Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài giải bài tập tài chính doanh nghiệp chương 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.08 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 9: HỌACH ĐỊNH DÒNG TIỀN
GIẢI PHÁP
CÂU HỎI
1. Chuyên viên trong các phòng ban khác nhau sử dụng quá trình hoạch
đònh ngân sách vốn như thế nào?
a. Đối với Giám đốc nhân sự:
Giám đốc nhân sự là những người phụ trách việc tuyển dụng, huấn luyện
cũng như phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Từng công việc của
các giám đốc nhân sự đều đòi hỏi sự chi tiêu vốn, đó là các chi phí cho việc
săn đầu người, chi phí cho các khóa đào tạo lại nhân viên hoặc các khóa
huấn luyện nâng cao trình độ cho nhân viên… Tất cả những công việc đó đầu
nhắm đến mục tiêu là bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng được cả về số lượng
cũng như chất lượng cho các họat động của doanh nghiệp ở hiện tại, và đặc
biệt là cho việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Hầu hết các chi phí
này đều nhằm mục tiêu tạo ra những thu nhập trong tương lai, do đó chúng
đều là những chi tiêu vốn (capital expenditure). Các giám đốc nhân sự cũng
phải tiến hành đầy đủ các bước của quá trình họach đònh ngân sách vốn, từ
đề xuất các dự án, ước tính các dòng thu nhập (cash flows) cho đến thẩm
đònh hiệu quả của từng dự án để có thể lựa chọn dự án hiệu quả nhất cho
việc chi tiêu vốn trên torng mối quan hệ với các chiến lược chung khác của
doanh nghiệp.
b. Đối với chuyên viên nghiên cứu phát triển:
Những dự án nghiên cứu phát triển (R&D) đóng vai trò vô cùng to lớn đối
với triển vọng phát triẻn torng tương lai của doanh nghiệp. Những nghiên
cứu phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp đều nhắn đến một mục đích
là đáp ứng nhu cầu của thò trường trong tương lai, qua đó đảm bảo thu nhập
cho doanh nghiệp. Những chi phí cho các họat động R&D đều là những chi
tiêu vốn. Trong cơ cấu chi tiêu vốn của một doanh nghiệp ở bất kì một giai
đọan nào cũng đều cần có chi tiêu cho các họat động R&D này.
Việc hoạch đònh ngân sách của các chuyên viên R&D là vô cùng quan trọng,
bởi vì nó sẽ là cơ sở cho các chiến lược khác của doanh nghiệp. Các chuyên


viên R&D cần các đònh được tính hiệu quả của các dựa án cũng như thời
gian tiền dự án một cách chính xác.
2. Các lọai dự án:
Dự án loại trừ nhau: là những dự án khôn thể tiến hành đồng thời, nói cách
khác đó là những dự án có cùng mục tiêu, nhưng cách thức thực hiện khác
nhau. Nếu hai dự án là loại trừ nhau thì khi quyết đònh thực hiện dự án này
sẽ loại bỏ việc thực hiện dự án kia. VD: chọn lựa xây cầu hay xây hầm Thủ
Thiêm, xây dựng cầu vượt hay bùng binh ở 1 giao lộ nào đó…
Dự án độc lập: là những dự án có thể tiến hành đồng thời, nói cách khác đó
là các dự án không cùng mục tiêu. Việc ra quýêt đònh thục hiện dự án này
không ảnh hưởng đến việc lựa chọn các dự án còn lại. VD:
Dự án phụ thuộc: các dự án phụ thuộc nhau phải được thực hiện cùng l1uc
với nhau. VD: dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất và dự án xây
dựng tuyến đường ống dẫn dầu từ Vũng Tàu ra Quảng Ngãi…
4. Các loại đầu tư vốn:
Các dự án đầu tư mở rộng: điển hình là các chương trình nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới.
Các dự án thay thế: thay thế các máy móc thiết bò cũ bằng các thiết bò mới
có năng suất cao hơn.
Các dự án phát sinh để đáp ứng các yêu cầu pháp lý, các tiêu chuẩn sức khỏe
và an toàn: đầu tư cho các thiết bò kiểm soát ô nhiễm, thông gió và phòng
cháy.
Nói chung thì loại dự án có ảnh hưởng đến cách phân tích dự án, qua đó ảnh
hưởng đến quy trình thực hiện quyết đònh đầu tư vốn. Chẳng hạn như đối với
các dự án đáp ứng các yêu cầu pháp lý thì khi phân tích chúng nên được
xem như các dự án phụ thuộc. Đối với dự án mở rộng thì những ước tính về
doanh số trong tương lai sẽ có nhiều rủi ro hơn dự án thay thế.
5. Nguyên tắc 1 và 3:
“Dòng tiền nên được đánh giá trên cơ sở tăng thêm”: nghóa là nên đánh giá
dòng tiền của một dự án trên góc độ tòan bộ dòng tiền của doanh nghiệp đó

sẽ bò tác động như thế nào nếu dự án được chấp nhận so với khi dự án không
được chấp nhận (If or If not). Chúng ta sẽ không đánh giá dòng tiền của
rêing một dự án nào cả bởi vì mỗi dự án của doanh nghiệp đều có mốiq uan
hệ qua lại ràng buộc với các dự án đã và đang thực hiện. Do đó việc đánh
giá riêng từng dự án sẽ là phiến diện và làm méo mó (distortion) hiệu quả
thực chất của dự án đó.
“Tất cả tác động gián tiếp của một dự án phải được xem xét khi đánh giá
dòng tiền”: tác động gián tiếp có thể là: các gia tăng về vốn luân chuyển
của doanh nghiệp (dưới hình thức quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải
thu). Hoặc việc cho ra đời một sản phẩm mới mà lại trực tiếp cạnh tranh với
một sản phẩm của xí nghiệp khác trong DN, có thể tính riêng sản phẩm mới
thì hiệu quả nhưng tính chung lại thì hiệu quả toàn DN ko đạt được.
6. Các yếu tố khi ước tính đầu tư thuần của dự án:
Đầu tư thuần vào 1 dự án là chi tiêu tiền mặt thuần ban đầâu của dự án, bao
gồm:
Chi phí mua TSCĐ mới (bao gồm cả chi phí chuyên chở và lắp đặt)
Gia tăng trong vốn luân chuyển do dự án mới đòi hỏi
Thu nhập thuần từ việc bán tài sản hiện có (dự án thay thế)
Thuế phát sinh do việc bán tài sản hiện có hoặc mua tài sản mới.
7. Khấu hao:
Khấu hao không phải là một chi phí bằng tiền mặt (non-cash cost) mà chỉ là
một hình thức bút tóan của kế toán mà thôi. Nó không ảnh hưởng trực tiếp
đến ngân lưu dự án mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp thông qua lá chắn thuế. Chi
phí khấu hao càng nhiều thì doanh thu trước thuế của doanh nghiệp được
hach toán càng thấp, qua đó giảm được một khoản thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp cho nhà nước. Bên cạnh đó, dù được gọi là chi phí song thực
chất khấu hao là một khỏan doanh thu của doanh nghiệp, để thu hồi vốn đầu
tư ban đầu (chủ yếu là từ việc mua Tài sản). Do đó cần phai tính đến khấu
hao trong dòng ngân lưu của dự án.
8. Hậu quả thuế từ việc bán tài sản:

a. Không có hậu quả thuế: khi doanh nghiệp bán tài sản theo giá trò sổ sách
(book value)
b. Giảm mức thuế phải nộp: nếu bán tài sản với giá thấp hơn giá trò sổ sách.
Mức giảm = số tiền lỗ x thuế suất thuế TNDN
c. Tăng mức thuế phải nộp: có 2 trường hợp:
- giá trò sổ sách < giá bán tài sản < giá trò nguyên thủy:
Mức tăng = (giá bán – giá trò sổ sách) x thuế suất thuế TNDN
- giá bán tài sản > giá gốc:
mức tăng = thuế do thu nhập thông thường + thuế trên lãi vốn
thu nhập thông thường = phần đã khấu hao (nguyên giá – giá trò sổ sách)
lãi vốn = giá bán - nguyên giá
9. Lãi vay:
Lãi vay có một vai trò tích cực đối với bất kì một dự án nào. Nhưng các phương
pháp xây dựng dòng ngân lưu lại không đưa lãi vay vào để tính dòng ngân lưu.
Nguyên nhân là do đâu? Có 2 lý do:
Thứ nhất, có thể xem như quyết đònh đầu tư và quyết đònh tài trợ là độc lập với
nhau. Trong thực tế, các doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì một cấu trúc vốn
bao gồm nợ vay và vốn chủ sở hữu; cấu trúc vốn hỗn hợp này được gọi là cấu
trúc vốn mục tiêu. Nếu doanh nghiệp đạt được cấu trúc vốn mục tiêu này thì chi
phí sử dụng vốn sẽ ở mức xấp xỉ hoặc bằng mức tối thiểu. Với các lý do đó, mỗi
dự án mới có thể xem như được tài trợ với tỷ lệ các nguồn tài trợ khác nhau phù
hợp với cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, nếu ta chỉ đơn thuần
trừ các chi phí lãi vay khỏi các dòng tiền thì bò coi là không đúng.
Thứ hai, khi một hệ thống chiết khấu được dùng để thẩm đònh dự án, suất chiết
khấu hay chi phí sử dụng vốn đã bao gồm chi phí của các nguồn tiền dùng để
tài trợ cho dự án (lãi vay). Đa số các doanh nghiệp đều sử dụng chi phí sử dụng
vốn bình quân (WACC) để chiết khấu các dòng tiền của các dự án mới.
WACC =(w
d
x r

d
) + (w
e
x r
e
)
w
d
: tỷ trọng vốn vay trong cấu trúc vốn
w
e
: tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn
r
d
: lãi vay (chi phí sử dụng vốn vay)
r
e
: chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
Như vậy, việc đưa các chi phí lãi vào tính toán các dong tiền sẽ là tính các chi
phí đó đến hai lần.
10.Phân biệt Dự án mở rộng và Dự án thay thế:
DỰ ÁN MỞ RỘNG DỰ ÁN THAY THẾ
-Đầu tư thêm tài sản để tăng doanh
số
-Thải hồi 1 tài sản + thay thế bằng
một tài sản hiệu quả hơn
-Không có khoản mục bán tài sản cũ
torng tính đầu tư thuần
-Việc tính toán đầu tư thuần phải tính
đến thu nhập từ việc bán tài sản cũ

và phần thuế đánh trên thu nhập đó
11. Chi phí cơ hội:
Trong hoạch đònh ngân sách vốn đầu tư, chi phí cơ hội nên được hiểu là dòng
tiền lớn nhất mà các tài sản đó có thể tạo ra nếu chúng không được sử dụng
trong dự án.
VD: nếu một mảnh đất được mua cách đây 5 năm với giá 100.000 USD. Hiện
nay, các chun gia định giá của mảnh đất này là 180.000 USD. Khi đưa vào
thực hiện dự án thì chi phí cơ hội của mảnh đất này là 180.000 USD chứ khơng
phải là 100.000 USD.
BÀI TẬP
Bài 16:
Ta c
Chi phí xây cửa hàng: 7.000.000 USD
Chi phí trang thiết bị: 700.000 + 50.000 = 750.000 USD
Vốn ln chuyển ban đầu: 600.000 USD
Đầu tư thuần = 8.350.000 USD
Bài 17:
Chi phí mua máy = 1.000.000 USD
Vốn ln chuyển ròng = 50.000 USD
Đầu tư ròng = 1.050.000 USD
DÒNG TIỀN CHO NĂM 1 VÀ NĂM 10
Khoản mục Năm 1 ………………….. Năm 10
Doanh thu tăng thêm 275000 275000
Chi phí tăng thêm 100000 100000
Khấu hao tăng thêm 142900 0
OEBT tăng thêm 32100 175000
Thuế tăng thêm 7840 65000
OEAT tăng thêm 24260 110000
Khấu hao tăng thêm 142900 0
NWC 25000 -85000

OCF tăng thêm 142160 195000

×