Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TINH DỊCH, MÔI TRƯỜNG BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG TINH DỊCH TRÂU MURRAH ĐÔNG LẠNH ĐỂ DẪN TINH CHO TRÂU CÁI NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.33 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TINH DỊCH, MÔI TRƯỜNG BẢO TỒN </b>


<b>VÀ SỬ DỤNG TINH DỊCH TRÂU MURRAH ĐÔNG LẠNH </b>



<b>ĐỂ DẪN TINH CHO TRÂU CÁI NỘI </b>



<b>Nguyễn Đức Hùng1<sub>, Lê Thị Liên</sub>2* </b>


<i>1<sub>Đại học Thái Nguyên, </sub>2<sub>Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên </sub></i>


TÓM TẮT


03 trâu đực Murrah số hiệu 05, 06, 07, độ tuổi 5 – 7 năm, khối lượng 600 – 700 kg, khỏe mạnh
được dùng vào nghiên cứu lựa chọn tich dịch và môi trường bảo tồn tinh đông lạnh. Kết quả cho
thấy, chất lượng tinh dịch trâu Murrah chịu ảnh hưởng rõ rệt của các thể. Trâu số 05 có chất lượng
tinh dịch tốt nhất, thể hiện thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống và tổng số
tinh trùng tiến thẳng cao nhất (3,18 ml, 70,89%, 94,78%, 2,2 tỷ/lần) và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
thấp nhất (6,63%); mơi trường 2 (MT2) có tỷ lệ glycerin 7,5% cho chất lượng tinh dịch sau đông
lạnh và giải đông tốt nhất với các chỉ tiêu A đạt 39,93%, K đạt 9,92%, Sg đạt 85,27% và sử dụng
tinh dịch trâu Murrah được làm đông lạnh trong môi trường Nhật Bản chứa 7,5% glycerin để dẫn
tinh cho trâu cái nội cho tỷ lệ thụ thai đạt 54,23%.


<i><b>Từ khóa: trâu Murrah, mơi trường, tinh dịch, tinh đông lạnh, dẫn tinh</b></i>


ĐẶT VẤN ĐỀ*


Trâu Murrah là một giống trâu tốt của Ấn Độ,
có thể chất vững chắc, khối lượng lớn và sức
sản xuất sữa cao, được nhập vào nước ta từ
thập niên 70 của thế kỷ XX với mục tiêu lai
tạo, cải tạo giống trâu nội. Tuy nhiên, do đặc
điểm sinh lý sinh dục của trâu đực Murrah có


nhiều điểm khơng phù hợp với trâu cái nội,
phần lớn trâu đực Murrah khơng có ham
muốn tính dục với trâu cái Việt Nam (Mai
Văn Sánh, 1996 [3]), nên việc lai tạo bằng
giao phối trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Vì
vậy việc ứng dụng thụ tinh nhân tạo là giải
pháp quan trọng để lai tạo nhằm cải tạo đàn
trâu nội.


Hiệu quả thụ tinh nhân tạo phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó có chất lượng tinh dịch, đặc
biệt là tinh dịch được bảo tồn. Tuy nhiên, kỹ
thuật và môi trường đông lạnh tinh dịch có ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng tinh dịch trong
quá trình bảo tồn, sau giải đông và dẫn tinh.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành đề
<i>tài “Nghiên cứu lựa chọn tinh dịch, môi </i>
<i>trường bảo tồn và sử dụng tinh dịch trâu </i>
<i>Murrah đông lạnh dẫn tinh cho trâu cái nội”. </i>
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU



*


<i>Tel: 0984 860400, Email: </i>


<b>Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian </b>
<b>nghiên cứu </b>



- Đối tượng: Tinh dịch của 3 trâu Murrah số
hiệu 05, 06, 07 (trâu 05 được 5 năm tuổi có
khối lượng 720 kg, trâu 06 được 6 năm tuổi
có khối lượng 680 kg, trâu 07 được 7 năm
tuổi có khối lượng 600 kg). Cả 3 trâu thí
nghiệm đều khỏe mạnh và được chăm sóc
theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu và
Phát triển chăn nuôi Miền núi – Viện Chăn
nuôi Quốc gia. Trâu cái có khả năng sinh sản
bình thường thuộc các huyện Phú Bình, Võ
Nhai và TP. Sông Công – tỉnh Thái Nguyên
và Mơi trường pha lỗng, đơng lạnh tich dịch
của Nhật Bản với 3 mức glycerin. Thành phần
môi trường được trình bày ở bảng 1.


- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu
và Phát triển chăn nuôi Miền núi và Viện
Chăn nuôi Quốc gia.


- Thời gian: Tháng 8/2015 – 8/2016


<b>Phương pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Bảng 1. Thành phần mơi trường pha lỗng, đơng lạnh tinh dịch</b></i>


<b>TT </b> <b>Thành phần </b> <b>ĐVT </b> <b>MT1 </b> <b>MT2 </b> <b>MT3 </b>


1 Tris g 1,363 1,363 1,363


2 Axit Citric g 0,762 0,762 0,762



3 Fructose g 0,375 0,375 0,375


4 Lactose g 1,5 1,5 1,5


5 Raffinose g 2,7 2,7 2,7


6 Penicillin G UI/ml 100.000 100.000 100.000


7 Streptomycin mg/ml 100 100 100


8 Glycerin % 6,5 7,5 8,5


9 Lòng đỏ trứng gà % 20 20 20


10 <b>Nước cất để vừa đủ 100 ml </b>


- Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất
lượng tinh dịch và tiêu chuẩn chất lượng tinh
dịch làm đông lạnh:


+ Các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch được xác
định bằng phần mềm Sperm vision 3.0 và các
phương pháp thường quy trong chăn nuôi,
gồm: Thể tích tinh dịch (V), hoạt lực tinh
trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình (K), tỷ lệ tinh trùng sống (Sg),
tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC).


+ Phương pháp pha loãng tinh dịch: Mơi


trường pha lỗng, bảo tồn tinh dịch được chia
thành 2 phần A và B, trong đó phần A khơng
có glycerin và phần B được bổ sung glycerin
với 3 mức khác nhau.


Bước 1: Tinh dịch thu được sau khai thác, pha
lần thứ nhất với phần A theo tỷ lệ pha loãng
là 1/2 thể tích cuối cùng cần đạt được hạ nhiệt
độ từ từ 15o<sub>C xuống đến 5</sub>o<sub>C trong thời gian </sub>
1,5 giờ.


Bước 2: Cho dung dịch phần B (có glycerin)


vào dung dịch pha loãng ở bước 1, lắc nhẹ
tinh dịch trộn đều, tiếp tục cân bằng ở 5o


C
trong 4 giờ. Sau đó nạp tinh vào cọng rạ.
+ Tinh dịch làm đông lạnh phải đạt các chỉ
tiêu: A ≥ 70%, K ≤ 15%, Sg ≥ 70% và C ≥
0,7 tỷ/ml. Mật độ tinh trùng làm đông lạnh
đạt tối thiểu 50 triệu/cọng rạ.


- Phương pháp dẫn tinh và xác định tỷ lệ thụ
thai: Căn cứ vào kết quả thí nghiệm trên sẽ
lựa chọn tinh dịch của trâu đực cho kết quả
tinh tốt nhất để phối giống cho đàn trâu cái
địa phương.


+ Dẫn tinh bằng phương pháp trực tràng – tử


cung với súng bắn tinh; dẫn tinh kép, lần 1 tại
thời điểm sau chịu đực 10 – 12 giờ, lần 2 cách
lần 1 là 6 giờ do cùng một người tiến hành
dẫn tinh.


+ Xác định trâu cái có chửa bằng phương pháp
khám thai qua trực tràng sau khi phối 90 ngày.
+ Tỷ lệ thụ thai xác định bằng công thức:


Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) = Số trâu cái có chửa x 100
Tổng số trâu cái phối lần đầu


<b>Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh trên phần mềm </b>


Excel và Minitab 16.


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


<b>Chất lượng tinh dịch của trâu Murrah </b>


<i><b>Bảng 2. Chất lượng tinh dịch trâu Murrah sau khai thác </b></i>


<b>Số </b>
<b>hiệu </b>
<b>trâu </b>


<b>Số lần </b>
<b>khai </b>
<b>thác </b>



<b>V (ml) </b>


<b>Mean  SD </b> <b>Mean  SD A (%) </b> <b>Mean  SD C (tỷ/ml) </b> <b>Mean  SD K (%) </b> <b>Mean  SD Sg (%) </b> <b>Mean  SD VAC (tỷ) </b>


05 40 3,18a  0,21 70,89a  1,45 0,99a0,11 6,63b1,67 94,78a0,67 2,20a0,48
06 40 3,04b  0,23 70,65ab 1,40 1,02a0,08 7,17a0,25 94,09b1,22 2,18a0,25
07 40 3,08b  0,21 70,52b  1,06 1,01a0,08 7,41a0,39 94,66a0,60 2,19a0,30


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Số liệu bảng 2 cho thấy, thể tích tinh dịch của
3 trâu nghiên cứu đạt trung bình 3,1 ml, dao
động từ 3,08 ml (ở trâu 07) đến 3,18 ml (ở
trâu 05), trong đó trâu số 05 có thể tích tinh
dịch cao rõ rệt so với trâu 06, 07 (P<0,05).
Kết quả thu được của chúng tôi là phù hợp
với các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã
công bố: Tạ Văn Cần (2006) [1] cho biết, thể
tích tinh dịch trâu Murrah biến động 2,35 -
3,5 ml. Trịnh Thị Kim Thoa (2006) [5] nhận
thấy, thể tích tinh dịch trâu Murrah trung bình
đạt khoảng 2,93 ml.


Hoạt lực trung bình của tinh trùng trâu
Murrah đạt 70,69%, biến động trong khoảng
từ 70,65% đến 70,89%. Trâu số 05 có hoạt
lực tinh trùng cao hơn rõ rệt so với trâu số 06
và số 07 (P<0,05) (bảng 2). Tuy nhiên, kết
quả thu được của chúng tôi thấp hơn công bố
của Shukla và Misra (2005) [14] khi tác giả
cho biết, trâu Murrah nuôi tại Ấn Độ có hoạt
lực tinh trùng đạt 77,92%. Alavi-Shoushtari


và cs (2006) [7] nhận thấy, trâu Azarbaijani
có hoạt lực tinh trùng đạt 75,85%. Theo Tạ
Văn Cần (2006) [1], tinh trâu Murrah có hoạt
lực từ 72 - 73%. Nhưng kết quả của chúng tôi
cao hơn công bố của Trịnh Thị Kim Thoa
(2006) [5], khi tác giả cho biết hoạt lực tinh
trùng của trâu Murrah đạt 68,40%. Sự khác
biệt về giá trị hoạt lực tinh trùng trong các
nghiên cứu nêu trên có thể là do sự khác nhau
về các điều kiện nghiên cứu như giống, độ
tuổi, mùa vụ...


Bảng 2 cũng cho thấy, nồng độ tinh trùng
trung bình của 3 trâu đạt 1 tỷ/ml (dao động từ
0,99 - 1,02 tỷ/ml). Tuy nhiên, khơng có sự
khác nhau đáng kể nào giữa các trâu thí
nghiệm (P>0,05). Kết quả này là phù hợp các
nghiên cứu trước đây. Shukla và Misra (2005)
[14] cho biết, các trâu Murrah có nồng độ tinh
trùng dao động từ 0,92 tỷ/ml đến 1,24 tỷ/ml;
trâu Ai Cập có nồng độ tinh trùng dao động từ
1,03 tỷ/ml đến 1,17 tỷ/ml (Mahmoud và cs,
2013 [13]); trâu Murrah ở Ấn Độ có nồng độ
tinh trùng đạt 1,05 tỷ/ml (Shukla và Misra,
2005 [14]). Trịnh Thị Kim Thoa (2006) [5]


cũng cho biết, nồng độ tinh trùng trâu Murrah
nuôi tại Việt Nam đạt 1,03 tỷ/ml.


Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của 3 trâu


trong thí nghiệm là 7,07%, trong đó trâu số 05
có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp nhất (6,63%)
và thấp hơn rõ rệt so với trâu số hiệu 06 và 07
(P<0,05). Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng trâu
cũng biến động qua các nghiên cứu. Tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình của trâu đầm lầy Indonesia là
10% (Herdis và cs, 1999 [10]) và trâu đầm lầy
dưới 10 tuổi ở Thái Lan có tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình đạt 10,1% (Koonjaenak và cs., 2007
[12]). Trâu Murrah nuôi tại Ấn Độ có tỷ lệ
tinh trùng kỳ hình là 12,57% (Shukla và
Misra, 2005 [14]). Trịnh Thị Kim Thoa
(2006) [5] cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
của trâu đầm lầy là 7,48% và của trâu Murrah
là 7,93%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Nghiên cứu lựa chọn tinh dịch trâu và môi </b>
<b>trường đông lạnh </b>


Từ kết quả nghiên cứu chất lượng tinh dịch
của từng cá thể trâu Murrah (bảng 2), chúng
tôi nhận thấy, trâu đực số 05 có các chỉ tiêu
chất lượng tinh dịch tốt hơn so với các trâu
đực số 06 và 07; cụ thể là chỉ tiêu V và Sg
cao hơn rõ rệt, chỉ tiêu A và VAC có xu
hướng cao hơn và chỉ tiêu K thấp hơn rõ rệt
so với trâu đực số 06, 07, chỉ có chỉ tiêu C là
tương đương trâu 06, 07. Do vậy, chúng tôi
quyết định chọn tinh dịch của trâu số 05 để
thực hiện nghiên cứu lựa chọn môi trường


đơng lạnh thích hợp. Kết quả đánh giá các chỉ
tiêu chất lượng tinh dịch sau đơng lạnh được
trình bày tại bảng 3.


Số liệu của bảng 3 cho thấy, hoạt lực của tinh
trùng sau giải đơng khơng có sự khác nhau
đáng kể nào giữa các môi trường đông lạnh
và biến động trong phạm vị hẹp (từ 39,85 –
42,30%). Tuy nhiên, tỷ lệ tinh trùng sống và
tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đơng có biến
động rõ rệt giữa các môi trường đông lạnh.
Mơi trường MT2 có tỷ lệ tinh trùng sống cao
hơn hẳn môi trường MT1 và MT3 (85,27 với
84,77 và 84,66%) (P<0,05) và tỷ lệ tinh trùng
kỳ hình lại thấp hơn rõ rệt môi trường MT1


và MT3 (9,92 với 10,6 và 11,13%) (P<0,05).
Điều đó cho thấy mơi trường MT2 là phù hợp
hơn trong bảo tồn tinh ở dạng đông lạnh.
Các nghiên cứu ở nước ngoài cho biết hoạt
lực của tinh trùng sau giải đông biến động
trong phạm vi rộng. Andrabi và cs (2009) [8]
cho biết, hoạt lực tinh trùng trâu sau giải đông
đạt 43,7%. Koonjaenak và cs (2007) [12]
nhận thấy hoạt lực tinh trùng trâu sau giải
đông đạt 46,10%.


Trái lại, các nghiên cứu ở Việt Nam lại cho
thấy hoạt lực của tinh trùng sau giải đông đạt
mức thấp hơn so với các nghiên cứu của nước


ngoài. Vũ Đình Ngoan và cs (2010) [2] đã
đông lạnh tinh dịch trâu trong mơi trường pha
lỗng tinh dịch của Nhật Bản với 7%
glycerol, 20% lòng đỏ trứng gà cho biết, hoạt
lực tinh trùng sau giải đông đạt 41,04%. Trịnh
Thị Kim Thoa (2006) [5] sử dụng môi trường
TCA làm đông lạnh chậm tinh trâu đầm lầy
cho biết, hoạt lực sau giải đông đạt 42,5%.
Sự sai khác về chất lượng tinh trùng sau giải
đông giữa các nghiên cứu có thể liên quan
đến môi trường, kỹ thuật và điều kiện bảo tồn
tinh dịch cũng như phương pháp giải đông
trong các nghiên cứu.


<i><b>Bảng 3. Chất lượng tinh dịch của trâu Murrah sau giải đông </b></i>


<b>Môi trường </b>


<b>Chỉ tiêu (n= 40) </b>
<b>A (%) </b>


<b>Mean </b><b> SD </b>


<b>K (%) </b>
<b>Mean </b><b> SD </b>


<b>Sg (%) </b>
<b>Mean </b><b> SD </b>
<b>MT1 </b> 39,85b  2,67 10,69b  0,61 84,77b  0,85



<b>MT2 </b> 42,30a  2,23 9,92c 0,98 85,27a  1,68


<b>MT3 </b> 40,19b  2,83 11,13a  0,48 84,66b  1,02
<i>Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê </i>
<i>(P<0,05) </i>


<b>Nghiên cứu sử dụng tinh trâu Murrah đông lạnh</b>


<i><b>Bảng 4. Tỷ lệ thụ thai của trâu cái nội </b></i>


<b>Địa phương </b> <b>Số trâu cái được phối <sub>giống (con) </sub></b> <b>Số trâu cái có chửa <sub>(con) </sub></b> <b>Tỷ lệ có chửa (%) </b>


TP. Sông Công 7 4 57,14%


Huyện Phú Bình 9 5 55,56%


Huyện Võ Nhai 6 3 50,00%


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Số liệu của bảng 4 cho thấy, trong tổng số 22
trâu cái được phối tinh nhân tạo bằng tinh
đông lạnh dạng cọng rạ, có 12 trâu cái có
chửa, đạt tỷ lệ trung bình là 54,23%. Trong
đó, tỷ lệ trâu cái có chửa ở TP. Sơng Cơng đạt
cao nhất (57,14%), tiếp đến là huyện Phú
Bình (55,56%) và thấp nhất là huyện Võ Nhai
(50,00%).


Kết quả thu được của chúng tôi là phù hợp với
các nghiên cứu đã được công bố. Koonjaenak
và cs (2007) [12] cho biết, trâu cái được phối


giống bằng tinh cọng rạ có tỷ lệ thụ thai 48%.
Một số tác giả khác cũng có báo cáo tương tự,
như: Tỷ lệ thụ thai bằng thụ tinh nhân tạo ở
trâu Irắc đạt 44,45% và dao động từ 41,19%
đến 47,4% (Mahmoud và cs., 2013 [13]).
Ở Việt Nam, Nguyễn Hữu Trà (2000) [6]
cũng cho biết, trâu cái được phối giống bằng
tinh đông viên tỷ lệ thụ thai 41,50%. Theo
Sharma và Đỗ Kim Tuyến (1990) [4], trâu cái
được phối giống bằng tinh cọng rạ tỷ lệ thụ
thai 43,80%.


Nhìn chung tỷ lệ thụ thai của trâu cái khá biến
động và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Theo Mahmoud và cs (2013) [13], có sự khác
nhau giữa các cá thể trâu đực về tỷ lệ thụ thai
trên đàn trâu cái và tỷ lệ thụ thai bị ảnh hưởng
lớn bởi chất lượng của tinh trùng.


KẾT LUẬN


- Chất lượng tinh dịch trâu Murrah chịu ảnh
hưởng rõ rệt của cá thể. Trong 3 trâu nghiên
cứu, trâu số 05 có thể tích tinh dịch, hoạt lực
tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống và tổng số
tinh trùng tiến thẳng cao nhất (3,18 ml,
70,89%, 94,78%, 2,2 tỷ/lần) và tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình thấp nhất (6,63%).


- Mơi trường 2 (MT2) có tỷ lệ glycerin 7,5%


cho chất lượng tinh dịch sau đông lạnh và giải
đông tốt nhất với các chỉ tiêu A đạt 39,93%,
K đạt 9,92% và Sg đạt 85,27%.


- Sử dụng tinh dịch trâu Murrah được làm
đông lạnh trong môi trường Nhật Bản chứa
7,5% glycerin để dẫn tinh cho trâu cái nội cho
tỷ lệ thụ thai đạt 54,23%.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Tạ Văn Cần (2006), Nghiên cứu lai tạo trâu </i>
<i>đực Murrahi với trâu cái địa phương và đánh giá </i>
<i>khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi tại nông </i>


<i>hộ, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, </i>
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
2. Vũ Đình Ngoan, Đào Đức Thà, Đặng Đình
Hanh, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Đức Chuyên, Tạ
Văn Cần, Hàn Quốc Vương, Nguyễn Thị Hương,
<i>Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2010), Nghiên cứu kỹ </i>
<i>thuật đông lạnh tinh dịch trâu dạng cọng rạ tại Bá </i>


<i>Vân </i> <i>– </i> <i>Thái </i> <i>Nguyên, </i>


<i> /><i>oa%20hoc%20hang%20nam/2010/B8_CNSH.pdf </i>
<i>(ngày 11/4/2012). </i>


<i>3. Mai Văn Sánh (1996), Khả năng sinh trưởng, </i>
<i>sinh sản, cho sữa, thịt của trâu Murrah nuôi tại </i>


<i>sông Bé và kết quả lai tạo với trâu nội, Luận án </i>
tiến sĩ Nông nghiệp, Viện KHNNVN hay VCN???
Hà Nội.


<i>4. Sharm và Đỗ Kim Tuyên (1990), Sản xuất tinh </i>
<i>cọng rạ trâu Murah tại Trung tâm nghiên cứu trâu </i>
<i>và đồng cỏ Sông Bé, Báo cáo khoa học 1990 – </i>
Viện Chăn nuôi.


<i>5. Trịnh Thị Kim Thoa (2006), Nghiên cứu và </i>
<i>phát triển công nghệ tinh đông lạnh trong thụ tinh </i>
<i>nhân tạo trâu, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ. Viện </i>
Công nghệ sinh học.


6. Nguyễn Hữu Trà, Đặng Đình Hanh, Hồng Kim
<i>Giao, Mai Văn Sánh, Đào Đức Thà (2000), Sản </i>
<i>xuất tinh đông viên trâu Murrah nuôi tại Trung tâm </i>
<i>nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, Báo </i>
cáo khoa học 11/2000 - Viện Chăn nuôi.


7. Alavi-Shoushtari S. M. and Babazadeh
Habashi B. (2006), "Seasonal variation in the
<i>characteristics of the Azarbaijani buffalo (Bubalus </i>
<i>bubalis) semen”, Iranian Journal of Veterinary </i>
<i>Research, 7(1), pp. 49-54. </i>


8. Andrabi S. M. H. (2009), “Factors Affecting
<i>the Quality of Cryopreserved Buffalo (Bubalus </i>
<i>bubalis) Bull Spermatozoa”, Reprod. Dom. Anim, </i>
(44), pp. 552–569.



9. Bhakat M., Mohanty T. K., Raina V. S., Gupta
A. K. and Khan H. M. (2011), “Frozen semen
production performance of Murrah buffalo bulls”,
<i>Buffalo Bulletin, 30(2), pp. 157-162. </i>


10. Herdis B. P., Supriatna I. and Putu I. G.
(1999), “Integrity of swamp buffalo sperm on a
<i>variety of semen freezing process”, Journal Ilmu </i>
<i>Ternakdan Veteriner, 4(1), pp. 7-12. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

12. Koonjaenak S., Pongpeng P., Wirojwuthikul
S., Johannisson A., Kunavongkrit A.,
Rodriguez-Martinez H. (2007), “Seasonality affects
post-thaw plasma membrane intactness and sperm
velocities in spermatozoa from Thai AI swamp
<i>buffaloes (Bubalus bubalis)”, Theriogenology, </i>
<b>(67), pp. 1424-1435 </b>


13. Mahmoud K. G. M., El-Sokary A. A. E., Abou
El-Roos M. E. A., Abdel-Ghaffar A. D.


and Nawito M. (2013), “Sperm Characteristics in
Cryopreserved Buffalo Bull Semen and Field
<i>Fertility”, Iranian Journal of Applied Animal </i>
<i>Science, 3(4), pp. 777-783. </i>


14. Shukla M. K. and Misra A. K. (2005),
“Correlation between seminal characteristics in
<i>Murrah bulls”, Indian Journal of Animal Sciences, </i>


75(3), pp. 263-266 (Abstract).


SUMMARY


<b>SELECT HIGH QUALITY SEMEN, PRESERVATIVE FROZEN SEMEN </b>
<b>SOLUTION AND THE UTILIZATION OF MURRAH SEMEN </b>


<b>TO A.I SERVICING LOCAL BUFFALOES </b>


<b>Nguyen Duc Hung1, Le Thi Lien2*</b>


<i>1<sub>Thai Nguyen University, </sub>2<sub>TNU - University of Science </sub></i>


03 healthy Murrah bulls numbered as 05, 06, 07 from 5 to 7 years of age, live bodyweight from
600 to 700 kg were tested in order to select high quality semen and to select preservative frozen
semen solution. The results showed that, semen quality is significantly depended on individual.
Bull number 05 had the best semen quality, expressed as it had better semen volume, higher
sperms activity, sperm livability and higher sperm mobility (3.18 ml; 70.89%; 94.78%; 2.2
billion/movement), and had the lowest abnormal sperm morphology (6.63%); The solution 2
(MT2) with 7.5% glycerin showed to have higher post defrost semen quality with the sperm
activity (A) was 39.93%, abnormal sperm morphology (K) was 9.92% and sperm mobility was
85.27%. The utilization of Murrah semen which frozen in Japanese solution containing 7.5%
glycerin to A. I. servicing local buffaloes with conception rate reached 54.23%.


<i><b>Keywords: Murrah buffalo, solution, semen, frozen semen, A. I.</b></i>


<i><b>Ngày nhận bài: 19/3/2018; Ngày phản biện: 28/3/2018; Ngày duyệt đăng: 27/4/2018 </b></i>



*



</div>

<!--links-->

×