III./ HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

*Hoạt động 1: On định – giới thiệu
- Trò chơi: Con Thỏ
*Hoạt động 2: On dai ngắn, cao thấp, rộng hẹp.
- Gắn lên hỏi trẻ: cô có hai cái nơ ai biết dùng để làm
gì?
Đúng rồi nơ dùng để buột tóc cho đẹp.
- ? bây giờ ai biết xem cái nơ nào dài hơn, nơ nào
ngắn hơn?
- ? tiếp: Cô có 2 cái khăn 1 màu trắng, 1 màu xanh.
Các con xem cái khăn nào rộng hơn, cái khăn nào
hẹp hơn?
*cô đưa lên hai cây:
- Cô có hai cây các con xem hai cây cây nào cao hơn,
cây nào thấp hơn?
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Phân lớp ra thành 2 nhóm chơi
- Nhóm vẽ: vẽ mưa, vẽ đường tới lớp, vẽ nhà, vẽ cây
cao, cỏ thấp.
- Nhóm xây dựng:
+ xây nhà cao thấp.
Trẻ ngồi ngoan
Cả lớp chơi
Nơ dùng dể buột tóc cho đẹp
Trẻ so sánh trả lời
Thưa cô khăn màu trắng hẹp, khăn màu
xanh rộng hơn.
Trẻ quan sát trả lời.
Trẻ chọn nhóm vẽ
Nhóm xây dựng.
- 6 -

×