Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.22 KB, 4 trang )


Họ và tên........................................... ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
Lớp:............. PHẦN VĂN BẢN
Thời gian: 45 phút
ĐIỂM LỜI PHÊ CHỮ KÝ PHỤ HUYNH
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 ĐIỂM ).
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
A: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm
muộn cũng mang vạ vào mình đấy.
B: Không bao giờ bắt nạt người yếu kém hơn mình để ân hận suốt đời.
C: Không hèn nhát run sợ trước kẻ mạnh hơn mình.
D: Không nên ích kỷ, chỉ nói suông mà chẳng làm gì giúp bạn.
Câu 2: Tác giả bài " Sông nước cà mau " là ai?
A: Đoàn Giỏi.
B: Võ Quảng.
C: Nguyễn Tuân.
D: Tô Hoài.
Câu 3: Hình ảnh dượng Hương Thư giống như " hiệp sĩ của Trường Sơn
oai linh hùng vĩ " đã thể hiện được:
A: Sức rắn chắc, bền bỉ, quả cảm và sức mạnh của người lao động
vùng sông nước.
B: Tư thế dũng cảm của người anh hùng Trường Sơn hùng vĩ.
C: Sức mạnh của người anh hùng trong huyền thoại.
D: Bản lĩnh vững vàng của người vượt thác.
Câu 4: Trình tự diễn biến tâm trạng người anh khi xem bức tranh em gái vẽ
mình trong truyện: " Bức tranh của người em gái tôi ".
A: Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ.
B: Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện.
C: Ngạc nhiên, tức giận, xấu hổ.
D: Tức tối, xấu hổ, hãnh diện.


Câu 5: Lòng yêu nước của thầy Ha Men được biểu hiện như thế nào trong
" Buổi học cuối cùng "?
A: Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc.
B: Yêu mến, tự hào về vùng quê An - Dát của mình.
C: Căm thù sục sôi quân xâm lược.
D: Kêu gọi mọi người đoàn kết chống kẻ thù.
Câu 6: Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào?
A: Dáng vẻ, hành động, lời nói;
B: Vẻ mặt, dáng hình;
C: Cử chỉ, hành động;
D: Lời nói, vẻ mặt, dáng hình.
Câu 7: Nối tên tác giả với tên tác phẩm sao cho đúng:
- Sông nước Cà Mau Tô Hoài
- Vượt thác Minh Huệ
- Đêm nay Bác không ngủ Đoàn Giỏi
- Bức tranh của em gái tôi Võ Quảng
- Bài học đường đời đầu tiên Tạ Duy Anh
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào đoạn thơ sau:
Anh đội viên ..........................
Như.........................giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
...................................lửa hồng
Câu 9: Từ nào dưới đây có thể điền vào chỗ trống để câu: " Mặt trời...........
dần dần, rồi lên cho kì hết. " trở thành câu đúng nghĩa?
A: Nhú lên;
B: Vùng lên;
C: Trỗi dậy;
D: Xuất phát.
Câu 10: Vì sao nói: những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu
tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?

A: Chúng được gán cho những nét tâm lý, tính cách, tư duy và quan
hệ như của con người;
B: Chúng vốn là những con người đội lốt vật;
C: Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế;
D: Chúng là những biểu tượng của đạo đức luân lý.
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1 ( 2 điểm ).
Vì sao trong đoạn kết bài thơ: " Đêm nay Bác không ngủ " nhà thơ
Minh Huệ lại viết:
"... Đêm nay Bác ngồi đó,
Đêm nay Bác không ngủ,
Vì một lẽ thường tình,
Bác là Hồ Chí Minh "
Câu 2 ( 3 Điểm ).
Em hiểu như thế nào về câu: " Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,
chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa
khóa chốn lao tù ".
( Trích truyện ngắn: " Buổi học cuối cùng " của An phông xơ - Đô đê ).

ĐÁP ÁN:
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 10 đáp án đúng là đáp án : A (mỗi câu
được 0,5 điểm ).
Câu 7 ( 0,5 điểm )
- Sông nước Cà Mau Đoàn Giỏi
- Vượt thác Võ Quảng
- Đêm nay Bác không ngủ Minh Huệ
- Bức tranh của em gái tôi Tạ Duy Anh
- Bài học đường đời đầu tiên Tô Hoài
Câu 8 ( 0,5 điểm )

Mơ màng, nằm trong, Ấm hơn ngọn.
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Giải thích nguyên nhân vì sao Bác không ngủ ý
nghĩa chân lí: Bác lo việc nước, thương bộ đội, nhân dân Sự hi sinh cao cả
Câu 2: Tiếng nói như một thứ vũ khí để chống lại quân thù, khi
mọi người vẫn giữ được tiếng mẹ đẻ thì đất nước đó bị đô hộ cũng có thể giành lại
độc lập. Tiếng nói sẽ giúp đất nước rời khỏi vòng nô lệ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×