Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần thị trường Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.45 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đang là vấn đề được các
doanh nghiệp rất quan tâm. Chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp được vận hành nhịp nhàng hơn, có khả năng đáp ứng khách hàng ở
mức cao nhất với thời gian và chi phí thấp nhất. Đồng thời, một hệ thống thông tin
được tổ chức khoa học và cập nhật và chia sẻ thường xuyên sẽ giúp các bộ phận
trong chuỗi phối hợp ăn ý với nhau, nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến
động thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh.


Tuy nhiên, cho đến nay, CTCP Trường Việt chưa xây dựng được chiến lược
quản trị chuỗi cung ứng rõ ràng, sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi chưa
cao, sự liên kết giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng nội bộ chưa chặt chẽ, nên
hiệu quả hoạt động của chuỗi còn hạn chế. Do đó, cùng với những thành công
bước đầu, công ty cũng gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các đối thủ nội địa
và nước ngoài cùng ngành.


Từ nhận thức vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp,
cũng như thực tế thực trạng thấy được tại cơng ty cổ phần Trường Việt trong q
<b>trình nghiên cứu, học viên chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung </b>
<b>ứng tại công ty cổ phần Trƣờng Việt”. </b>


<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng của doanh nghiệp.


- Phân tích thực trạng Quản trị chuỗi cung ứng trong nội bộ công ty cổ phần
Trường Việt, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại.



- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của
công ty cổ phần Trường Việt giai đoạn 2015- 2020.


<b>3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ty cổ phần Trường Việt, tập trung vào hoạt động vận hành và kiểm soát kho hàng
(Tổng kho tại Tựu Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), hoạt động vận tải và hệ thống
thông tin hỗ trợ trong quản trị chuỗi cung ứng thiết bị giáo dục và đồ chơi trẻ em
của công ty.


Số liệu, dữ liệu luận văn sử dụng để phân tích và đánh giá được thu thập từ
nguồn nội bộ của công ty từ năm 2010 đến năm 2014. Một số giải pháp đề xuất
được luận văn đưa ra cho giai đoạn 2015 - 2020.


<b>4. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập những tài liệu, báo cáo,
cơng trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp với những quan sát từ quy trình thực tế
tại CTCP Trường Việt, các số liệu đưa ra trong luận văn được lấy từ nguồn nội bộ
của cơng ty và thơng qua hình thức phỏng vấn.


- Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp và phân tích dựa
trên sự tham chiếu giữa lý luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp.
<b>5. Kết cấu của luận văn </b>


Nội dung luận văn được kết cấu gồm có 4 chương:


<i><b>Chương 1: Tổng quan kết quả các cơng trình nghiên cứu về quản trị chuỗi cung </b></i>
ứng



<i><b>Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng </b></i>


<i><b>Chương 3: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Trường Việt </b></i>
<i><b>Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của </b></i>
Công ty cổ phần Trường Việt giai đoạn 2015- 2020.


<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU </b>
<b>CĨ LIÊN QUAN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

được thực hiện và công bố liên quan đến Chuỗi cung ứng và Quản trị chuỗi cung
ứng ở nước ngoài và tại Việt Nam. Đặt trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập
kinh tế diễn ra ngày càng nhanh mạnh và sâu sắc như hiện nay, những địi hỏi về
hồn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ngày càng được đặt ra quan trọng
hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ dừng ở khai
thác được một vài mảng nhỏ trong tồn bộ chuỗi cung ứng.


Các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện tiếp cận quản trị chuỗi cung ứng
theo nhiều chiều hướng khác nhau, cả định tính và định lượng. Các nghiên cứu này
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng như khái


niệm, vai trò, các thành viên trong chuỗi cung ứng, các nội dung của quản trị chuỗi
cung ứng trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Một số cơng trình tập trung
nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các nhân tố tác động đến sự hợp tác
trong chuỗi, nhằm hướng đến những lợi ích mang lại cho các thành viên trong
chuỗi. Trên cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng, các luận án, luận văn phân
tích thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại một doanh nghiệp hay một
ngành kinh doanh cụ thể, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế cịn


tồn tại để hồn thiện chuỗi cung ứng tại các đơn vị nghiên cứu. Tuy nhiên, các
nghiên cứu chỉ dừng ở việc phân tích, đánh giá một vài nội dung trong quản trị
chuỗi cung ứng tại một doanh nghiệp hoặc một ngành cụ thể. Mỗi một ngành, mỗi
một doanh nghiệp lại có những điểm khác biệt nhất định.


Đến nay, hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề Quản trị chuỗi cung ứng
đang được đặt ra tại công ty cổ phần Trường Việt. Vì vậy đề tài này không trùng lặp


với các nghiên cứu đã công bố nêu trên.


<b>CHƢƠNG 2 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động của mọi đối tượng có liên
quan đến quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp đến tay khách hàng cuối
cùng.


Các hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng
và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn hàng của mình. Tồn tại dịng dịch
chuyển vật chất (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm hồn thiện), dịng tài
chính và dịng thơng tin dọc cả hai chiều của một chuỗi cung ứng.


<b>2.2. Các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng </b>


Ở hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm một công ty, nhà
cung cấp và khách hàng của cơng ty đó. Các thành viên chính của một chuỗi cung
ứng mở rộng là các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, nhà sản xuất, nhà phân
phối, các nhà bán lẻ và những người tiêu dùng cuối cùng. Hỗ trợ cho các công ty
này là các nhà cung cấp dịch vụ cần thiết hoạt động trong các lĩnh vực: Logistics,
tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, công nghệ thơng tin,… Một
doanh nghiệp có thể tham gia vào một hay nhiều chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng


liên kết các thành viên trong mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau.


<b>2.3. Quản trị chuỗi cung ứng </b>


<i><b>2.3.1. Khái niệm Quản trị chuỗi cung ứng </b></i>


Quản trị chuỗi cung ứng là tất cả các hoạt động liên quan đến việcphối hợp
hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp, nhà sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa
hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc và theo
đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí và độ trễ
trong toàn hệ thống, trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.


<i><b>2.3.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp cắt giảm được khá
nhiều chi phí trong tồn mạng lưới và nâng cao mức dịch vụ khách hàng.


Trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng nội bộ hiệu
quả giúp cho việc vận hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và cung
ứng sản phẩm của công ty được thông suốt, chặt chẽ theo quy trình chuẩn, giúp
loại bỏ những lãng phí phát sinh và nâng cao hiệu suất hoạt động.


<i><b>2.3.3. Nội dung Quản trị chuỗi cung ứng </b></i>


Quản trị chuỗi cung ứng gồm các hoạt động quản trị nhà cung ứng (nguyên
vật liệu đầu vào), quản trị chuỗi cung ứng nội bộ trong doanh nghiệp và quản trị
quan hệ khách hàng. Luận văn tập trung nghiên cứu quản trị chuỗi cung ứng trong
nội bộ của doanh nghiệp.


Các doanh nghiệp tham gia trong một chuỗi cung ứng bất kỳ đều phải đưa


ra quyết định, với tư cách cá nhân và tập thể, liên quan đến hoạt động của mình
trong năm lĩnh vực: Sản xuất, lưu kho, địa điểm, vận tải và thông tin.


Các hoạt động trong chuỗi cung ứng địi hỏi các quy trình quản lý làm cầu
nối giữa các bộ phận chức năng trong một tổ chức, liên kết các nhà cung ứng, các
đối tác kinh doanh và khách hàng thuộc phạm vi hoạt động của doanh nghiêp.
<b>2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng </b>


Luận văn dẫn ra một số các nhân tố bên trong và bên ngồi có tác động đến
<i><b>chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng. </b></i>


<b> </b>


<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦACÔNG TY CỔ PHẦN </b>
<b>TRƢỜNG VIỆT </b>


<b>3.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Trƣờng Việt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

của công ty giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về cơng ty và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua.


<b>3.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của CTCP Trƣờng Việt </b>
<i><b>3.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Trường Việt </b></i>


Sơ đồ hóa cấu trúc chuỗi cung ứng thiết bị giáo dục và đồ chơi trẻ em của


<i>Công ty cổ phần Trường Việt. </i>



<i><b>3.2.2.Thực trạng hoạt động sản xuất </b></i>


Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất tại công ty cổ phần Trường Việt:
Thực trạng hoạt động thiết kế sản phẩm, các bước lập lịch trình sản xuất và quản lý
phương tiện phục vụ cho hoạt động vận hành và kiểm soát quá trình sản xuất.


<i><b>3.2.3. Thực trạng quản trị kho hàng và lưu kho hàng hóa </b></i>


Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản trị kho hàng và lưu kho hàng
hóa, cụ thể là các hoạt động vận hành và quản lý kho hàng và hàng hóa lưu kho
như bố trí mặt bằng kho hàng, quy trình nhập kho/ xuất kho hàng hóa, vật tư, quy


trình quản lý kho hàng và bảo quản hàng hóa lưu kho.
<i><b>3.2.4. Thực trạng hoạt động vận tải </b></i>


Quản trị hoạt động vận tải của cơng ty bao gồm các hoạt động: đóng ghép
các đơn hàng, lập lịch trình giao hàng (lựa chọn quãng đường tối ưu nhất), lựa
chọn phương thức vận tải, phương tiện vận tải và tính tốn chi phí vận tải, theo dõi
kiểm sốt hoạt động vận tải giao nhận hàng hóa, xử lý các tình huống phát sinh,
khiếu nại liên quan đến vận tải giao nhận hàng hóa. Cơng ty áp dụng cả hai hình
thức giao hàng: giao hàng trực tiếp và giao hàng theo lộ trình định sẵn.


<i><b>3.2.5. Hệ thống thông tin hỗ trợ vận hành và quản lý chuỗi cung ứng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thu thập, lưu trữ và trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong nội bộ công ty cũng
như các đối tác bên ngoài.


<i><b>3.2.6. Yếu tố địa điểm trong chuỗi cung ứng của công ty </b></i>


Việc lựa chọn địa điểm đặt các nhà xưởng và bố trí mặt bằng làm việc, kho


hàng của cơng ty có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như sự luân chuyển của dòng vật chất (vật tư, hàng hóa) giữa các


mắt xích trong chuỗi nội bộ của công ty và với các thành viên trong chuỗi cung
ứng của công ty.


<b>3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ </b>
<b>phần Trƣờng Việt </b>


Sự tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận những năm gần đây thể hiện thành
công bước đầu của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Đã có sự hợp tác, trao đổi
thơng tin và kiểm sốt các hoạt động của từng bộ phận trong chuỗi cung ứng nội
bộ của công ty, điều này giúp cho chuỗi được vận hành trôi chảy, rút ngắn được
thời gian và chi phí thực hiện các đơn hàng của khách hàng.


Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện:
+ Cần xây dựng một chiến lược chuỗi cung ứng rõ ràng, tăng cường mức độ
phối hợp giữa các bộ phận.


+ Công tác dự báo nhu cầu chưa hiệu quả, chưa chuẩn hóa quy trình sản
xuất, xử lý đơn hàng và vận chuyển phân phối hàng hóa chưa đạt được hiệu quả
như mong muốn, cịn tồn tại rất nhiều lãng phí trong quá trình vận hành, quản lý.


+ Bố trí mặt bằng kho hàng, sắp xếp hàng hóa trong kho chưa hiệu quả. Chất
lượng nguyên vật liệu đầu vào chưa ổn định. Chi phí quản lý và vận hành kho


hàng, chi phí tồn trữ cao.


+ Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn còn thấp so với mục tiêu đặt ra của công ty.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ </b>
<b>CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CTCP TRƢỜNG VIỆT </b>
<b>GIAI ĐOẠN 2015- 2020 </b>


<b>4.1. Định hƣớng phát triển của Công ty giai đoạn năm 2015 – 2020 </b>


Luận văn dẫn ra những mục tiêu phát triển của công ty trong năm tới của
công ty, thể hiện rõ trong kế hoạch phát triển công ty giai đoạn 2015–2020.


<b>4.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công </b>
<b>ty cổ phần Trƣờng Việt giai đoạn 2015 - 2020 </b>


<i><b>4.2.1. Nâng cao hiệu quả vận hành và kiểm soát các hoạt động trong chuỗi cung </b></i>
<i><b>ứng nội bộ của công ty </b></i>


Tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận hành và quản
lý các hoạt động: sản xuất, lưu kho, vận tải và quản trị hệ thống thông tin như:


- Hồn thiện cơng tác dự báo nhu cầu và lập kế hoạch sản xuất.


- Xây dựng quy trình sản xuất chuẩn, có thể tham khảo và áp dụng hệ thống
sản xuất tinh gọn LEAN với những công cụ quản lý trực quan giúp cho quá trình
sản xuất đạt được hiệu quả tối ưu.


- Kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào và sản xuất sản phẩm đầu ra.


- Nâng cao năng lực của các xưởng sản xuất, đào tạo phát triển nguồn nhân
lực có trình độ và chun mơn.


- Thương lượng với các nhà cung cấp thời gian giao hàng để giảm lượng


hàng hóa lưu kho. Áp dụng các kỹ thuật kiểm soát tồn kho, đặt hàng theo mơ hình


hiệu quả EOQ.


- Sắp xếp các khu vực và hàng hóa trong kho một cách khoa học và hợp lý
sao cho đường di chuyển của vật tư và hàng hóa qua kho là ngắn nhất, tiết kiệm
thời gian và giảm thiểu các lãng phí.


<i><b>4.2.2. Đảm bảo đội ngũ quản lý chuỗi cung ứng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng. Người lãnh đạo phải là người giải
quyết được các xung đột mục tiêu, lợi ích giữa các phịng ban trong chuỗi cung
ứng. Cần thiết phải xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các nhân viên với nhau,
giữa các phòng ban, bộ phận chức năng với nhau để phối hợp công việc được tốt
hơn.


Tuyển dụng những nhân sự đã qua đào tạo và có kiến thức chun mơn về
quản trị chuỗi cung ứng. Cơng ty có thể gửi nhân viên tham gia các chương trình
đào tạo về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả cho doanh nghiệp.


<i><b>4.2.3. Tăng cường phối hợp, hợp tác giữa các phòng ban, bộ phận chức năng </b></i>
<i><b>trong công ty </b></i>


Tăng cường chia sẻ thông tin giữa các bộ phận. Giảm mâu thuẫn giữa các
phòng ban, bộ phận. Xác định mục tiêu cụ thể, có thể lượng hóa và khơng chồng
chéo. Giao các mục tiêu của chuỗi cho các bộ phận, trong đó trưởng các bộ phận
phải có kỹ năng và kỹ thuật cần thiết và phải chịu trách nhiệm hoàn thành mục tiêu
được giao. Tăng cường chức năng quản lý, kiểm sốt mọi hoạt động trong cơng ty


của ban lãnh đạo.



<i><b>4.2.4. Xây dựng và quản lý mối quan hệ hợp tác giữa Công ty với các thành viên </b></i>
<i><b>trong chuỗi cung ứng </b></i>


</div>

<!--links-->

×