Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.68 KB, 5 trang )
Vú sữa đất chữa bệnh đái tháo đường?
Vú sữa đất có đúng là cây thuốc không, thường dùng chữa bệnh gì và nếu
sử dụng như bài thuốc trên, chẳng may phù hợp với người này nhưng không phù
hợp với người kia cũng là điều đáng lo ngại.
Vú sữa đất mà một số người dân ở đây gọi lại là cỏ sữa lá to
Chúng tôi mang cây này đến Lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu
TP.HCM) thì được biết, đây là cỏ sữa lá to. Trong tài liệu Cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam – nhiều tác giả và Từ điển Cây thuốc Việt Nam - Võ Văn
Chi, vú sữa đất là tên gọi khác của cỏ sữa lá nhỏ, là loại cây thảo nhỏ, bấm vào
thân chảy nhựa mủ trắng, thân và cành mảnh, mọc tỏa rộng trên mặt đất, màu đỏ
tím, có lông rất nhỏ; lá mọc đối, hình bầu dục, dài 7mm, rộng 4mm.
Cỏ sữa lá nhỏ (hay còn gọi là vú sữa đất)
Cỏ sữa lá to cũng là cây thảo, có nhựa mủ trắng (tên gọi khác là cỏ sữa
lông), nhưng thân màu đỏ nhạt, phủ lông, lá hình bầu dục hoặc hình mác, dài 2-3
cm, rộng 7-13mm, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ, mặt dưới phủ lông màu xám
nhạt, cuống lá có lông rậm; cụm hoa hình cầu, mọc ở kẽ lá gồm rất nhiều hoa; quả
nang màu trắng nhạt, đường kính 1,5 mm, hạt hình trứng hoặc hình 4 cạnh, mặt
ngoài hơi nhăn nheo.
Ở Việt Nam, cỏ sữa mọc hoang khắp nơi, ưa đất có sỏi, đá, thường thấy ở
kẽ gạch, sân xi măng, cây sống từ 3-5 tháng rồi tàn lụi. Bộ phận dùng làm thuốc:
toàn cây cỏ sữa dùng tươi hoặc phơi khô.
Cỏ sữa lá to mọc hoang ở chân cầu Trường Đai (Gò Vấp)
Cỏ sữa lá to: có vị hơi đắng, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc,
chữa lỵ, phong ngứa và thông sữa. Theo Lương y Nghĩa, thời điểm giao mùa (giữa
mùa nắng và mùa mưa), nhiều người hay bị kiết lỵ, tiêu ra máu có thể dùng bài