Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp
Bất cứ điều gì cũng có thể làm bạn chú ý cùng một lúc. nếu bạn cố làm mọi
việc ngay lập tức, bạn có thể dễ dàng làm những việc không cần thiết trước. Do
đó, hãy luôn luôn làm việc theo trình tự, quyết định nhưng bước chính phải làm
trong trường hợp khẩn cấp - thẩm định tình huống, làm an toàn hiện trường, gọi
cấp cứu và yêu cầu giúp đỡ.
Kiểm tra cảm giác của bạn.
Dành một phút để suy nghĩ.
Đừng đặt mình vào tình cảnh nguy hiểm khi cứu người.
Sử dụng kinh nghiệm của bạn. đừng cố làm quá nhiều việc
một mình.
Thẩm định tình huồng
Bạn nên có mặt ở hiện trường sớm, nhưng bình tĩnh để có thể biết được
càng nhiều thông tin càng tốt. Trách nhiệm của bạn là nhận định những nguy hiểm
nào có thể xảy đến với bản thân, với nạn nhân và những người xung quanh, sau đó
ước định bạn có thể giúp đỡ điều gì và bạn cần sự giúp đỡ nào nữa. Hãy nói rằng
bạn có chuyên môn khi ngỏ lời giúp đỡ nạn nhân. Nếu không có bác sĩ, y tá hay
những người có kinh nghiệm nào khác, bạn phải bình tĩnh gánh vác mọi việc.
Trước tiên, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
Có sự nguy hiểm nào sẽ xảy ra nữa không ?
Có còn ai đang trong tình trạng nguy cấp không ?
Những người đứng gần có thể giúp đỡ không ?
Mình có cần chuyên viên giúp đỡ không?
Làm cho hiện trường an toàn
Những yếu tố gây ra tai nạn có thể sẽ tạo thêm nguy hiểm. Hãy nhớ là bạn
phải bảo vệ an toàn cho bản thân mình trước đã. Bạn không thể giúp đỡ những
người khác nếu bản thân bạn cũng trở thành nạn nhân.
Thường thì những biện pháp đơn giản nhất như tắt công tắc điện cũng đủ
làm cho nơi đó an toàn. Đôi khi cũng cần có những biện pháp phức tạp hơn. Đừng
bao giờ để cho bản thân mình và nạn nhân gặp nguy hiểm do bạn cố làm quá sức.
Hãy chú ý đến
những điều kiện hạn chế của bạn.
Giải quyết nguy hiểm đang xảy đến
Nếu bạn không thể loại bỏ được mối nguy hiểm đe dọa đến mạng sống, bạn
phải cố gắng đưa nạn nhân tránh ra xa đến một khoảng cách an toàn nào đó. Trước
tiên, hãy thử đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. trong nhiều tình huống bạn sẽ
cần người giúp đỡ và các dụng cụ chuyên môn.
Gọi cấp cứu
Để bảo đảm an toàn, hãy kiểm tra từng nạn nhân bằng cách dùng phương
pháp hồi sức abc. Những gì bạn phát hiện được sẽ giúp bạn quyết định khi nào thì
cần gọi người giúp đỡ và mức giúp đỡ đến đâu là cần thiết nếu như bạn chỉ có một
mình.
Mau chóng thẩm định xem nạn nhân thuộc trường hợp nào
sau đây:
Hoàn toàn tỉnh táo.
Bất tỉnh nhưng còn thở.
Tắt thở nhưng mạch còn đập.
Mạch không đập nữa.
Yêu cầu giúp đỡ
Bạn có thể phải làm nhiều việc cùng một lúc như duy trì sự an toàn, điện
thoại cầu cứu sự giúp đỡ và bắt dầu sơ cấp cứu. Hãy tận dụng tốt mọi nguồn giúp
đỡ có thể có, có thể yêu cầu những người khác :
Làm cho hiện trường an toàn.
Gọi điện cầu cứu sự giúp đỡ.
Đi lấy dụng cụ sơ cấp cứu.
Điều khiển giao thông và những người đứng xem.
Cầm máu hay đỡ giữ tay chân nạn nhân.
Giữ cho nạn nhân được yên tĩnh.
Giúp di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn.
Đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và kiểm tra việc thực hiện
chúng.
Phản ứng của những người đứng xem
Không được bực tức vì những người đứng xem không trợ giúp bạn. Có thể
có những lý do hợp lý khiến họ thấy không thể can thiệp vào thường là vì họ bối
rối trước sự việc xảy ra. Tuy nhiên, việc giao những công việc đơn giản cho họ có
thể tránh được sự hốt hoảng hay sự lo âu nơi họ, do đó giúp đỡ được nạn nhân và
cả bản thân bạn.
Gọi điện yêu cầu sự giúp đỡ
Khi gọi điện cho các trung tâm cấp cứu, bạn phải cung cấp các thông tin
sau:
Số điện thoại của bạn.
Vị trí chính xác nơi xảy ra sự cố, tên đường, số nhà và nếu có
thể cho biết thêm giao lộ hoặc điểm chú ý đặc biệt nào đó trên đường.
Loại tai nạn và tính chất trầm trọng của nó. Ví dụ: "Tai nạn
xe cộ, hai xe hơi, kẹt đường, ba người bị kẹt trong xe."
Số lượng, giới tính, tuổi chính xác của các nạn nhân và bất cứ
điều gì bạn biết về căn bệnh của họ. Ví dụ: "Nam, hơn năm mươi tuổi, nghi
bị bệnh tim, tim ngừng đập."