Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CẤU TẠO GIUN ĐŨA GÀ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG GIUN ASCARIDIA GALLI TRONG NƯỚC CẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.33 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CẤU TẠO GIUN ĐŨA GÀ </b>


<i><b>VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG GIUN ASCARIDIA GALLI </b></i>


<b>TRONG NƯỚC CẤT </b>



<b>Lê Minh1*, Đỗ Thị Vân Giang2 </b>
<i>1<sub>Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, </sub></i>
<i>2<sub>Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên</sub></i>


TÓM TẮT


Tiến hành mổ khám 495 gà nuôi tại 6 xã của huyện Mê Linh, TP. Hà Nội thấy 47,88% số gà nhiễm
giun đũa với các cường độ khác nhau. Đa số gà nhiễm giun đũa ở cường độ nhẹ và trung bình (<30
giun/gà), chỉ có 10,55% số gà nhiễm ở cường độ rất nặng (>60 giun/gà).


Thu thập giun từ ruột non của gà qua mổ khám, đo kích thước, chụp ảnh hình thái giun đũa gà qua
kính hiển vi và đối chiếu với khóa định loại của Roy C. Anderson và cs (2009) [7], xác định được
<i>100% mẫu giun trịn là Ascaridia galli với đặc điểm chung: Có kích thước lớn, màu vàng trắng, biểu </i>
bì có những vân ngang rõ; miệng có 3 mơi, mỗi mơi tạo thành những tấm răng.


Mổ giun cái trưởng thành, thu thập trứng nuôi cấy trong môi trường nước cất ở nhiệt độ từ 25 - 31o


C, sau 16,33 ± 1,2 ngày thấy trứng phát triển thành trứng chứa ấu trùng có sức gây bệnh.
<i><b>Từ khóa: Gà, Ascaridia galli, Mê Linh, hình thái, trứng</b></i>

<i> </i>



ĐẶT VẤN ĐỀ*


<i>Giun đũa gà (Ascaridia galli) là một trong </i>
những lồi giun trịn khá phổ biến ký sinh ở
đường tiêu hóa của gà nuôi tại các địa
phương. Theo Phan Thế Việt (1984) [7], giun
<i>đũa A. galli thấy hầu hết ở gà nuôi tại các địa </i>


điểm nghiên cứu phía Bắc và phía Nam Việt
Nam. Phan Địch Lân và cs (2005) [4] cho
biết, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở gà nước ta biến
động từ 33,33% đến 69,80% và cường độ
nhiễm qua mổ khám biến động 7,3 - 16,3
giun/gà. Giun ký sinh, dùng lá môi bám chắc
vào ruột non gà gây tổn thương, viêm cata,
xuất huyết, đồng thời chiếm đoạt chất dưỡng
chấp; từ đó ảnh hưởng đến q trình tiêu hóa,
hấp thu thức ăn, làm cho gà còi cọc, chậm
lớn, giảm sức đề kháng và khả năng đẻ trứng.
Trong những năm qua, đã có một số cơng
trình nghiên cứu về tình hình nhiễm giun đũa
ở gà, tập trung chủ yếu về đặc điểm dịch tễ,
bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun đũa gà tại
các địa phương; tuy nhiên, những nghiên cứu
về đặc điểm sinh học của lồi giun này cịn ít
và chưa đầy đủ.


Để có thêm những thơng tin khoa học về loài
<i>giun đũa A. galli phục vụ cho công tác đào </i>




*


<i>Tel: 0989 537442; Email: </i>


tạo và nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã mổ
khám gà mắc bệnh giun đũa tại các xã của


huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, thu thập mẫu
giun và trứng của chúng để xác định đặc điểm
hình thái, kích thước cũng như sự phát triển
của trứng giun trong môi trường nước.


ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


<b>Đối tượng nghiên cứu </b>


Trứng và giun đũa trưởng thành ký sinh ở gà
nuôi tại các xã của huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.


<b>V t i u nghiên cứu </b>


100 mẫu giun đũa gà được thu thập từ ruột
non gà; Trứng giun đũa gà thu thập từ giun
đũa cái trưởng thành; Hóa chất và một số
dụng cụ thí nghiệm.


<b>N i ung nghiên cứu </b>


- Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun
đũa qua mổ khám gà.


- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu tạo giun
đũa gà thu thập tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
- Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun đũa


<i>Ascaridia galli trong môi trường nước cất. </i>


<b>Phương pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

độ nhiễm được đánh giá bằng số giun ký
sinh/gà kết hợp với quan sát biểu hiện lâm
sàng của gà, trong đó: < 10 giun/gà là nhiễm
nhẹ, 10 - 30 giun/gà là nhiễm trung bình, > 30
- 60 giun/gà là nhiễm nặng và > 60 giun/gà là
nhiễm rất nặng.


<i>- Phương pháp cố định mẫu giun đũa A. galli: </i>
Thu thập mẫu giun đũa ký sinh ở gà nuôi tại
các xã của huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Làm
trong mẫu bằng hỗn dịch acid axetic, glycerin
và nước cất.


- Đo kích thước và chụp ảnh hình thái các
phần cơ thể giun đực, giun cái dưới kính hiển
vi quang học. Định danh giun đũa gà bằng
cách phân tích đặc điểm hình thái, kích thước
và dựa vào khóa định loại của Roy C.
Anderson, 2009 [8].


- Thu thập trứng giun đũa gà bằng phương
pháp mổ giun đũa cái trưởng thành thu trứng
trực tiếp từ phần cuối tử cung.


- Phương pháp theo dõi sự phát triển của
trứng giun đũa cái trong nước cất: Cho toàn
bộ trứng giun đũa thu thập được từ tử cung
giun đũa cái vào 05 đĩa petri có chứa nước cất


và để trong phịng thí nghiệm. Hàng ngày lấy từ


các đĩa petri 05 giọt nước có chứa trứng giun
đũa gà để kiểm tra sự phát triển của chúng. Cứ 1
- 2 ngày bổ sung thêm khoảng 5 ml nước cất để
đảm bảo đủ lượng nước để ni trứng. Thí
nghiệm được bố trí trong mùa Hè.


- Hình thái giun đũa và quá trình phát triển của
trứng giun đũa được ghi lại bằng hình ảnh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


<b>Nghiên cứu tỷ và cường đ nhiễm giun </b>
<b>đũa gà qua mổ khám </b>


Chúng tôi tiến hành mổ khám 495 gà tại 6 xã
của huyện Mê Linh, TP. Hà Nội để xác định
tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà qua
mổ khám. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.
Qua bảng 1 chúng tôi thấy: Tỷ lệ nhiễm giun
đũa ở gà qua mổ khám là tương đối cao, trong
số 495 gà mổ khám có 237 gà nhiễm giun đũa
với các cường độ khác nhau, chiếm tỷ lệ
47,88%; trong đó nhiễm phổ biến với số
lượng < 10 giun/gà (40,51%); có 23,63%
nhiễm với cường độ 10 - 20 giun/gà; 25,31%
nhiễm với số lượng > 30 - 60 giun/gà và chỉ
có 10,55% gà nhiễm với số lượng trên 60
giun/gà.



<i><b>Bảng 1. T và cường đ nhi m đ a ở gà ua m hám </b></i>
<b>Địa điểm </b>
<b>nghiên cứu </b>
(xã)
<b>Số gà </b>
<b>mổ khám </b>
(con)
<b>Số gà </b>
<b>nhiễm </b>
(con)
<b>Tỷ </b>
<b>nhiễm </b>
(%)


<b>Cường đ nhiễm (số giun/gà) </b>


<10 10 - 30 >30 - 60 >60


n % n % n % n %


Thạch Đà 106 45 42,45 18 40,00 14 31,11 11 24,44 2 4,44
Liên Mạc 81 36 44,44 16 44,44 6 16,66 10 27,78 4 11,11
Hoàng Kim 72 41 56,94 15 36,58 9 21,95 11 26,83 6 14,63
Tam Đồng 67 32 47,76 13 40,62 8 25,00 7 21,87 4 12,50
Chu Phan 94 48 51,06 16 33,33 12 25,00 13 27,08 7 14,58
Văn Khê 75 35 46,66 18 51,29 7 20,00 8 22,86 2 5,71


<b>Tính chung </b> <b>495 </b> <b>237 </b> <b>47,88 </b> <b>96 </b> <b>40,51 </b> <b>56 </b> <b>23,63 </b> <b>60 </b> <b>25,31 </b> <b>25 </b> <b>10,55 </b>


So sánh giữa các địa điểm nghiên cứu, xã Hồng Kim gà có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất


(56,95%; có tới 41,46% gà nhiễm từ 30 giun trở lên), tiếp đến là các xã: Chu Phan (51,06%; có
41,66% gà nhiễm từ 30 giun trở lên), Tam Đồng (47,76%), Văn Khê (46,66%), Liên Mạc
(44,44%) và thấp nhất là xã Thạch Đà (42,45%; với 28,88% nhiễm từ 30 giun trở lên).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bằng việc xét nghiệm 1.555 mẫu phân gà ở 6 xã trên của huyện Mê Linh, TP. Hà Nội tại cùng
một thời điểm, chúng tôi đã xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa gà là 48,10% (Lê Minh, Nguyễn Hữu
Đạt, 2017) [6]. Như vậy, khi so sánh tỷ lệ nhiễm giun đũa gà qua xét nghiệm phân và qua mổ
khám, chúng tơi thấy có sự chênh lệch khơng đáng kể (48,10% so với 47,88%). Kết quả này đã
phản ánh mối tương quan thuận giữa tỷ lệ nhiễm giun đũa qua xét nghiệm phân và qua mổ khám.


Nguyễn Nhân Lừng (2011) [5] đã mổ khám 696 gà tại Bắc Ninh và Bắc Giang để xác định tỷ lệ
<i>và cường độ nhiễm A. galli, kết quả cho thấy có 48,33% gà nhiễm giun với các cường độ khác </i>
nhau. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của
tác giả trên.


<b>Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu tạo giun đũa gà thu thập tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội </b>


Bằng việc thu thập, cố định 50 mẫu giun đực và 50 mẫu giun cái được thu thập từ ruột non gà
nuôi tại các xã của huyên Mê Linh, TP. Hà Nội; đo kích thước, chụp hình thái giun đũa gà qua
kính hiển vi quang học và đối chiếu với khóa định loại của Roy C. Andersonvà cs (2009) [8],
<i>chúng tôi đã xác định 100% mẫu giun tròn là Ascaridia galli với đặc điểm chung: Có kích thước </i>
lớn màu vàng trắng, biểu bì có những vân ngang rõ. Miệng có 3 mơi, mỗi mơi tạo thành những
tấm răng.


<i><b>Hình 1. Mơ tả m t số b phận của giun đ a Ascaridia ga i </b></i>


<b>1. Lát cắt ngang đỉnh đầu; 2. Phần đầu; 3. Đuôi con cái; 4. Đuôi con đực; 5. Trứng </b>
<i>Một số hình ảnh chụp dưới kính hiển vi các phần cơ thể giun A. galli: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>Hình 4. Đi giun cái A. ga i (x 400) </b></i> <i><b>Hình 5. Lỗ sinh dục giun cái A. ga i (x 400) </b></i>



<i><b>Hình 6. Trứng trong tử cung giun cái </b></i>
<i>Ascaridia galli (x 400) </i>


<i><b>Hình 7. Đuôi giun đực A. ga i (x 400) </b></i>


* Đặc điểm hình thái, cấu tạo giun đực: Cơ
thể dài 48 - 68 mm, rộng nhất 0,6 - 0,9 mm.
Thực quản dài 2,3 - 5 mm. Vòng thần kinh
cách mút đầu 0,68 - 0,76 mm, lỗ bài tiết cách
mút đầu 0,80 - 0,90 mm. Cuối đi có cánh
bên. Giác trước huyệt dạng hình bầu dục nằm
ở phía bụng. Đường kính giác trước huyệt
0,14 - 0,2 mm, sau giác có những núm nhỏ.
Hậu môn cách mút đuôi 0,44 - 0,68 mm. Núm
đuôi tạo thành 3 nhóm: 3 đơi trước, 1 đôi
ngang và 6 đôi sau hậu môn. Gai sinh dục dài
bằng nhau, dài từ 1,0 - 1,6 mm.


* Đặc điểm hình thái, cấu tạo giun cái: Cơ thể
dài 60 - 82 mm, rộng nhất 0,8 - 1,0 mm. Thực
quản dài 2,1 - 2,6 mm. Vòng thần kinh cách
mút đầu 0,7 - 0,82 mm. Lỗ bài tiết nằm sau
vòng thần kinh. Lỗ sinh dục cách mút đầu
khoảng 34 - 42 mm. Đuôi dài 1,22 - 1,34 mm.
Kích thước trứng 0,073 - 0,078 x 0,045 -
0,050 mm.


Từ kết quả nghiên cứu trên, đối chiếu với mô
tả trước đây của các tác giả: Phạm Sỹ Lăng và



cs (2009) [3], Nguyễn Thị Kim Lan (2011)
[1], (2012) [2], chúng tôi thấy có sự đồng
nhất về các đặc điểm hình thái, cấu tạo của
<i>giun đũa Ascaridia galli. </i>


<b>Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun đũa </b>


<i><b>Ascaridia galli trong môi trường nước cất </b></i>


Tiến hành mổ giun cái trưởng thành, thu thập
trứng nuôi cấy trong môi trường nước cất ở 3
đĩa petri với nhiệt độ từ 25 - 31o <sub>C đến khi </sub>


trứng phát triển thành trứng chứa ấu trùng có
sức gây bệnh. Kết quả thể hiện ở bảng 2.
Như vậy, để trứng phát triển từ khi ra ngồi mơi
trường đến khi hình thành ấu trùng có sức gây
bệnh (L3) ở mơi trường nước cất với nhiệt độ từ


25 - 31oC mất khoảng 16,33 ± 1,2 ngày.


<i>Từ đó có thể kết luận rằng trứng giun đũa A. </i>


<i>galli có thể phát triển tốt trong môi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>Bảng 2. Sự phát triển của trứng giun A. ga i trong môi trường nước cất </b></i>
<b>TT </b> <b>Giai đoạn phát triển </b> <b>Nhi t đ (</b>o<b>C) </b> <b>Thời gian phát triển </b>


(ngày) (<i>X</i> <i>m<sub>x</sub></i><b>) </b>


1 Từ trứng - L1


25 - 31


6,67 ± 0,33


2 Từ L1 - L2 4,67 ± 0,33


3 Từ L2 - L3 5,0 ± 0,58


<b>Trứng - L3</b> 16,33 ± 1,2


<i><b>* Ghi chú: L</b>1 à giai đoạn phôi bào phát triển đến khi lấp đầy bên trong trứng và có hình như uả dâu; L2 </i>
<i> à giai đoạn phôi phát triển đến khi bắt đầu có hình thái ấu trùng; L3 à giai đoạn phơi phát triển thành ấu </i>
<i>trùng có sức gây b nh. </i>


<i>Một số hình ảnh chụp dưới kính hiển vi quá trình phát triển của trứng giun A. galli:</i>


<i><b>Hình 8. Giun đ a A. ga i trưởng thành thu </b></i>
<i>từ ru t non gà </i>


<i><b>Hình 9. Thu thập trứng giun A. ga i </b></i>


<i><b>Hình 10. Trứng giun A. ga i thu từ tử cung </b></i> <i><b>Hình 11. Trứng giun A. ga i ở giai đoạn L</b>1 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

KẾT LUẬN


- Mổ khám gà nuôi ở 6 xã của huyện Mê Linh
– TP. Hà Nội đã xác định có 47,88% gà
<i>nhiễm giun đũa Ascaridia galli. </i>



- Đặc điểm hình thái cấu tạo của giun đũa thu
thập ở gà nuôi tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội
giống với mô tả của các tác giả trong, ngồi
nước và có đặc điểm: Có kích thước lớn, màu
vàng trắng, biểu bì có những vân ngang rõ;
miệng có 3 mơi, mỗi môi tạo thành những
tấm răng.


<i>- Nuôi cấy trứng giun đũa A. galli trong môi </i>
trường nước ở nhiệt độ từ 25 - 31o


C, sau
16,33 ± 1,2 ngày thu được trứng chứa ấu
trùng có sức gây bệnh.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Những b nh ký </i>
<i>sinh trùng ph biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại </i>
<i>Vi t Nam (Sách chuyên khảo dùng cho đào tạo sau </i>
đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.


<i>2. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và </i>
<i>b nh ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng cho đào </i>
tạo bậc Đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.
201 – 203.


3. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê
Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn


<i>Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và b nh </i>
<i>ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, </i>
tr. 259 – 269.


4. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc
<i>(2005), B nh giun trịn của vật ni ở Vi t Nam, Nxb </i>
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 56 – 64, 70 - 76.


<i>5. Nguyễn Nhân Lừng (2011), Nghiên cứu tình </i>
<i>hình nhi m giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc </i>
<i>Ninh, Bắc Giang và đề xuất bi n pháp phòng trị, </i>
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y.


6. Lê Minh, Nguyễn Hữu Đạt (2017), “Một số
đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa ở gà nuôi tại
<i>huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”, Tạp chí hoa </i>
<i>học ỹ thuật thú y, tập XXIV, số 2, tr. 56 – 61. </i>
<i>7. Phan Thế Việt (1984), Giun tròn ký sinh ở </i>
<i>chim và gia cầm Vi t Nam, Nxb Khoa học và Kỹ </i>
thuật, Hà Nội, tr. 128 – 129, 169 - 171.


8. Roy C. Anderson, Alain G. Chabaud, Sheila
<i>Willmott (2009), Keys to the nematode parasites </i>
<i>of Vertebrates, CAB International, Wallingford </i>
(UK), pp. 453.


SUMMARY


<i><b>MORPHOLOGICAL CHARACTERISTIC OF Ascaridia galli </b></i>
<b>AND THE EGGS DEVELOPMENT IN DISTILL WATER </b>



<b>Le Minh1*, Do Thi Van Giang2</b>
<i>1<sub>University of Agriculture and Forestry – TNU, </sub>2<sub>College of Economics and Techniques - TNU </sub></i>


For hundred and ninty five chickens from 6 districts in Me Linh, Ha Noi were post mortal
examinated, it has been shown that 47.88% chickens infected with roundworm with different
intensity. The majority were infected in light and mild intensity (<30 worms/bird), there was only
10.55% chickens were severely infected (<60 worms/bird).


Worms collected from chicken’s intestine were measure in length, photographed by microscopy
and then classified after Roy C. Anderson et al. (2009), 100% of collected worms were identified as
<i>Ascaridia galliwith the following comon morphological characteristics: bigger size, ivory color, </i>
epidermal with clear srtip; 3 lips mouth, each formed teeth plate.


Roundworm’s eggs were collected by dissection of the mature female worms and then incubated at
25 – 31 degree centigrate, after 16.33± 1.2 days, eggs were developed with larve content for the
potential infection.


<i><b>Keywords: Chicken, Ascaridia galli, morphological characteristic, worm eggs.</b></i>


</div>

<!--links-->

×