Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.57 KB, 5 trang )
Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè
So với gạo trắng, gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại khó ăn hơn.
Gần đây, phong trào ăn gạo lứt trị bệnh cũng dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên
hầu hết vẫn ăn theo lời đồn mà ít ai hiểu đúng những công dụng cũng như
cách ăn của loại thực phẩm dân dã này.
Ngũ cốc giàu dinh dưỡng
Theo tài liệu của viện Dinh dưỡng quốc gia, gạo lứt là loại gạo chỉ xát vỏ
trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong. Nhờ vậy, hạt gạo rất giàu chất xơ và
có nhiều dưỡng chất quan trọng: các loại vitamin (B1, B2, B3, B6…), canxi, sắt,
kẽm. Lượng đạm được giữ lại cũng khá cao (7,6% đạm/100g gạo). Phương pháp
ăn gạo lứt, muối vừng trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư
người Nhật. Sau khi được tổ chức Y tế thế giới công nhận, phong trào ăn loại thực
phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia cho
biết, gạo lứt nói chung có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Do đó không riêng gì người
bệnh mà người khoẻ mạnh cũng nên ăn để phòng ngừa bệnh tật. “Tuy nhiên nếu là
thanh niên đang tuổi lớn thì hạn chế ăn với muối vừng vì sẽ không cung cấp đủ
các chất dinh dưỡng cần thiết như khi ăn với cá thịt, rau củ. Riêng với những
người mắc các bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… thì gạo lứt, muối
vừng thật sự là thực phẩm lý tưởng để cải thiện sức khoẻ”, bà Lâm nhấn mạnh.
Ăn chậm, nhai nhuyễn
Do cũng là ngũ cốc như gạo trắng nên cơm gạo lứt có thể ăn với các đồ ăn