Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

7 câu hỏi về sinh mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.8 KB, 5 trang )

7 câu hỏi về sinh mổ

Mổ lấy thai là phẫu thuật cần thiết trong nhiều trường hợp, và nhìn chung
cũng không phức tạp. Tuy nhiên, không thể xem thường bất cứ ca mổ đẻ nào.
Những bà mẹ sắp sinh con hẳn sẽ có những thắc mắc về vấn đề này.
Vết mổ có để lại sẹo?
Nếu không phải những ca đặc biệt khẩn cấp, các bác sĩ phẫu thuật phụ sản
sẽ rạch theo đường Pfannensiel, có nghĩa một đường nằm ngang trên cạnh đáy của
vùng bikini. Vì vậy một thời gian sau, vết sẹo sẽ gần như không nhìn thấy mà lẫn
vào những nếp gấp ở vùng bụng dưới. Nhìn chung việc chuẩn bị cho ca mổ, cũng
như việc may lại vết mổ đều không có gì vội vã, các bác sĩ hoàn toàn có thời gian
thong thả để thực hiện đường khâu một cách thẩm mĩ nhất. Chất lượng vết khâu
phụ thuộc chủ yếu vào sự hồi phục của tử cung, tùy từng trường hợp nó có thể cho
phép người mẹ sinh lần sau bằng đường tự nhiên hay không.
Mổ đẻ có ngăn cản việc sinh lần sau bằng cách tự nhiên?
Tất cả đều phụ thuộc vào nguyên nhân của ca mổ. Một người phụ nữ có
khung chậu hẹp thì dường như không thể sinh theo cách tự nhiên. Trái lại, nếu
trong lần ở cữ đầu tiên, bác sĩ quyết định mổ vì nguyên nhân từ thai nhi chẳng hạn,
thì người mẹ hoàn toàn có khả năng sinh theo cách thông thường với đứa trẻ thứ
hai. Các bác sĩ luôn khuyến khích việc co bóp tử cung để thai nhi ra đời theo
đường tự nhiên. Trước đó, các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng vết khâu
trước đây đã đủ chắc chắn và không gây ra nguy cơ rách vỡ.

Người mẹ cần thời gian bao lâu để phục hồi sau ca mổ?
Sẽ lâu hơn với những ca đẻ theo đường dưới, bởi dù không phức tạp, nhưng
đây vẫn là một cuộc phẫu thuật thực sự. Thông thường phải cần 20 tới 30 ngày để
sản phụ khỏe mạnh trở lại. Tất nhiên để đứng được dậy thì nhanh hơn nhiều, chỉ
trong vòng 24h sau sinh. Ban đầu, có thể rất khó khăn khi bước đi. Nếu vùng bụng
quá đau, bác sĩ sẽ phải dùng đến thuốc giảm đau có nguồn gốc morphine trong bốn
tám giờ đầu. Thời gian sản phụ lưu lại bệnh viện cũng sẽ lâu hơn, thường trong
khoảng 6 ngày.


Sinh mổ có thể làm thay đổi việc tiếp xúc giữa mẹ và bé?
Sản phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc gây tê, hoặc thậm chí là thuốc gây mê,
cho ca mổ. Vì vậy thời gian mẹ được gặp gỡ con sẽ muộn hơn bình thường. Người
mẹ sẽ tỉnh dậy với cơn đau ở bụng dưới và một đứa trẻ đã được quấn tã sạch sẽ
nằm bên cạnh. Người mẹ sẽ bị dằn vặt vì sự thất vọng và cảm giác có lỗi khi
không thể làm mẹ “như tất cả mọi người”. Hãy chuẩn bị tinh thần và tự trấn an
minh tách khỏi tâm lý ấy, và đặc biệt là những người thân, hãy động viên và khen
ngợi thành công của người mẹ. Tất nhiên, ca sinh mổ không thể cho phép việc tiếp
xúc da thịt giữa mẹ và con ngay khi đứa trẻ vừa ra đời.
Trong trường hợp nào cần phải sinh mổ?
Sinh mổ được chỉ định khi khung chậu của người mẹ quá nhỏ khiến đứa trẻ
không thể đi ra, khi sức khỏe người mẹ không đảm bảo cho ca sinh (những vấn đề
về tim, hay nhiễm độc thai nghiêm trọng)… Ngoài ra, người ta cũng cần sinh mổ
khi có những vấn đề của thai nhi như nhau tiền đạo, vấn đề của dây rốn, hoặc quá
trình chuyển dạ quá lâu có thể ảnh hưởng đến sự sống của thai nhi.
Ca mổ diễn ra như thế nào?
Những bác sĩ phẫu thuật phải là những bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm.
Sau khi thai phụ đã được gây tê, thử phản ứng, bác sĩ rạch một đường chừng hơn
10 cm trên da, rồi đến các lớp mô, và chạm tới tử cung. Chỉ trong vài giây, em bé
được đưa ra khỏi túi ối kèm theo cả dây rốn và thậm chí cả nhau thai. Nữ hộ lý sẽ
cho người mẹ nhìn thấy em bé nếu mẹ em còn tỉnh táo, trước khi đưa bé chăm sóc.
Thời gian kể từ vết cắt đầu tiên tới khi em bé được chào đời chỉ trong khoảng 10
phút. Công việc khâu lại các lớp mô, cơ, đòi hỏi thời gian lâu hơn, khoảng 30
phút, các bác sĩ có thể sẽ chọn chỉ tự tiêu hoặc chỉ phải rút ra ở đường khâu bên
ngoài sau vài ngày.
Sau khi sinh mổ bao lâu người mẹ lại có thể mang thai?
Các bác sĩ khuyến cáo nên chờ ít nhất ba năm để sinh đứa trẻ thứ hai sau
khi sinh mổ, và khoảng cách tốt nhất là năm năm. Tuy nhiên, nếu vì lý do tuổi tác
hoặc chỉ vì “lỡ kế hoạch” mà có bầu, người mẹ cũng cần tới thăm khám bác sĩ
càng sớm càng tốt để có lời khuyên chính xác về việc có nên giữ thai lại hay

không và những chế độ chăm sóc cần thiết để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai
nhi.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×