Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN, KHAI THÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon stamineus Benth) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.74 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LÀM CƠ SỞ </b>


<b>CHO CƠNG TÁC BẢO TỒN, KHAI THÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN </b>


<i><b>CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon stamineus Benth) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN </b></i>



<b>Phạm Thị Thúy1<sub>,</sub><sub>Vũ Văn Thông</sub>2*<sub>, Vũ Phạm Thảo Vy</sub>3 </b>


<i>1<sub>Đại học Thái Nguyên, </sub>2<sub>Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên,</sub> </i>


<i>3<sub>Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên</sub></i>


TÓM TẮT


<i>Cây Râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth, cịn có tên gọi là Bơng Bạc, thuộc </i>
họ Hoa môi (Lamiaceae). Trong chiến lược phát triển ngành dược của Bộ Y tế, cây Râu mèo được
xếp vào loại cây hiếm cần được bảo vệ và phát triển nguồn gen. Cây Râu mèo có tác dụng thanh
nhiệt, lợi tiểu, các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất sinensetin ở loài cây này có tiềm năng xuất
khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn dược liệu này ngày càng trở lên cạn kiệt, do khai thác quá
mức trong tự nhiên, trong khi việc gây trồng chưa được quan tâm đúng mức. Những nghiên cứu về
cây Râu mèo mới tập trung vào điều tra, mơ tả đặc tính sinh học, phân tích thành phần hóa học,
chưa có những nghiên cứu về nhân giống cây Râu mèo cũng như kỹ thuật gây trồng. Nghiên cứu
này đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom, kết quả cho thấy:
Sử dụng chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA với nồng độ 500, 1000 và 1500 ppm tỷ lệ
ra rễ bình quân tương ứng là 98,52%; 98,52%; 98,89% và công thức đối chứng là 94,44%. Các
loại chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom cây
Râu mèo. Tuổi hom (vị trí lấy hom) hầu như không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra bật mầm, tỷ lệ ra rễ và
tỷ lệ sống của hom cây Râu mèo. Thời vụ có ảnh hưởng đến số lượng rễ/hom cây Râu mèo trong
điều kiện cùng sử dụng cùng một loại chất kích thích sinh trưởng và cùng nồng độ.


<i><b>Từ khóa: Râu mèo, dược liệu, nhân giống, bông bạc, giâm hom, thời vụ, bật mầm. </b></i>


ĐẶT VẤN ĐỀ*



Chữa bệnh bằng thảo dược đang dần trở thành
xu hướng của y học thế giới. Trong khoảng
30 năm trở lại đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ
(CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn
40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm
cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư,
25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm dược
tính mạnh nguồn gốc từ thực vật [1].


Theo Võ Văn Chi đất nước Việt Nam ta có
nguồn dược liệu rất phong phú lên đến trên
4.000 loài thực vật và nấm lớn có cơng dụng
làm thuốc; 52 lồi tảo biển, 408 lồi động vật
và 75 loại khống vật có cơng dụng làm thuốc
[2]. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê
cho biết, trong năm 2014, doanh thu sản xuất
thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ
đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm
2013) [4]. Hiện nay tình trạng khai thác quá
mức và khai khác rừng bừa bãi đã dẫn đến
tình trạng một số lồi cây thuốc quý đang



*


<i>Email: </i>


ngày càng khan hiếm, trong đó có cây Râu
mèo, nên việc thúc đẩy và không ngừng phát


triển công tác nghiên cứu gây trồng cây thuốc
là một yêu cầu cấp bách hiện nay.


<i>Cây Râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon </i>


<i>stamineus Benth, cịn có tên gọi là Bơng Bạc, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

xuất dược liệu cây Râu mèo dần đi vào ổn
<b>định về số lượng và chất lượng. </b>


Lê Duy Thành [5], đã chỉ ra rằng dược chất
sinensetin có mặt trong dịch chiết lá của tất cả
các dòng Râu mèo thu thập được. Tuy vậy,
hàm lượng hợp chất này biến động rất lớn, từ
0,002% đến 0,188% (hàm lượng chất khô).
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây mới tập
trung đi sâu nghiên cứu thành phần hóa học
cũng như cơng dụng của cây Râu mèo, chưa
có các nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống,
gây trồng lồi cây này. Xuất phát từ những lí
do nêu trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên
<i>cứu nhân giống vơ tính cây Râu mèo </i>
<i>(Orthosiphon stamineus Benth) tại tỉnh Thái </i>
<i><b>Nguyên”, có ý nghĩa cả về lý luận và thực </b></i>
tiễn, góp phần phục hồi, bảo tồn và khai thác
phát triển nguồn gen lồi cây thuốc có giá trị
cao, đồng thời phù hợp với chủ trương phát
triển cây dược liệu của Nhà nước và nguyện
vọng của cộng đồng nhân dân địa phương.
Bài báo này nhằm cung cấp một số thông tin


về kỹ thuật nhân giống cây Râu mèo bằng
<i><b>phương pháp giâm hom. </b></i>


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


<b>Vật liệu nghiên cứu: Mẫu giống Râu mèo </b>


được lấy từ vườn bảo tồn nguồn gen thuộc
Nhiệm vụ quỹ gen cấp Bộ của Trường Đại
học Nơng lâm - Đại học Thái Ngun.


- Hóa chất: KMnO4 nồng độ 0,5% để xử lý


giá thể.


- Các hóa chất α-Naphthalene acetic acid
<i>(NAA), indole-3-acetic acid (IAA), </i>
Indole-3-butyric acid (IBA) có nồng độ tương ứng là
500, 1000 và 1500 ppm.


<b>Phương pháp nghiên cứu </b>


- Tiêu chuẩn hom giâm: Các hom trong thí
nghiệm được lấy ở những cây Râu mèo tuổi
1, chiều dài hom 7-10 cm (mỗi hom có tối
thiểu 3 đốt).


- Bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của loại


CT2: Thí nghiệm với IBA, IBA, IAA nồng độ


là: 1000 ppm.


CT3: Thí nghiệm với IAA, IBA, IAA nồng độ
là: 1500 ppm


CT4: Công thức đối chứng không dùng thuốc.
Các cơng thức thí nghiệm được bố trí theo
phương pháp ngẫu nhiên gồm 3 lần lặp, mỗi
công thức 30 hom.


- Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống; tỷ lệ
bật mầm; tỷ lệ ra rễ; số rễ cấp 1/hom (chiếc)
và chiều dài rễ (cm).


- Thí nghiệm về tuổi hom (vị trí lấy hom).
Khơng thể xác định được tuổi của hom giâm
nên đề tài đã thay thế tuổi của hom bằng vị trí
lấy hom trên cùng một cành. Hom già là hom
được lấy ở vị trí gốc cành phần sát với thân
cây đến vị trí 1/3 chiều dài của cành, hom lấy
ở vị trí 1/3 đến 2/3 theo chiều dài của cành
(hom bánh tẻ), hom non là hom lấy ở vị trí
2/3 chiều dài của cành đến đỉnh sinh trưởng.


- Thí nghiệm về mùa, vụ giâm hom. Thí
nghiệm được bố trí vào vụ xuân – hè (tháng
3-6) và vụ thu đông (tháng 8-9).


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN



<b>Ảnh hưởng của nồng độ và loại chất kích </b>
<i><b>thích đến tỷ lệ ra rễ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đầu có thể kết luận rằng ảnh hưởng của loại
chất kích thích sinh trưởng với các nồng độ
khác nhau đến tỷ lệ ra rễ là như nhau. Công
thức đối chứng tỷ lệ ra rễ là 94,44%. Từ số
liệu tổng hợp ở bảng 1, đã tiến hành phân
tích phương sai một nhân tố theo loại thuốc
kích thích sinh trưởng trên cùng nồng độ
(1000 ppm), kết quả cho thấy số hom ra rễ
không có sự khác nhau rõ rệt giữa các cơng


thức thí nghiệm (Sig.F>0,05), sử dụng chất
kích thích sinh trưởng I B A , IAA và NAA
khơng có sự sai khác về mặt thống kê. Tuy
nhiên, các chỉ tiêu trên với loại chất kích thích
sinh trưởng NAA với nồng độ 1000 ppm có
trội hơn so với loại chất kích thích sinh
trưởng IBA và IAA ở cùng nồng độ. Do vậy,
các thí nghiệm tiếp theo sẽ sử dụng NAA với
nồng độ 1000 ppm.


<i><b>Bảng 1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ và loại chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ </b></i>
<b>Loại </b>


<b>chất </b>
<b>kích </b>
<b>thích </b>



<b>Cơng </b>


<b>thức </b> <b>Nồng độ (ppm) </b>


<b>Số hom </b>
<b>thí nghiệm </b>


<b>Số </b>
<b>hom </b>
<b>ra rễ </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>ra rễ </b>
<b>(%) </b>


<b>Số rễ cấp 1/ </b>
<b>hom </b>


<b>Chiều dài </b>
<b>rễ TB </b>


<b>(cm) </b>


IBA


1 500 90 88 97,78 5,5 4,5


2 1000 90 89 98,89 5,7 4,3


3 1500 90 89 98,89 6,2 4,1



<b>BQ </b> <b>89 </b> <b>98,52 </b> <b>5,8 </b> <b>4,3 </b>


IAA


1 500 90 90 100 5,9 3,9


2 1000 90 87 96,67 6,1 4,5


3 1500 90 89 98,89 6,2 4,8


<b>BQ </b> <b>88,70 </b> <b>98,52 </b> <b>6,1 </b> <b>4,4 </b>


NAA


1 500 90 88 97,78 5,2 4,5


2 1000 90 90 100 6,3 4,6


3 1500 90 89 98,89 5,5 4,5


<b>BQ </b> <b>89,00 </b> <b>98,89 </b> <b>5,7 </b> <b>4,5 </b>


<b>Đối chứng </b> - <b>90 </b> <b>85,00 </b> <b>94,44 </b> <b>5,0 </b> <b>4,3 </b>


Số liệu bảng 1 được minh họa qua biểu đồ hình 1, 2 dưới đây.


<i><b>Hình 1. Ảnh hưởng của loại thuốc đến tỷ lệ ra rễ </b></i>
<i>của hom Râu mèo </i>



<i><b>Hình 2. Ảnh hưởng của loại thuốc đến số rễ cấp 1/hom </b></i>
<i>Râu mèo </i>


<i>Ghi chú: 1- IBA, 2 – IAA, 3- NAA, 4 – Đối chứng</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>Hình 3. Chiều dài mầm hom gốc </b></i>
<i>Râu mèo sau 30 ngày </i>


<i><b>Hình 4. Chiều dài mầm hom giữa </b></i>
<i>Râu mèo sau 30 ngày </i>


<i><b>Hình 5. Chiều dài mầm hom ngọn </b></i>
<i>Râu mèo sau 30 ngày </i>


<b>Ảnh hưởng của vị trí lấy hom đến khả năng ra mầm, ra rễ và tỷ lệ sống </b>


Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vị trí hom giâm đến khả năng
ra mầm, ra rễ và tỷ lệ sống của hom cây Râu mèo được tổng hợp ở bảng dưới đây.


<i><b>Bảng 2. Ảnh hưởng của vị trí lấy hom đến khả năng bật mầm, ra rễ và tỷ lệ sống </b></i>


<b>Sử dụng chất </b>
<b>kích thích/ </b>
<b>Khơng sử dụng </b>


<b>Cơng thức/ Vị trí </b>
<b>hom </b>


<b>Thời gian </b>


<b>bật mầm </b>


<b>(ngày) </b>


<b>Thời gian </b>
<b>ra rễ </b>
<b>(ngày) </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>bật </b>
<b>mầm </b>


<b>(%) </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>ra rễ </b>


<b>(%) </b>


<b>Tỷ lệ cây </b>
<b>sống </b>


<b>(%) </b>


NAA nồng độ
1000 ppm


Hom ngọn 6 6 100 100 100


Hom giữa 6 6 100 100 100



Hom gốc 6 6 96,67 97,78 95,45


<i><b>Bình quân </b></i> <i><b>6 </b></i> <i><b>6 </b></i> <i><b>98,89 </b></i> <i><b>99,26 </b></i> <i><b>98,48 </b></i>


Đối chứng
(Không sử dụng


chất kích thích
sinh trưởng)


Hom ngọn 7 8 94,44 96,67 94,25


Hom giữa 7 8 93,33 92,22 96,38


Hom gốc 8 8 91,11 90,00 88,89


<b>Bình quân </b> <b>7,3 </b> <b>8 </b> <b>92,96 </b> <b>92,96 </b> <b>93,17 </b>


Qua bảng 2 nhận thấy thời gian từ khi giâm
đến nẩy mầm của Râu mèo ở các công thức
có sử dụng chất kích thích sinh trưởng khác
nhau khơng có sự sai khác. Số ngày hom bắt
đầu nảy mầm là 6 ngày. Công thức đối chứng,
số ngày bắt đầu nảy mầm bình quân là 7,3 ngày.
Thời gian giâm hom đến khi bắt đầu ra rễ ở
các công thức có sử dụng chất kích thích sinh
trưởng là 6 ngày. Đối với công thức đối
chứng, thời gian bắt đầu ra rễ là 8 ngày, chậm
hơn 1,3 ngày so với cơng thức có sử dụng


chất kích thích sinh trưởng. Ở các cơng thức
thí nghiệm và đối chứng số ngày hom bắt đầu
ra rễ là 8 ngày.


Tỷ lệ bật mầm bình quân chung ở các công


dụng chất kích thích sinh trưởng là 5,93%. Tỷ
lệ ra rễ ở các cơng thức thí nghiệm có sử dụng
chất kích thích là 99,26%, ở công thức đối
chứng là 92,96%, chênh lệch giữa cơng thức
có sử dụng chất kích thích sinh trưởng và
khơng sử dụng chất kích thích sinh trưởng là
6,3%. Tỷ lệ sống của cây hom ở các công
thức thí nghiệm có sử dụng chất kích thích
sinh trưởng 98,48% và khơng sử dụng thuốc
kích thích sinh trưởng là 93,17%. Như vậy,
tuổi hom (vị trí lấy hom) hầu như khơng ảnh
hưởng đến tỷ lệ ra bật mầm, tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ
sống của hom cây Râu mèo trong các thí
nghiệm trên đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã trình bày ở mục trên đây, trong nghiên cứu này tiến hành thử
nghiệm ảnh hưởng của thời vụ đến số lượng rễ của hom ngọn, hom giữa với loại chất kích thích
sinh trưởng là NAA nồng độ 1000 ppm và công thức đối chứng khơng sử dụng chất kích thích
sinh trưởng.


<i><b>Bảng 3. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ ra rễ của hom </b></i>


<b>Cơng thức </b> <b>Nồng <sub>độ </sub></b> <b>Vị trí hom </b>



<b>Số lượng rễ </b>
<b>trung </b>
<b>bình/hom </b>


<b>Chiều dài rễ </b>
<b>dài nhất (cm) </b>


<b>Số lượng rễ </b>
<b>trung/hom </b>


<b>Chiều dài </b>
<b>rễ dài nhất </b>


<b>(cm) </b>


<b>Vụ xuân - hè </b> <b>Thu - đông </b>


CT1 1000 Hom ngọn 17,60 11,40 15,50 6,60


CT2 1000 Hom giữa 14,10 8,10 12,00 4,50


<b>BQ </b> <b> </b> <b> </b> <b>15,85 </b> <b>9,75 </b> <b>13,75 </b> <b>5,55 </b>


Đối chứng 0 <sub>0 </sub> Hom ngọn <sub>Hom giữa </sub> 15,30 <sub>13,60 </sub> 9,30 <sub>7,70 </sub> 13,70 <sub>11,40 </sub> 5,40 <sub>4,20 </sub>


<b>BQ </b> <b>14,45 </b> <b>8,50 </b> <b>12,55 </b> <b>4,80 </b>


Qua kết quả thí nghiệm bảng 3, thời vụ có ảnh
hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Vụ xuân
– hè số lượng rễ bình quân/hom ngọn và hom


giữa là 15,85 và chiều dài bình quân của
những rễ dài nhất là 9,75 cm; vụ Thu – đơng,
số lượng rễ bình qn/hom ngọn và hom giữa
là 13,75 và chiều dài bình quân của những rễ
dài nhất là là 5,55 cm. Các chỉ tiêu này ở công
thức đối chứng tương ứng có nhỏ hơn nhưng
khơng đáng kể. Kết quả phân tích phương sai
một nhân tố về ảnh hưởng của thời vụ đến số
rễ TB/hom ngọn cho thấy đã có sự khác nhau
rõ rệt giữa (Sig.F <0,05). Như vậy, thời vụ có
ảnh hưởng đến số lượng rễ bình quân/hom
cây Râu mèo trong điều kiện cùng sử dụng
cùng một loại chất kích thích sinh trưởng và
cùng nồng độ.


KẾT LUẬN


<b>- Sử dụng chất kích thích sinh trưởng IBA tỷ </b>


lệ ra rễ dao động từ 97,78 - 98,89%, bình
quân 98,52%; Sử dụng chất IAA tỷ lệ ra rễ
dao động từ 96,67 - 100%, bình quân 98,52%;
Sử dụng chất kích thích sinh trưởng NAA tỷ
lệ ra rễ dao động từ 97,78 – 100%, bình qn
98,89%. Cơng thức đối chứng tỷ lệ ra rễ là
94,44%. Ảnh hưởng của loại chất kích thích
sinh trưởng với các nồng độ khác nhau đến tỷ
lệ ra rễ của hom cây Râu mèo là như nhau.


- Tuổi hom (vị trí lấy hom) khơng ảnh hưởng


đến tỷ lệ ra bật mầm, tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống
của hom cây Râu mèo.


- Thời vụ có ảnh hưởng đến số lượng rễ bình
qn/hom cây Râu mèo trong điều kiện sử
dụng cùng một loại chất kích thích sinh
trưởng và cùng nồng độ.


- Nhân giống cây Râu mèo bằng phương pháp
giâm hom, không cần thiết phải sử dụng các
chất kích thích sinh trưởng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Kim Bích, Nguyễn Thị Phương, Trịnh
Thị Nga, Vũ Thị Lan, Nguyễn Minh Ngọc (2009),
“Phân tích một số thành phần và nhóm hoạt chất
trong Râu mèo Herba Othosiphonis spiralis bằng
phương pháp sắc ký lớp mỏng kết hợp đo mật độ
(TLC scanning) phục nghiên cứu tiêu chuẩn hố”,
<i>Tạp chí dược liệu, tập 14, số 6/ 2009, tr. 286. </i>
<i>2. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt </i>
<i>Nam, Nxb Y học, Hà Nội. </i>


3. Dược điển Việt Nam III (2002), tr. 445 – 446
<i>4. Phạm Hữu Hạnh (2014), Nghiên cứu biện pháp </i>
<i>kỹ thuật trồng thử nghiệm 4 loại cây thuốc quý tại </i>
<i>trạm nghiên cứu thực nghiệm lâm đặc sản huyện </i>
<i>Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh, Đề tài Khoa học công </i>
nghệ cấp tỉnh.



<i>5. Lê Duy Thành (2007), Đánh giá tính đa dạng di </i>
<i>truyền nhờ chỉ thị phân tử RAPD-PCR và khả </i>
<i>năng sinh tổng hợp sinensetin ở lồi cây thuốc có </i>
<i>tiềm năng xuất khẩu ở Việt Nam Orthosiphon </i>
<i>stamineus. Benth, Đề tài cấp Đại học, Đại học </i>
Quốc gia Hà Nội, mã số QG.04.28, 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

SUMMARY


<b>RESEARCH THE ASEXUAL MULTIPLICATION FOR THE PURPOSE OF </b>
<b>GENETIC CONSERVATION AND EXPLOITATION OF RAU MEO </b>


<i><b>(ORTHOSIPHON STAMINEUS BENTH) IN THAI NGUYEN </b></i>


<b>Pham Thi Thuy1,Vu Van Thong2*, Vu Pham Thao Vy3 </b>
<i>1</i>


<i>Thai Nguyen University, 2TNU – University of Agriculture and Forsestry, </i>


<i>3</i>


<i>TNU – University of Medicine and Pharmacy</i>


<i>Rau meo (Orthosiphon stamineus Benth) or Bong Bac belongs to Lamiaceae family. Orthosiphon </i>
<i>stamineus Benth is now ranked in rare plants that needs to be conserved and developed acording to </i>
<i>the pharmacy strategy development of Ministry of Health. Some benefits of Orthosiphon </i>
<i>stamineus Benth such as diuretic or detoxity show that sinensetin existing in this plant species may </i>
have potentials for the export of Vietnam. However, this source of medical herb becomes
exhausted due to the overexploitation in nature while the planting is not paid attention. Previous


studies about this plant only include investigations, biological descriptions or chemical analysis
without focusing on multiplication or planting techniques. This study approached the
multiplication of cutting technique, and the results showed that: the growth stimulants IBA, IAA
and NAA with the concentration of 500, 1000 and 1500 ppm exhibited the average rooting rates
98.52%; 98.52%; 98.89% respectively, and the control formula is 94.44%. These growth
<i>stimulants do not influence on the rooting rates of Orthosiphon stamineus Benth cuttings. The </i>
age of the cuttings mostly does not impact the spouting rate. Seasonality has influence on the
amount of roots and cuttings of this species when the same concentration and same growth
stimulants are used.


</div>

<!--links-->

×