Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phát triển các dịch vụ phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.07 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>


<b>LỜI NÓI ĐẦU </b>



<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường Việt Nam đã có những bước tăng
trưởng mạnh mẽ và dần hội nhập quốc tế. Các NHTM Việt Nam đã nhanh chóng
đổi mới hoạt động, thích ứng với mơi trường cạnh tranh kể từ khi Việt Nam chính
thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Mục tiêu kinh doanh của các
NHTM là bảo đảm an tồn vốn và có lợi nhuận. Lợi nhuận NH có được là từ hoạt
động đầu tư tín dụng và cung cấp các sản phẩm ngồi tín dụng cho khách hàng.
Theo xu hướng chung của Ngân hàng hiện đại thì tỷ trọng doanh thu từ hoạt động
tín dụng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho sự gia tăng doanh thu từ sản phẩm ngồi tín
dụng. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam theo ước tính sẽ tăng lên 88 triệu người vào
năm nay, nhưng chỉ có khoảng gần 20% dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân
hàng. Với mức thu nhập cũng như trình độ dân trí của người dân ngày càng cao,
Việt Nam đang được đánh giá là thị trường rất tiềm năng dành cho dịch vụ ngân
hàng bán lẻ, khi mục tiêu thanh tốn khơng dùng tiền mặt được chú trọng. Ngân
hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương đã phát triển và cung cấp rất
nhiều dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân nhưng thực tế các sản
phẩm này còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, chưa thu
hút được khách hàng và chưa có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh của
<i><b>Chi nhánh. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “ Phát triển </b></i>
<i><b>dịch vụ ngân hàng phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Kỹ </b></i>
<i><b>Thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương” làm luận văn. </b></i>


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>3. Phương pháp nghiên cứu </b>


Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ


sở phương pháp luận. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh đối
chiếu để đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra và giải quyết những khó khăn
thách thức trong việc mở rộng các loại dịch vụ mới và nâng cao chất lượng dịch vụ
khách hàng, so sánh khả năng cạnh tranh của TCB chi nhánh Chương Dương và các
ngân hàng khác trên cùng địa bàn, từ đó tìm ra sự khác biệt. Qua đó giúp ta đánh giá
được năng lực hiện tại của TCB chi nhánh Chương Dương. Sử dụng phương pháp
thu thập số liệu để đánh giá một cách khách quan thực trạng phát triển các dịch vụ
phi tín dụng cho khách hàng cá nhân tại chi nhánh.


<b>4. Kết cấu luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:


<i>Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với khách </i>
<i>hàng cá nhân của NHTM. </i>


<i>Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách </i>
<i>hàng cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam – chi nhánh Chương Dương. </i>


<i>Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển các dịch vụ phi tín dụng </i>
<i>dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam – chi nhánh </i>
<i>Chương Dương. </i>


<b>NỘI DUNG </b>



<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN </b>


<b>DỤNG ĐỐI VỚI KH CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI </b>
<b>1.1. Khái quát về dịch vụ phi tín dụng đối với KHCN của NHTM </b>



Sản phẩm dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân là các sản phẩm
mà NHTM cung ứng cho khách hàng cá nhân để nhận phí, hoa hồng như dịch vụ thanh
tốn và các sản phẩm khác theo yêu cầu, uỷ nhiệm của khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đổi của khách hàng trong quan hệ giao dịch với NHTM nhằm mục đích mua sản
phẩm dịch vụ với chi phí thấp nhất mà thoả mãn được nhu cầu cao nhất. Ba là, các
dịch vụ này phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh doanh và công nghệ. Dưới sự tác
động mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ ngân hàng có những
bước tiến nhảy vọt và có khuynh hướng quốc tế hố, trở thành nguồn lực nội tại của
mỗi NHTM về tư duy kinh doanh, tạo ra các sản phẩm thích ứng với thị trường. Do
vậy, hoạt động của NHTM không thể tách rời với công nghệ ngân hàng.


Các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng dành cho KHCN được phân thành các loại
sau: Thứ nhất là các dịch vụ thanh toán. Ngày nay có thể nói dịch vụ thanh tốn
chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các NH, nó tạo điều kiện cho nhiều dịch
vụ khác của NH phát triển, đồng thời nó là cơ sở để thanh tốn khơng dùng tiền mặt
trong nền kinh tế. Dịch vụ này bao gồm:Thanh toán quốc tế, thanh toán chuyển tiền
trong nước ,cung ứng các phương tiện thanh toán hiện đại: Phát hành và thanh toán các
loại thẻ, thực hiện rút tiền tự động qua máy ATM như Tthẻ thanh tốn (Debit card),
Thẻ tín dụng (Credit card), Thẻ rút tiền mặt. Các dịch vụ thanh toán trong nước khác
như dịch vụ ngân hàng trực tuyến, Dịch vụ trả lương tự động, Dịch vụ trả gốc và lãi
vay tự động, dịch vụ ngân hàng điện tử. Thứ hai là dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Các
dịch vụ khác như kinh doanh vàng bạc, đá quý, dịch vụ thong tin tư vấn, dịch vụ bảo
quản vật có giá, dịch vụ bảo hiểm


Phát triển các dịch vụ phi tín dụng là việc không ngừng mở rộng cả về số
lượng và nâng cao chất lượng các sản phầm ngồi tín dụng, nhằm thỏa mãn nhu cầu
của KH để tăng lợi nhuận từ việc cung cấp các sản phẩm này. Sự phát triển ở đây
được phân tích trên hai khía cạnh là phát triển về chiều rộng và phát triển vể chiều
sâu. Phát triển về chiều rộng tức là đa dạng hóa, gia tăng các loại hình sản phẩm


dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân. Phát triển về chiều sâu là việc
nâng cao chất lượng dịch vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

dụng thì lợi nhuận của mỗi NH chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, các
NHTM ln phải đối đầu với nguy cơ rủi ro tín dụng. Để đảm bảo tăng lợi nhuận
như đúng kế hoạch thì việc phát triển các dịch vụ của NH càng phải được chú trọng.
Thêm vào đó với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn giữa các NH thì NH nào có sản
phẩm mới hơn, linh hoạt hơn, tiện ích hơn sẽ thu hút được lượng KH lớn hơn. Từ
đó có thẻ thấy rằng việc phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng có ý nghĩa hết sức
thực tiễn trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa thị trường tài chính hiện nay.
Phát triển các dịch vụ KHCN sẽ thúc đẩy các nghiệp vụ khác cùng phát triển. Các
nghiệp vụ và dịch vụ trong NH đều có mối quan hệ với nhau, tác động đến nhau.
Cuối cùng, sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN
còn xuất phát từ nhu cầu của khách hàng bời nó giiúp khách hàng tiết kiệm thời
gian và chi phí, nâng cao được trình độ hiểu biết sử dụng dịch vụ . Khách hàng
được cung cấp thông tin một cách kịp thời và hiệu quả.


Sự phát triển của các dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN được đánh giá
qua các chỉ tiêu về định tính và định lượng. Về định tính, đó chính là việc các NH
khơng ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm thỏa mãn nhu cầu của KH.
Các chỉ tiêu đó là chất lượng dịch vụ, sự hài long của khách hàng khi sử dụng các
dịch vụ, những phàn nàn và khiếu nại của khách hàng về dịch vụ, mức độ rủi ro hay
an toàn đối với tài sản của KH. Về định lượng, đó chính là việc tăng trưởng tốc độ
doanh thu, lợi nhuân từ các sản phẩm này. Các chỉ tiêu đó là quy mơ và thị phần của
dịch vụ, tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận do sản phẩm, dịch vụ này mang
lại, tỷ trọng thu dịch vu phi tín dung trong tổng thu hoạt động NH, tính đa dang của
sản phẩm, dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vu và quy mô giao dịch một
khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Như vậy chương 1 với hệ thống lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng dành


cho KHCN và phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN của ngân hàng
thương mại sẽ là cơ sở, nền tảng của quá trình nghiên cứu luận văn diễn ra ở hai
chương tiếp theo.


<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG </b>


<b>ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TECHCOMBANK </b>
<b>CHƯƠNG DƯƠNG </b>


<b>2.1. Khái quát về Techcombank Chương Dương </b>



Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam- tên giao dịch quốc tế
là: Vietnam Technological and Commercial Joint stock Bank-Techcombank (viết tắt
là TCB) được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng. Trải qua
hơn 18 năm hoạt động, trong bối cảnh ngày càng khó khăn của nền kinh tế, TCB
vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Đến nay Techcombank đã trở thành một trong
những NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 150.000 tỷ đồng
(tính đến hết năm 2010). Chi nhánh Chương Dương được thành lập theo quyết định
số 1992/QĐ-HĐQT ngày 21/11/2001 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
TCB Chương Dương có trụ sở tại 414 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên thành phố
Hà Nội. Nằm trên địa bàn tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp như sắt thép,
đồ cơ khí; các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển; mức sống dân cư cao so với
mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt đường Nguyễn Văn Cừ còn được gọi là “phố
ô tô” với hàng loạt các showroom ô tô nằm san sát nhau. Cho đến nay, Chi nhánh
Chương Dương đã trải qua 10 năm phát triển. Trong suốt 10 năm đó, Chi nhánh
Chương Dương luôn khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng
vững và phát triển trong cơ chế mới. Các sản phẩm tại TCB CN Chương Dương là
huy động vốn, cho vay đầu tư, bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại, thẻ và
ngân hàng điện tử, và các hoạt động khác như tư vấn đầu tư và tài chính, khai tác
bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của CN Chương Dương </b>


<i>Đơn vị: Tỷ đồng </i>


<b>Chỉ tiêu </b>


<b>2008 </b> <b>2009 </b> <b>2010 </b>


Thực
hiện


% so
2007


Thực
hiện


% so
2008


Thực
hiện


% so
2009
1. Tổng nguồn vốn 365,671 173% 564,265 154% 722,162 128%
- Tiền gửi dân cư 263,762 185% 387,387 147% 554,108 143%
- Tiền gửi các tổ chức 101,909 112% 176,878 173% 168,054 95%
2. Tổng dư nợ 237,324 106% 379,216 159% 476,839 125%


- Nợ quá hạn 5,99 113% 9,441 157% 10,909 115%
Tỷ lệ nợ quá hạn 2,52% 2,49% 2,28%


3. Kết quả kinh doanh 22 115% 25 113% 29 116%


<i>Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động CN Chương Dương </i>


Công tác huy động vốn tiền gửi dân cư của chi nhánh Chương Dương gặp rất
nhiều khó khăn do sự cạnh tranh hết sức sôi động và quyết liệt giữa các NHTM
cùng với sự xuất hiện của nhiều kênh huy động khác nhau. Tuy nhiên chi nhánh vẫn
hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, tổng số dư huy động năm 2010 đạt 722,162 tỷ tăng
28% so với năm trước. Năm 2010 hoạt động tín dụng của chi nhánh đã mở rộng và
tăng nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Việc duy trì cơng tác kiểm tra kiểm sốt
ln được đảm bảo đúng và đầy đủ với những quy tắc tín dụng, đồng thời việc ln
bám sát các đơn vị có quan hệ tín dụng để tư vấn và có biện pháp kịp thời nhằm bảo
đảm vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Tổng dư nợ năm 2010
đạt 476,839 tăng 25% so với năm trước. Cuối năm 2010, lợi nhuận trước thuế của
CN đạt 29 tỷ, tăng 16% so với năm trước.


<b>2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN </b>


<b>tại TCB Chương Dương. </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thanh toán điện tử liên ngân hàng đã kết nối được tất cả NHNN chi nhánh 63 tình,
thành trong cả nước.


<i><b>Bảng 2: Thực trạng thanh toán cho KHCN trong nước bằng VND của CN </b></i>
<i><b>Chương Dương giai đoạn 2007-2010 </b></i>


<i> Đơn vị: Triêu đồng, món </i>



<b>Chỉ tiêu </b>


<b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b> <b>Năm 2009 </b> <b>Năm 2010 </b>


<b>Số </b>
<b>món </b>


<b>Số </b>
<b>tiền </b>


<b>Số </b>
<b>món </b>


<b>Số </b>
<b>tiền </b>


<b>Số </b>
<b>món </b>


<b>Số </b>
<b>tiền </b>


<b>Số </b>
<b>món </b>


<b>Số </b>
<b>tiền </b>


<b>Tổng </b> <b>1.300 </b> <b>700 </b> <b>1.300 </b> <b>880 </b> <b>1.300 </b> <b>950 </b> <b>1512 </b> <b>1.125 </b>



<i><b>(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động dịch vụ của CN Chương Dương năm 2007, </b></i>
<i>2008, 2009, 2010) </i>


Cịn dịch vụ thanh tốn quốc tế (TTQT) ngày càng chiếm vị trí lớn trong cơ
cấu sản phẩm của NH. Doanh số chuyển tiền quốc tế đi của KHCN năm 2008 tăng
gần gấp 2 lần so với năm 2009 (405 nghìn USD năm 2010 so với 216 nghìn USD
năm 2009) và doanh số chuyển tiền quốc tế đến tăng gần gấp 3 lần (783 nghìn USD
năm 2010 so với 264 nghìn USD năm 2009). Dịch vụ chuyển tiền Western Union
cũng đạt mức tăng trưởng khả quan với doanh số thanh toán trong nước và quốc tế
năm 2008 đạt trên 9.000 tỷ đồng với mức thu phí rịng đạt trên 0,72 tỷ đồng.


Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng là một hoạt động truyền thống của CN
Chương Dương, thực hiện giao dịch đa dạng hóa các hình thức giao dịch hối đoái,
kinh doanh mua bán hầu hết các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY,.. và các
loại ngoại tệ khác phục vụ yêu cầu của khách hàng. Nhìn chung, hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của CN Chương Dương về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu mua ngoại
tệ của KHCN ra nước ngồi cơng tác, học tập hoặc du lịch trong khu vực. Trong
những năm gần đây hoạt động này đã có những bước tiến vượt bậc. Nếu như năm
2008 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 4,8 triệu VND chiếm tỷ trọng
7,7% tổng thu dịch vụ KHCN với doanh số mua bán ngoại tệ đạt 1 triệu USD thì
năm 2009 lợi nhuận từ hoạt động này đạt 7,32 triệu VND, chiếm tỷ trọng 9,2%
trong điều kiện năm 2009 diễn biến cả năm là tình trạng thừa ngoại tệ và sức ép
tăng giá VND.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>trường. Hiện nay, Techcombank đang cung cấp đa dạng các sản phẩm thẻ với nhiều </b></i>
tiện ích 3 trong 1. CN Chương Dương đã triển khai đầy đủ các sản phẩm thẻ: thẻ
ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế Visa, thể ghi nợ và tín dụng quốc tế
Vietnam Airline…


<b>Biểu đồ 1: Tăng trưởng phát hành thẻ qua các năm </b>



<b>4365</b>


<b>5176</b>


<b>6826</b>


<b>0</b>
<b>1000</b>
<b>2000</b>
<b>3000</b>
<b>4000</b>
<b>5000</b>
<b>6000</b>
<b>7000</b>


<b>Số lượng thẻ</b>


<b>2008</b> <b>2009</b> <b>2010</b>


<b>Năm</b>


Số lượng thẻ phát hành của Chi nhánh Chương Dương tăng mạnh qua từng
năm. Năm 2008 là 4.365 thẻ và tăng 18.6% vào năm 2009, tăng 31.87% vào năm
2010. Có được số lượng phát hành thẻ tăng nhanh như trên là do TCB đã chủ động
đưa ra các hình thích mở tài khoản đáp ứng được nhu cầu của xã hội


Mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ của Techcombank không ngừng mở rộng
trong cả nước, từ siêu thị, nhà hàng, khách sạn đến các trung tâm thương mại, sân
bay và nhiều địa điểm khác. Số lượng máy ATM và POS đã lên đến hơn nghìn


chiếc trên 42 tỉnh thành toàn quốc của Techcombank. Đặc biệt kể từ ngày
3-12-2009, Techcombank đã kết nối thành công với hệ thống thẻ VNBC. Với việc kết nối
này, chủ thẻ nội địa của Techcombank không chỉ giao dịch được trên các ATM của
HSBC, các máy thuộc hệ thống Smartlink, Banknetvn (2 hệ thống thẻ lớn nhất Việt
Nam với gần 30 ngân hàng khác nhau) mà cịn có thể sử dụng ở các máy thuộc hệ
thống VNBC- Công ty cổ phần Thẻ thông minh Vina.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Biểu đồ 2: Doanh thu từ sản phẩm phát hành thẻ </b>


<i><b>Đơn vị: Triệu đồng </b></i>


<b>87</b> <b>109</b>


<b>285</b>


<b>589</b>


<b>0</b>
<b>100</b>
<b>200</b>
<b>300</b>
<b>400</b>
<b>500</b>
<b>600</b>


<b>2007</b> <b>2008</b> <b>2009</b> <b>2010</b>


<i><b> (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động dịch vụ CN Chương Dương năm 2007, 2008, </b></i>


<i>2009, 2010) </i>



Nhóm dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại ra đời là kết quả tất
yếu của xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại hay còn gọi là


xu hướng điện tử hóa ngân hàng. Tuy nhiên cơng tác nghiên cứu, triển khai những


sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao này vẫn chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của
khách hàng, thời gian nghiên cứu sản phẩm dài khiến cho việc triển khai sản phẩm


so với các ngân hàng khác bị chậm trễ, gây khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần.
Hơn nữa chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa ổn định, hay xảy ra lỗi ảnh hưởng đến


giao dịch của khách hàng.


Một số các dịch vụ khác của CN là thanh toán hóa đơn các dịch vụ như điện,


nước, điện thoại. Tuy nhiên, dịch vụ này tại TCB vẫn chưa thực sự phát triển. Dịch


vụ thu hộ thì phát triển hơn do TCB đã tham gia thu hộ cho các công ty lớn như
Frudential, Vietpay…Bằng dịch vụ này, CN Chương Dương không những thu được


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Bảng 3: Cơ cấu DTSP PTD trên tổng DT hoạt động các năm </b>


Đơn vị: triệu đồng


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>2009 </b> <b>2010 </b>


Tổng doanh thu 110.626 141.651 177.313 202.904
Doanh thu từ hoạt động tín dụng 97.660 113.965 144.793 166.411
DT DVCN ngồi tín dụng 4.374 10.846 12.564 15.024


DT từ hoạt động khác 8.592 16.840 19.956 21.469
DTSPCN PTD / Tổng DTHDNH 3.95% 7.65% 8.12% 7.4%


<i>Nguồn: báo cáo thường niên CN Chương Dương. </i>


Tổng doanh thu của CN tăng trưởng hàng năm, nhưng tập trung vào tăng
doanh thu từ hoạt động tín dụng. Doanh thu từ các sản phẩm ngồi tín dụng tăng
trưởng rất ít. Năm 2008, do chủ trương của TCB là phát triển mảng bán lẻ nên
doanh thu sản phẩm ngồi tín dụng tăng nhanh so với năm 2007, tăng 248%. Tuy
nhiên, từ năm 2008 đến năm 2009 chỉ tiêu nay tăng chậm lại. Tỷ trọng doanh thu
ngồi tín dụng trên tổng doanh thu năm 2007 đạt 3.95%, các năm tiếp theo có tăng
nhẹ lên 8.12% năm 2009, nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống còn 7.4%.


Số tuyệt đối về doanh thu sản phẩm ngồi tín dụng có xu hướng tăng nhưng
tỷ trọng có xu hướng giảm do tốc độ tăng doanh thu hoạt đơng tín dụng vẫn là trọng
yếu. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu hoạt động tín dụng là do NH mở rộng
đầu tư, lãi suất thị trường những năm qua luôn ở mức cao. Mặt khác, những sản
phẩm dịch vụ ngồi tín dụng mới triển khai chưa mang lại doanh thu cao như dịch
vụ NH điện tử, sản phẩm bảo hiểm. Thêm vào đó, các mức phí dịch vụ ln được
điều chỉnh giảm do yếu tố cạnh tranh với các NH khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

thấp, tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ còn chưa cao so với các ngân hàng cùng
địa bàn, chất lượng của dịch vụ phi tín dụng chưa thoả mãn được yêu cầu của quá
trình hội nhập, tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận vẫn còn thấp so với
tiềm năng. Nguyên nhân của những hạn chế đó là: Thiếu một chiến lược phát
triển dịch vụ trung và dài hạn, chưa được chủ động về năng lực tài chính, chất
lượng cơ sở vật chất chưa cao, nguồn nhân lực chưa được chun nghiệp, tinh
nhuệ, mơ hình tổ chức chưa thuận tiện cho công tác phục vụ khách hàng, giá và phí
sản phẩm dịch vụ phi tín dụng cịn thiếu tính cạnh tranh



<b>CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN </b>


<b>DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TCB </b>


<b>3.1. Định hướng phát triển các dịch vụ dành cho KHCN tại TCB </b>


Thứ nhất: Đưa CN Chương Dương trở thành ngân hàng hiện đại, hoạt động
đa năng, phát triển bền vững, có thương hiệu mạnh, có năng lực tài chính, có trình
độ về kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng.


Thứ hai: CN Chương Dương có hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện
ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất
lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh các
dịch vụ tài chính ngân hàng có hàm lượng cơng nghệ cao để đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của nền kinh tế và tối đa hóa các giá trị gia tăng.


Thứ ba: Tăng cường sự liên kết và hợp tác với các tổ chức tín dụng và phi tín
dụng trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo nhu
cầu thị trường. Gắn kết chặt chẽ các dịch vụ tín dụng và phi tín dụng, giữa dịch vụ
ngân hàng và dịch vụ tài chính phi ngân hàng dành cho KHCN để đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ ngân hàng có chất lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Thứ năm: Có nền khách hàng ổn định là các doanh nghiệp nhà nước, các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cá nhân,...để đẩy mạnh cung ứng sản phẩm
dịch vụ ngân hàng.


Thứ sáu: Tiếp tục tìm kiếm địa điểm và nghiên cứu nhu cầu thị trường để mở
rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trên cùng địa bàn kinh doanh
được Hội sở chính phân định.



<b>3.2. Giải pháp phát triển các dịch vụ phi tín dụng đối với KHCN tại CN </b>


<b>Chương Dương </b>


Từ thực trạng phát triển các dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN của CN
Chương Dương, tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển các dịch vụ này.
Giải pháp chung là thâm nhập thị trường va thu hút khách hàng một cách mạnh
mẽ, quan tâm chặt chẽ tới phát triển và quản lý khách hàng, không ngừng đổi mới
công nghệ, phát triển năng lực tài chính của NH, nâng cao chất lượng và quản lý
nguồn nhân lực, tăng cường chăm sóc khách hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>KẾT LUẬN </b>


<b>* Kết quả đạt được </b>


<b>- Trên phương diện thực tiễn: đã đo lường, đánh giá được sự phát triển </b>


dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN của CN Chương Dương, đưa ra các giải pháp


gắn liền với đặc thù kinh doanh cũng như tình hình thực tế tại cơng ty, mang tính


ứng dụng thực tiễn và có thể xem xét áp dụng một số kiến nghị nhằm phát triển các


dịch vụ này. Đã đưa ra các chỉ số đo lường, đánh giá sự phát triển dịch vụ phi tín


dụng dành cho KHCN.


<b>- Trên phương diện khoa học: nghiên cứu đưa ra các khái niệm, đặc điểm, </b>


vai trị cũng như tiêu chí đánh giá sự phát triển các dịch vụ phi tín dụng dành cho



KHCN, đóng góp ý tưởng cho việc xây dựng và chỉ ra các chỉ tiêu cũng như các


tiêu chí trong việc xem xét sự phát triển các dịch vụ này.


<b>* Hạn chế trong quá trình thực hiện </b>


Mặc dù đã đánh giá được sự phát triển các dịch vụ phi tín dụng dành cho


KHCN tại CN nhưng chưa có sự so sánh giữa sự phát triển dịch vụ này của CN so


với các Ngân hàng khác để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh,


từ đó có giải pháp mang tính cạnh tranh chiến lược hơn.


<b>* Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho các đề tài liên quan: </b>


Có sự so sánh giữa các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN cũng


như sự phát triển của các dịch vụ này so với các NH khác để đưa ra được mức thang


</div>

<!--links-->

×