Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số vấn đề văn hóa quan họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.81 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

D


<b> </b>


<b>MỘT SỐ </b>



<b>VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA QUAN HỌ </b>



<b>DƯƠNG VĂN SÁU</b>


<i>Văn hóa Quan họ là một tổng thể, bao gồm văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân thể hiện trong </i>
<i>đời sống sinh hoạt (phong tục, tín ngưỡng, vui chơi), mang sắc thái riêng của người dân vùng Kinh Bắc </i>
<i>xưa. Văn hóa Quan họ bao gồm dân ca Quan họ, tín ngưỡng Quan họ, lễ hội Quan họ, văn hóa ứng xử </i>
<i>Quan họ và trang phục Quan họ, trong đó dân ca Quan họ là cốt lõi. Văn hóa Quan họ là một di sản </i>
<i>văn hóa quý giá của riêng vùng Kinh Bắc, biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác </i>
<i>của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa. Tất cả hợp lại thành mảnh đất tốt để dân ca </i>
<i>Quan họ ra đời, phát triển và tồn tại cho đến ngày nay. </i>


<b>Từ khóa: Dân ca quan họ, văn hóa quan họ</b>
<b>Abstract</b>


<i>“Quan ho” culture is a whole, including community culture and personal culture expressed in daily </i>
<i>life (customs, beliefs, entertainments), bearing the nuance of the Kinh Bac people. “Quan ho” culture </i>
<i>includes “Quan ho” folk songs, “Quan ho” religion, “Quan ho” festival, “Quan ho” behavior culture and </i>
<i>Quan ho costumes, in which “Quan ho” folk songs are the core. “Quan ho” culture is a valuable cultural </i>
<i>heritage of the Kinh Bac area itself, expressing the beautiful, clear and simple concepts of working </i>
<i>people living in the ancient Kinh Bac area. All of them combined into a good land for “Quan ho” folk </i>
<i>songs to develop and last until to day. </i>


<b>Keyword: “Quan ho” folk songs, “Quan ho” culture</b>


ân ca Quan họ Bắc Ninh là một loại
hình dân ca đồng bằng Bắc Bộ, tập


trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc,
xung quanh khu vực ven sơng Cầu. Có khá
<i>nhiều tên gọi về loại hình dân ca này: Quan </i>
<i>họ Bắc Ninh, dân ca Quan họ Bắc Ninh, dân ca </i>
<i>Quan họ, dân ca Quan họ Bắc Giang, Quan họ </i>
<i>Kinh Bắc, dân ca Quan họ Kinh Bắc. Tuy nhiên, </i>
<i>tên gọi dân ca Quan họ Bắc Ninh hay nói vắn </i>
<i>tắt Quan họ Bắc Ninh là tên gọi phổ biến nhất. </i>
Ngay trong Bằng công nhận Di sản văn hóa
<i>thế giới của UNESCO cũng ghi rõ: Quan Ho Bac </i>
<i>Ninh Folklore sings.</i>


Văn hóa Quan họ là một tổng thể, bao
gồm văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân
thể hiện trong đời sống sinh hoạt (phong tục,


tín ngưỡng, vui chơi), mang sắc thái riêng của
<i>người dân vùng Kinh Bắc xưa. Dân ca Quan họ là </i>
<i>cốt lõi của văn hóa quan họ. Nghiên cứu Dân ca </i>
Quan họ khơng thể khơng đặt nó trong mối liên
quan với các thành tố khác của văn hóa Quan họ.
<b>1. Vùng văn hóa Quan họ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thành một tỉnh độc lập. Đây cũng là thời kỳ mà
các học giả người Pháp quan tâm nghiên cứu
bước đầu về Quan họ nên họ gọi là Quan họ Bắc
Ninh. Tên gọi này phổ biến cho đến hôm nay.


Trong suốt chiều dài lịch sử, Quan họ Bắc
Ninh sinh ra từ làng, tồn tại và phát triển trong


các làng Quan họ. Theo các nghiên cứu truyền
thống, một làng để được coi là làng Quan họ,
<i>phải đáp ứng 2 tiêu chí sau đây: Thứ nhất, có </i>
<i>Quan họ đi kết bạn và hát với Quan họ nơi khác </i>
<i>liên tục từ 2 hoặc 3 thế hệ trở lên; thứ hai, được </i>
<i>các Quan họ nơi khác thừa nhận. Trên cơ sở này, </i>
trước năm 1945 đã có 49 làng Quan họ trên
vùng Kinh Bắc. Dựa vào vị trí địa lý của 49 làng
Quan họ, chúng ta thấy vùng văn hóa Quan họ
có điểm giới hạn phía bắc là khu vực Sen Hồ
(thuộc Việt Yên tỉnh Bắc Giang); phía nam là khu
vực Tiên Sơn (Bắc Ninh); phía tây là khu vực Yên
Phong (Bắc Ninh) và phía đơng là khu vực Khắc
Niệm (tên nôm là Ném) trước là Tiên Sơn, nay
thuộc địa bàn thành phố Bắc Ninh.


Trong phạm vi cơng nhận chính thức của
UNESCO, vùng Quan họ chỉ gồm có 49 làng Quan
họ gốc đang tồn tại (Bắc Ninh 44 làng, Bắc Giang
05 làng). Hiện nay các làng Quan họ tồn tại nhiều
ở các huyện: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, thành
phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) và một số làng
thuộc huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang).


Thị xã Từ Sơn và Tiên Du gồm 14 làng: Duệ
Ðông, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Hoài
Thị, HoàngTrung,Vân Khám, Bái Uyên, Ném Ðoài,
Ném Sơn, Ném Tiền, Tiêu, Tam Sơn, Hạ Giang.


Huyện Yên Phong gồm 16 làng: Hữu Chấp,


Viêm Xá, Ðẩu Hàn, Xuân Ái, Xuân Ðồng, Xuân
Viên, Thượng Ðồng, Thụ Ninh, Ðặng Xá, Khúc
Toại, Trà Xuyên, Châm Khê, Đào Xá, Dương Ổ,
Ơng Mơi, Ðơng n.


Thành phố Bắc Ninh gồm 14 làng: Cổ Mễ,
Phúc Sơn, Y Na, Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá,
Yên Mẫn, Yên Thị Trung, Vệ An, Ỗ Xá, Xuân Ổ,
Hịa Đình, Khả Lễ, Bồ Sơn.


Tỉnh Bắc Giang có 5 làng: Giá Sơn, Hữu
Nghi, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ (thuộc huyện
Việt n). Ngồi ra ở 13 làng (Đình Cả, Đông


Long, Khả Lý Thượng, Núi Hiếu, Mật Ninh,
Quang Biểu, Tam Tầng, Thần Chúc, Tiên Lát Hạ,
Tiên Lát Thượng, Thổ Hà, Trung Đồng, Vân Cốc)
thuộc huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang, dân ca
Quan họ cũng được thực hành. Đây là những
làng nằm trong vùng lan tỏa của di sản văn hóa
này.


Với diện tích khoảng 60km2<sub>, các làng Quan </sub>


họ nằm trong khu vực ven các con sông Cầu,
Ngũ Huyện Khê và sông Tiêu Tương. Đây là
những dịng sơng hiền hịa, mềm mại uốn
quanh những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ
với nhiều ngọn đồi, núi thấp, thoai thoải nằm
yên bình trên cánh đồng lúa thẳng cảnh cò


bay. Trên những đồi núi thấp ấy là những ngôi
chùa cổ kính, trầm mặc rêu phong trong tiếng
gà eo óc buổi ban trưa vọng lên từ những làng
quê cổ kính ven chân đồi phía xa.


Cư dân vùng Quan họ chủ yếu sống bằng
nông nghiệp; hệ tư tưởng - tinh thần chiếm
vai trò chủ đạo là Phật giáo - một tơn giáo “âm
tính” - kết hợp với hệ thống tín ngưỡng dân
gian, trong đó việc thờ cúng thủy thần chiếm
vai trò chủ đạo… Tất cả đã kết tinh, cô đọng lại,
tạo nên một nét mềm mại, mượt mà, sâu lắng
trong những giai điệu và lời ca Quan họ.
<b>2. Những yếu tố cấu thành văn hóa quan họ</b>


<i><b>2.1. Dân ca Quan họ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chính những đặc điểm cơ bản này đã tạo
cho dân ca Quan họ những nét riêng, không thể
pha trộn với các loại hình văn hóa nghệ thuật
dân gian khác; đồng thời cũng tạo nên sức sống
mãnh liệt để Dân ca Quan họ truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, được người dân trong
vùng yêu thích, người dân trong cả nước và bạn
bè quốc tế mến mộ, thừa nhận.


<i><b>2.2. Lễ hội Quan họ</b></i>


Kinh Bắc là miền đất của những lễ hội dân
gian truyền thống làm say đắm lòng người, tạo


nên nét đặc sắc của một vùng văn hóa. Các lễ
hội truyền thống là mơi trường thể hiện văn
hóa Quan họ. Phần lễ, phần hội đều xoay xung
quanh dân ca Quan họ. Hầu như tất cả các lễ
hội ở trong vùng văn hóa quan họ đều có hát
Quan họ. Đây là một đặc trưng nổi bật bởi hát
Quan họ là yếu tố không thể thiếu trong các
lễ hội này. Lễ hội Quan họ thì nhiều, song có
hai lễ hội quan trọng nhất là lễ hội đền thờ Vua
Bà - Thủy tổ Quan họ - ở làng Viêm Xá, xã Hòa
Long, thành phố Bắc Ninh (mồng 6 tháng hai
âm lịch) và Hội Lim (13 tháng giêng âm lịch).
Nơi đây, một năm có tới 4 tiết lệ: Hội Chùa (ngày
rằm tháng giêng), hội Tát giếng (mồng 3 tháng 3)
và hội Đình (mồng 6 tháng 8); nhưng sôi nổi và
thu hút đông đảo khách thập phương nhất vẫn
là ngày hội Đền thờ Vua Bà (mồng 6 tháng hai).


<i><b>2.3. Tín ngưỡng quan họ</b></i>


Tín ngưỡng Quan họ là những ứng xử văn
hóa của cư dân đối với Thủy tổ Quan họ: đức
Vua Bà và người có cơng trong việc khơi phục
dân ca Quan họ là Hiển Trung Hầu tướng công
Nguyễn Diễn. Tín ngưỡng Quan họ cũng thể
hiện đức tin của con người vào tình cảm chân
thật, tình người, nghĩa cử, tình bạn, phong
cách sống thanh bạch, trong sáng trong các
mối quan hệ của người dân trên quê hương
Quan họ. Tín ngưỡng Quan họ còn thể hiện


qua lời hát kể hạnh Phật trong chùa Lim (Hồng
Ân tự) hay hát cửa đình ở các ngơi đình trong
vùng Kinh Bắc. Ngồi ra, các hình thức ca hát
chỉ có ở các bọn Quan họ nam nữ trong nội
bộ một làng với nhau, như các hoạt động phục


vụ lễ sự của làng vào mùa thu: Quan họ trùm
đầu, Quan họ cầu đảo ở làng Viêm Xá, Quan họ
lấy nước tắm Phật ở Châm Khê, Quan họ rước
bà Đống ở Hịa Đình, Quan họ hiếu ở làng Tam
Sơn và Lũng Giang…


<i><b>2.4. Tục kết chạ, ngủ bọn Quan họ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

các liền anh, liền chị; hình thành các bọn Quan
họ. Tục kết chạ là biện pháp sinh hoạt, giao lưu
kết nghĩa, là cách tốt nhất cho sự tồn tại, thăng
hoa của dân ca Quan họ.


<i><b>2.5. Văn hóa ứng xử Quan họ</b></i>


Nề nếp Quan họ đòi hỏi mọi người, khi đã
đến với Quan họ đều phải lịch sự, trang nhã từ
trang phục, cử chỉ, ngơn ngữ (khi ăn, khi nói, lúc
đứng, lúc ngồi…) cho đến miếng trầu, chén
nước. Cho nên giao tiếp là một mảng giá trị đẹp
trong văn hóa Quan họ.


<i>Mời và tiếp khách Quan họ: Một nhóm Quan </i>
họ này muốn mời một nhóm Quan họ khác


đến nhà mình ca hát một canh thì cũng phải
mời theo đúng lề lối. Sau khi đã hẹn trước
ngày sẽ sang mời, nhóm đi mời thường ít nhất
hai người, mang theo một cơi trầu đến làng
Quan họ bạn. Khi đến nơi, bên chủ nhà thường
đã tụ họp đủ cả nhóm Quan họ để đón. Trong
nhóm Quan họ chủ nhà, thường có cả thầy mẹ
của anh Hai hoặc chị Ba. Quan họ khách đặt
<i>cơi trầu lên bàn rồi trang trọng nói “…Năm, </i>
<i>năm mới, tháng, tháng xuân, trước là thăm thày, </i>
<i>thăm mẹ, chúc thày, chúc mẹ sống lâu, giàu bền; </i>
<i>sau là thăm anh Hai, anh Ba, anh Tư,…. Quan </i>
<i>họ chúng em chúc đương Quan họ liền anh năm </i>
<i>mới thêm tài, thêm lộc, sau nữa là ngỏ lời xin </i>
<i>phép thày mẹ, mời anh Hai, anh Ba, anh Tư… </i>
<i>đương Quan họ liền anh, tới ngày … tháng …, </i>
<i>đến vui hội cùng làng em, cùng chúng em ca </i>
<i>vui một canh cho vui dân, vui hội, cho chúng </i>
<i>em được học địi đơi lối, đôi câu…”. Thường là </i>
Quan họ bạn nhận lời, làm cơm thết bạn và thế
nào tối hơm đó cũng “ca dăm câu” để mừng
cuộc hội ngộ, sau đó, bên được mời ân cần tiễn
đưa bên đi mời một đoạn đường dài khỏi làng
mình mới trở lại. Sau khi biết bạn nhận lời, bên
đi mời về tấp nập sửa soạn: luyện tập ca hát, lo
xếp đặt, trang hoàng căn nhà sẽ là nơi gặp gỡ,
lo đóng góp tiền nong, mua sắm thức ăn, thức
uống, lo người nấu nướng v.v…


Đúng hẹn khách đến, bên chủ nhà phải ra


tận đầu làng đón khách với nét mặt hồ hởi,


hân hoan, thái độ ân cần niềm nở. Chủ nhà lấy
thau, khăn mặt mời khách đi rửa mặt, chân tay
rồi đón khách vào nhà. Trong nhà, bàn, ghế,
giường phản sạch sẽ, gọn gàng, có đơng đảo các
bậc cha mẹ, bạn bè cùng mừng vui đón khách.
Chủ mời khách uống nước, xơi trầu, chuyện trò
thăm hỏi thân tình thắm thiết. Sau khi mời trầu,
nước, Quan họ bắt đầu vào canh hát. Đến
chừng nửa đêm, Quan họ chủ thường mời Quan
họ khách ăn tiệc mặn hoặc tiệc ngọt hoặc cả
hai. Các Quan họ chủ chia nhau ân cần mời mọc
<i>Quan họ khách: “năm, năm mới, tháng, tháng </i>
<i>xuân, mỗi năm có một lần vui hội… thơi thì, bây </i>
<i>giờ canh đã quá khuya, anh em chúng em xin </i>
<i>mời chị Hai, chị Ba, chị Tư, chị Năm… quan họ </i>
<i>uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bầu, </i>
<i>vui bạn… rồi sau đây lại ca sướng cho tan canh </i>
<i>màn võ, cho tàn đêm… đấy ạ”. Những làng có </i>
tục mời Quan họ bạn uống rượu thì thường mỗi
người bưng một chén rượu nhỏ đi mời từng
người, vừa mời vừa hát. Những nơi không mời
Quan họ bạn uống rượu thì dù bữa ăn có sửa
soạn to đến đâu, cũng chỉ gọi là cơm Quan họ
mà không gọi là cỗ Quan họ. Xưa tục không mời
uống rượu khi ăn, khi hát được các Quan họ ở
làng Diềm và Bịu giữ thành lệ. Quan họ giã bạn
(chia tay) vào khoảng canh tư (gần sáng).



Các Quan họ không phải chỉ cư xử với nhau
như vậy vào những dịp hội làng mà cả mỗi khi
có những việc vui mừng nào đó. Khi trong
những nhóm Quan họ đã kết bạn có người
đau yếu, hoạn nạn, họ cũng thường rủ nhau
đi thăm hỏi, quà cáp, có thể giúp đỡ cả về tiền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

lớp trẻ. Bao giờ các bậc đi trước cũng được đối
xử một cách quý trọng, chân thành. Mối quan
hệ này liên quan chặt chẽ đến sự bảo tồn và
phát triển văn hóa quan họ.


<i>Ngôn ngữ, cử chỉ trong giao tiếp: </i>


Ngôn ngữ của người Quan họ giàu chất thi
ca, đây đó lấp lánh ca dao, tục ngữ, truyện
<i>nôm, nhất là Truyện Kiều. Ví như nói “Bây giờ </i>
<i>gặp mặt nhau đây mà cứ ngỡ như là chuyện </i>
<i>chiêm bao…”. Ngôn ngữ giao tiếp của người </i>
Quan họ tuy mềm mại, khéo léo, tinh tế, nhiều
khi bóng bẩy, lững lờ… nhưng khơng gợn lên
những ẩn ý dối trá, lừa lọc mà đậm đà tình
người. Sự tôn trọng giữa người và người luôn
hướng tới những nét giàu đẹp của ngơn ngữ.
Vì vậy, người Quan họ khơng thích, không
chấp nhận sự thô kệch, vụng về trong lời nói.
Cho nên, khi các anh, chị rủ các em bé ngủ bọn
để tập luyện ca hát thì cũng hướng dẫn các em
<i>“học ăn, học nói, học gói, học mở” để sau này </i>
giao tiếp trong Quan họ.



Người Quan họ rất coi trọng sự lịch thiệp,
thanh nhã trong cử chỉ giao tiếp. Từ việc đỡ ô,
đỡ nón khi đón bạn, nâng cơi giầu (trầu), chén
rượu mời bạn … đến dáng đi, dáng đứng, thế
ngồi, cái miệng, đơi mắt, tư thế trị chuyện …,
gần như đều có chuẩn mực. Như thế này là
phải, là duyên; như thế kia là không phải, vô
duyên. Có những người, những nhóm hát hay,
thuộc nhiều bài, nhưng cử chỉ giao tiếp kém,
cũng khơng có nhiều bạn muốn hát cùng hoặc
không muốn kết bạn, thậm chí kết bạn rồi
cũng lại nhạt dần rồi thôi. Một chùm hoa bưởi
đặt trong cơi trầu, một nhánh hoa sói cài trên
mái tóc, nép kín vào vành khăn hoặc dấu trong
khăn tay… vốn là sự tinh tế của người quan họ.


<i><b>2.6. Trang phục Quan họ</b></i>


Văn hóa Quan họ được thể hiện qua trang
phục Quan họ. Sinh hoạt ca hát Quan họ
thường được tổ chức vào các dịp hội hè hoặc
những cuộc họp mặt mừng vui (khao, cưới…).
Trong các sinh hoạt này, những chuẩn mực văn
hóa dần dần được hình thành, tồn tại và phát
triển. Thêm nữa, từ lâu đời, cư dân vùng Quan


họ sớm tạo được cho mình một mức sống kinh
tế tương đối dễ chịu, cho nên đã tham gia ca hát
thì dù đời riêng có giàu nghèo khác nhau, các bọn


Quan họ cũng thường đùm bọc, giúp đỡ lẫn
nhau, cố gắng để sao cho trang phục khi đi ca hát
của nam nữ đều giữ được sự sang trọng, lịch sự
theo nề nếp và truyền thống chung.


<i>Trang phục liền anh Quan họ: Khi hát Quan </i>
họ truyền thống, liền anh mặc áo dài 5 thân,
cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá
đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai
áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Chất liệu để
may áo cánh và áo dài thường là các loại vải
màu trắng như diềm bâu, vải cát bá, vải phin,
vải trúc bâu hoặc bằng sồi, lụa nếu ở vùng có
trồng dâu ni tằm. Riêng áo dài bên ngoài
thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc
đối với người khá giả hơn thì may bằng đoạn
mầu đen. Cũng có người, áo dài phủ ngoài,
may hai lần: lần ngoài bằng lương hoặc the,
đoạn; lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm,
xanh lá mạ non, màu vàng chanh... gọi là áo kép.


Quần của liền anh là quần dài trắng, ống
rộng, may kiểu chân què, dài tới mắt cá chân,
chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin,
trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt
lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần.


Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn
xếp. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép…, các
liền anh thường có thêm nón chóp với các


dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai
lụa màu mỡ gà. Ngoài ra, cũng thường thấy
các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là
khăn tay, lược, những “xa xỉ phẩm” theo quan
niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng
vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành
khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trong cùng là một chiếc yếm có màu sắc
rực rỡ, thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm
thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung
niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Yếm
thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm),
vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh),
hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)…
Cũng đôi khi bắt gặp yếm màu trắng. Các liền
chị Quan họ dường như không muốn những
chiếc yếm, chiếc áo của mình bị che kín hồn
tồn nên đã gẩy một chút màu tươi sáng từ
chiếc yếm và chiếc viền áo năm thân lật trái ra
ngoài. Giải yếm trên thắt vịng quanh cổ, bng
ngồi lưng áo; giải yếm dưới thắt vòng quanh eo
rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng.


Bên ngồi yếm là một chiếc áo cánh màu
trắng, vàng, ngà, là những màu nhẹ nhàng,
nền nã.


Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân,
cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang


phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm
thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân
thắt hai vạt trước mà thời xưa con gái thường
mặc trong hội hè, cưới hỏi hoặc hiện nay các
diễn viên nghệ thuật thường mặc. Chất liệu để
may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài
ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu
già, nâu non, đen, cánh dán; áo dài trong
thường nhuộm các màu khác nhau: cánh sen,
hoa hiên, thiên thanh, hồ thuỷ, vàng chanh,
vàng cốm…


Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người
mặc váy kép: váy trong bằng lụa, lương, the,
đoạn, thường nhuộm màu; váy ngoài bằng the,
lụa, có màu đen. Người biết mặc váy là khơng
để váy hớt trước, khơng để váy qy trịn lấy
người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho
phía trước, váy rủ hình lưỡi trai xuống gần tới
mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm
đôi con khoai phía gót chân.


Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu
thuộc theo phương pháp thủ cơng, có một
vịng trịn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón
chân thứ hai (bên cạnh ngón chân cái) khiến
khi đi lại, khơng rơi được dép. Mũi dép uốn


cong và người thợ làm dép phải biết nện,
thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ,


che dấu đầu các ngón chân.


Người Quan họ xưa đội khăn đen bằng vải
láng hoặc the thâm. Muốn đội khăn, trước tiên
phải biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc; vịng
khăn vấn trịn lại, đặt trên đầu, hơi xệ về phía
gáy, ghim lại. Khăn vng gấp chéo thành hình
tam giác, đặt lên vịng khăn tóc đã vấn, bẻ hình
mỏ quạ ở chỗ ứng với chính giữa đường rẽ ngơi
tóc, bắt hai góc khăn về hai phía tai, rồi thắt múi
lại đằng sau gáy. Sau khi đội khăn xong, khuôn
mặt người con gái trắng hồng sẽ nổi lên giữa
màu đen của khuôn khăn mỏ quạ và hai mớ tóc
mai đơi bên bờ má, tạo nên hình búp sen hồng.
Ðể mỏ quạ cụp xuống thấp quá trước trán, sẽ
làm khuôn mặt tối tăm đần độn, cho nên đội
khăn là một trong những nghệ thuật làm đẹp rất
quan trọng của cô gái Quan họ và phụ nữ Việt
Nam một thời.


Nón ba tầm là nón của phụ nữ Việt trước đây
nhưng lại được làm đẹp, làm duyên hơn khi gắn
với cơ gái Quan họ. Nón làm bằng lá cọ có độ
tuổi vừa phải. Lá cọ già, màu vàng sẫm, được
chọn để làm nón. Mọi người, cả đàn ơng, đàn
bà, đều dùng nón che mưa nắng khi lao động.
Lá chọn để làm nón ba tầm đẹp nhất là khi khô
kiệt, màu không sẫm quá, cũng không vàng
trắng như nón bài thơ xứ Huế mà mang một
màu vàng sáng, hơi đanh mặt, khiến khi kết


thành nón, hình trịn của khung và các đường
cạnh của lá chạy ra từ tâm điểm đến bờ nón
giống như sự toả sáng, làm người ta nghĩ tới
những tia nắng mặt trời. Một số khách nước
ngoài đã liên tưởng: “những cô gái xứ mặt trời,
mang vành nón mặt trời”, hát những bài ca mặt
trời...


Mặt phía trong của nón, càng về sau này,
người ta càng hay trang trí hình hoa, hình
bướm, hình chim loan, chim phượng mỏ cắp
phong thư… bằng giấy trang kim màu vàng
hoặc bạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cách nghệ thuật. Quai nón ba tầm cịn được gọi
là quai thao. Làng Triều Khúc (Thanh Oai, Hà Nội),
là nơi trước đây có nghề dệt thao nổi tiếng, dùng
để gắn vào nón. Có thể có mối liên hệ nào đó
giữa Triều Khúc và vùng Kinh Bắc xưa?


Gắn liền với trang phục ngày hội, các cô gái
Quan họ xưa cũng yêu đồ trang sức như
khuyên bạc, khuyên vàng, hoa vàng đeo tai;
nhẫn bạc, nhẫn vàng đeo ngón tay; dây xà tích
có ống vơi hình quả đào bằng bạc và túi dựng
trầu (giầu) bằng lụa đeo ở thắt lưng; khăn tay
lụa gài ở vành khăn hoặc bao tượng.


Toàn bộ trang phục kể trên là sự ghi nhận
được ở đầu thế kỷ XX. Trang phục này không


phải chỉ riêng cho người Quan họ mà là trang


hỏi người chơi phải am tường tiêu chuẩn, tuân
thủ lề luật. Điều này đã cắt nghĩa cho nhu cầu
“chơi Quan họ” vốn chỉ tồn tại nguyên nghĩa
tại 49 làng Quan họ gốc – những làng thuộc
các vùng quê được gọi là “địa linh nhân kiệt”.
Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý
giá của riêng vùng Kinh Bắc, biểu hiện những
quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của
người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh
Bắc xưa. Tất cả hợp lại thành mảnh đất tốt để
dân ca Quan họ ra đời, phát triển và tồn tại cho
đến ngày nay


D.V.S
<i>(TS, Trưởng khoa Văn hóa du lịch, </i>


<i>Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) </i>


phục của nam nữ người Việt một thời trong


hội hè đình đám, ngày vui. Nhưng người Quan
họ may mặc trau chuốt hơn, đồng đều hơn, lại
gắn liền với nhiều người đẹp, nhiều cử chỉ đẹp,
ngôn ngữ đẹp, ca hát hay... nên họ cứ trội lên
như một vẻ đẹp đặc trưng, đạt chuẩn mực cao
của một vùng văn hiến.


<b>Kết luận</b>



Kinh Bắc là nơi khởi nguồn văn hóa Quan
họ. Nói đến Quan họ là nói đến nền văn hóa
tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa
nghệ thuật dân gian trong một quá trình lịch
sử lâu dài. Chỉnh thể văn hóa ấy có nhiều tầng
nhiều lớp, gắn bó với làng xã, thu hút và biểu
hiện những ước mơ, những nguyện vọng,
những khao khát của con người xứ Bắc từ
nhiều đời về quyền sống, quyền hưởng hạnh
phúc. Nền văn hóa Quan họ là tổ hợp các biểu
hiện của người Quan họ trên đất Quan họ. Nền
văn hóa này do cộng đồng xây dựng nên, luôn
luôn được cộng đồng sàng lọc trong dòng chảy
lịch sử. Như thế, để tìm hiểu, khai thác, thưởng
thức dân ca Quan họ, cần quan tâm đến cả
không gian Quan họ rộng lớn, nhiều mặt chứ
khơng chỉ là ca hát. Chính“cái nơi văn hóa” này
đã sản sinh ra dân ca Quan họ với những làn
điệu trữ tình, đằm thắm. Hình thức tổ chức
sinh hoạt văn hóa Quan họ mang tính chất
dân gian, nhưng lại nghiêm ngặt, khắt khe, đòi


<b>Tài liệu tham khảo</b>


<i>1. Nhiều tác giả (2006), Khơng gian văn hóa </i>
<i>Quan họ Bắc Ninh – Bảo tồn và phát huy, Viện Văn </i>
hóa Thơng tin – Sở Văn hóa Thơng tin Bắc Ninh, Hà
Nội, 868 trang.



<i>2. Lê Danh Khiêm (chủ biên, 2006), Không </i>
<i>gian văn hóa Quan họ, Trung tâm Văn hóa thơng </i>
tin tỉnh Bắc Ninh, 456 trang.


<i>3. Sở Văn hóa Thơng tin Bắc Ninh (2006), Quan </i>
<i>họ Bắc Ninh: thực trạng và giải pháp bảo tồn, Bắc </i>
Ninh, 310 trang.


<i>4. Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh (2004), Hội </i>
<i>Lim: truyền thống và hiện đại, Kỷ yếu hội thảo </i>
khoa học, Bắc Ninh, 296 trang.


5. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh –
<i>Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (2008), Làng và </i>
<i>nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh, Hà Nội, 580 trang.</i>


<i>6. Ty Văn hóa Hà Bắc (1972), Một số vấn đề về </i>
<i>Dân ca Quan họ, Hà Bắc, 286 trang.</i>


Ngày nhận bài: 26 - 12 - 2016


Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 3 - 2017


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>

<!--links-->

×