Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động huy động vốn tại Sở giao dịch III - Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.92 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trong sự phát triển nền kinh tế địa phương, hoạt động đầu tư phát triển có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đưa nền kinh tế địa phương định hướng đúng đắn,
tạo bước đệm cơ bản tạo cho doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn địa phương
phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngược lại, nếu quyết định hay định hướng
sai lầm sẽ khiến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chịu những thiệt hại lớn do ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đặc biệt đối với hoạt động đầu tư phát triển làng
nghề của một địa phương, khi mà hoạt động sản xuất diễn ra tập trung nhỏ lẻ và
nhiều ảnh hưởng yếu tố truyền thống.


Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các làng nghề có vị trí đặc biệt
quan trọng vì chúng là một bộ phận cơ bản của cơng nghiệp- nơng thơn. Các làng
nghề có khả năng thu hút nhiều lao động góp phần tích cực vào việc giải quyết tình
trạng thất nghiệp tăng thu nhập cho người lao động nhất là ở vùng nông thôn.


Huyện Thạch Thất là một huyện ở nông thơn là nơi có được gọi là mảnh đất
trăm nghề với số lượng làng nghề tập trung khá đông đúc. Các làng nghề đã có
những đóng góp đáng kể vào q trình phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Tuy
nhiên trong những năm gần đây mặc dù Nhà nước đã có những chính sách cho phép
và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng
các làng nghề vẫn gặp rất nhiều khó khăn, một số làng nghề đã và đang bị mai một. Do
đó chưa tạo điều kiện để thu hút hết lực lượng lao động cũng như sử dụng hết khả năng
tay nghề của người thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có của huyện.


Việc đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống cũng như các làng nghề
mới có ý nghĩa vơ cùng quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà về mặt ổn định
chính trị xã hội toàn huyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Về phần lý thuyết: </b>


<i>Trước hết tác giả làm rõ khái niệm đầu tư phát triển làng nghề là một trong </i>
những hoạt động đầu tư phát triển khi xem xét trên quan điểm phân cơng lao động


xã hội chính là đầu tư theo ngành. Vì thế đầu tư phát triển các làng nghề mang đầy
đủ nội dung và tính chất của hoạt động đầu tư phát triển.Tuy nhiên đây là một
ngành có những đặc điểm khác biệt so với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,
mang một số khía cạnh đặc thù như: mang tính đặc thù từng vùng, mang tính mùa
vụ, gắn chặt với nơng thơn…


<i>Thứ hai, tác giả phân tích các nguồn lực để đầu tư phát triển làng nghề. Các </i>
nguồn lực thì bao gồm: nguồn lực vốn đầu tư, nguồn lực đất đai và tài nguyên,
nguồn tài nguyên khác phục vụ nguyên vật liệu cho phát triển làng nghề, nguồn lực
kiến thức kỹ năng của người lao động. Các nguồn lực này nhằm đầu tư phát triển
làng nghề theo các nội dung như: đầu tư phát triển hạ tầng làng nghề, đầu tư phát
triển khoa học kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực,
<i>đầu tư cho hoạt động marketing, đầu tư cải tạo mơi trường làng nghề. </i>


<i>Sau đó là các vấn đề lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát </i>
<i>triển làng nghề tại một địa phương. Cuối cùng là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết </i>
<i>quả và hiệu quả đầu tư phát triển làng nghề. </i>


<b>Về phần thực trạng: tác giả đi vào phân tích trên nhiều khía cạnh hoạt động </b>
đầu tư phát triển làng nghề tại huyện Thạch Thất giai đoạn 2007- 2025, cùng với
những yếu tố có liên quan.


Trước tiên là phần đánh giá về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện
Thạch Thất có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển làng nghề: các nhân tố
như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư, các nguồn
lực là tương đối thuận lợi đối với hoạt động đầu tư phát triển làng nghề tại địa bàn
huyện Thạch Thất. bên cạnh đó các chủ trương và chính sách đầu tư phát triển của
thành phố Hà Nội nói chung và của huyện Thạch Thất nói riêng cũng tác động đến
hoạt động đầu tư phát triển làng nghề huyện Thạch Thất trong những năm qua.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2007-2012 : đầu tư phát triển làng nghề gắn với các chính sách an sinh xã hội, phát triển
làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, phát triển làng nghề gắn liền với bảo tồn và
phát huy các giá trị truyền thống.


<b>Về vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển làng nghề: nguồn vốn tự có của </b>
các hộ cịn ít nhưng lại chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư của làng nghề
nên hiện trạng thiếu vốn diễn ra khá thường xuyên. Nguồn vốn từ các tổ chức
tín dụng đã cho các làng nghề vay hàng nghìn tỷ đồng chiếm trên 25% tổng
nguồn vốn làng nghề với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi
<b>mới cơng nghệ thiết bị. </b>


<b>Về tình hình đầu tư phát triển làng nghề như sau: </b>


<i>Thứ nhất là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề. Trong đó: đầu tư phát </i>
triển giao thơng, điện, cấp thoát nước:hệ thống đường giao thông nông thôn làng
nghề đã đạt có 60 km; Thơng tin liên lạc về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu ngày
càng phát triển của các làng nghề, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm thị trường và tiêu
thụ sản phẩm; Tình hình đầu tư phát triển quỹ đất của làng nghề thì đến nay đã có
09 cụm công nghiệp đã và đang xây dựng với mỗi cụm có chiều dài gần 600m, đặc
biệt cụm cơng nghiệp Chàng Sơn có chiều dài gần 1000m. Mỗi hộ cụm làng nghề
được cho thuê thời hạn 50 năm, với diện tích nhỏ nhất gần 100m2.


<i>Thứ hai là:đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật đã </i>
được chú trọng đầu tư tuy nhiên đa số máy mọc chính được nhập và chuyển giao
<i>công nghệ từ Trung Quốc, đây là các công nghệ ở mức trung bình. </i>


<i>Thứ ba là: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực các làng nghề. Các hoạt động </i>
khuyến công hàng năm đã thu hút hàng trăm học viên, đến năm 2012, số lớp được
mở đã lên đến 14 lớp với 700 học viên, trung bình 50 học viên/lớp. Số lao động
công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, làng có nghề ngày càng


tăng.Lao động của LN chủ yếu là lao động tại địa phương, đặc biệt Làng nghề mộc
may xã Hữu Bằng còn thu hút thêm cả lao động từ các địa phương khác xung quanh
<i>làng nghề </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

2007-2012 kinh phí cho cả hoạt động này chỉ hơn là 11 tỷ đồng, đây là con số không lớn,
và lại bị chia lẻ ra nên có thể ước tính nguồn vốn chi cho hoạt động đầu tư
Marketing là khá khiêm tốn.Nguồn vốn từ hộ sản xuất, doanh nghiệp cho đầu tư
phát triển hoạt động Marketing nằm trong chi phí khác: do đặc điểm làng nghề bao
gồm những hộ kinh doanh nhỏ, quy mơ vốn khơng lớn do đó việc đầu tư cho hoạt
động này chưa được chú trọng. Chỉ có một số ít nhưng hộ kinh doanh quy mơ vốn
đầu tư lớn dành nguồn vốn này đầu tư quảng bá giới thiệu sản phẩm.


<i>Thứ năm: đầu tư cải tạo môi trường làng nghề: để giải quyết những ô nhiễm </i>
trên huyện đã có chủ trương đầu tư xây dựng,di chuyển hộ làng nghề vào các cụm
công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp làng nghề, bước đầu có hiệu quả đối với các ô
nhiễm bụi, tiếng ồn đối với khu dân cư, song đối với rác thải và hiện trạng ô nhiễm
môi trường nước huyện mới chỉ đầu tư xây dựng được hệ thống xử lý nước thải ở
Cụm công nghiệp làng nghề cơ kim khí Phùng Xá (xây dựng hệ thống xử lý nước
thải cho các hộ làm nghề mạ). Các làng nghề còn lại chưa xây dựng được hệ thống
xử lý nước thải.


<b>Tác giả nêu ví dụ minh họa đầu tư phát triển làng nghề mộc Chàng Sơn </b>
<b>tại huyện Thạch Thất với đặc điểm hoạt động đầu tư phát triển làng nghề mộc </b>
<b>Chàng Sơn: phát triển mang tính chất tự phát, chưa ổn định, tính bền vững làng </b>
nghề chưa cao, và vẫn còn bao gồm rất nhiều các nguy cơ có thể khiến làng nghề
phát triển lệch lạc khỏi định hướng chung. Đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt
động đầu tư phát triển tại làng nghề mộc Chàng Sơn.


Qua quá trình đầu tư phát triển từ năm 2002 đến năm 2012, TTCN đã trở
thành nghề chính của người dân trong xã khi chiếm 54,8% giá trị sản xuất, nông


nghiệp chỉ chiếm 5,45%, còn lại là thương mại và dịch vụ. Kết quả tổng kết hoạt
động kinh tế xã hội của xã Chàng Sơn năm 2012, ngành CN-TTCN là ngành kinh tế
mũi nhọn mang về 235 tỉ đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

KVA,được phân thành 2 khu: Điện sinh hoạt và công nghiệp. Những con số cơ bản
đã kiến tạo nên cụm làng nghề mộc ở chàng Sơn,


Toàn xã đã xuất hiện đa dạng hóa ngành nghề, trong đó có có 24 doanh
nghiệp và HTX , khoảng 800 hộ sản xuất kinh doanh. Xã đã quy hoạch một điểm
công nghiệp với diện tích 10 ha , tạo cho khoảng 3000 lao động có việc làm ổn
định , ngồi ra cịn thường xun thu hút khoảng 5000 lao động vãng lai; Việc đầu
tư phát triển làng nghề đã góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
10% năm, khiến cho bộ mặt nông thôn thay đổi.


Hiệu quả kinh tế xã hội: Thu nhập thợ thủ công làng nghề tăng từ 800.000
đ/tháng năm 2007 lên 1.600.000đ/tháng vào năm 2012.


<b>Tiếp đó, tác giả đi vào đánh giá tình hình đầu tư phát triển làng nghề </b>
<b>của huyện Thạch Thất trong những năm qua: </b>


Huyện Thạch Thất tiếp tục phát huy được tiềm năng là “mảnh đất trăm nghề”
cả về quy mô làng nghề, làng có nghề tăng nhanh và khá đồng đều. UBND huyện
cơng nhận có 36 làng nghề, trong đó có 9 làng nghề truyền thống được UBND
thành phố Hà Nội công nhận từ năm 2007.


Kết quả sản xuất tại các làng nghề và các cụm cơng nghiệp đã góp phần quan
trọng cho tăng trưởng kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng cao
(66,8%) thể hiện vị trí, vai trị quan trọng mục tiêu phát triển kinh tế.


Năm 2007 đạt 962.670 triệu đồng chiếm 59,2 %, đến năm 2012 đạt


1.864.189 triệu đồng, chiếm 66,8 %, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai
đoạn 2007-2012 là 16,5%.


Trong đó sản xuất mộc năm 2007 chiếm tỷ trọng cao nhất 35 %. Tuy nhiên
đến năm 2012 sản xuất cơ kim khí đã vươn lên chiếm tỷ trọng cao nhất trong sản
xuất các làng nghề chiếm 33,82 % .


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

quả trong phát triển làng nghề.


Góp phần tăng trưởng kinh tế: Giá trị sản xuất Công nghiệp –TTCN của 9
làng nghề chiếm gần 70% giá trị sản xuất Công nghiệp –TTCN của huyện. Bên
cạnh đó đầu tư phát triển làng nghề cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu
vực nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn: Đầu tư phát triển
nguồn nhân lực qua giai đoạn 2007– 2012. Huyện đã quan tâm đời sống người dân,
đã đào tạo nghề trung bình cho 3.850 lao động/năm, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt gần 40%; giải quyết việc làm cho 32.639 lao động trong 5 năm. Và góp phần
bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa xứ Đồi và văn hóa Việt Nam


<b>Cuối cùng là những hạn chế và nguyên nhân: </b>
<b>Thứ nhất là những hạn chế: </b>


 Tỷ lệ lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp so với tổng số lao động xã
hội trên địa bàn hàng năm cịn thấp (bình qn 5 năm là 15,5%).


 Ý thức,trách nhiệm và chấp hành lập pháp của các cơ sở sản xuất chưa
nghiêm.


 Công tác quản lý Nhà nước tuy có quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
uỷ chính quyền từ xã đến huyện nhưng bộ máy quản lý từ các cơ sở xã, thị trấn đến
các ban ngành chưa được củng cố kiện tồn, chức năng nhiệm vụ cịn chồng chéo,


hầu hết các xã, thị trấn vẫn chưa bố trí cán bộ theo dõi.


<b>Thứ hai là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển làng nghề </b>
<b>ở huyện Thạch Thất </b>


<i>Nguyên nhân khách quan: </i>


 Do ảnh hưởng của sự biến động nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh
tế Việt Nam


 Do đặc thù ở các làng nghề và các CCN hiện nay, quy mô sản xuất hộ gia
đình chiếm đa số, khơng có sự liên kết nhau, khả năng quản lý, trình độ nhiều mặt
cịn yếu, nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất còn thiếu, phụ thuộc nhiều vào nguồn
vốn vay ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

đổi nhất là từ khi sáp nhập về Hà Nội nên rất khó khăn trong quá trình thực hiện.
<i> Nguyên nhân chủ quan: những nguyên nhân từ cơ chế chính sách của Trung </i>
ương và của chính quyền địa phương (Quản lý nhà nước và chính sách của nhà
<i>nước) và những nguyên nhân từ phía các làng nghề: </i>


<b>Về phần giải pháp: Đầu tiên tác giả đi vào chủ trương và chính sách của </b>
Đảng và của thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển làng nghề trong giai đoạn
2013-2025. Sau đó là về xu thế phát triển của làng nghề giai đoạn 2013- 2025 và đi vào
cụ thể định hướng và những yêu cầu đặt ra đối với đầu tư phát triển làng nghề của
huyện Thạch Thất giai đoạn 2013 -2025


<b>Sau đó, tác giả đi vào nội dung chính của các giải pháp. </b>


<i><b>Đầu tiên đối với việc huy động vốn đầu tư từ các nguồn và chính sách đầu </b></i>
<i><b>tư phát triển làng nghề. </b></i>



 Tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển,
quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng phục vụ cho người nghèo và các ngân
hàng chuyên doanh


 Tổ chức các cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các
dự án đầu tư phát triển khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để các cơ sở được vay vốn
thuận lợi.


 Khai thác triệt để các khoản vốn trợ cấp bên ngồi thơng qua các chương
trình, dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làng nghề.


<i><b>Thứ hai : Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu </b></i>
<i><b>làng nghề. </b></i>


 Hạ tầng giao thông : Tiếp tục xây dựng và mở rộng các tuyến đường quốc
lộ và các tuyến đường liên thôn và xã. Tiếp tục thực hiện bê tơng hố đường thơn,
làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

 Cấp nước: Trước mắt nguồn nước phục vụ sản xuất của các làng nghề,
CCN làng nghề do các hộ tự tạo, về lâu về dài được lấy bằng nguồn nước từ nguồn
nước sông Đà, nguồn nước của nhà máy nước Sơn Tây cung cấp cho địa bàn huyện
Thạch Thất.


 Trong giải pháp về hạ tầng đối với làng nghề thì chúng ta cần chú ý đến
vấn đề quy hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các làng nghề.


 Huyện đã và đang có những chủ trương và xúc tiến triển khai quy hoạch
đất đai, tạo mặt bằng cho sản xuất tại các làng nghề.



 Đẩy mạnh tiến độ GPMB, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các cụm
điểm công nghiệp đã đang xây dựng ở điểm CN- TTCN;


 Làm tốt công tác quản lý đối với các cụm điểm công nghiệp, tháo gỡ
vướng mắc.


<i><b>Thứ ba là các giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực </b></i>


 Hoàn thiện quy hoạch các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp làm căn cứ cho
công tác kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động
trong các ngành nghề tiểu, thủ cơng nghiệp.


 Hồn thiện chính sách của Nhà nước về lao động và đào tạo nghề nghiệp cho
người lao động trong các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn Thạch
Thất phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của Hà Nội.


 Tăng cường đầu tư cở sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho công tác đào tạo và
chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên dạy.


 Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở
sản xuất kinh doanh.


 Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nghề cho người lao động trong
các ngành tiểu, thủ công nghiệp.


 Đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật và công nhân lành nghề cho các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp đi đôi với
việc nâng cao trình độ của các nghệ nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>Thứ tư: các giải pháp đầu tư tăng cường áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới. </b></i>


 Đổi mới công nghệ thiết bị dần từng bước


 Trong những năm trước mắt, đầu tư đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất với
từng ngành nghề của từng làng nghề (phân theo loại hình sản phẩm):


 Tuy nhiên cần chú ý yếu tố giá thành sản phẩm khi đầu tư chuyển giao công
nghệ do việc đầu tư này tốn kém khá nhiều vốn từ nghiên cứu, triển khai ứng dụng
công nghệ. Vì vậy việc nghiên cứu công nghệ phù hợp cần được tiến hành kỹ
lưỡng, tránh đầu tư lãng phí, khơng hiệu quả. Với cơng nghệ tự động hóa thì việc so
sánh hiệu quả kinh tế khi đầu tư áp dụng công nghệ này với việc tận dụng nguồn lao
động dồi dào giá rẻ tại các làng nghề cũng cần được lưu ý.


<i><b>Thứ năm là các giải pháp đầu tư phát triển thương hiệu làng nghề, tăng </b></i>
<i><b>cường hoạt động marketing. </b></i>


 Đẩy mạnh việc hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng và phát triển
thương hiệu, nhất là làng nghề truyền thống.


 Nâng cao vai trị của các tổ chức Hội, Hiệp hội, chính quyền cấp xã, thôn và
các doanh nghiệp trong các làng nghề


 Tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu chung cho tập thể, khu vực,
đồng thời hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm tiêu biểu
của làng nghề.


 Khuyến khích hỗ trợ hình thành các mơ hình liên kết sản xuất giữa các doanh
nghiệp và các hộ sản xuất.


 Vận động thành lập các Hiệp hội, hội nghề nghiệp. Nâng cao vai trò và hiệu
quả hoạt động của các hiệp hội đã thành lập để góp phần phát triển các làng nghề.



 Đầu tư thành lập “Trung tâm thị trường và xúc tiến thương mại”của các
làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất với một số nhiệm vụ chủ yếu:


<i><b>Thứ sáu là giải pháp đầu tư bảo vệ môi trường làng nghề: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

tầm quan trọng của việc này, đó là bảo vệ chính cuộc sống của họ.


 UBND huyện bố trí phân bổ ngân sách để hỗ trợ tập huấn chuyển giao
công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề


 Đầu tư kinh phí nhà nước xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung các
Cụm công nghiệp làng nghề cịn lại đặc biệt cụm cơng nghiệp làng nghề cơ kim khí
Phùng Xá đối với hộ làm sắt thép, tơn cơ khí.


 Đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để ít ảnh hưởng tới mơi
trường nhất và phải xử lý kịp thời vấn đề ô nhiễm trước khi nó trở nên nghiêm
trọng.


 Đầu tư ứng dụng và chuyển giao công nghệ để xử lý môi trường


Vậy trong thời gian qua các làng nghề truyền thống huyện Thạch Thất đã
được sự quan tâm của Đảng Nhà nước tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư phát triển
làng nghề, điều này đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết
được số lượng lớn việc làm, ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên
địa bàn.


Tuy nhiên đi kèm với những thành tựu to lớn về mọi mặt đời sống xã hội thì
cũng đặt ra khơng ít vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. Đó là vấn đề vốn, mặt
bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, chính sách của nhà nước và


trình độ và kỹ năng, tinh thần thái độ của người lao động. Đây là những vấn đề
khơng phải có thể giải quyết một sớm một chiều và cũng không phải của một cơ
quan nhất định nào đó, mà nó là vấn đề của mọi ngành, mọi cấp, vấn đề lâu dài của
toàn thể xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>

<!--links-->

×