Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.75 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>


<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng khơng ít thách
thức trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt ngành Ngân Hàng. Hệ thống NHTM vốn
giữ vai trò “huyết mạch” trong nền kinh tế thị trường đang phải hoạt động trong môi
trường cạnh tranh hết sức gay gắt. Những ngân hàng hàng đầu thế giới với những lợi thế
vượt trội về vốn, quy mô hoạt động, mạng lưới, công nghệ quản lý và đặc biệt là sự đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ gần như đã có mặt ở Việt Nam như BNP Paribas,
Citigroup, HSBC, Crédit Agricole, Deutsche Bank. Bối cảnh cạnh tranh này đặt ra yêu
cầu cấp bách cho các NHTM nội địa phải cải tiến hoạt động của mình hướng về khách
hàng để tồn tại và phát triển.


Cùng với sự phát triển và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu vốn
đang là một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Chính vì thế mà hiện nay hệ thống ngân
hàng thương mại đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và giữ một vị trí chiến lược trong
việc đáp ứng nhu cầu về vốn với nền kinh tế. Và tín dụng là cơng cụ đắc lực để thực hiện
điều đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

là yếu tố sống còn đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại bởi chất lượng tín
dụng thể hiện ở khả năng hoàn trả nợ đúng hạn của người đi vay cho ngân hàng. Chất
lượng tín dụng có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng nói chung cũng như
tổng thể hoạt động của ngân hàng. Chất lượng tín dụng quyết định khả năng thu hồi vốn
và lãi cho ngân hàng. Trong khi các khoản cho vay đối với khách hàng (là các tổ chức
kinh tế và các cá nhân) chiếm đến 70% tổng tài sản có, nguồn thu nhập từ lãi cho vay là
nguồn thu nhập chủ yếu của một ngân hàng thương mại. Vì vậy chất lượng tín dụng quyết
định khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng. Chất lượng tín dụng tốt khơng chỉ nhằm đảm


bảo an toàn cho hoạt động của mỗi ngân hàng riêng lẻ mà còn cho cả hệ thống bởi mối quan
hệ mật thiết của các ngân hàng thương mại với tổng thể nền kinh tế cũng như với từng chủ
thể kinh tế bằng vai trị thực thi chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình. Do
vây có thể hiểu “Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sức mạnh cạnh
tranh, sự thích nghi của ngân hàng với mơi trường bên ngồi để ngân hàng có thể tồn tại và
phát triển”


Chất lượng dịch vụ ngân hàng có gì khác với chất lượng dịch vụ ở các lĩnh vực khác?
Để trả lời câu hỏi này đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng tín dụng ngân hàng, cho vay tín
chấp và chất lượng dịch vụ ngân hàng trực tuyến được đề cập đến.


Herington & Weaven (2007) cũng đã khám phá tác động của chất lượng dịch vụ
trực tuyến đến mức độ thỏa mãn của khách hàng và sự phát triển của mỗi quan hệ khách
hàng. Một cuộc khảo sát nhằm thu thập dữ liệu từ mẫu thuận tiện của 200 người trả lời
người Úc sử dụng ngân hàng trực tuyến. Phân tích nhân tố và mơ hình cấu trúc tuyến tính
được sử dụng để kiểm định các mơ hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ
trực tuyến khơng có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng, sự tin cậy hoặc sự phát
triển của mối quan hệ với khách hàng nhưng lại có một mối quan hệ với lịng trung thành.
Tuy nhiên, yếu tố “hiệu quả” của chất lượng dịch vụ trực tuyến có liên quan đến sự tin
cậy. Yếu tố “nhu cầu cá nhân” và “trang web của tổ chức” của chất lượng dịch vụ trực
tuyến có liên quan đến sự trung thành, trong đó “nhu cầu cá nhân” có tác động mạnh
nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đó, Ngân hàng cũng gặp phải khơng
ít khó khăn, hạn chế. Những khó khăn, hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau nhưng đều ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và khả năng thu hồi nợ. Chất lượng
tín dụng cũng vì thế bị ảnh hưởng và cần có những giải pháp để nâng cao hơn nữa, Đề tài
này tại Ngân hàng TMCP SHB Chi nhánh Đồng Nai vẫn chưa được nghiên cứu nên tôi
<b>quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng </b>
<b>tại Ngân hàng TMCP SHB Chi nhánh Đồng Nai”. </b>



<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>



Hệ thống hóa lý luận về chất lượng tín dụng và đánh giá chất lượng tín dụng của
NHTM, các mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của
NHTM.


Đánh giá các yếu tố cấu thành chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn –
Hà Nội các biện pháp mà ngân hàng đã triển khai để nâng cao chất lượng tín dụng từ đó
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng trong thời gian tới.


<b>3. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu </b>



Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng thương mại


Phạm vi nghiên cứu:


+ Không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh
Đồng Nai


+ Thời gian: Nghiên cứu thực trạng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi
nhánh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, đề xuất giải pháp đến năm
2020


<b>4. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>



Phương pháp thu thập thông tin số liệu:


+ Số liệu thứ cấp: Các thông tin số liệu hoạt động kinh doanh của ngân hàng lấy từ


các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của ngân hàng.


+ Số liệu sơ cấp: Tiến hành tổ chức điều tra lấy ý kiến của khách hàng về chất
lượng tín dụng của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tả, tính điểm trung bình của các yếu tố cấu thành chất lượng tín dụng của ngân hàng để từ
đó biết được những mặt đạt được và chưa được trong chất lượng tín dụng của ngân hàng,
làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.


<b>5. Bố cục luận văn </b>


Kết cấu luận văn bao gồm 4 chương:


Chương 1: Giới thiệu các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài


Chương 2: Chất lượng tín dụng và mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại


Chương 3: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đồng Nai


Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài
Gịn – Hà Nội, Chi nhánh Đồng Nai


<b>CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN </b>
<b>ĐẾN ĐỀ TÀI </b>


Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Văn Hưng (2003) Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
“Giải pháp hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong cho vay của các NHTM Việt
Nam”.



Luận án Tiến sỹ của Võ Việt Hùng (2009) Trường Đại Học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí
Minh “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.


Luận văn Thạc sỹ Trần Hồng Hải (2006) Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân “Nâng
cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
Quảng An”.


Luận văn Thạc sỹ Đỗ Tiến Hòa (2007) Trường Đại học Kinh tế TP.HCM “Nghiên
cứu sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
HSBC, Chi nhánh TP.HCM”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Luận văn Thạc sỹ Lê Thị Thanh Trúc (2013) Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
“Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Ngân
hàng TMCP Kỹ Thương trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.


Luận văn Thạc sỹ Lưu Thị Mỹ Hạnh (2013) Trường Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ Techcombank tại Thành
phố Đà Nẵng”.


Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Hồ Lệ Huỳnh (2013) Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
“Nâng cao sự hài lòng của khách hàng của khách hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam”.


<b>CHƢƠNG 2: CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC </b>
<b>NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG </b>
<b>THƢƠNG MẠI </b>


- Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại



Tín dụng ngân hàng thương mại là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn.
Đặc trưng này của tín dụng xuất phát từ tính chuyển nhượng tạm thời. Để đảm bảo thu
hồi nợ đúng hạn, ngân hàng xác định thời hạn cho vay dựa vào quá trình luân chuyển vốn
của khách hàng và tính chất vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng định kỳ hạn nợ một cách
phù hợp với khách hàng thì khả năng trả nợ đúng hạn cao và ngược lại.


Tín dụng ngân hàng thương mại dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Sở dĩ
như vậy là vì vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động từ bên ngồi, vốn chủ sở
hữu ít khi được sử dụng để sản xuất kinh doanh mà được sử dụng chủ yếu để đầu tư vào
tài sản cố định. Chính vì vậy, sau một thời gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho
người gửi ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí như trả
lương, khấu hao… Do đó, người vay ngồi việc trả gốc còn phải trả cho ngân hàng một
khoản lãi. Đó là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, là cơ sở để cho ngân hàng tồn tại
và phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ra một mức lãi suất phù hợp. Rõ ràng, với một dự án có rủi ro cao hơn thì chi phí nợ của
doanh nghiệp đó phải cao hơn và ngược lại.


Phân loại


Theo mục đích sử dụng tiền vay
Theo thời hạn sử dụng tiền vay
Theo điều kiện đảm bảo


Theo đồng tiền được sử dụng cho vay
Theo đối tượng tín dụng


Một số phân loại khác



- Khái niệm chất lượng tín dụng của NHTM


Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một loại hàng hóa nào sản xuất ra cũng phải là
những hàng hóa mang tính cạnh tranh, điều đó có nghĩa là mọi loại hàng hóa sản xuất ra
đều phải có chất lượng. Chất lượng của bất kỳ một loại hàng hóa nào cũng đều được thể
hiện bằng giá trị sử dụng của nó. Muốn tạo ra được những loại hàng hóa mang giá trị sử
dụng cao thì địi hỏi người sản xuất ra chúng phải trả lời đươc 3 câu hỏi quan trọng, đó là:
sản xuất cái gì? Cho ai cần chúng? Và sản xuất như thế nào? Và các nhà kinh tế đã nhận
xét rằng: “Chất lượng là sự phù hợp mục đích của người sản xuất và người sử dụng về
một loại hàng hóa nào đó” hay “ Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ
thoả mãn nhu cầu khách hàng”


Từ những nhận xét như vậy, có thể quan niệm chất lượng tín dụng của ngân hàng
thương mại là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển
của ngân hàng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.


Để có thể hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng, ta xem xét sự thể hiện chất lượng tín
dụng trên các khía cạnh sau:


Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chổ số tiền mà Ngân hàng
cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều
khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ngân hàng nhỏ thì nên cấp tín dụng với mức độ và trong phạm vi nhất định để thỏa mãn
một cách tốt nhất khách hàng của mình.


Đối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng tín dụng được thể
hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn
việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh


tế.


- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại
Các nhân tố bên ngoài


Các nhân tố bên trong


- Giới thiệu các mơ hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của
NHTM


<b>CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG </b>
<b>DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI, CHI NHÁNH ĐỒNG </b>
<b>NAI </b>


<b>- Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, Chi nhánh Đồng Nai: </b>
Ngày 20/10/2008 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã chính thức khai trương Chi
Nhánh Đồng Nai(SHB Đồng Nai) tại số 10-11 Nguyễn Ái Quốc, khu phố 8 – Phường
<b>Tân Phong, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai. </b>


- Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010-2014: tính đến năm
2014 tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh đạt trên 4.000 tỷ đồng, doanh số dư nợ
toàn chi nhánh đạt 2.485,45 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn của SHB Đồng Nai là 0,81% (năm
2010 là 2,87%), tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là 1,18% (năm 2010 là 1,39%). Năm 2014 mức
thu dịch vụ ròng của ngân hàng đạt 22,26 tỷ đồng tăng trưởng 15% so với năm 2013, và
tăng 227% so với năm 2010. Việc doanh thu từ tín dụng tăng đều qua các năm cũng góp
phần tao ra sự cải thiện rõ nét trong mức lợi nhuận trước thuế. Đây là việc rất khả quan
cho SHB Đồng Nai, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế tài chính nước nhà đang chịu
nhiều biến động, bên cạnh đó cịn có sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ trong cùng
địa bàn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

– Hà Nội, Chi nhánh Đồng Nai: Mức độ hài lòng cao nhất của khách hàng là nhân tố
Thơng tin tín dụng với mức điểm trung bình là 4.25. Nhân tố Chính sách tín dụng có mức
độ hài lịng của khách hàng đứng thứ hai trong bảng nghiên cứu với điểm trung bình là
3.80, trong đó lãi suất tín dụng có sự hài lịng của khách hàng cao nhất với điểm số trung
bình là 4.02. Nhân tố Chất lượng nhân sự có mức độ hài lịng của khách hàng đứng thứ
ba với điểm số trung bình là 3.20. Nhân tố Phương tiện hữu hình có mức độ hài lòng của
khách hàng đứng thứ tư với điểm số trung bình là 3.10. Nhân tố có mức độ hài lịng của
khách hàng thấp nhất là quy trình tín dụng với điểm trung bình là 3.07. Với mức độ hài
lịng nhỏ nhất có nghĩa là SHB Đồng Nai cần chú trọng đến thành phần này, cố gắng phải
hoàn thiện hơn. Mặc dù có cải tiến nhưng thủ tục của SHB Đồng Nai so với một số
NHTM khác còn chưa thật sự đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt trong các thủ tục vay vốn
tiêu dùng, hay tiếp cần các nguồn vốn ưu đãi, sự thay đổi các quy trình chưa phù hợp với
yêu cầu thực tế, khả năng xử lý các sự cố trong giao dịch tự động còn hạn chế, mất nhiều
thời gian và dễ gây phiền hà cho khách hàng.


- Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng mà ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà
Nội, Chi nhánh Đồng Nai đã triển khai


Đổi mới quy trình tín dụng


Đổi mới công nghệ thông tin và sửa chửa cơ sở vật chất tại các phòng giao dịch
Đào tạo đội ngũ nhân viên


Hồn thiện chính sách tín dụng
Xây dựng hệ thống thơng tin tín dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

cách phục vụ, giao dịch văn minh lịch sự tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng,
tăng được số lượng khách hàng, mở rộng thị phần. Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp
cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định
nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và


thuận lợi. Ngân hàng từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trị tư vấn. Trong q
trình cho vay, ngân hàng đã thực hiện việc kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi
cho vay. Ngồi ra, ngân hàng cịn xem xét các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu
nhập…của khách hàng trong phạm vi cho phép. Ngân hàng đã lựa chọn những cán bộ có
đủ tài năng, có trách nhiệm và có nhiệt tình trong cơng tác vào phịng tín dụng, tạo điều
kiện giúp đỡ các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.


- Những hạn chế: Chính sách tín dụng của SHB chưa chú trọng đến cơng tác Marketing
sản phẩm tín dụng và chưa đa dạng hố các sản phẩm tín dụng, Chưa có quy trình thống nhất
về cho vay tín dụng, Cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại Chi nhánh còn hạn chế. Do việc
tổ chức các đồn kiểm tra khơng thường xun, thời gian kiểm tra ngắn trong khi khối lượng
công việc kiểm tra nhiều, kiểm tra mang tính chất chọn mẫu. Nguồn thơng tin mà ngân hàng
cần để đánh giá, phân tích cịn thiếu, khơng kịp thời và chất lượng khơng cao. Vì vậy, cán bộ
tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí
cho hoạt động này lại rất ít hoặc khơng có. Cơng tác Marketing ngân hàng tuy bước đầu đã
đạt được những kết quả nhất định nhưng so với u cầu cịn có những hạn chế, điều này ít
nhiều cũng hạn chế tăng trưởng dư nợ. Trình độ của cán bộ chun mơn cịn có nhiều bất
cập. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Đồng Nai vẫn chưa có một cơ chế
<b>động viên khuyến khích cán bộ tín dụng, chưa có một cơ chế trách nhiệm rỏ ràng. </b>


<b>CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI </b>
<b>NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH ĐỒNG NAI </b>


- Hoàn thiện chính sách tín dụng: Chính sách sản phẩm giá cả, chính sách phân
phối, chính sách đa dạng hoá khách hàng.


- Xây dựng cơ chế lãi suất cho vay đối với khách hàng
- Nâng cao trình độ của nhân viên tín dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng



- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của mạng lưới giao dịch
- Đầu tư phát triển công nghệ


<b>KẾT LUẬN </b>


Trong những năm qua, nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại, Đảng và
Nhà nước ta đã thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế. Nắm bắt được xu
hướng của nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã tiến hành mở rộng hoạt
động, quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền kinh tế nói chung và
hoạt động thương mại nói riêng.


Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Đồng Nai đã chuyển hướng sang
kinh doanh đa năng, tổng hợp, hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển.
Có được kết quả này là do Ngân hàng đã luôn thực hiện tốt phương châm “lấy chất lượng
tín dụng làm đầu”, xem đó là động lực để mở rộng hoạt động tín dụng của mình.


Tuy nhiên, do phải hoạt động trong môi trường mà các điều kiện về tiền tệ, lạm phát
chưa ổn định, cạnh tranh ngày càng gay gắt và do những nguyên nhân khác từ phía Ngân
hàng cũng như khách hàng mà việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng cịn có
những hạn chế nhất định.


</div>

<!--links-->

×