Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

THAM LUẬN CTCN 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.72 KB, 11 trang )

Lời nói đầu:
Trong xã hội hiện nay, khi sự đủ ăn đủ mặc không còn là vấn đề nữa thì điều
mà dư luận quan tâm và nhắc đến nhiều đó là đạo đức học sinh. Bởi đối với mỗi bậc
làm cha mẹ, thì thứ của cải quý giá nhất trên đời là con cái, dành tất cả những gì
mình có cho con. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phức tạp, quan hệ giữ người với
người ngày càng phong phú, đa dạng và biến động thì việc làm thế nào để hình thành
nhân cách sống cho các em, giáo dục đạo đức cho học sinh là điều phức tạp, khó
khăn.
Hơn nữa, một bộ phận sinh viên, học sinh có những biểu hiện suy thoái về đạo
đức, lối sống, lười học, ham chơi ... Vì vậy, việc tăng cường công tác giáo dục về đạo
đức cho học sinh là cần thiết. Vấn đề đặt ra là cần phải có biện pháp giáo dục như
thế nào cho phù hợp và đòi hỏi trách nhiệm của người thầy trong xã hội hiện nay
nặng nề hơn trước, bởi vì chúng ta đang coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Hơn mọi công chức khác, giáo viên phải là người luôn luôn hoàn thiện mình về
mọi mặt, luôn học tập nâng cao kiến thức chuyên sâu và trình độ nghiệp vụ, luôn luôn
sáng tạo trong việc trồng người.
I. ĐẶC ĐIỂM THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:
1. Thuận lợi:
+ Trường được sự quan tâm của Đảng ủy phường và Hội phụ huynh học sinh.
+ Độ tuổi học sinh tương đối đồng đều ở mỗi lớp nên nhìn chung việc
giáo dục theo từng khối là khá dễ dàng.
+ Tập thể giáo viên trong trường là một khối đoàn kết vững chắc, có ý
thức tổ chức tốt, có chuyên môn vững vàng và là một trong số ít trường có uy tín
nhất thành phố.
+ Phòng học sạch, thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ trang thiết bị: đèn,
quạt, bàn ghế cho học sinh, kể cả ghế ngồi của học sinh khi sinh hoạt dưới cờ.
+ Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Ban giám thị nề nếp,
thầy tổng phụ trách Đội cùng các thầy cô giảng dạy bộ môn.
Giaùo vieân: Leâ Thò Nhö YÙ
1
2. Khó khăn:


+ Đa số các em học sinh không tập trung trong một địa bàn mà rải các ở
những nơi khác nhau, vì vậy rất khó trong việc quản lý.
+ Phần lớn học sinh là con em của nhân dân lao động nghèo, đời sống
kinh tế khó khăn, ít được sự quan tâm của gia đình nên dù muốn hay không cũng
ảnh hưởng ít nhiều đến việc học của các em.
+ Vẫn còn một số học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn
luyện đạo đức, chủ yếu do tác động từ hoàn cảnh gia đình.
+ Một số ít học sinh chuyển từ nơi khác về như: Quảng Bình, Thanh Hoá,
Nghệ An ... nên chưa quen với ngôn ngữ và giọng nói địa phương nên ít nhiều
gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài ở lớp và giao tiếp với bạn trong lớp.
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
- Trong nhà trường người thầy giáo giữ vai trò rất quan trọng. Họ là người
được xã hội giao trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ thực hiện những mục đích do
xã hội đề ra. Vì vậy, lao động và nhân cách của người thầy giáo có ảnh hưởng
rất lớn đến nhân cách, đạo đức học sinh. Nhà giáo dục Nga vĩ đại K.D. Usinski
đã từng nhấn mạnh rằng: “trong việc giáo dục tất cả đều phải dựa vào nhân cách
của người giáo viên, vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách của
con người. Không một điều lệ và chương trình nào, không một cơ quan giáo dục
nào, dù được nghĩ ra một cách khôn khéo đến đâu, có thể thay thế được nhân
cách con người trong sự nghiệp giáo dục”.
- Chúng ta đều biết toàn bộ nhân cách con người là chủ thể của hành vi
đạo đức. Vì thế, giáo dục đạo đức là giáo dục nhân cách cho học sinh có những
phẩm chất và năng lực nhất định để luôn tự giác thực hiện những hành động có
đạo đức.
- Con đường giáo dục đạo đức cho lứa tuổi thiếu niên nói riêng cũng như
mọi lứa tuổi nói chung, không chỉ giáo dục đạo đức mà cả giáo dục các mặt
khác như: trí tuệ, thể chất, kỹ năng sống ... Đó là cả một quá trình, chứ không
thể là một ngày, một bữa.
Giaùo vieân: Leâ Thò Nhö YÙ
2

Trong khi đó các em bị ảnh hưởng từ gia đình, nhà trường, xã hội, sự ảnh
hưởng lớn nhất là xã hội bên ngoài, những tệ nạn nghiện hút, hình ảnh phim bạo
lực, cờ bạc ... đều có ảnh hưởng sâu sắc đến các em tuổi đang lớn, tính tò mò
hiếu kỳ của các em càng cao, đó là một trong những nguyên nhân khiến các em
phát triển lệch hướng, có cách nhìn tiêu cực về cuộc sống xã hội.
- Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi học sinh để kịp thời
hướng dẫn các em trong mọi hoạt động, tôn trọng các em, đối xử với các em như
là với những người lớn. Luôn trau dồi, tìm kiếm, trao đổi với các bạn đồng
nghiệp, xây dựng phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn những sai
lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc phục.
III. KINH NGHIỆM CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
- Trong những năm giảng dạy tôi đều được phân công chủ nhiệm khối lớp
6, 7 là khối lớp có rất nhiều chuyển biến về tâm, sinh lý khi từ bậc tiểu học bước
sang bậc THCS. Các em muốn thể hiện mình là người lớn, hay mâu thuẫn về
bản thân.
Vì thế, các em hay cố tỏ ra khẳng định tính cách của mình với các bạn
cùng trang lứa bằng cách bỏ qua mọi quy định về nề nếp của trường, bỏ học
chơi game ... vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải hết sức khéo léo, nhạy cảm và
tinh tế để có biện pháp giáo dục về đạo đức, hình thành nhân cách sống đúng
đắn cho các em.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho các em:
+ Kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống và thói quen
kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm.
+ Kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội.
+ Kỹ năng rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ.
- Tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức giữ gìn vệ sinh chung, làm
cho trường lớp luôn sạch đẹp, an toàn.
Giaùo vieân: Leâ Thò Nhö YÙ

3
- Giúp giáo viên có cách nhìn mới về phương pháp giáo dục học sinh để
ứng dụng một cách có hiệu quả vào phương pháp giảng dạy, khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên tự rèn luyện khả
năng tự học của học sinh.
- Khuyến khích hướng dẫn học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, đôi
bạn học tốt: học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Động viên các em
mạnh dạn đề xuất các ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập. Rèn luyện cho
các em có thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng
của giáo viên ở trường.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC LÀM CÔNG
TÁC CHỦ NHIỆM CHO GIÁO VIÊN
- Sự hình thành phẩm chất đạo đức học sinh không phải một ngày, một
buổi là có được mà phải trải qua một thời gian rèn luyện. Cho nên để đảm nhận
công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và tốn nhiều thời
gian công sức để tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng học sinh
trong lớp. Từ đó đề ra kế hoạch, phương pháp giáo dục cho từng trường hợp đặc
biệt bằng cả tấm lòng yêu thương nhân ái của người thầy giáo.
- Ở lứa tuổi thiếu niên, do sự phát dục bắt đầu, sự phát triển sinh lý mang
sắc thái giới tính, ý thức về bản thân của các em phát triển sớm nên các em
nhanh chóng nhận thức được đặc điểm giới tính của chính mình. Các em có
những hành động chứng tỏ nghị lực, dũng cảm, quyết tâm lớn, hay che giấu
khuyết điểm cho nhau, thậm chí hết sức ngoan cố, bướng bỉnh. Đó là sự phát
triển mạnh mẽ về mặt sinh lý ở thời kỳ dậy thì.
- Từng bước, chúng ta mạnh dạn giao phó trọng trách của người lớn cho
các em. Mặt khác, lại cần phải chiếu cố, bao dung những thiếu sót “trẻ con” của
các em, phải giúp đỡ và hỗ trợ các em một cách kín đáo, tế nhị. Ngoài ra, chúng
ta cần cảm thông và chia sẻ khó khăn đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt
như: cha mẹ ly hôn, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình.
- Trong giáo dục đạo đức cho lứa tuổi thiếu niên cần nói đến tác dụng tâm

lý của tập thể, của nhóm, của gia đình. Chúng có ảnh hưởng to lớn đối với việc
Giaùo vieân: Leâ Thò Nhö YÙ
4
hình thành đạo đức của các em. Ví như ông cha ta có câu “gần mực thì đen, gần
đèn thì sáng”. Do đó, giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi này là giáo dục
trong tập thể kết hợp với giáo dục gia đình:
+ Thứ nhất là: chọn các hoạt động và vị thế của các em. Vai trò của người
giáo viên chủ nhiệm là lựa chọn và tổ chức những hoạt động để các em cùng
tham gia.
+ Thứ hai là: đưa các em vào hoạt động có tính giáo dục, tuy nhiên những hoạt
động mà chúng ta đưa ra không áp đặt, gò ép mà các em phải tích cực tham gia.
+ Thứ ba là: hoạt động cần được tổ chức và hướng dẫn từ hoạt động học tập ở
trường cho đến hoạt động vui chơi, lao động, tham quan, hoạt động ngoại khoá ..
+ Thứ tư là: theo dõi và đánh giá các hoạt động giáo dục trong việc hình
thành nhân cách của các em. Chúng ta phải nhận xét, đánh giá các em theo đúng
lương tâm nhà giáo.
- Mục đích của giáo dục xét đến cùng là đào tạo con người theo một mẫu
nhân cách nhất định, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của xã hội; công việc giáo
dục thực chất là công việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.
- Chính vì thế chúng ta phải thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em biết
yêu thương đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn
phê và tự phê để thấy rõ khuyết điểm hay khó khăn cần vượt qua thử thách để làm
chủ bản thân. Luôn hướng tới cuộc sống “khoẻ – đẹp – có ích cho gia đình và xã
hội” đạt tới đỉnh “chân – thiện – mỹ”.
V. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI VIỆC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI
ĐUA, XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới phương pháp giáo dục trong điều
kiện hội nhập quốc tế, thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và đào tạo nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học

sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Giáo
viên chủ nhiệm cần triển khai có hiệu quả các vấn đề sau:
Giaùo vieân: Leâ Thò Nhö YÙ
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×