Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.17 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRƯờNG đại học kinh tế quốc dân
<b> </b>


Nguyễn đức diệp


Nghiên cứu các nhân tố tác ng ti s



phát triển thị TRƯờNG xăng dầu ở việt Nam



Chuyên ngành: Kinh doanh THƯƠNG MạI


(KINH Tế Và QUảN Lý THƯƠNG MạI)


MÃ số: 62340121


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN </b>



<b>Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO </b>
<b> </b> <b>2. PGS.TS. PHAN TỐ UYÊN </b>


<b>Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Văn Song </b>


<b>Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Văn Hải </b>


<b>Phản biện 3: PGS.TS Lê Anh Tuấn </b>


<b>Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp Nhà nƣớc họp </b>
<b>Tại: Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân </b>


<b>Vào hồi 16 giờ 00 ngày 17 tháng 7 năm 2015 </b>



<b>Có thể tìm hiểu luận án tại: </b>
<b>- Thƣ viện Quốc gia </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có vai trị rất to lớn trong tất cả
các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Trên phương diện kinh tế,
giá trị của mọi sản phẩm hàng hoá dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá
trị của xăng dầu. Có thể nói: Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì
nhu cầu xăng dầu ngày càng lớn và vai trò của xăng dầu ngày càng
trở nên quan trọng.


Thời gian qua, mặc dù trên thị trường xăng dầu thế giới có
những biến động rất lớn, đặc biệt là giả cả diễn biến rất khó lường,
giá cả xăng dầu trong nước tuy có bị ảnh hưởng của giá cả trên thị
trường xăng dầu thế giới nhưng có sự điều tiết của Nhà nước nên cơ
bản ổn định, khơng có xáo trộn lớn. Thị trường xăng dầu trong nước
vẫn ngày càng phát triển: Quy mô thị trường xăng dầu ngày càng
tăng, hệ thống phân phối xăng dầu khơng ngừng được mở rộng, đã có
nhiều chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường và le lói yếu tố
cạnh tranh.


Tuy nhiên, hiện nay thị trường xăng dầu nước ta chưa vận hành
đúng với cơ chế thị trường, yếu tố cạnh tranh chưa thực sự được phát
huy, thị trường xăng dầu cơ bản vẫn do Nhà nước độc quyền, Chính
phủ vẫn trực tiếp kiểm sốt tồn bộ hoạt động xuất nhập khẩu xăng
dầu. Giá cả thị trường xăng dầu còn chịu sự chi phối quá lớn của các
chính sách của Nhà nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trước đây đã có một số cơng trình nghiên cứu về thị trường
xăng dầu và kinh doanh xăng dầu, đổi mới quản lý Nhà nước hoạt
động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hoặc tổ chức kinh doanh, tái
xuất của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam... tuy nhiên các cơng trình
nghiên cứu trước đây còn nhiều khoảng trống, chưa có đề tài hay
cơng trình nào phân tích đánh giá toàn diện và trực tiếp nghiên cứu
những nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt
<b>Nam, vì vậy đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát </b>
<b>triển thị trƣờng xăng dầu ở Việt Nam” là cần thiết và cấp bách </b>
hiện nay.


<b>2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu </b>
<b>2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc </b>


Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thị trường
xăng dầu, tuy nhiên phần lớn các cơng trình nghiên cứu tập trung vào
thị trường và các nhân tố tác động đến phát triển thị trường xăng dầu
ở những góc độ khác nhau:


<i>- Paul Cashin, Kamiar Mohaddes, Maziar Raissi và Mehdi Raissi </i>


<i>(2012) nghiên cứu ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế toàn cầu đối với </i>
nguồn cung và nhu cầu tiêu dùng xăng dầu. Các tác giả đã chỉ ra hai
nguyên nhân chính dẫn đến giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao
đó là nền kinh tế thế giới phát triển và OPEC cắt giảm sản lượng.


<i>- Noureddine Krichene (2008) nghiên cứu về chính sách tiền tệ </i>


tác động đến thị trường xăng dầu. Tác giả chỉ ra: Khi đồng tiền mất
giá và điều kiện tài chính suy yếu, thì giá dầu có xu hướng tăng, nguy


cơ gây ra suy thối kinh tế thế giới; ngoài ra lạm phát cũng là vấn đề
lớn làm cho các quốc gia trở nên lo lắng và tìm cách đối phó.


<i>- Radhamés A. Lizardo, André V. Mollick (2009) nghiên cứu biến </i>


động của giá dầu với tỷ giá ngoại tệ USD. Những cú sốc giá dầu có
liên quan tới sự sụt giảm giá trị của đồng USD so với các đồng tiền
khác.


<i>- S. Jebaraj (2004) cho rằng: Năng lượng là một yếu tố đầu vào </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>- Subhes C. Bhattacharyya và Govinda R. Timilsina (2009) đưa </i>


ra đề xuất để xây dựng chính sách mơ hình nhu cầu năng lượng,tác
giả cho rằng: Dự báo nhu cầu năng lượng là một thành phần cần thiết
cho việc xây dựng chiến lược quy hoạch năng lượng.


<i>- Weiwei Liu ( 2012) đã nghiên cứu sự co dãn nhu cầu xăng dầu ở </i>


Hoa Kỳ khi giá cả thay đổi. Sự thay đổi của giá xăng dầu đã dẫn đến
nhu cầu xăng dầu thay đổi, khi giá cao thì nhu cầu xăng dầu có xu
hướng giảm xuống và ngược lại khi giá giảm thì nhu cầu tăng lên.


<i>- Stephen A. Holditch, Russell R. Chianelli (2008) nghiên cứu các </i>


yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu Dầu khí trong Thế kỷ 21. Đây là
nghiên cứu có quy mơ lớn, các tác giả đã đưa ra nhiều những số liệu
về trữ lượng dầu mỏ trên thế giới.


<b>2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc </b>



Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học thực
hiện ở trong nước tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá một số
lĩnh vực liên quan đến phát triển thị trường xăng dầu và kinh doanh
xăng dầu ở Việt Nam trong cơ chế thị trường, đổi mới quản lý của
Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu…, cụ thể là:


<i>- Nguyễn Cao Vãng (1995) trong Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học </i>


Kinh tế: “Kinh doanh xăng dầu trong cơ chế thị trường ở nước ta
hiện nay”đã nghiên cứu khá tổng thể về kinh doanh xăng dầu trong
cơ chế thị trường. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đề cập về hoạt động
kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.


<i>- Nguyễn Anh Dũng (2005) trong Luận án Tiến sỹ kinh tế: </i>


“Nghiên cứu áp dụng mơ hình cơng ty cấu trúc mạng trong ngành
xăng dầu Việt Nam (định hướng nghiên cứu ở Tổng công ty Xăng
dầu Việt Nam) đã phân tích một số lý luận và thực tiễn về mơ hình tổ
chức Cơng ty nói chung và những Cơng ty cấu trúc mạng nói riêng.


<i>- Trần Hiệp Thương (2008) trong Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Phát </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>- Bùi Ngọc Bảo - Tổng Giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt </i>
<i>Nam (2009) trong Bài tham luận: “Tổng quan thị trường xăng dầu </i>


<i>Việt Nam và định hướng phát triển” đã khái quát về thị trường xăng </i>
dầu Việt Nam qua các giai đoạn phát triển. Tác giả đề xuất một số
biện pháp có tính định hướng để giúp các nhà hoạch định chính sách
của các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo.



<i>- Nguyễn Duyên Cường (2011) trong Luận án Tiến sỹ kinh tế: </i>
“Đổi mới quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã phân tích vai trị
của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đối với hoạt động kinh
doanh xăng dầu và chỉ rõ tầm quan trọng của quản lý Nhà nước trong
quá trình hoạch định, thực thi và đánh giá cơ chế chính sách phát
triển thị trường xăng dầu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.


<i>- Viện kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính (2011) trong bài </i>
viết: “Đổi mới cơ chế giá xăng dầu ở Việt Nam” đã chỉ rõ: Bên cạnh
việc đảm bảo giữ cho giá xăng dầu trong nước tương đối ổn định,
góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ thì cơ chế này vẫn cịn nhiều bất cập
cần sửa đổi, hoàn thiện để đảm bảo mối quan hệ giữa giá cả xăng dầu
trong nước và giá thế giới.


<i>- Nguyễn Minh Phong, Dương Quỳnh Chi (2011) trong bài viết </i>


“Giá xăng dầu ngược quy luật thị trường” đã phân tích về giá xăng
dầu ở Việt Nam chứa nhiều ẩn số. Tác giả đề xuất giải pháp: Cần
sớm đẩy nhanh tiến trình tự do hóa kinh doanh xăng dầu, tách hoạt
động kinh doanh xăng dầu ra khỏi nhiệm vụ chính trị. Khi đó giá
xăng dầu mới thực sự có tính thị trường, trở nên minh bạch và dễ dự
báo hơn, tạo sự đồng thuận và hiệu quả xã hội cao hơn.


<i><b>- Bùi Hồng Việt (2012) trong Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Chính </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Qua quá trình tìm hiểu, tới nay mỗi đề tài, mỗi bài viết, mỗi </i>
<i>cơng trình nghiên cứu đều có đóng góp tích cực về cơ sở lý luận và </i>


<i>thực tiễn ở các giác độ tiếp cận khác nhau, đồng thời tạo ra những </i>
<i>tiền đề để tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên những nghiên cứu trên còn </i>
<i>nhiều khoảng trống và cho đến thời điểm hiện nay chưa hề có nghiên </i>
<i>cứu nào trực tiếp nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển </i>
<i>thị trường xăng dầu ở Việt Nam. </i>


<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>
<b>- Mục tiêu tổng quát: </b>


Nghiên cứu và xác định các nhân tố tác động trực tiếp đến sự
phát triển của thị trường xăng dầu ở Việt Nam, qua đó khuyến nghị
các giải pháp nhằm tăng cường tác động tích cực của các nhân tố đến
sự phát triển của thị trường nhằm thúc đẩy thị trường xăng dầu Việt
Nam tăng trưởng về lượng và chuyển từ trạng thái thị trường cịn
mang tính hành chính hiện nay sang thị trường cạnh tranh.


<b>- Mục tiêu cụ thể: </b>


+ Luận giải được sự vận động của thị trường xăng dầu ở Việt
Nam và cụ thể là quá trình phát triển của thị trường chịu sự tác động
của các nhân tố;


+ Phân tích và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tác
động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam;


+ Xác định cho được nhân tố nào là cốt lõi tác động đến sự vận
động của thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay để có cơ sở
khuyến nghị chính sách phát triển trường xăng dầu đúng đắn;


+ Từ nghiên cứu thực trạng vận động của thị trường xăng dầu ở


Việt Nam rút ra những kết luận về sự tác động của các nhân tố tới sự
phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian qua;


+ Đưa ra các quan điểm, định hướng phát triển thị trường xăng
dầu ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>
<b>4.1. Đối tƣợng nghiên cứu </b>


Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
<b>nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam. </b>
<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>


Các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường xăng dầu
(bao gồm: Xăng, Dầu Diesel, Mazut, Dầu hỏa, Nhiên liệu bay) ở Việt
Nam từ năm 1986 đến nay.


<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án </b>
<b>5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để hệ thống
hóa những vấn đề lý luận, đối chiếu với thực tiễn. Phương pháp
nghiên cứu định tính. Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng
các mơ hình hồi quy và dùng phần mềm SPSS, E_Simple, để phân
tích, từ đó tìm ra những câu trả lời cho giả thiết nghiên cứu đã nêu.
<b>5.2. Nguồn thu thập dữ liệu </b>


<b>- Nguồn số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra, phỏng </b>
vấn một số Lãnh đạo, chuyên gia, nhà hoạch định cơ chế, chính sách
kinh doanh xăng dầu, một số khách hàng thuộc các nhóm đối tượng


khác nhau để đa dạng được các ý kiến đánh giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>6. Kết cấu của Luận án </b>


Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục các từ
viết tắt, Danh mục các bảng, Danh mục các biểu đồ, Giải thích từ
ngữ, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu làm 3
chương:


Chương 1: Những vấn đề lý luận về các nhân tố tác động tới sự
phát triển thị trường xăng dầu.


Chương 2: Thực trạng các nhân tố tác động tới sự phát triển thị
trường xăng dầu ở Việt Nam.


Chương 3: Giải pháp tăng cường tác động tích cực của các nhân
tố tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam.


<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG </b>
<b>TỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XĂNG DẦU </b>
<b>1.1. Khái quát chung về thị trƣờng và thị trƣờng xăng dầu </b>
<b>1.1.1. Một số vấn đề chung về thị trƣờng </b>


<b>- Khái niệm thị trƣờng: thị trường là nơi mua bán hàng hóa qua </b>
đó thể hiện các quyết định của người mua cũng như của người bán
về: giá cả, số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa trong một thời
gian và khơng gian nhất định. Thị trường là biểu hiện của quá trình
vận động, những thay đổi về cung và cầu dẫn đến giá cả và số lượng


hàng hóa mua bán cũng thay đổi làm cho thị trường luôn luôn vận
động.


<b>- Các yếu tố cơ bản của thị trƣờng </b>


<b>+ Cung: là số lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở </b>
<b>mỗi mức giá chấp nhận được. </b>


<b> + Cầu: là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mỗi </b>
mức giá chấp nhận được.


<b>+ Giá cả: là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa trên thị </b>
trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>- Phát triển thị trƣờng </b>


Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của
sự vật: Hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.


Phát triển thị trường là tổng hợp các cơ chế, các biện pháp nhằm
đưa khối lượng hàng hóa dịch vụ trên thị trường đạt mức tối đa, từ đó
mở rộng được thị trường, tăng quy mô kinh doanh, tăng được lợi
nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.


<b>1.1.2. Khái quát chung về thị trƣờng xăng dầu </b>
<b>1.1.2.1. Khái niệm thị trƣờng xăng dầu </b>


Thị trường xăng dầu là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua
bán những hàng hóa là sản phẩm của q trình lọc dầu thơ, dùng làm


nhiên liệu được gọi chung là xăng dầu.


<b>1.1.2.2. Đặc điểm và vai trò của thị trƣờng xăng dầu đối với nền </b>
<b>kinh tế quốc dân</b>


<b>a. Đặc điểm của thị trƣờng xăng dầu </b>


<b>- Đặc điểm chung của thị trƣờng xăng dầu </b>


Thị trường xăng dầu vận động theo các quy luật kinh tế: Quy luật
cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư.


<b>- Đặc điểm riêng của thị trƣờng xăng dầu </b>


Thị trường xăng dầu chịu sự can thiệp rất sâu của Nhà nước:
Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách giá,
chính sách thuế, Nhà nước quản lý đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu,
Nhà nước quản lý hạn mức nhập khẩu xăng dầu, quy định quản lý dự
trữ và lưu thơng xăng dầu.


<b>b. Vai trị của thị trƣờng xăng dầu đối với nền kinh tế quốc dân</b>
Thị trường xăng dầu có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Qua thị trường có thể hình dung ra tồn bộ nhu cầu của nền
kinh tế xã hội, có thể nhận biết được mức độ, hình thức, hiệu quả của
các phương thức phân phối xăng dầu và có thể đánh giá được tiềm
lực kinh tế của quốc gia, trình độ dân trí, xu hướng tiêu dùng...
<b>1.2. Các nhân tố tác động tới phát triển thị trƣờng xăng dầu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

xu hướng phát triển nhưng cũng có những nhân tố tác động làm hạn
chế sự phát triển của thị trường. Sau đây là các nhân tố cơ bản tác


<b>động đến sự phát triển thị trường xăng dầu: </b>


<b>1.2.1. Nhân tố kinh tế </b>


Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của toàn xã hội phụ thuộc rất lớn
vào khả năng kinh tế của đất nước. Khi kinh tế phát triển tạo ra nhiều
điều kiện thuận lợi thúc đẩy thị trường xăng dầu phát triển, khi kinh
tế suy thoái sẽ tác động trực tiếp làm hạn chế sự phát triển của thị
<b>trường xăng dầu. </b>


<b>1.2.2. Nhân tố chính trị </b>


Thị trường xăng dầu chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố chính
trị, thơng thường khi tình hình chính trị trên thế giới cũng như trong
nước ổn định thì thị trường xăng dầu ít có những biến động lớn
nhưng khi xảy ra những bất ổn chính trị đặc biệt là ở khu vực Trung
Đơng, Bắc Phi (nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn của thế giới) thì thị
trường biến động rất mạnh.


<b>1.2.3. Nhân tố thể chế luật pháp </b>


Thể chế luật pháp tạo ra khuôn khổ, trật tự bảo đảm cho thị
trường xăng dầu vận hành và hoạt động nhằm đạt được những mục
tiêu đã định. Thị trường xăng dầu phát triển hay bị kìm hãm; thuận
lợi hay khó khăn, được hỗ trợ hay bị cản trở đều phản ánh trung thực
năng lực, chất lượng và trình độ của thể chế luật pháp.


<b>1.2.4. Nhân tố quốc tế </b>


Tồn cầu hóa kinh tế ngày nay đã trở thành xu thế chung của thời


đại. Tham gia vào một sân chơi quốc tế lớn có nhiều cơ hội mở rộng
được thị trường, được hưởng quy chế tối huệ quốc, không bị đối xử
phân biệt trong thương mại quốc tế nhưng ngược lại những thách
thức trong cạnh tranh thế giới sẽ quyết liệt hơn do môi trường quốc tế
phức tạp hơn, cạnh tranh hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Dân số là nhân tố rất quan trọng tác động đến thị trường xăng
dầu vì dân số tạo ra số lượng người có nhu cầu tiêu dùng xăng dầu.
Dân số đơng thì nhu cầu sử dụng: Ơ tơ, Xe máy và các các phương
tiện đi lại khác tăng cao tạo ra ngày càng nhiều lượng khách hàng
tiêu dùng xăng dầu, dẫn tới dung lượng thị trường có thể đạt tới
rất lớn.


<b>1.2.5.2. Nhân tố Khoa học, Kỹ thuật </b>


Khoa học kỹ thuật đã tác động rất lớn tới đời sống con người.
Mặc dù trữ lượng dầu ngày càng giảm, điều kiện khai thác trở nên
khó khăn nhưng sản lượng khai thác dầu vẫn tăng mạnh, đáp ứng
nguồn nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu. Trong lĩnh vực lọc hóa
dầu, Khoa học, Kỹ thuật cũng đạt được những thành tựu lớn. Nhiều
nhà máy lọc dầu có cơng suất lớn, hiện đại được xây dựng, sản phẩm
lọc dầu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, lượng xăng dầu được sản xuất
đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng.


<b>1.2.5.3. Nhân tố tự nhiên </b>


Ngày nay mặc dù nhân loại đã bước sang giai đoạn có nền cơng
nghệ phát triển rất cao nhưng vẫn khơng thốt ly khỏi môi trường tự
nhiên. Nguồn tài nguyên dầu mỏ trên thế giới tuy rất lớn nhưng dầu
mỏ không thể tái sinh trong thời gian ngắn. Sự khan hiếm của dầu mỏ


đẩy giá của năng lượng có xu hướng lên cao.


<b>1.2.5.4. Nhân tố Văn hóa </b>


Văn hố là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa tác động rất
lớn đến thị trường xăng dầu. Trong những năm qua, song song với
việc phát triển kinh tế, văn hóa các quốc gia cũng hội nhập ngày càng
sâu rộng với nền văn hóa thế giới; hình thành một trào lưu và xu
hướng tiêu dùng mà trước đây chưa hề có, trào lưu đó đã tác động
trực tiếp đến thị trường xăng dầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Từ những kinh nghiệm của một số nước về vận dụng rất thành
công sự tác động của các nhân tố tới sự phát triển thị trường xăng
dầu, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Nhân tố thể chế luật
pháp (quản lý của Nhà nước) có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự
phát triển thị trường xăng dầu. Nhà nước cần ban hành những chính
sách và cơ chế rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ để quản lý thị trường
xăng dầu được tốt hơn.


<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b> THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT </b>
<b>TRIỂN THỊ TRƢỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM </b>
<b>2.1. Tổng quan về thị trƣờng xăng dầu Việt Nam </b>


Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (năm 1954), nước ta tạm
thời bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân.



<i>Thị trường xăng dầu miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là </i>
<i>thị trường có kế hoạch để tiếp tục phục vụ cho công cuộc xây dựng </i>
<i>chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường giải phóng </i>
<i>hồn tồn miền Nam. Thị trường xăng dầu miền Nam Việt Nam thời </i>
<i>kỳ 1954 - 1975 vận hành đúng theo cơ chế thị trường. </i>


Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, đất nước thống
nhất, cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Thời kỳ 1975 - 1986
<i>cả hai miền Nam - Bắc cùng thực hiện kế hoạch hoá tập trung, thị </i>


<i>trường xăng dầu Việt Nam thời kỳ này là thị trường có tổ chức, giá </i>
<i>cả xăng dầu do Nhà nước quy định. </i>


<b>2.1.1. Giai đoạn từ 1986 đến thời điểm thực hiện Nghị định 84 về </b>
<b>kinh doanh xăng dầu (tháng 9/2009) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>2.1.2. Giai đoạn từ thời điểm thực hiện Nghị định 84 về kinh </b>
<b>doanh xăng dầu (tháng 9/2009) đến nay </b>


Kể từ khi Chính phủ ban hành nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu, thị trường xăng dầu có bước
phát triển cả về lượng và chất, mức độ cạnh tranh trên thị trường
cũng trở nên sôi động hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này tiếp tục bộc lộ
<i>nhiều bất cập của cơ chế điều hành thị trường xăng dầu. </i>


<i>Thị trường xăng dầu ở Việt Nam trong suốt thời gian rất dài từ </i>
<i>khi thành lập (1956) đến nay tuy có phát triển nhưng với tốc độ rất </i>
<i>chậm chạp cho dù thời điểm nước ta phải mở cửa hội nhập với thị </i>
<i>trường thế giới theo cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế </i>


<i>giới WTO đang rất cận kề. Nhà nước can thiệp trực tiếp vào thị </i>
<i>trường xăng dầu, kiểm sốt tồn bộ hoạt động xuất nhập khẩu xăng </i>
<i>dầu, điều hành cơ chế giá dẫn đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam </i>
<i>vẫn mang trạng thái độc quyền Nhà nước. </i>


<b>2.2. Phân tích thực trạng tác động của các nhân tố tới sự phát </b>
<b>triển thị trƣờng xăng dầu ở Việt Nam </b>


<b>2.2.1. Nhân tố kinh tế tác động tới sự phát triển thị trƣờng xăng </b>
<b>dầu ở Việt Nam </b>


Trong suốt thời gian dài, kể từ khi nước ta tiến hành công cuộc
đổi mới (1986) đến nay, kinh tế nước ta phát triển khá nhanh; tốc độ
tăng trưởng GDP khá cao. GDP tăng cao đã tạo ra tiềm lực kinh tế
cho đất nước, từ đó có nguồn ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu (hàng
chục tỷ USD mỗi năm) và năng lực tài chính để đầu tư xây dựng các
nhà máy lọc dầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Bảng: Lƣợng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam </b>
<b>giai đoạn 2009 - 2013 </b>


<i>ĐVT: 1.000 tấn </i>


Năm


Sản phẩm <b>2009 </b> <b>2010 </b> <b>2011 </b> <b>2012 </b> <b>2013 </b>


Xăng 3.642 4.110 4.262 4.218 4.190


Diesel 6.308 7.592 8.006 7.165 8.032



Mazut 3.197 3.441 3.471 3.079 3.352


Nhiên liệu máy bay 677 762 764 658 838


Dầu hỏa 442 484 455 362 347


Tổng lượng xăng, dầu


tiêu thụ trong nước <b>14.266 16.389 16.958 15.482 16.759 </b>


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp </i>


<b>2.2.2. Nhân tố chính trị tác động tới sự phát triển thị trƣờng xăng </b>
<b>dầu ở Việt Nam </b>


Tình hình chính trị trong nước và trên thế giới có tác động rất lớn
đến thị trường xăng dầu. Chính trị ở trong nước rất ổn định nên thị
trường xăng dầu ít bị tác động bởi yếu tố chính trị trong nước nhưng
lại bị tác động rất lớn từ tình hình chính trị trên thế giới. Thông
thường, khi thế giới xảy ra chiến tranh, bạo loạn, xung đột, hay đứng
trước những nguy cơ bất ổn về chính trị khiến cho giá dầu thế giới
biến động, từ đó cũng tác động lớn đến giá xăng dầu trong nước.
<b>2.2.3. Nhân tố thể chế, luật pháp tác động tới sự phát triển thị </b>
<b>trƣờng xăng dầu ở Việt Nam </b>


Thị trường xăng dầu ở Việt Nam chịu sự can thiệp rất sâu của
Nhà nước. Từ khi ra đời (1956) đến nay thị trường xăng dầu Việt
Nam cịn mang tính hành chính, mang dáng dấp của thị trường độc
quyền, mức độ cạnh tranh còn rất hạn chế.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

dựng nhà máy lọc dầu trong nước nên đến thời điểm hiện nay nguồn
cung trong nước còn rất hạn chế chỉ đáp ứng được khoảng 30% tổng
nguồn cung xăng dầu nhưng vai trò còn rất mờ nhạt.


Thể chế luật pháp cũng tác động đến nhu cầu tiêu dùng xăng dầu,
khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển
dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang
nền kinh tế thị trường, nhằm huy động và sử dụng các nguồn lực có
hiệu quả, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo đà cho tăng
trưởng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu.


Thể chế luật pháp tác động rất mạnh đến giá xăng dầu trong
nước. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý hoạt
động kinh doanh xăng dầu. Theo đó, giá bán xăng dầu được thực
hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên
trên thực tế hiện nay chúng ta đang điều hành giá xăng dầu theo kiểu
dùng biện pháp hành chính hơn là biện pháp thị trường, kinh tế do đó
cịn có nhiều bất cập.


Thể chế luật pháp đã từng bước thiết lập một thị trường cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Trong khoảng thời
gian rất dài (từ năm 1956 - 1990), trên thị trường xăng dầu Việt Nam
chỉ có Tổng Cơng ty xăng dầu là đơn vị duy nhất có chức năng cung
ứng xăng dầu, kể từ năm 1991 cho đến nay đã xuất hiện thêm nhiều
doanh nghiệp Nhà nước khác kinh doanh xăng dầu.


<b>2.2.4. Nhân tố quốc tế tác động tới sự phát triển thị trƣờng xăng </b>
<b>dầu ở Việt Nam </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt ra rất nhiều những thách
thức. Cơ hội và thách thức luôn đan xen đồng thời luôn vận động,
biến đổi nên phải tận dụng được cơ hội, đẩy lùi được thách thức để
tạo ra cơ hội mới lớn hơn.


<b>2.2.5. Các nhân tố khác tác động tới sự phát triển thị trƣờng </b>
<b>xăng dầu ở Việt Nam </b>


<b>2.2.5.1. Nhân tố dân số tác động tới sự phát triển thị trƣờng xăng </b>
<b>dầu ở Việt Nam </b>


Quy mô dân số nước ta ngày càng lớn, lực lượng lao động dồi
dào, Việt Nam vừa có khả năng phát triển toàn diện các lĩnh vực của
thị trường xăng dầu vừa có thể chun mơn hóa lao động sâu sắc. 90
triệu người ở nước ta (tính đến năm 2014) là 90 triệu người tiêu dùng
xăng dầu, đây thực sự là tiềm năng lớn, kích thích thị trường xăng
dầu phát triển.


<b>2.2.5.2. Nhân tố Khoa học, Kỹ thuật tác động tới sự phát triển thị </b>
<b>trƣờng xăng dầu ở Việt Nam </b>


Khoa học, Kỹ thuật ở nước ta đã có bước tiến vượt bậc về lĩnh
vực khai thác dầu khí. Khoa học, Kỹ thuật cũng tạo ra những thành
cơng lớn trong lĩnh vực lọc hóa dầu. Nước ta từ một quốc gia khai
thác và xuất khẩu dầu thô, nhưng từ năm 2009 trở thành đất nước đã
tự sản xuất được xăng dầu đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu tiêu
dùng xăng dầu.


<b>2.2.5.3. Nhân tố tự nhiên tác động tới sự phát triển thị trƣờng </b>
<b>xăng dầu ở Việt Nam </b>



Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về dầu khí (khoảng
3,8-4,2 tỷ TOE) trong đó trữ lượng dầu và khí đã phát hiện khoảng
1,05-1,4 tỷ TOE. Trữ lượng dầu lớn là nguồn lực quan trọng và điều kiện
thuận lợi để Việt Nam khai thác xuất khẩu và đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của các nhà máy lọc dầu, ổn định được nguồn cung để thúc đẩy
phát triển thị trường xăng dầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, văn hóa của Việt
Nam cũng từng bước hội nhập với nền văn hóa thế giới. Với trình độ
dân trí ngày càng cao, những xu hướng mới du nhập vào nước ta
ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ngày càng lớn đã tạo ra
nhiều cơ hội để phát triển thị trường xăng dầu.


<b>2.3. Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động tới sự phát triển </b>
<b>thị trƣờng xăng dầu ở Việt Nam qua điều tra, khảo sát </b>


<b>2.3.1. Xây dựng hàm số về các nhân tố tác động đến sự phát triển </b>
<b>thị trƣờng xăng dầu ở Việt Nam </b>


Để đánh giá tác động của các nhân tố tới sự phát triển thị trường
<b>xăng dầu ở Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội giữa tám </b>
nhân tố tác động có dạng như sau:


Y = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 + 6X6 + 7X7 + 8X8 +


Y là biến phụ thuộc (phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam)
0 là hệ số tự do (hệ số chặn)


1, 2, … 8 là các hệ số hồi quy riêng



X1, X2, … X8 là các biến độc lập


X1: Nhân tố Thể chế - Luật pháp; X2: Nhân tố Quốc tế; X3:


Nhân tố Kinh tế; X4: Nhân tố Chính trị; X5


: Nhân tố Dân số; X6:


Nhân tố Khoa học - Kỹ thuật; X7: Nhân tố Tự nhiên; X8: Nhân tố


Văn hóa;  là sai số của mơ hình.


<b>2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến với hệ số Cronbach’s </b>
<b>Alpha </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>2.3.3. Kết quả phân tích mơ hình </b>
<b>- Tóm tắt mơ hình </b>


<b>Model Summary(b) </b>


Model R


R
Square
Adjusted
R
Square
Std. Error


of the


Estimate Change Statistics




R
Square
Change


F


Change df1 df2
Sig. F
Change


1 .899(a) .809 .801 .459 .809 109.346 8 207 .000


a Predictors: (Constant), Nhân tố văn hóa; Nhân tố kinh tế; Nhân tố quốc tế;
Nhân tố khoa học, kỹ thuật; Nhân tố chính trị; Nhân tố dân số, Nhân tố tự
nhiên; Nhân tố thể chế - luật pháp


b Dependent Variable: Phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam


Kết quả R2 = 0,809 cho thấy mơ hình có ý nghĩa thống kê, bao gồm
tám biến độc lập là X1: Nhân tố Thể chế - Luật pháp; X2: Nhân tố Quốc


tế; X3: Nhân tố Kinh tế, X4: Nhân tố Chính trị; X5: Nhân tố Dân số; X6:


Nhân tố Khoa học - Kỹ thuật; X7: Nhân tố Tự nhiên; X8: Nhân tố Văn



hóa. Các biến độc lập giải thích được 80,9% sự biến động của biến phụ
thuộc. Ngồi ra các yếu tố khác khơng được đề cập trong mơ hình giải
thích 19,1% biến động cịn lại của biến phụ thuộc.


<b>- Phân tích hệ số </b>


<b>Coefficients(a) </b>


Model


Unstandardized
Coefficients


Standardized


Coefficients t Sig.


B Std. Error Beta


1 (Constant) <sub>.098 </sub> <sub>.188 </sub> <sub> </sub> <sub>.522 </sub> <sub>.602 </sub>


Nhân tố thể chế -


luật pháp .467 .085 .404 5.467 .000


Nhân tố quốc tế .150 .052 .148 2.885 .004


Nhân tố kinh tế .084 .043 .086 1.973 .050



Nhân tố chính trị .082 .044 .104 1.874 .062


Nhân tố dân số .052 .044 .069 1.201 .231


Nhân tố khoa


học, kỹ thuật .090 .037 .122 2.442 .015


Nhân tố tự nhiên .017 .042 .025 .397 .692


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Kết quả phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS, phương trình
“đánh giá sự tác động của các nhân tố tới sự phát triển thị trường
xăng dầu ở Việt Nam” như sau:


Y = 0,098+ 0,467X1 + 0,150X2+ 0,084X3 + 0,082 X4 + 0,052 X5


+ 0,090 X6 + 0,017 X7 + 0,048 X8 + 


Toàn bộ các biến độc lập trong mơ hình đều có hệ số góc dương
(>0), có nghĩa là cả tám nhân tố: Thể chế - Luật pháp; Quốc tế; Kinh
tế, Chính trị; Dân số; Khoa học - Kỹ thuật; Tự nhiên; Văn hóa đều có
tác động cùng chiều tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhân tố trên tác động tới sự phát phát triển thị trường
xăng dầu ở Việt Nam với mức độ khác nhau, trong đó nhân tố Thể
chế - Luật pháp có mức độ tác động lớn nhất với hệ số 1= .467; qua


đó có thể khẳng định: Nhân tố Thể chế - Luật pháp (chính sách quản
lý của Nhà nước) là nhân tố quan trọng nhất, có tính cốt lõi, quyết
định đến sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam; thứ hai là
nhân tố quốc tế (hội nhập) với với hệ số 2= .150; nhân tố tự nhiên có



mức độ tác động thấp nhất với hệ số 5= .017.


<b>2.4. Những kết luận, đánh giá qua nghiên cứu thực trạng các </b>
<b>nhân tố tác động tới sự phát triển thị trƣờng xăng dầu ở </b>
<b>Việt Nam </b>


<b>2.4.1. Những tác động tích cực tới sự phát triển thị trường xăng </b>
<b>dầu ở Việt Nam </b>


- Chính sách quản lý của Nhà nước đã thúc đẩy thị trường xăng
dầu phát triển theo xu hướng tiến dần với quy luật của thị trường.


- Từ một nước phải nhập khẩu 100% xăng dầu đến nay nước ta
đã tự sản xuất đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu dùng trong nước.


- Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cho sản xuất, đời sống và an ninh
quốc phịng được đáp ứng đầy đủ, khơng xảy ra những xáo trộn lớn.


- Giá xăng dầu trong nước cơ bản ổn định.


<b>2.4.2. Những tác động làm hạn chế sự phát triển thị trường xăng dầu </b>
<b>ở Việt Nam </b>


- Thị trường xăng dầu ở Việt Nam đang vận hành theo kiểu chỉ
huy và cịn mang tính hành chính chứ chưa vận động đúng với các
quy luật của thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Nguồn cung trên thị trường xăng dầu Việt Nam cơ bản phụ
thuộc vào nguồn nhập khẩu, mặc dù đã đã được bổ sung nguồn xăng


dầu sản xuất từ trong nước nhưng vai trò còn rất mờ nhạt.


- Thị trường xăng dầu ở nước ta cơ bản vẫn là thị trường độc
quyền, yếu tố cạnh tranh chưa thực sự được phát huy; đây là tồn tại
lớn nhất của thị trường xăng dầu ở Việt Nam.


<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b>GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA </b>
<b>CÁC NHÂN TỐ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG </b>


<b>XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM </b>


<b>3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển thị trƣờng xăng dầu Việt </b>
<b>Nam đến năm 2020 và những yêu cầu đặt ra trong việc phát triển </b>
<b>thị trƣờng xăng dầu </b>


<i>Thị trường xăng dầu ở nước ta phát triển hướng tới mục tiêu: </i>
<i>Đến năm 2020, thị trường xăng dầu phải minh bạch, cạnh tranh, vận </i>
<i>hành theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. </i>


<b>3.2. Phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng xăng dầu Việt Nam đến </b>
<b>năm 2020 </b>


<b>3.2.1. Dự báo nhu cầu xăng dầu và cân đối cung cầu ở Việt Nam </b>
<b>đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 </b>


<b>18.2</b>
<b>26,1</b>
<b>36,3</b>


<b>49,2</b>
<b>18,6</b>
<b>28,8</b>
<b>41,2</b>
<b>57,0</b>
<b>17,6</b>
<b>23,9</b>
<b>32,1</b>
<b>41,2</b>
<b>0</b>
<b>10</b>
<b>20</b>
<b>30</b>
<b>40</b>
<b>50</b>
<b>60</b>


<b>2005</b> <b>2007</b> <b>2009</b> <b>2011</b> <b>2013</b> <b>2015</b> <b>2017</b> <b>2019</b> <b>2021</b> <b>2023</b> <b>2025</b> <b>2027</b> <b>2029</b>


<b>Triệu tấn</b>


<b>PA Cơ sở</b>
<b>PA Cao</b>
<b>PA Thấp</b>


<i>Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>3.2.2. Phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng xăng dầu Việt Nam </b>
<b>đến năm 2020 </b>



Chuyển thị trường xăng dầu hiện nay sang vận hành hoàn toàn
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hướng tới ba mục
tiêu:


- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước; bình
ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống;


- Giá bán xăng dầu thực sự được theo cơ chế thị trường có tăng,
có giảm theo xu hướng giá xăng dầu trên thị trường thế giới;


- Hài hoà ba lợi ích: Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu
dùng được mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có lợi
nhuận, tích lũy cho đầu tư phát triển.


<b>3.3. Những giải pháp nhằm tăng cƣờng sự tác động tích cực của </b>
<b>các nhân tố tới sự phát triển thị trƣờng xăng dầu ở Việt Nam </b>
<b>3.3.1. Những giải pháp tăng cƣờng sự tác động tích cực của nhân </b>
<b>tố thể chế, luật pháp </b>


- Thay đổi chính sách điều hành giá cả xăng dầu, trao quyền cho
các doanh nghiệp tự định giá, Nhà nước chỉ định hướng và điều tiết
khi có sự biến động lớn.


- Phát triển nguồn cung xăng dầu từ nguồn hàng nhập khẩu và
sản xuất trong nước, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các Nhà máy lọc
dầu để chủ động nguồn hàng trong nước.


- Quản lý chặt chẽ xuất, nhập khẩu xăng dầu.


<b>3.3.2. Những giải pháp tăng cƣờng sự tác động tích cực của nhân </b>


<b>tố quốc tế </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>3.3.3. Những giải pháp tăng cƣờng sự tác động tích cực của nhân </b>
<b>tố kinh tế </b>


- Tập trung mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, tăng
trưởng kinh tế từ đó tăng nhanh nhu cầu tiêu dùng xăng dầu.


- Nâng cao thu nhập cho người dân để từ đó người dân có điều
kiện để sử dụng nhiều hơn nữa sản phẩm xăng dầu.


<b>3.3.4. Những giải pháp tăng cƣờng sự tác động tích cực của nhân </b>
<b>tố chính trị </b>


- Góp phần tích cực gìn giữ hịa bình, ổn định chính trị trên tồn
thế giới, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.


- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong nước, tạo điều kiện để
phát triển thị trường xăng dầu.


<b>3.3.5. Những giải pháp tăng cƣờng sự tích cực của các nhân tố </b>
<b>khác </b>


- Lấy lợi thế của quy mô dân số để tăng quy mô thị trường xăng
dầu.


- Phát triển khoa học, kỹ thuật làm động lực phát triển thị trường
xăng dầu.


- Tận dụng những thuận lợi của điều kiện tự nhiên để phát triển


thị trường xăng dầu.


- Phát huy nền văn hóa tiên tiến để phát triển thị trường xăng dầu.
<b>3.4. Kiến nghị và đề xuất nhằm tăng cƣờng sự tác động tích cực, </b>
<b>giảm thiểu tác động tiêu cực của các nhân tố để thị trƣờng xăng </b>
<b>dầu ở Việt Nam trở nên minh bạch, cạnh tranh và hội nhập </b>
<b>quốc tế </b>


<b>3.4.1. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc đối với thị </b>
<b>trƣờng xăng dầu </b>


- Hoàn thiện hệ thống luật pháp trong lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu.


- Tổ chức lại thị trường xăng dầu, xóa bỏ độc quyền, xây dựng thị
trường cạnh tranh.


- Bãi bỏ chỉ tiêu nhập khẩu đối với xăng dầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Đổi mới cơ chế, chính sách dự trữ quốc gia theo hướng tăng
lượng xăng dầu dự trữ.


- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh
xăng dầu.


<b>3.4.2. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thị trƣờng xăng dầu ở </b>
<b>Việt Nam chủ động hội với thị trƣờng xăng dầu thế giới. </b>


- Vận dụng linh hoạt kinh nghiệm của các nước trong khu vực và
trên thế giới có thị trường xăng dầu phát triển vào thực tế của thị


trường xăng dầu Việt Nam.


- Phát huy lợi thế so sánh của thị trường xăng dầu Việt Nam với
thị trường xăng dầu các nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>KẾT LUẬN </b>


Thị trường xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian qua đã có xu
hướng ngày càng phát triển; tuy nhiên thị trường cịn mang tính hành
chính, chưa thực sự vận hành theo cơ chế thị trường. Để thị trường
xăng dầu ở Việt Nam không ngừng tăng trưởng về lượng và chuyển
từ trạng thái thị trường cịn mang tính hành chính hiện nay sang thị
trường cạnh tranh thì việc: “Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự
phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam” là một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra trong thời điểm hiện nay.


Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố tác động tới
sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian qua,
luận án đã đưa ra những quan điểm, mục tiêu và đề xuất những giải
pháp, kiến nghị nhằm tăng cường sự tác động tích cực, giảm thiểu tác
động tiêu cực của các nhân tố tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở
Việt Nam.


Luận án đã làm rõ một số nội dung sau:


- Tổng quan hệ thống các trường phái lý thuyết về phát triển thị
trường nhằm tạo khung lý thuyết cho luận án.


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thị trường xăng dầu,
chỉ ra những nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu.



- Rút ra bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm của một số nước
về nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường
xăng dầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

lớn nhất, là nhân tố quan trọng, có tính chất quyết định đến sự phát
triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam. Luận án xác định rõ: Thể chế -
Luật pháp là nhân tố cốt lõi làm cho thị trường xăng dầu ở Việt Nam
còn thiếu minh bạch, chưa vận hành theo đúng quy luật thị trường
trong suốt thời gian qua. Đây là khám phá bước đầu rất quan trọng,
từ đó mở ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo.


- Đưa ra những kết luận, đánh giá các nhân tố tác động đến sự
phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam theo xu hướng tích cực,
đồng thời cũng nêu rõ những tác động làm hạn chế sự phát triển thị
trường xăng dầu ở Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ </b>



1. Nguyễn Đức Diệp (2010), "Một số ý kiến về hệ thống phân
<i>phối bán lẻ hàng hóa ở nước ta", Tạp chí Thơng tin và Dự </i>


<i>báo Kinh tế - Xã hội, số 54 tháng 6/2010, trang 34 - 37. </i>


2. Nguyễn Đức Diệp (2010), "Một vài suy nghĩ về các nhân tố
ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường xăng dầu ở nước
<i>ta", Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, số 54 </i>
tháng 6/2010, trang 58 - 61.


3. Nguyễn Đức Diệp (2013), "Một số giải pháp phát triển dịch


<i>vụ Logistics của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh", Kỷ </i>


<i>yếu Hội thảo Quốc tế, Phát triển Hệ thống Logistics của </i>
<i>Việt Nam theo hướng bền vững, trang 265 - 270. </i>


4. Nguyễn Đức Diệp (2014), "Giải pháp phát triển thị trường
<i>xăng dầu ở Việt Nam đến năm 2020", Tạp chí Kinh tế và </i>


<i>Dự báo, số 16 tháng 08/2014, trang 26 - 28. </i>


5. Nguyễn Đức Diệp (2014), "Nhân tố chính tác động đến sự
<i>phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế </i>


</div>

<!--links-->

×