Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.5 KB, 1 trang )
Lý Tự Trọng là con một gia đình cách mạng ở Hà Tĩnh. Tránh giặc Pháp khủng
bố, cả gia đình phải chạy sang Thái Lan. Anh sinh ở nước ngoài, 9 tuổi được tham gia
cách mạng và sinh hoạt với cơ quan hồi ấy đóng ở Trung Quốc. Năm 1928, anh tham
gia tổ chức “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội” và được đoàn thể cho
theo học. Anh học rất sáng dạ, tiếng Trung Quốc và Tiếng Anh đều nói thạo. Vừa đi
học, anh vừa làm liên lạc.
Mùa thu năm 1929, anh theo một đồng chí cách mạng về nước và làm giao
thông liên lạc cho xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng. Anh còn có nhiệm vụ giao và
nhận thư, tài liệu trao đổi với các Đảng bạn khi có tàu biển nước ngoài tới, để tiện
công việc, Đảng sắp xếp cho anh nhặt than ở bến Sài Gòn.
Ở giữa Sài Gòn, mật thám đông như ruồi, thế mà không có nhiệm vụ khó khăn
nào anh không hoàn thành. Anh rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh. Có lần, anh chuyển
nhiều tài liệu, phải gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, gặp một tên đội Tây
gọi lại để khám, anh bình tĩnh nhảy xuống cởi bọc ra, kỳ thật anh lại buộc chặt hơn.
Suốt ruột, tên đội Tây quăng xe bên vệ đường, đến lúi húi tháo mở. Nhanh trí, anh vồ
lấy xe nhảy lên, phóng đi mất. Lần khác anh mang tài liệu ở dưới tàu biển lên, lính
địch chực giữ lại khám. Anh nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu biển trốn thoát.
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một đồng chí nói chuyện trước đông
đảo công nhân và đồng bào Sài Gòn. Tên thanh tra mật thám Lơgrăng ập tới định bắt
đồng chí đang nói chuyện. Lập tức Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên này, không
may anh bị chúng bắt.
Bị địch tra tấn rất dã man, anh chết đi, sống lại hàng chục lần. Nhưng kẻ địch
không moi được tài liệu gì ở anh cả.
Giam trong ngục, bọn cai ngục rất khâm phục và kiêng nể anh, gọi anh là “Ông
nhỏ”.
Trước toà, anh dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cho cách mạng.
Luật sư bào chữa cho anh nói “...bị can chưa chưa đến tuổi thành niên nên hành động
không suy nghĩ”. Anh gạt phắt lời luật sư: “Tôi hành động có suy nghĩ và vì mục đích
cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh
niên chỉ có một con đường là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Dư luận trong nước và ngoài nước rất phẫn nộ về vụ xử án Lý Tự Trọng, nhưng