Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Chương Mỹ ( Hà nội ) - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.95 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài luận văn </b>


Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội khối lượng hàng hóa lớn và giải quyết
nhiều việc làm cho người lao động, các DNVVN còn tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho
một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương. Mặt
khác, DNVVN giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho các doanh nghiệp lớn tạo thành mối liên
kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển. Hiện nay, trong nền kinh tế
các nước trên thế giới, các DNVVN chiếm khoảng 96% trong tổng số các doanh nghiệp.
Ở nước ta theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối năm 2015, DNVVN chiếm gần 97%,
sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân
sách. Bên cạnh ưu thế về dễ khởi nghiệp, linh hoạt, phát huy được nghề truyền thống, là
vườn ươm tài năng kinh doanh. DNVVN lại có quy mơ nhỏ, trình độ lao động và quản lý
thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế. Do đó, cần có một hệ thống
giải pháp hoàn chỉnh để phát triển DNVVN.


Trong thời gian qua, các DNVVN trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội đã có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng
kinh tế của địa phương. Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện có hơn 98% tổng số
doanh nghiệp là DNVVN, hằng năm các DNVVN đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách


trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong năm 2015, số lượng DNVVN tiến hành giải thể tăng
đột biến trong khi đó, khởi nghiệp là vấn đề cấp thiết để phát triển DNVVN; hoạt động
của các DNVVN vẫn cịn nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng: sản xuất kinh doanh thiếu
ổn định, mang nặng tính tự phát, hiệu quả kinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu, nguồn
nhân lực yếu,...Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các DNVVN cùng với sự trợ giúp
của Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng phát triển DNVVN trên địa



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

triển DNVVN tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa
thực tiễn nhằm tận dụng được những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.


<i><b>Vì những lý do trên, luận văn đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển doanh </b></i>
<i><b>nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) – Thực trạng và giải </b></i>
<i><b>pháp” để phù hợp với chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử kinh tế, qua đó </b></i>
đóng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp phát triển DNVVN trên
địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.


<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn </b>


Đã có một số bài báo, chuyên đề, đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới hoạt
động phát triển DNVVN tại Việt Nam đã cơng bố.


Từ những phân tích trên có thể thấy việc nghiên cứu về phát triển DNVVN ở địa
bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Những vấn
đề lý luận về phát triển DNVVN cũng như những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển
DNVVN ở Việt Nam đã được bàn luận trong các cơng trình nghiên cứu cơng bố trước đó
sẽ được tác giả kế thừa và vận dụng để nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp
phát triển DNVVN trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.


<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>


Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là đánh giá thực trạng phát triển
DNVVN trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian qua, nêu
được những kết quả, những hạn chế cùng nguyên nhân làm cơ sở để đề xuất các giải pháp
nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
trong thời gian tiếp theo.


<b>4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>



Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự phát triển DNVVN.


<i>Phạm vi nghiên cứu: </i>


+ Phạm vi thời gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển DNVVN
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2015. Các giải


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

để thực hiện trong giai đoạn đến năm 2020.


+ Phạm vi không gian: huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


<i>Phương pháp nghiên cứu: </i>


Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu của chuyên ngành lịch sử kinh tế, đó là phương pháp lịch sử kết hợp với phương
pháp lôgic, phương pháp phân kỳ lịch sử.


<i>Phương pháp thu thập dữ liệu: </i>


Dữ liệu thứ cấp: tác giả thu thập các dữ liệu từ các cơng trình có liên quan đến nội
dung đề tài đã công bố, các báo cáo, kế hoạch hỗ trợ tài chính cho đổi mới cơng nghệ ở
các DNVVN tại Việt Nam qua các năm; các cuộc khảo sát, báo cáo về DNVVN, bài
nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, thông tin trên Internet, số liệu của Bộ Khoa học
và Cơng nghệ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và Cục Phát triển doanh nghiệp.


Dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện phỏng vấn các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên
viên của các sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác phát triển các



DNVVN.


<i>Phương pháp xử lý dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp được chọn lọc, mô tả thống kê, kẻ </i>


bảng để rút ra kết luận nghiên cứu. Tập hợp các chính sách hỗ trợ đối với các DNVVN
nói riêng đang có hiệu lực thi hành; xem xét, đánh giá các chính sách theo phạm vi riêng
lẻ và tổng thể, áp dụng các phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận
với thực tiễn; phân tích chính sách. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và các số
liệu thu thập thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềm Excel.


<b>6. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết
cấu 3 chương với cấu trúc sau:


<i>Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ </i>


<i>Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ </b>


Trong nội dung Chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về doanh nghiệp vừa và
nhỏ và đề xuất quan điểm phát triển DNVVN:


<i>"Phát triển DNVVN là một quá trình nỗ lực của cả cơ quan quản lý Nhà nước </i>



<i>(Chính phủ và công quyền) để tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của </i>


<i>DNVVN, cũng như nỗ lực của bản thân doanh nghiệp nhằm gia tăng về số lượng, quy mô </i>
<i>và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN trong một thời gian nhất định, đảm bảo </i>


<i>rằng lợi nhuận cao hơn, tức là mức độ hài lòng của chủ doanh nghiệp cao hơn". </i>


Căn cứ vào 5 nguyên tắc trên, căn cứ đặc điểm phát triển các DNVVN, căn cứ thực
trạng hệ thống tổ chức thu thập thông tin hiện nay, căn cứ mục tiêu nghiên cứu của luận
văn, có thể đề xuất lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của DNVVN, theo
<i>hai nhóm chỉ tiêu: i) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá số lượng, quy mô DNVVN; ii) Nhóm chỉ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN </b>
<b>HUYỆN CHƢƠNG MỸ (HÀ NỘI) GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 </b>


Trong nội dung Chương 2, tác giả đã khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình phát
triển kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ (Hà Nội) giai đoạn 2011 - 2015 nhằm đánh giá
thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội)
giai đoạn 2011 - 2015, số lượng DNVVN trên địa bàn huyện Chương Mỹ tăng trưởng
nhanh. DNVVN đã thu hút một lượng vốn đáng kể trong dân cư vào sản xuất kinh doanh,
đóng góp vào q trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ </b>
<b>TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ (HÀ NỘI) ĐẾN NĂM 2020 </b>


Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn


huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đến năm 2020, tác giả đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đến năm


</div>

<!--links-->

×