Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THEN TÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1></div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i> </i>

T¹p chÝ Khoa häc và Công nghệ





S ĐẶC BIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP


KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (2007 – 2017)



Môc lôc

Trang



TS. Lê Hồng Thắng - Bàn về dạy-học ngoại ngữ qua đề án dưới góc độ của giáo học pháp 3


Nguyễn Thị Như Nguyệt, Chu Thành Thúy - Đánh giá năng lực đầu ra tiếng Nga của sinh viên trình độ


A2-B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 7


Nguyễn Thùy Linh - Kiểm tra đánh giá trong giảng dạy các môn đề án ngôn ngữ - một số chia sẻ từ thực tế 13


Vũ Thị Thanh Huệ - Nhận thức của sinh viên đối với khóa đọc mở rộng trực tuyến với sự trợ giúp của mạng xã


hội Edmodo 19


Mai Thị Thu Hân, Nguyễn Thị Liên, Hoàng Thị Tuyết, Dương Thị Ngọc Anh - Tăng cường tính tự học bằng


dự án học tập - nghiên cứu tình huống tại trường Đại học Hoa Lư 25


Dương Đức Minh, Dương Lan Hương - Nghiên cứu về sự tương tác giữa người thuyết trình và khán giả khi học


<i>kỹ năng thuyết trình của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên </i> 31


Phạm Thị Kim Uyên - Sử dụng nhật ký trong dạy biên dịch cho sinh viên chuyên ngữ Đại học Nha Trang 37
Lê Thị Hồng Phúc - Phản hồi của sinh viên về dự án TV show lấy điểm cuối kỳ trong khóa ngữ âm 43



Hán Thị Bích Ngọc - Dạy học ngoại ngữ bên ngoài lớp học - ứng dụng mạng xã hội facebook trong dạy và học


tiếng Anh 49


Nguyễn Ngọc Lưu Ly, Quách Thị Nga - Vài nét về việc sử dụng truyền thông đa phương tiện trong giảng dạy


tiếng Trung Quốc trình độ sơ cấp tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 55
Lê Thị Hòa, Đậu Thị Mai Phương - Nâng cao kỹ năng thế kỷ 21 trong học tiếng Anh chuyên ngành thông qua


dự án 61


Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Minh Thành - Phương pháp gia tăng hiệu quả của đề án tạp chí tiếng Anh trong


việc học viết cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 67
Hoàng Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Ngọc Anh - Phát triển khả năng đọc hiểu tiếng Anh cho sinh viên ngoại


ngữ thông qua các bài đọc có nội dung bao hàm yếu tố văn hóa phù hợp 73


Nguyễn Quốc Thủy,Nguyễn Thị Đoan Trang - Dạy - học ngoại ngữ qua đề án tạp chí tại trường Đại học Sư


phạm – Đại học Thái Nguyên 79


Nguyễn Tuấn Anh - Thiết kế tổ chức dạy học mơn báo chí trực tuyến theo hướng học ngôn ngữ qua dự án như


một cách đảm bảo tính đa ngành của chương trình đào tạo 85


Đỗ Thị Sơn, Đỗ Thị Phượng - Nghiên cứu phân tích lỗi sai của sinh viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái


Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung Quốc và giải pháp khắc phục 91


Trần Đình Bình - Ứng dụng phương pháp dạy học qua dự án trong dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam 97
Lê Thị Khánh Linh, Lê Thị Thu Trang - Phương tiện biểu đạt thái độ của người kể chuyện trong các chương


<i>trình talk show của Mỹ và Việt Nam </i> 103


Đỗ Thanh Mai, Phùng Thị Thu Trang - Ứng dụng Moodle trong dạy và học trực tuyến học phần tin học đại


cương tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 109


Mai Thị Ngọc Anh, Vi Thị Hoa, Phạm Hùng Thuyên - Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong giảng


dạy môn tiếng Trung du lịch tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 117


Trần Thị Hạnh - Nhận thức của sinh viên về việc ứng dụng Edmodo như một công cụ phụ trợ trong học tập 123
Bùi Thị Ngọc Oanh - Cải thiện kỹ năng nói của sinh viên khơng chun trình độ A2 với dạy học qua đề án 129


Journal of Science and Technology



174

(14)



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nguyễn Hạnh Đào, Đinh Nữ Hà My - Nghiên cứu tình huống về những khó khăn với người học và điều cần


lưu ý khi giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành áp dụng phương pháp học qua dự án 135
Nguyễn Thị Kim Oanh - Sử dụng đường hướng học tập theo dự án cho môn học tiếng Anh chuyên ngành tại


Viện Ngoại ngữ, Đại học Bách Khoa Hà Nội: lợi ích, thách thức và đề xuất 141
Vũ Thị Kim Liên - Phát triển năng lực ngữ dụng của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia


Hà Nội 147



Đàm Minh Thủy - Tích hợp kỹ năng trong học ngoại ngữ thơng qua dự án làm video “Tìm hiểu ảnh hưởng của


văn hóa Pháp tại Việt Nam” 153


Nguyễn Thị Thu Hoài - Thực trạng thực tập giảng dạy tiếng Anh ở một số trường THPT tại thành phố Thái


<i>Nguyên và các đề xuất giải pháp </i> 159


Nguyễn Thị Ngọc Anh, Hoàng Huyền Trang - Khảo sát lỗi sai của sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt


tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên và những đề xuất khắc phục 165


Quách Thị Nga, Đỗ Thị Thu Hiền - Những vấn đề tồn tại của giáo trình đối dịch Trung - Việt ở Việt Nam hiện


nay và giải pháp khắc phục (khảo sát tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên) 171
Phan Thanh Hải - Hướng tới một chương trình đào tạo cử nhân sư phạm tiếng Anh dựa trên các đề án học tập


trong đào tạo đại học định hướng thực hành ứng dụng nghề nghiệp 177


Lê Vũ Quỳnh Nga, Lý Thị Hoàng Mến, Nguyễn Thị Thu Oanh - Nâng cao chất lượng bài dịch của sinh viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i> Đinh Thị Liên và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 174(14): 197-202


197


HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THEN TÀY



Đinh Thị Liên*, Nguyễn Thị Ngọc Anh


<i> Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên </i>



TÓM TẮT


Hát Then gần gũi và quen thuộc với người Tày, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày.
Vì vậy việc nghiên cứu hát Then của người Tày là cần thiết, từ đó có thể giới thiệu một số nét đặc
sắc của nghệ thuật dân gian dân tộc Tày trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này,
chúng tơi bước đầu tìm hiểu lớp từ ngữ và giới thiệu đến bạn đọc hệ thống những biểu tượng văn
<i>hóa được thể hiện qua văn bản Then Tày những khúc hát của tác giả Hồng Triều Ân dưới góc </i>
nhìn Ngơn ngữ học, Văn hóa học. Qua đó, người viết hi vọng góp phần khẳng định giá trị văn học
của thể loại văn nghệ dân gian đậm chất linh thiêng, huyền bí, và đồng thời cũng nhằm tơn vinh
vốn tài sản văn hóa vơ giá này của người Tày.


<i>Từ khóa: Hát Then, dân tộc Tày, biểu tượng, văn hóa Tày, văn nghệ dân gian </i>


MỞ ĐẦU *


Người Tày có một vốn văn hóa đa sắc thể
hiện trong phong tục tập quán, trang phục nhà
cửa và những phương thức lưu truyền các thể
loại văn nghệ dân gian như cổ tích, thần thoại
và không thể không kể đến vốn âm nhạc –
một phương tiện bảo lưu đặc sắc nét văn hóa
tộc người. Âm nhạc dân gian của người Tày
là hát Then – một loại hình âm nhạc dùng
trong sinh hoạt cộng đồng và cúng lễ [4]. Hát
Then và gảy đàn Tính là một trong những thứ
“đặc sản” tinh thần của hai dân tộc Tày và
Nùng ở vùng Đông Bắc Việt Nam, chủ yếu là
<i>ở 6 tỉnh: Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà </i>
và một phần của Bắc Giang, Quảng Ninh,


Yên Bái. Ngày nay, làn điệu hát Then và cây
đàn Tính cũng đã theo đồng bào Tày, Nùng
vào làm ăn ở một số tỉnh phía Nam: Đắc Lắc,
Đắc Nơng, Bình Phước, Phú Yên, Đồng Nai,
<i>Lâm Đồng [3]. </i>


Nét đẹp văn hóa của dân tộc Tày phản ánh
qua Then bằng nhiều hình thức khác nhau.
Then của người Tày vô cùng phong phú và đa
dạng, bên cạnh những lời Then cổ các nghệ
nhân còn sáng tác thêm lời mới, nhưng giá trị
văn hóa lưu giữ và phản ánh sắc nét nhất phải
kề đến dòng Then cổ còn được lưu giữ đến
hôm nay. Trong số những bản Then còn lưu
đến ngày nay, phải kể đến một cơng trình sưu




*


<i>Tel: 0975615248; Email: </i>


tầm khá công phu và đầy tâm huyết của nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian Tày – Hoàng
<i>Triều Ân với cuốn Then Tày những khúc hát. </i>
Ông đã ghi chép lại những khúc hát Then
<i>(chủ yếu là Khúc hát Then cúng bái). Cụ thể, </i>
<i>đó là những khúc Then trong Lễ kì yên, cầu </i>


<i>chúc và Then lễ hội mà ông trực tiếp sưu tầm </i>



được ở thầy Dàng làm Then tên Hồng Ích
Khải (pháp danh là Hoàng Hưng) quê ở Nga
Ổ, Thượng Lang - Cao Bằng, nay là Bản
Mom, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng. Đó là văn bản được sử dụng
làm ngữ liệu trong bài viết này.


Sự nghiên cứu Then Tày đã cho thấy bên
cạnh ý nghĩa tâm linh, những chương đoạn
Then còn chứa đựng những giá trị văn học
độc đáo (về phương diện phản ánh và hình
thức). Một trong những giá trị văn học đáng
kể nhất trong Then là ở phương diện ngữ
nghĩa (được phản ánh qua những biểu tượng).
Đó chính là sự phản ảnh những nét nghĩa của
lớp từ ngữ tạo nên nội dung của tác phẩm
nhằm phản ánh hiện thực theo một chiều
hướng tư tưởng nhất định [3].


NỘI DUNG


Kết quả khảo sát


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i> Đinh Thị Liên và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 174(14): 197-202


198


<i>Trong Then Tày, lớp từ ngữ biểu thị những sự </i>
<i>vật, hiện tượng tự nhiên trong đó có các từ ngữ </i>


<i>chỉ động vật rất phong phú. Đó là những vật </i>
<i>nuôi gần gũi, là muông thú trong rừng sâu, núi </i>
<i>thẳm, và trong đó có cả những con vật là kết </i>
<i>quả của sự hư cấu, tưởng tượng. </i>


Qua kết quả thống kê, có thể thấy thế giới
động vật trong Then Tày tương đối đa dạng
(39 từ ngữ) với 335 lượt dùng. Xuất hiện
<i>nhiều nhất là mạ (ngựa) và mèng ngoảng (ve </i>
<i>sầu) với 35 lượt (10.45%); thứ hai là luồng </i>
<i>(rồng) với 29 lượt (8.66%); thứ ba là nộc </i>
<i>(chim) với 25 lượt (7.46%); thứ tư là dạng </i>
(voi) với 23 lượt (6.87%); đồng vị trí thứ năm
<i>là vài (trâu) và phượng (chim phượng) với 19 </i>
<i>lượt (5.67%); thứ sáu là ẻn (én) với 16 lượt </i>
(4.78%).


<i>Lớp từ ngữ biểu thị thế giới thực vật cũng </i>
<i>rất đa dạng. Đó là những lồi hoa, rau, cây, </i>
<i>củ, quả quen thuộc với người Tày. </i>


Có thể thấy, lớp từ ngữ chỉ thực vật trong
Then Tày khá phong phú. Xuất hiện nhiều
<i>nhất là mộc hương (mộc hương) với 13 lượt </i>
<i>(9.85%); thứ hai là mạy khoang (trúc) với 11 </i>
<i>lượt (8.33%); đồng vị trí thứ ba là liễu (hoa </i>
<i>liễu), mạy (gỗ) với 6 lượt (4.55%). Các từ ngữ </i>
còn lại xuất hiện với tần số thấp, thậm chí có
<i>những từ ngữ chỉ xuất hiện 1 lần như: bioóc </i>



<i>nguộn (hoa ngón), mác mặn (quả mận), cam </i>
<i>thảo (cam thảo)... (0.76%). </i>


<i>Sự vật, hiện tượng tự nhiên gồm nhiều </i>
<i>loại: rài (cát), đin (đất), nặm (nước), thin </i>
<i>(đá)… Chúng rất gần gũi với con người, </i>
<i>bao quanh và có ảnh hưởng rất lớn đến sự </i>
<i>tồn tại của con người. </i>


Lớp từ ngữ chỉ các hiện tượng tự nhiên khá
phong phú nhưng tần số xuất hiện không như
<i>nhau, cụ thể là từ nặm (nước) có tần số xuất </i>
hiện cao nhất với 99 lượt (32.67%); thứ hai là
<i>từ phja (núi) với 80 lượt (26.40%); tiếp theo là </i>


<i>tàng (đường) với 50 lượt (16.50%); thứ tư là </i>
<i>kiều (cầu) với 20 lượt (6.60%); tiếp đến là </i>
<i>đông (rừng) với 17 lượt (5.61%); thứ sáu là lừa </i>


(thuyền) với 8 lượt (2.64%). Có rất nhiều từ


<i>ngữ chỉ xuất hiện một lần như: đét (nắng), </i>


<i>moóc (sương), đin (đất), phân (mưa) </i>


(0.33%),…


Một số biểu tượng văn hóa trong Then Tày


Qua khảo sát, có thể thấy các biểu tượng tiêu


biểu trong sinh hoạt đời thường phản ánh qua
<i>Then là ngoảng (ve sầu), mạ (ngựa), luồng </i>
<i>(rồng), bioóc (hoa), nặm (nước), phja (núi),… </i>
<i>Dưới đây, xin chọn hình ảnh ngoảng (ve sầu) </i>
<i>và luồng (rồng), bioóc (hoa) để phân tích làm </i>
rõ một số biểu tượng văn hóa của người Tày
qua các từ ngữ này.


<i>Biểu tượng ngoảng (con ve) </i>


<i>Ngoảng có nghĩa là “con ve”. Từ ngoảng xuất </i>


hiện với tần số nhiều nhất trong lớp từ ngữ
<i>chỉ con vật trong Then. Tiếng kêu của ngoảng </i>
mỗi khi hè về như miên man vang xa mãi nơi
núi rừng gợi lên trong lòng người nghe những
nỗi hồi vọng khơng dứt. Hình dáng mới của


<i>ngoảng mỗi khi lột xác cũng trở nên đầy ý </i>


nghĩa. Nó trở thành một biểu tượng khơng thể
thiếu trong văn hóa dân gian Tày. Vì thế


<i>ngoảng trở thành hình ảnh ước lệ mỗi khi </i>


nhắc đến giọng hát của Then.


<i>Tiếng ngoảng- khát vọng về một ước nguyện </i>
cao đẹp. Trong diễn xướng Then Tày, giọng
hát của Then có lơi cuốn được người thưởng


thức hay khơng, có lay động được thần linh
<i>hay không là do xúc cảm từ giọng hát - giọng </i>
<i>phải như tiếng ngoảng kêu. Vì thế, mỗi lần </i>
khai giọng, thầy Then theo thói quen phải xin
<i>giọng giống ngoảng và gọi nó là mẻ (mẹ): </i>


<i>Giờ đây mọn khay pác</i>


<i>Giờ miảc mọn khay hênh</i>


<i>Khay pác đuổi mẻ mèng</i>


<i>Khay hênh đuổi mẻ ngoảng…</i>


[1; 328]



(Giờ đẹp tiện Then mở miệng


Giờ lành tiện Then mở lời


Mở miệng với mẹ ong


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i> Đinh Thị Liên và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 174(14): 197-202


199
<i>Bên cạnh đó, tiếng ngoảng cũng là dấu hiệu của thời gian thực tại. Trong Then, đường đi của </i>
<i>quân Then lên mường trời vô cùng khổ ải, đi đến đâu không thể đo được. Lúc này tiếng ngoảng </i>
như một dấu hiệu đánh thức:


<i>Mạ chúa lót đại ngản sơn dương</i>



<i>Luồng tiên thâng đông luông ngoảng roọng…</i>


[1; 541]


(Ngựa chúa lọt đại ngàn sơn lâm


Rồng tiên đến rừng sâu ve gọi…)


<i>Tiếng ngoảng tha thiết gợi nhớ những việc đã qua. Đồn qn Then trên hành trình của mình có </i>
<i>những phút xao lịng nhớ về quê hương, bản quán. Tiếng ngoảng nỉ non trên ngàn nhắc họ về </i>
những nỗi buồn và sự cô đơn:


<i>Xam xiết các quân Then cùng đứng</i>


<i>Tổ quân là trạm nẳng nghỉ ngơi</i>


<i>Đảy nghìn tiểng mèng xui buồn toọng…</i>


[1; 544]


(Thảm thiết các quân Then cùng đứng


Đội quân tìm nơi ngồi nghỉ ngơi


Được nghìn tiếng ve kêu buồn lòng…)


<i>Trong Then, ngoảng còn là biểu tượng cho sự trẻ trung, bất tử. Qua mỗi lần lột xác, ngoảng mang </i>
trên mình những dáng vẻ mới, tượng trưng cho sự thay đổi số kiếp con người. Người Tày tin rằng ở
kiếp này khổ ải thì cịn có kiếp sau sung sướng. Bắt nguồn từ suy nghĩ mộc mạc đó, họ đã thêu dệt


<i>nên câu chuyện mang màu sắc thần kì, hư ảo. Kiếp trước của ngoảng là một cô gái trẻ trung, xinh </i>
<i>đẹp nhưng đường tình dun khơng như ý, điều này được thuật qua lời ngoảng- kiếp sau của người. </i>


Buồn tủi cho số phận của mình, cơ gái đã bỏ vào rừng tìm đến cây lá ngón tự tử, hóa hình nên


<i>ngoảng gọi lời thương. Với hình dáng mới, ngoảng biến hóa theo thời gian: tháng Năm làm cà </i>


<i>cuống, thánh Bảy làm ve. Vì thế, ngoảng trở thành biểu tượng cho cái mới mẻ, sự trẻ trung, khát </i>
khao hạnh phúc:


<i>Bươn chất noọng khỉn phja hất ngoảng</i>


<i>Tiếng ngoảng roọng ong óng nưa phja</i>


<i>Báo sao khoăn siểu mà đuổi ngoảng</i>


<i>Bươn chất roọng tiểng đàn…</i>


[1; 347]


(Tháng bảy lại lên rừng làm ve


Tiếng ve kêu ve ve trên núi


Trai gái hồn xiêu lạc về núi


Tháng bảy gọi tiếng buồn…)


<i>Cuối cùng, ngoảng chính là cầu nối giữa cõi thực và cõi hư. Trong những lời Then ta thấy </i>



<i>ngoảng với người có thể chuyện trò cùng nhau. Điều này thật hư ảo nhưng có thể đó chính là sự </i>


<i>đồng điệu của con người với thiên nhiên hay với thân phận ngoảng: </i>


<i>Boong ngoảng táng thân thân mình roọng</i>


<i>Các chúa nghìn đát toọng thiết tha</i>


<i>Cám cảnh tản liện tha hất phúc</i>


<i>Tua ngoảng mì gằm chúc báo ân…</i>


[1; 547]


(Bầy ve tự thân kêu cứu


Các chúa nghe âu sầu vào dạ


Cám cảnh Then làm phúc thả ve


Ve có lời chúc để báo ân…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i> Đinh Thị Liên và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 174(14): 197-202


200


<i>Cặp đơi luồng - ngưởc (rồng - thuồng luồng) trong Then </i>


<i>Đối với người Tày, tua luồng (rồng) - là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín </i>
<i>ngưỡng của tộc người này. Đồng thời tua luồng cũng đại diện cho quyền lực của chế độ phong </i>


<i>kiến trước đây ở vùng người Tày. Trong Then, luồng là biểu tượng cho cái đẹp, cái cao cả trong </i>
<i>cuộc sống và thường xuất hiện trong sự đối lập với ngưởc (thuồng luồng). </i>


<i>Trước hết, luồng là biểu tượng cho cái đẹp cao cả trong cuộc sống. Trong Then, hình ảnh được </i>
<i>lựa chọn để chạm khắc ở chốn linh thiêng là luồng với những dáng vẻ độc đáo, sáng tạo, thể hiện </i>
<i>ước mơ của con người. Trong khúc Phóng lệ hình ảnh luồng hiện lên với nét mềm mại thanh cao: </i>


<i>Bưởng đâư tạc long phủ, linh quy…</i>


[1; 355]


(Bên trong tạc rồng múa, rùa quỳ…)


<i>Ở một nét chạm khác, vẻ đẹp của luồng lại thể hiện ở sự oai nghiêm tại vị trí rất quan trọng theo </i>
<i>quan niệm của người Tày - đó là cửa vào ra: </i>


<i>Long quy phủ xiên vây lộn cửa…</i>


[1; 355]


(Tạc rồng bay trấn cửa ra vào…)


<i>Luồng trong Then Tày còn là biểu tượng của vẻ đẹp cao quý. Trang phục các Then được Ngọc </i>


<i>Hoàng ban thưởng sau khi lọc vía hào quang là những chiếc áo thêu hình luồng. </i>


<i>Bên cạnh đường nét uốn lượn của luồng trên áo thêu, luồng còn ở cả chiếc mũ đội đầu, gợi lên </i>
một vẻ đẹp linh thiêng trong những lời Then:


<i>Mũa thung thúc vùa ban long khảm</i>



<i>Vẽ rồng bay, phượng hoàng, đào nguyên…</i>


[1; 454]


(Mũ thung thúc vua ban rồng khảm


Vẽ rồng bay, phượng hoàng, đào nguyên…)


<i>Luồng- biểu tượng cho ước mơ, hạnh phúc của người Tày. Khi nói đến những quãng đời vui vẻ </i>


tươi đẹp trong năm, người Tày cho rằng đó là khoảng thời gian:


<i>Thả xuân thu có hội rồng bay…</i>


[1;356]


(Chờ xuân thu có hội rồng bay…)


<i>Đồng thời, luồng còn biểu trưng cho khát vọng cao cả của đời người: </i>


<i>Giai học hành lại thêm thi phú</i>


<i>Người khơn thì đỗ đăng khoa</i>


<i>Long hổ ứng phục mà giao hội…</i>


[1; 356]


(Giai học hành lại thêm thi phú



Người khôn thì đỗ thủ khoa


Long hổ đều quay về giao hội…)


<i>Đối lập với luồng là hình ảnh ngưởc (thuồng luồng) hiện lên với dáng vẻ hung dữ. Đặc biệt, trong </i>
<i>quan niệm của người Tày, ngưởc thường biến thành những chàng trai, cô gái xinh đẹp để bắt hồn </i>
người trên những khúc sông:


<i>Thua lừa ngoặc lồng vắng</i>


<i>Ngù ngưởc khỉn pắt gần nả nặm…</i>


[1; 586]


(Đầu thuyền quay xuống lối vắng


Thuồng luồng lên bắt người mặt nước…)


<i>Ngưởc thường biểu trưng cho cái xấu luôn rình rập, đe dọa con người trong cuộc sống. Ngược </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i> Đinh Thị Liên và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 174(14): 197-202


201
như đối lập, xa vời, không thể nối kết nhưng Then lại giải quyết được vấn đề này. Vì vậy, hát
Then là cầu nối giữa thực tại nghiệt ngã với những khát khao cao đẹp của con người.


<i>Biểu tượng Bioóc - biểu tượng của vẻ đẹp. Sự xuất hiện của bioóc khiến thiên nhiên trở nên hiền </i>


hòa, thơ mộng, đầy màu sắc.



<i>Vẻ đẹp, sức sống của những nậu bioóc làm cho cảnh vật thơ mộng, tâm hồn con người rung </i>
<i>động, xao xuyến. Qua lời miêu tả của Then, phủ thành Lâm - không gian tâm linh trong Then </i>
<i>Tày thơm ngát hương bioóc. Những nậu với bioóc đan xen trong vườn nhỏ làm cho lịng Ngọc </i>
Hồng cũng thấy ngẩn ngơ:


<i>Nậu đeo nở bách nhụy thơm danh</i>


<i>Nậu khao là nậu đeng hom bic</i>


<i>Gừn vằn vua khảu c dồm hoa…</i>


[1; 439]


(Một bơng nở trăm nhụy thơm lừng


Nụ trắng lại nụ đỏ thơm hoa


Đêm ngày vua ra vào ngắm hoa…)


<i>Bioóc cũng trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp của của tiên nữ ở trên trời: </i>


<i>Tiện nự nả khảo xóa như hoa…</i>


[1; 570]


(Tiên nữ mặt trắng xóa như hoa…)


<i>Bioóc từ biểu tượng của vẻ đẹp, nó vì thế đã trở thành biểu tượng cho sự toàn hảo đặc biệt là trong tâm </i>



<i>linh của người Tày. Trong sinh hoạt tâm linh, bioóc được lựa chọn làm phương tiện thanh tẩy sự uế tạp: </i>


<i>Mừng thư cáng seng sảo lại quang</i>


<i>Mừng thư cáng bioóc vàng lại quét…</i>


<i>[1; 420 - 421]</i>


(Tay cầm cành thanh thảo lại tẩy rửa


Tay cầm cành hoa bưởi lại quét…)


<i>Bioóc trong thiên nhiên đã được nâng lên thành biểu tượng một vị thánh của người Tày- Mẻ </i>
<i>Bic (Mẹ Hoa). Trong hình dung của người Tày, Mẹ Hoa có tấm lịng nhân ái cao cả, là vị thần </i>


cai quản việc sinh nở dưới nhân gian:


<i>Sổ sinh giú thượng phương Mẻ Bioóc…</i>


[1; 444]


(Số sinh ở trên phía Mẹ Hoa…)


<i>Do đó trong lễ Then của người Tày thuộc phần Then kì yên, cầu chúc có một phần lễ dành riêng cho </i>
<i>những người hiếm muộn muốn có mụn con để ấm êm cửa nhà đó là lễ Cái kiều cầu tự. Đứa con được </i>
<i>sinh ra họ gọi là lủc bioóc (con hoa): </i>


<i>Bic te lồng chang sóa đảy an</i>


<i>Hoa niên phịng mà đang đoạn giá</i>



<i>Cái cấu thâng nưa vạ đảy an</i>
<i>Bioóc te lồng dương gian vạn đại… </i>


[1; 413]


(Nụ ấy đưa về nhà được an


Hoa ấy nở thân nàng rồi vậy


Bắc cầu đến mường trời được an


Nụ đã xuống dương gian vạn đại…)


<i>Đó là những đứa con do Mẻ Bioóc chia, cho nên chúng được yêu chiều hết mức và được gửi vào cửa </i>
Then:


<i>Sinh mì quắc lủc bic, doỏc lủc hương…</i>


[1; 412]


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i> Đinh Thị Liên và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 174(14): 197-202


202


<i>Như vậy, trong Then Tày, bioóc tượng trưng </i>
cho vẻ đẹp của lí tưởng, vẻ đẹp cao quý của
<i>muôn lồi. Bic là con người, là sức sống </i>
bền vững mãnh liệt, là tuổi trẻ, mùa xuân, là
hạnh phúc, là bản lĩnh, là sự thanh khiết, cao


cả trong đời sống của người Tày.


KẾT LUẬN


Hệ thống biểu tượng trong Then Tày khá
phong phú. Qua tìm hiểu, có thể có một số
nhận xét như sau:


Thứ nhất, lớp từ ngữ chỉ động vật và thực
vật trong Then đã phản ánh chân thực môi
trường sống tự nhiên của người Tày xưa. Đó
là mơi trường miền rừng núi hoang sơ, trù
phú với đặc trưng là nền kinh tế tiểu nông tự
cung tự cấp. Một số từ ngữ được dùng để ghi
nhận các biểu tượng văn hóa của người Tày
cho ta thấy mối quan hệ gắn bó lâu đời giữa
con người với thiên nhiên trong quá trình
khám phá để chinh phục nó.


Thứ hai, sự truyền cảm và có sức cuốn hút
nhất của Then là ở các biểu tượng vốn quen


thuộc trong đời sống hàngngày qua các từ ngữ
<i>đi vào lời Then, đó là: Biểu tượng bioóc </i>
<i>(hoa), ngoảng (ve sầu), nặm (nước), phja (núi </i>
<i>đèo) và cặp hình tượng luồng (rồng) -ngưởc </i>
(thuồng luồng),… Tóm lại, tất cả các biểu
tượng xuất hiện như những đường nét, họa
tiết hoa văn đủ màu sắc tô điểm cho chiếc cầu
Then nối liền cõi tục với cõi thiêng trong đời


sống tâm linh của người Tày.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Triều Ân (2000), Then Tày những khúc hát, </i>
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


<i>2. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng </i>


<i>nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, </i>


Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm
TPHCM.


<i>3. Dương Thị Thanh Hiên (2000), Hệ thống hình </i>


<i>ảnh biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh </i>
<i>Châu, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học sư </i>


phạm Hà Nội.


<i>4. Hồng Ngọc La (chủ biên) (2002), Văn hóa dân </i>


<i>gian Tày, Sở Văn hóa Thông tin Thái Nguyên, </i>


<i>Thái Nguyên. </i>


<i>5. Nguyễn Thị Yên (2006), Then Tày, Nxb Văn </i>
hóa dân tộc, Hà Nội.



SUMMARY


THE SYSTEM OF SYMBOLS IN THEN SONGS OF TAY PEOPLE


Dinh Thi Lien*, Nguyen Thi Ngoc Anh


<i> School of Foreign Languages - TNU </i>


Singing Then is the popular form of religious activities of Tay people. Therefore, studying about
Then is essential for us in order to introduce some of thetypical characteristics in folk art of Tay
people – an ethnic group in the community of 54 peoples and culture diversity in Vietnam. In this
paper, the authors intend to make a study of the vocabulary of Tay people and make an
introduction to the readers into a system of cultural symbols expressed in the book “Then Tay –
the songs” by Hoang Trieu An from linguistic and cultural perspective. The authors hope to help
the literary values of this sacred and mysterious folk art be recognized and affirmed, as well as to
honor this valuable cultural asset of Tay people.


<i>Key words: Singing Then, Tay people, symbols, Tay Culture, folk art </i>


<i>Ngày nhận bài: 15/10/2017; Ngày phản biện: 16/11/2017; Ngày duyệt đăng: 13/12/2017 </i>




*


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>oµ </i>

<i>soT</i>

T¹p chÝ Khoa học và Công nghệ





THE SPECIAL ISSUE FOR THE 10

th

FOUNDATION ANNIVERSARY




SCHOOL OF FOREIGN LANGUAGES - TNU (2007-2017)



Content

Page


Le Hong Thang – Discussion on Project-Based Learning Approach 3


Nguyen Thi Nhu Nguyet, Chu Thanh Thuy - Students’ Output Competency Assessment in Using Russian
Language at Level A2-B1 on the Basis of Common European Framework of Reference at School of Foreign


Languages, Thai Nguyen University 7


Nguyen Thuy Linh - Evaluation and Assessment in Project-Based Learning - Some Practical Suggestions 13
Vu Thi Thanh Hue - Students’ Perception about an Online Extensive Reading Course with the Help of Edmodo 19
Mai Thi Thu Han, Nguyen Thi Lien, Hoang Thi Tuyet, Duong Thi Ngoc Anh - Fostering Learners’


Autonomy through Project Work in an ESP Class at Hoa Lu University: A Case Study 25
Duong Duc Minh, Duong Lan Huong - A Study on the Interaction between the Presenter and Audience in the


Presentation Skill for English Major Students at School of Foreign Languages - Thai Nguyen University 31
Pham Thi Kim Uyen - Use of Journals in Teaching Translation for English Major Students of Nha Trang University 37
Le Thi Hong Phuc - Students’ Responses to the TV Show Project as the End-of-Term Assessment in the


Pronunciation Course 43


Han Thi Bich Ngoc - Teaching Outside the Classroom - Integrating Social Media into Innovative Language


<i>Teaching: The Case of Facebook </i> 49


Nguyen Ngoc Luu Ly, Quach Thi Nga - Some Features in Applying Multimedia Tools into Teaching



Elementary Chinese in School of Foreign Languages - Thai Nguyen University 55


Le Thi Hoa, Dau Thi Mai Phuong - Fostering the 21st Century Skills in Project-Based ESP Learning 61


Nguyen Thi Bich Ngoc, Tran Minh Thanh - Methods to Increase the English Magazine Project Power in the
Study of the English Written Language for English Major Students at School of Foreign Languages - Thai


Nguyen University 67


Hoang Thi Huyen Trang, Nguyen Thi Ngoc Anh - Developing English Language Reading Comprehension


amongst EFL/ESL Learners through Culturally Relevant Texts 73


Nguyen Quoc Thuy, Nguyen Thi Doan Trang - Teaching Foreign Languages through Magazine Project at


Thai Nguyen University of Education 79


Nguyen Tuan Anh - PBLL Course Development as a Way of Ensuring a Multidisciplinary Program 85


Do Thi Son, Do Thi Phuong - An Analysis of Students’ Errors at School of Foreign Languages, Thai Nguyen


University in Directly Translating from Sino-Vietnamese Words to Chinese and Solutions 91


Tran Dinh Binh - Application of Project-Based Learning in Language Teaching in Vietnam 97


Le Thi Khanh Linh, Le Thi Thu Trang- Evaluative Devices in Personal Narratives from American and


Vietnamese Talk Shows 103



Do Thanh Mai, Phung Thi Thu Trang - The Application of Moodle in E-Learning and Teaching Informatics


at School of Foreign Languages – Thai Nguyen University 109


Mai Thi Ngoc Anh, Vi Thi Hoa, Pham Hung Thuyen - Application of Project-Based Learning to the Teaching


of Chinese Excursion at School of Foreign Languages – Thai Nguyen University 117


Tran Thi Hanh - Students’ Perceptions on the Use of Edmodo as a Supplementary Tool in Learning 123
Bui Thi Ngoc Oanh - Using Project-Based Learning to Improve English Speaking Skills of Non-English Major


Students of Level A2 129


Journal of Science and Technology



174

(14)



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Nguyen Hanh Dao, Dinh Nu Ha My - A Participatory Case Study into Learners’ Difficulties and Pedagogical


Implications of Doing Project-Based Learning ESP Course 135


Nguyen Thi Kim Oanh - Project-Based Language Learning Adopted for an ESP Module in School of Foreign


Languages, Hanoi University of Science and Technology: Benefits, Challenges and Recommendations 141
Vu Thi Kim Lien - Enhancing Pragmatic Competence of Students at University of Languages and International


Studies, VNU 147


Dam Minh Thuy - Integrated Skills in Foreign Language Learning via Video Project "Study of the Cultural



<i>Influences of France in Vietnam" </i> 153


Nguyen Thi Thu Hoai - Situation of Intern Teaching Program of English Subject at Some Selected High


<i>Schools in Thai Nguyen City and Suggested Sollutions </i> 159


Nguyen Thi Ngoc Anh, Hoang Huyen Trang - Language Errors of Chinese Students Studying Vietnamese


Language at School of Foreign Languages, Thai Nguyen University and Proposals for Correction 165
Quach Thi Nga, Do Thi Thu Hien - Problems and Suggestions for Chinese - Vietnamese Translation


Textbooks in Vietnam (Investigate in School of Foreign Languages - TNU) 171
Phan Thanh Hai - Toward a Project Based Learning Curriculum for TEFL B.A Program within Profession Oriented


Higher Education 177


Le Vu Quynh Nga, Ly Thi Hoang Men, Nguyen Thi Thu Oanh - Enhancing Students’ Translation


Performance in School of Foreign Languages: An Application of Cooperative Learning 183
Doan Thi Thu Phuong - Language Learning Style Preferences of Grade 11 Students at a High School,


Nam Dinh 189


Dinh Thi Lien, Nguyen Thi Ngoc Anh - The System of Symbols in Then Songs of Tay People 197


</div>

<!--links-->

×