Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.92 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Sự phát triển ngày càng đa dạng và hoàn thiện của hệ thống ngân hàng thương mại cổ
phần trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho quá trình mở cửa và hội nhập. Nhờ hoạt động của hệ thống
ngân hàng mà nhu cầu về vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của các thành phần
kinh tế trong xã hội luôn được đáp ứng kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.


Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tài
trợ xuất nhập khẩu nói riêng là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận, nó quyết định sự
tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan lẫn yếu
tố chủ quan, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex hiện nay còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nợ xấu của các ngân hàng tăng nhanh,
các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước đã cân nhắc, rà
soát xếp loại các ngân hàng. Một số ngân hàng yếu kém đã bị giải thể và sáp nhập với
ngân hàng khác. Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
mà còn ảnh hưởng dây chuyền tới sự ổn định và phát triển của khách hàng và của cả nền
kinh tế. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là mối quan tâm của không
chỉ các nhà lãnh đạo ngân hàng mà còn là cả của các nhà quản lý kinh tế. Nâng cao hiệu
quả kinh doanh tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
nói chung trở thành điều kiện sống còn để các ngân hàng thương mại có thể tồn tại và
phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.


Là một nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, nhận thức rất rõ những vai
trò của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cũng như sự cần thiết của việc nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng, với những kiến thức đã được trang bị trong trường cộng với
những kinh nghiệm làm việc thực tế, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả tín dụng xuất
nhập khẩu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex đến năm 2015” để
nghiên cứu.


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được kết cấu thành 3 chương như sau:



Chương 1: Những vấn đề chung về nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của
Ngân hàng thương mại.


Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng
TMCP Xăng dầu Petrolimex.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2015.


<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN </b>
<b>DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI </b>


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng XNK của NHTM để góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng luôn được các ngân hàng quan tâm để góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cũng được xem như là một doanh nghiệp nhưng là một
doanh nghiệp đăc biệt bởi vì NHTM kinh doanh tiền tệ với mục đích tạo ra lợi nhuận tối
đa. Hoạt động tín dụng XNK của NHTM sử dụng nguồn vốn có được của NHTM để tài
trợ cho hoạt động tín dụng XNK bao gồm cho vay, phát hành L/C, phát hành bảo lãnh,
thực hiện cho vay chiết khấu hối phiếu,…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp XNK. Nâng cao hiệu quả tín dụng XNK của ngân hàng thương mại là
đẩy mạnh sự tăng trưởng về lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn để đạt
được lợi nhuận đã đặt ra.


Luận văn đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ nâng cao hiệu quả tín
dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại, bao gồm: các chỉ tiêu về quy mơ tăng
trưởng tín dụng XNK, các chỉ tiêu về nâng cao khả năng sinh lời tín dụng XNK và các
chỉ tiêu về nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu.


Nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM bị ảnh hưởng của các yếu


tố khách quan và các yếu tố chủ quan của ngân hàng. Trong đó, luận văn đánh giá yếu tố
chủ quan là các nhân tố về trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của ngân hàng là các
nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Bởi vì,
trong bất kể với những yếu tố khách quan biến động như thế nào thì ngân hàng nào có
trình độ quản lý và năng lực kinh doanh tốt sẽ có các biện pháp kịp thời để khắc phục
những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng XNK nói riêng, nâng cao hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng nói chung.


<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG XUẤT </b>
<b>NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lãnh đạo ngân hàng cùng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên có trình độ,
năng lực và có tinh thần trách nhiệm cao.


Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đã đạt được một
số thành công nhất định:


PGBank không ngừng phát triển các sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt nhất cho
hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu. Đồng thời, PGBank khơng ngừng hồn thiện các dịch
vụ trọn gói phục vụ các khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu.


PGBank có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối
tượng vay vốn được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế có hoạt động xuất khẩu hàng
hóa hoặc có dự án đầu tư, chế biến hàng xuất khẩu. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu
của PGBank đã góp phần khơng nhỏ trong việc các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện
hoạt động xuất khẩu nhanh chóng, hiệu quả và an tồn.


Trong những năm qua, hoạt động tín dụng XNK của PGBank đã có những bước
tăng trưởng mạnh mẽ về cả về quy mô và lợi nhuận. Dư nợ tín dụng tài trợ hoạt động
xuất khẩu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, dư nợ xuất khẩu đạt 381 tỷ đ, tăng


17,23% so với 2009; năm 2011 dư nợ xuất khẩu đạt 445 tỷ đ tăng 16,8% so với 2010.
Trong các năm qua, cùng với chiến lược đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Chính phủ,
PGBank đã có chính sách tín dụng khuyến khích đối với hoạt động xuất khẩu. Trong đó,
PGBank ưu tiên vốn cho hoạt động tín dụng XK và ưu tiên lãi suất cho hoạt động tín
dụng XK. Nhờ đó mà doanh số tài trợ tín dụng xuất khẩu tăng lên qua các năm và dư nợ
cho vay tín dụng xuất khẩu cũng tăng qua các năm. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tài
trợ XNK ngày càng tăng qua các năm. Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK
là 14 tỷ đồng thì năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động này mang lại là 20 tỷ đồng, tăng 43%
so với năm 2009 và đến năm 2011 đã tăng lên 28 tỷ đồng, tăng 40%so với năm 2010.
Như vậy, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho
PGBank.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong các năm qua, cùng với chiến lược đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Chính phủ,
PGBank đã có chính sách tín dụng khuyến khích đối với hoạt động xuất khẩu. Trong đó,
PGBank ưu tiên vốn cho hoạt động tín dụng XK và ưu tiên lãi suất cho hoạt động tín
dụng XK. Nhờ đó mà doanh số tài trợ tín dụng xuất khẩu tăng lên qua các năm và dư nợ
cho vay tín dụng xuất khẩu cũng tăng qua các năm.


Cơ cấu tín dụng tài trợ XNK theo thời hạn vay đã thay đổi theo chiều hướng tích
cực. Tỷ trọng doanh số cho vay tín dụng XNK trung dài hạn có xu hướng tăng qua các
năm. PGBank đã chú trọng cho vay đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
và các dự án chế biến sản xuất các mặt hàng xuất nhập khẩu. Xét theo thời hạn các khoản
tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thì dư nợ ngắn hạn hoạt động tài trợ tín dụng XNK ln
chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 80% so với tổng dư nợ tín dụng XNK của PGBank.
Năm 2009, dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 1.002 tỷ đồng, chiếm 89% tổng dư nợ tín dụng
XNK; năm 2010, dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 1.190 tỷ đồng, chiếm 86% tổng dư nợ tín
dụng XNK; năm 2011, dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 1.073 tỷ đồng, chiếm 76% tổng dư
nợ tín dụng XNK. Cùng với sự giảm xuống của tỷ trọng dư nợ tín dụng XNK ngắn hạn
qua các năm thì tỷ trọng dư nợ tín dụng XK trung dài hạn đã tăng qua các năm. Năm
2009, dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 122 tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ tín dụng


XNK; năm 2010, dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 185 tỷ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ tín
dụng XNK; năm 2011, dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 334 tỷ đồng, chiếm 24% tổng dư
nợ tín dụng XNK và tăng 80% so với dư nợ tín dụng trung dài hạn năm 2010. Cùng với
sự tăng lên của vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, PGBank đã nâng cao năng lực cạnh tranh
trong hệ thống ngân hàng và đã tiếp cận cho vay các dự án trung dài hạn phục vụ cho
hoạt động tín dụng XNK. PGBank đã tài trợ cho các dự án xây dựng nhà máy sản xuất
các mặt hàng xuất khẩu, tài trợ cho các dự án nhập khẩu máy móc, dây chuyển thiết bị có
cơng nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp.


Bên cạnh những thành công đã đạt được, hoạt động tín dụng tài trợ XNK của
PGBank cịn có một số những vấn đề còn tồn tại như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Cơ cấu dư nợ tín dụng XNK theo thành phần khách hàng có sự mất cân đối.
Chiếm trên 70% là dư nợ cho đối tượng khách hàng là các Công ty Cổ phần, Cơng ty
TNHH. Cịn lại là dư nợ đối với các Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.


Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay vẫn tập trung chủ yếu vào dư nợ tài trợ tín
dụng tài trợ nhập khẩu. Do vậy, PGBank cần chú trọng hơn nữa trong việc tìm kiếm và
tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu.


Mặc dù dư nợ tín dụng tài trợ XNK trung dài hạn có sự tăng trưởng qua các năm
nhưng tín dụng tài trợ XNK của PGbank chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Tín dụng ngắn
hạn ln chiếm tới khoảng 80% tổng dư nợ tín dụng XNK. Như vậy, PGBank cần đầy
mạnh dư nợ TD XNK trung dài hạn để góp phần hiện đại hóa trang thiết bị cơng nghệ sản
xuất và nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.


Hoạt động tín dụng tài trợ XNK theo hình thức thanh tốn cịn khá đơn điệu. Chủ
yếu PGBank cho vay dưới hình thức tín dụng chứng từ (L/C), cịn các hình thức thanh


tốn nhờ thu, thanh tốn điện chuyển tiền và hình thức bao thanh tốn có dư nợ rất thấp.
PGBank cần đa dạng hóa các hình thức tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu.


Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng XNK/dư nợ TD XNK của PGBank có xu hướng tăng
qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2011, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế và khó khăn chung của thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới nên dư nợ
quá hạn TD XNK tăng mạnh lên mức 3,97%. Đo đó, PGBank cần đẩy mạnh công tác
thẩm định khách hàng, kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng để
đảm bảo khách hàng thanh toán đầy đủ nợ khi đến hạn thanh toán. Đồng thời, PGBank
cần đẩy mạnh cơng tác giám sát tín dụng, thu hồi nợ và xử lý nợ nhằm giảm tỷ lệ nợ quá
hạn TD XNK/tổng dư nợ TD XNK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

rất nhiều khó khăn và sự thiếu thông tin về doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các số liệu về
hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
XNK còn thiếu sự minh bạch thông tin. Do vậy, công tác thẩm định tín dụng của ngân
hàng rất khó khăn trong việc đưa ra quyết định chính xác nhất và các nguyên nhân chủ
quan về trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của ngân hàng. Những nhân tố này là
các nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng.


<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC </b>
<b>NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG </b>
<b>TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX ĐẾN NĂM 2015 </b>


Mục tiêu của PGBank trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là phấn đấu trở
thành một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.


Để thực hiện được mục tiêu này, PGBank đã xây dựng kế hoạch hoạt động và định
hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng
trong giai đoạn từ năn 2011 đến năm 2015 như sau:



- PGBank ưu tiên tài trợ tín dụng cho hoạt động XK theo chỉ đạo của Chính phủ
và Ngân hàng Nhà nước. Tập trung tài trợ cho các ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế
nhưng phải đảm bảo có giá trị gia tăng cao, các ngành hàng công nghiệp phụ trợ,…


- Đẩy mạnh công tác huy động vốn để đảm bảo có nguồn tài trợ cho các doanh
nghiệp kinh doanh XNK nói riêng và đảm bảo cho tồn bộ hoạt động của ngân hàng nói
chung. Đặc biệt cần đẩy mạnh huy động ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu của các doanh
nghiệp XNK.


- Nghiên cứu và đưa ra các chính sách, các gói sản phẩm phục vụ cho các đối
tượng khách hàng theo từng ngành hàng hoặc theo từng nhóm hàng cụ thể để PGBank có
thể phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.


- Mở rộng và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ cho các doanh nghiệp
XNK như các nghiệp vụ chiết khấu, bao thanh toán,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng
liên quan đến q trình tác nghiệp tài trợ tín dụng XNK để phục vụ khách hàng được tốt
nhất và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.


- Nâng cấp hệ thống công nghệ của ngân hàng, đáp ứng được các nhu cầu quản lý
và nhu cầu tác nghiệp để vừa phục vụ được khách hàng nhanh nhất, vừa tránh rủi ro cho
ngân hàng và vừa góp phần làm cho q trình quản lý ngân hàng hiệu quả hơn.


Những định hướng trên đây sẽ góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng xuất nhập khẩu của PGBank.


Với phương hướng kinh doanh dịch vụ như trên, luận văn đề xuất hai nhóm giải
pháp chính là nhóm các giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập


khẩu của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex và nhóm các giải pháp giảm chi phí
cung ứng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.
Luận văn đề xuất giải pháp đẩy mạnh huy động vốn, thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm
tín dụng tài trợ XNK, nâng cao chất lượng các nguồn lực, đầu tư phát triển hệ thống công
nghệ thông tin, tiết kiệm chi phí quản lý và nhân sự.


</div>

<!--links-->

×