Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phát triển kinh tế biển ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.84 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Huyện Kim Sơn bao gồm 25 xã và 02 thị trấn, là huyện duy nhất của tỉnh
Ninh Bình giáp với biển Đơng. Tuy có đường bờ biển khá khiêm tốn, nhưng huyện
Kim Sơn lại sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế biển phong phú và đa dạng, cần
được khai thác và phát triển.


Tại Văn kiện Đảng bộ huyện Kim Sơn khóa XXIII, đề ra nhiệm vụ “Tập
trung khai thác có hiệu quả vùng kinh tế ven biển, trọng tâm là nuôi trồng, khai thác
thủy sản theo hướng công nghiệp, phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan
trọng làm chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp;” [1].


Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, huyện Kim Sơn đã đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển; tập trung khai thác các tiềm năng kinh tế biển, đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng, chú trọng cải thiện môi trường ven biển để phát triển kinh tế, xã hội.
“Trong giai đoạn 2005 - 2012, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân vùng ven biển
(gồm 04 xã, thị trấn) đạt 7,47%/năm. Đến năm 2015, giá trị sản xuất vùng ven biển
đạt 864 tỷ đồng (chiếm 16,5% tổng giá trị sản xuất toàn huyện)” [13].


Mặc dù vậy, kinh tế biển ở huyện Kim Sơn phát triển còn chậm, hiệu quả
thấp, chưa khai thác hết tiềm năng và còn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững.


<b>Chính vì vậy, việc nghiên cứu "Phát triển kinh tế biển ở huyện Kim Sơn, </b>
<b>tỉnh Ninh Bình theo hƣớng bền vững" là hết sức cần thiết và tôi chọn làm đề tài luận </b>
văn thạc sỹ kinh tế của mình. Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:


<i><b>Chương 1: Khung nghiên cứu về phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. </b></i>
<i><b>Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh </b></i>


Bình (theo góc độ bền vững) giai đoạn 2011 - 2015.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Chƣơng 1 </b>


<b>KHUNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN </b>
<b>THEO HƢỚNG BỀN VỮNG </b>


<b>1.1. Kinh tế biển và phát triển kinh tế biển </b>


<i><b>Kinh tế biển. Mặc dù, kinh tế biển có những khái niệm khác nhau, song Luận </b></i>
<i>văn đứng trên góc độ kinh tế biển theo nghĩa rộng để nghiên cứu, theo đó kinh tế </i>
<i>biển có thể hiểu là tổng thể hợp thành của các hoạt động kinh tế tồn tại và phát </i>
<i>triển dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng do biển đem lại. </i>


Qua phần tổng quan nghiên cứu, luận văn đồng ý với quan điểm của Tổ chức
Đối tác về quản lý mơi trường các biển Đơng Á (PEMSEA), theo đó các bộ phận
cầu thành của kinh tế biển như sau:


(1) Hải sản: Khai thác, NTTS, chế biến thủy sản.
(2) Khai thác dầu và khí đốt trong thềm lục địa.
(3) Du lịch biển và dịch vụ nghỉ dưỡng.


(4) Hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cảng biển.
(5) Thương mại theo đường biển.


(6) Vận tải biển.


(7) Công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển.


(8) Các hoạt động phụ trợ khác như: Hậu cần, giao nhận vận tải, bảo hiểm,
đánh giá kiểm định chất lượng tàu biển, tiếp nhận nhiên liệu tại cảng, đào tạo đội
ngũ thủy thủ, ngân hàng ... Các hoạt động này có thể diễn ra ở trên đất liền nhưng


phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế biển.


<i><b>Phát triển kinh tế biển. Thực tế nghiên cứu cho thấy, phát triển kinh tế biển </b></i>
không phải một khái niệm thuần túy, độc lập, riêng rẽ mà trong mối quan hệ của sự
phát triển với các lĩnh vực khác. Dựa trên khái niệm về phát triển kinh tế, luận văn
<i>cho rằng phát triển kinh tế biển là sự tăng tiến toàn diện và về mọi mặt kinh tế biển </i>
<i>và xã hội trong phạm vi lãnh thổ. </i>


<i>Theo đó, nội hàm phát triển kinh tế biển có thể hiểu như sau: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

về lượng của nền kinh tế biển, là yếu tố nền tảng giúp cải thiện mức sống vật chất
cho người dân và hoàn thành những mục tiêu phát triển.


<i>Hai là, xu thế biến đổi tích cực của cơ cấu kinh tế biển. Đây là tiêu thức cho </i>


thấy sự gia tăng về chất của kinh tế biển và là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển
của kinh tế biển ở địa phương tương ứng với từng thời kỳ.


<i>Ba là, các vấn đề xã hội được cải thiện và ngày càng tốt hơn do tác động của </i>


tăng trưởng kinh tế biển.


<b>1.2. Phát triển kinh tế biển theo hƣớng bền vững </b>


<i><b>- Về khái niệm và nội hàm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. Luận </b></i>
<i>văn cho rằng, phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, đó là sự tăng trưởng kinh tế </i>
<i>biển trên cơ sở gắn kết một cách cân bằng tổng thể các trụ cột của phát triển bền vững </i>
<i>là kinh tế biển, xã hội và môi trường biển và vùng ven biển. </i>


Nội hàm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững phản ánh sự kết hợp


chặt chẽ, cân bằng tổng thể ba trụ cột của khái niệm phát triển bền vững, đó là:


(i) Tăng trưởng kinh tế biển theo hướng bền vững. Đó là sự duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế biển hợp lý, bền lâu và bảo đảm hiệu quả tăng trưởng cùng với
một cơ cấu kinh tế biển tiến bộ.


(ii) Tăng trưởng kinh tế biển thúc đẩy tiến bộ xã hội. Điều này đòi hỏi tăng
trưởng kinh tế biển lan tỏa tích cực đến tiến bộ xã hội, giúp cải thiện thu nhập bình
quân, giảm nghèo, giải quyết việc làm ... tăng trưởng kinh tế biển phải đi đôi với
thực hiện công bằng xã hội; phải tăng cường sự cải thiện các vấn đề xã hội.


(iii) Tăng trưởng kinh tế biển gắn với bảo vệ mơi trường và thích ứng, giảm nhẹ
tác động của biến đổi khí hậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>TT </b> <b>Tiêu chí </b> <b>Yêu cầu cần đạt đƣợc </b>


<b>A </b> <b>Tăng trƣởng kinh tế biển theo hƣớng bền vững </b>


1 Tốc độ tăng trưởng


Cao hơn so với mức bình
qn tồn huyện


2 Cơ cấu kinh tế biển theo hướng bền vững:


- Tỷ trọng nhóm ngành có lợi thế/GO kinh tế biển Ngày càng tăng


- Tốc độ tăng trưởng các ngành có lợi thế Cao hơn tốc độ tăng


trưởng kinh tế biển và


toàn nền kinh tế


3 Tốc độ tăng NSLĐ Nhanh hơn mức bình qn
tồn huyện


<b>B </b>


<b>Tác động lan tỏa của phát triển kinh tế biển đến </b>
<b>xã hội </b>


1


Hệ số co giãn của thu nhập bình quân theo tăng
trưởng


Dương, lớn hơn mức
chung của toàn huyện


2 Hệ số co giãn của việc làm theo tăng trưởng Dương, lớn hơn mức
chung của toàn huyện


3 Hệ số co giãn của giảm nghèo theo tăng trưởng Âm, nhỏ hơn mức chung
của toàn huyện


<b>C </b>


<b>Tăng trƣởng gắn với bảo vệ môi trƣờng và khả </b>
<b>năng ứng phó với BĐKH </b>


1



Hàm lượng một số chất hữu cơ trong nước biển
vùng cửa sông ven biển


Trong ngưỡng theo tiêu
chuẩn môi trường Việt
Nam (bảng 1.1)


2 Diện tích rừng ngập mặn ven biển được bảo tồn Không suy giảm so với
năm trước


3 Duy trì đa dạng sinh học Khơng có chủng lồi bị
suy giảm


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>- Về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển theo hướng bền </b></i>
<i><b>vững của địa phương </b></i>


Luận văn chỉ ra phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ở địa phương
chịu tác động bởi 05 nhân tố là: (i) Tiềm năng phát triển kinh tế biển của địa
phương. (ii) Năng lực phát triển kinh tế biển ở địa phương, gồm: Nhân lực phát
triển kinh tế biển ở địa phương; công nghệ phát triển kinh tế biển ở địa phương; khả
năng liên kết phát triển kinh tế biển địa phương và kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế
biển địa phương. (iii) Các chính sách khai thác lợi thế phát triển kinh tế biển của địa
phương, luận văn đi vào phân tích 03 chính sách chủ yếu gồm: Chính sách quy hoạch
phát triển; chính sách đầu tư phát triển; chính sách xã hội đối với người dân. (iv)
Biến đổi khí hậu và chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương; (v) Đặc
điểm của cộng đồng dân cư vùng ven biển ở địa phương.


<b>Chƣơng 2 </b>



<b>THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN KIM SƠN, </b>
<b>TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 </b>


<b>2.1. Giới thiệu về huyện Kim Sơn </b>


Kim Sơn là huyện nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Ninh Bình, phía Bắc giáp
huyện n Mơ, n Khánh (Ninh Bình), phía Đơng giáp huyện Nghĩa Hưng (Nam
Định), phía Tây giáp huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), phía Nam giáp Biển Đơng.
Huyện có 25 xã và 02 thị trấn, được chia thành 02 vùng chính là vùng đồng bằng
phía Bắc và vùng đồng bằng phía Nam giáp biển. Phần lớn dân số của Kim Sơn là ở
nông thôn, với mật độ dân cư vào khoảng 798 người /km2


.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

và thực hiện tiến bộ xã hội. Tuy vậy, kinh tế của Kim Sơn phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng, vẫn còn những hạn chế như: Chưa khai thác hết các tiềm năng có
được nhờ yếu tố biển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nông nghiệp là ngành sản
xuất chủ yếu nên dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.


<b>2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế biển theo hƣớng </b>
<b>huyện Kim Sơn </b>


Luận văn chỉ ra huyện Kim Sơn có các dạng tiềm năng là: Tiềm năng về tài
nguyên thủy hải sản; tiềm năng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển;
tiềm năng về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng; tiềm năng phát triển cảng biển, vận
tải biển. Qua phân tích, luận văn xác định các ngành kinh tế biển có lợi thế hơn cả
gồm: (i) Hải sản (Khai thác, NTTS, chế biến thủy sản); (ii) Khu kinh tế ven biển;
(iii) Du lịch biển và dịch vụ nghỉ dưỡng.


Qua nghiên cứu thực tiễn luận văn cho rằng: nguồn nhân lực phát triển kinh


tế biển ở huyện Kim Sơn cịn thiếu và yếu; cơng nghệ phát triển kinh tế biển ở địa
phương cịn thơ sơ, lạc hậu; có khả năng liên kết cao nhưng việc liên kết phát triển
kinh tế biển của huyện yếu; cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển mới được
quân tâm phát triển bước đầu, chưa phát huy tốt được lợi thế kinh tế biển tại địa
phương, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững.


Địa phương có nhiều chính sách khác nhau, song 03 chính sách chủ yếu là:
Chính sách quy hoạch phát triển kinh tế biển; chính sách đầu tư phát triển các ngành
lợi thế; chính sách xã hội thời gian qua đã thể hiện vai trò và ý nghĩa lớn đối với sự
phát triển của kinh tế biển huyện Kim Sơn. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều hạn chế.


Luận văn cũng đã phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển
kinh tế biển của địa phương thời gian qua và những động thái ứng phó của chính
<i>quyền địa phương cũng như sự thích ứng của kinh tế biển. </i>


Luận văn nhận định rằng cộng đồng dân cư vùng ven biển ở huyện mang đặc
trưng của cộng đồng dân cư làm nghề cá bãi ngang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TT </b> <b>Tiêu chí </b> <b>Giá trị nhận </b>
<b>đƣợc </b>


<b>Yêu cầu cần đạt </b>
<b>đƣợc </b>


<b>So </b>
<b>sánh </b>


<i><b>A </b></i> <i><b>Tăng trưởng kinh tế biển </b></i>


<i><b>theo hướng bền vững </b></i>





1 Tốc độ tăng trưởng 6,95% (<9,35%) Cao hơn bình qn
tồn huyện


Khơng
đạt
2 Cơ cấu kinh tế biển


- Tỷ trọng nhóm ngành có
lợi thế/GO kinh tế biển


- Tốc độ tăng trưởng các
ngành có lợi thế


- Chiếm 100%
(gồm: Hải sản:
100%; Khu kinh
tế, KCN 0%; Du
lịch biển, du lịch
nghỉ dưỡng 0%)
- Có ngành khơng
tăng trưởng và tốc
độ tăng của nhóm
ngành thấp hơn
tồn nền kinh tế


- Ngày càng tăng



- Cao hơn tốc độ tăng
trưởng kinh tế biển và
tồn nền kinh tế


Khơng
đạt


3 Tốc độ tăng NSLĐ 10,2% (>9,06%) Nhanh hơn mức bình
qn tồn huyện


Đạt


<i><b>B </b></i> <i><b>Tác động lan tỏa của phát </b></i>


<i><b>triển kinh tế biển đến xã hội </b></i>




1 Hệ số co giãn của thu nhập
bình quân theo tăng trưởng


2,34 (>2,15) Dương, lớn hơn mức
chung toàn huyện


Đạt


2 Hệ số co giãn của việc làm
theo tăng trưởng


0,38 (>0,09) Dương, lớn hơn mức


chung toàn huyện


Đạt


3 Hệ số co giãn của giảm
nghèo theo tăng trưởng


-2,17 (>-3,19) Âm, nhỏ hơn mức
chung tồn huyện


Khơng
đạt


<i><b>C </b></i> <i><b>Tăng trưởng gắn với bảo </b></i>


<i><b>vệ môi trường và khả năng </b></i>
<i><b>thích ứng, giảm nhẹ tác </b></i>
<i><b>động của BĐKH </b></i>




1 “Hàm lượng một số chất
hữu cơ trong nước biển
vùng cửa sơng ven biển”


Có thông số vượt
ngưỡng cho phép


Trong ngưỡng theo
tiêu chuẩn môi trường


Việt Nam (bảng 1.1)


Không
đạt


2 “Diện tích rừng ngập mặn
ven biển được bảo tồn”


Xu hướng giảm Không suy giảm so
với năm trước


Khơng
đạt
3 “Duy trì đa dạng sinh học” Có lồi khơng cịn


bắt gặp


Khơng có chủng lồi
bị suy giảm


Khơng
đạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>- Những mặt đạt được, đó là: Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế biển tiếp tục được </b></i>
<i>duy trì ở mức khá. Hai là, NSLĐ khu vực kinh tế biển cao hơn so với toàn huyện cả về </i>
<i>giá trị tuyệt đối và tương đối trong cùng giai đoạn. Ba là, Thu nhập bình quân đầu người </i>
<i>vùng ven biển được cải thiện. Bốn là, tăng trưởng kinh tế biển có tác động lan tỏa tích cực </i>
đến giải quyết việc làm vùng ven biển.


<i><b>- Những khía cạnh thiếu bền vững. Một là, quy mô kinh tế biển còn nhỏ, tốc độ </b></i>


tăng trưởng chậm hơn mức trung bình làm cho đóng góp của kinh tế biển vào ngân sách
<i>yếu. Hai là, cơ cấu kinh tế biển chuyển dịch trì trệ, các ngành có lợi thế khơng khai thác </i>
được khiến cho kinh tế biển chưa trở thành ngành kinh tế động lực cho tăng trưởng kinh
<i>tế địa phương. Ba là, tỷ lệ hộ nghèo khu vực ven biển còn cao. Bốn là, tăng trưởng kinh </i>
tế biển chưa đi đôi với bảo vệ môi trường.


<i><b>- Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu bền vững. Luận văn chỉ ra </b></i>
những nguyên nhân chính của tình trạng thiếu bền vững trong phát triển kinh tế biển tại
<i>huyện Kim Sơn là: Một là, quy hoạch phát triển kinh tế biển chưa tốt. Hai là, chính sách </i>
<i>đầu tư cho các ngành du lịch biển, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển chưa tốt. Ba là, </i>
<i>cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế biển còn thiếu và yếu. Bốn </i>
<i>là, năng lực phát triển kinh tế biển yếu. </i>


<b>Chƣơng 3 </b>


<b>QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN </b>


<b>KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH THEO HƢỚNG BỀN </b>
<b>VỮNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 </b>


<b>3.1. Căn cứ xây dựng quan điểm, định hƣớng phát triển kinh tế biển theo hƣớng bền </b>
<b>vững ở huyện Kim Sơn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

(vốn, khoa học – công nghệ, nhân lực) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển theo
hướng bền vững tại huyện Kim Sơn.


Tồn cầu hóa cũng đem đến những tác động khó lường đến nền kinh tế cả nước
nói chung và kinh tế biển ở huyện Kim Sơn nói riêng, cùng với những khó khăn, thách
thức liên quan đến mơi trường và biến đổi khí hậu tồn cầu đã và đang ảnh hưởng tiêu
cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và các lĩnh vực kinh tế biển ở huyện Kim Sơn nói


riêng.


<i><b>- Về bối cảnh trong nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Luận văn nhận định </b></i>
rằng với việc xác định tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam trở thành “quốc gia mạnh về
biển”, trong thời gian tới nhà nước sẽ tiếp tục có các chính sách nhằm khai thác tiềm
năng biển trong phát triển kinh tế. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để huyện Kim Sơn có thể
tranh thủ các nguồn lực từ trung ương, của tỉnh vào đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
biển. Trong xu thế đó, các tuyến giao thơng liên vùng hình thành, tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế biển ở huyện.


Mặc dù vậy, việc cả nước đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển kinh tế
biển ở huyện Kim Sơn cũng phải hướng vào đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng
nhiều hơn đến nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm. Xu hướng kiểm
sốt chi tiêu cơng nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt nợ cơng của Chính phủ trong
thời gian tiếp theo cũng khiến cho vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho tăng trưởng
kinh tế biển ở huyện Kim Sơn gặp nhiều khó khăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>- Về khung chính sách làm căn cứ xây dựng quan điểm, định hướng. Xuất phát </b></i>
từ những chính sách liên quan đến phát triển kinh tế biển tại Quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, Quy hoạch phát triển kinh tế
vùng ven biển huyện Kim Sơn đến năm 2020 và Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Kim
Sơn nhiệm kỳ 2015-2020.


<b>3.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình theo </b>
<i><b>hƣớng bền vững giai đoạn đến năm 2030 </b></i>


<i>Một là, phát triển kinh tế biển ở huyện Kim Sơn phải phù hợp với xu thế chung </i>
của cả nước về hội nhập quốc tế và khu vực, cũng như việc tái cấu trúc nền kinh tế, nhằm
tận dụng được các nguồn lực tăng trưởng từ bên ngoài và tăng hiệu quả sử dụng của các
nguồn lực tăng trưởng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển ở huyện.



<i>Hai là, các chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện phải hướng đến khai thác có </i>


hiệu quả các tiềm năng có được từ biển ở địa phương, được đặt trong khung khổ của
“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, cùng với các chính sách chung của khu vực,
của tỉnh nhằm tăng thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng quy mô kinh tế biển ở huyện Kim Sơn;
sớm đưa kinh tế biển trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế của toàn huyện.


<i>Ba là, cần xác định rõ những tiềm năng kinh tế biển nổi trội, để đề ra các chính </i>


sách khai thác phù hợp, có hiệu quả, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển theo hướng
tăng tỷ trọng của các ngành kinh tế biển có lợi thế, bảo đảm tính bền vững cho tăng
trưởng kinh tế biển.


<i>Bốn là, tăng cường sự lan tỏa tích cực của kinh tế biển đến xã hội, là một trong </i>
những tiêu chí thiết yếu, nhằm bảo đảm tính bền vững về xã hội trong phát triển kinh tế
biển ở huyện Kim Sơn trong thời gian tiếp theo. Điều này địi hỏi cần có sự tham gia tích
cực từ các tác nhân kinh tế biển trong toàn huyện đến việc giải quyết các vấn đề xã hội.


<i>Năm là, vấn đề môi trường và BĐKH phải luôn được quan tâm xuyên suốt trong </i>
quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế biển, nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh
tế biển nhanh, luôn được duy trì ổn định, lâu dài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Một là, khai thác có hiệu quả các tiềm năng biển để mở rộng quy mô, đẩy nhanh </i>
tốc độ tăng trưởng kinh tế biển ở huyện Kim Sơn.


<i>Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành có </i>


lợi thế.



<i>Ba là, tăng trưởng kinh tế biển thúc đẩy xóa đói giảm nghèo vùng ven biển. </i>


<i>Bốn là, tăng trưởng kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến </i>
đổi khí hậu


<b>3.4. Giải pháp phát triển kinh tế biển ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình theo hƣớng </b>
<b>bền vững đến năm 2030 </b>


Luận văn đề xuất 08 nhóm giải pháp như sau:


<i>Một là, nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, triển khai thực hiện quy </i>
hoạch gắn liền với nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế biển ở
huyện Kim Sơn


<i>Hai là, chính sách đầu tư phát triển các ngành du lịch biển, khu kinh tế và khu </i>


công nghiệp ven biển huyện Kim Sơn


<i>Ba là, giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng ven biển huyện Kim Sơn </i>


<i>Bốn là, giải pháp về nhân lực cho phát triển kinh tế biển ở huyện Kim Sơn </i>
<i>Năm là, giải pháp về KH-CN đối với phát triển kinh tế biển ở huyện Kim Sơn </i>


<i>Sáu là, giải pháp đảm bảo sự lan tỏa tích cực của tăng trưởng kinh tế biển đến xã </i>


hội ở huyện Kim Sơn


<i>Bảy là, giải pháp tăng cường sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế biển với bảo vệ </i>
mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở huyện Kim Sơn



<i>Tám là, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong khu vực đáp ứng </i>


yêu cầu phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ở huyện Kim Sơn.


<b>KẾT LUẬN </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

là tăng trưởng kinh tế biển, cải thiện điều kiện về xã hội và bảo vệ mơi trường trong bối
cảnh tồn cầu hóa và BĐKH. Mục tiêu chính của Luận văn là đề xuất các định hướng,
giải pháp phát triển kinh tế biển ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững
giai đoạn đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như: (i) Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Đọc, phân tích, tổng
hợp các tài liệu để hoàn thiện khung nghiên cứu về phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững, từ đó áp dụng vào phân tích thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp; (ii) các
phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu, phân tích tổng hợp, so sánh chuỗi, so
sánh chéo và các sơ đồ để triển khai nghiên cứu về phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững ở địa phương; (iii) các phương pháp nghiên cứu định lượng: Từ nguồn dữ liệu thứ
cấp có sẵn, luận văn sử dụng các cơng thức tốn thống kê, ứng dụng phần mềm excel để
xử lý số liệu về các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế biển ở
địa phương. Luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu chính là:


<i>(1) Đưa ra khái niệm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, đó là “sự tăng </i>
<i>trưởng kinh tế biển trên cơ sở gắn kết một cách cân bằng tổng thể các trụ cột của phát </i>
<i>triển bền vững là kinh tế biển, xã hội và môi trường biển và vùng ven biển”. </i>


(2) Sự phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của địa phương chịu tác động
của các nhân tố là: tiềm năng, năng lực phát triển kinh tế biển của địa phương, các chính
sách khai thác lợi thế phát triển kinh tế biển của địa phương; BĐKH và chính sách ứng
<i>phó với BĐKH; và đặc điểm của cộng đồng dân cư vùng ven biển. </i>


(3) Luận văn đề xuất bộ tiêu chí đánh giá gồm 09 chỉ tiêu, trải rộng trên ba trụ cột


của phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, đó là: (i) 03 tiêu chí đánh tăng trưởng
kinh tế biển, (ii) 03 tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của kinh tế biển đến xã hội và (iii)
03 tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế biển gắn với bảo vệ mơi trường và khả năng thích
ứng, giảm nhẹ tác động của BĐKH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

hướng bền vững giai đoạn đến năm 2030.


</div>

<!--links-->

×