Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển sản phẩm bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo việt nhân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.86 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt
Nam nói riêng. Khơng chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở
thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Ở Việt Nam, sau
Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, từ năm 1994
đến nay, nhiều công ty bảo hiểm mới được cấp phép hoạt động, như Prudential, Manu
Life, AIA, Cathay Life, ACE Life,….Sự xuất hiện cùng một lúc của nhiều DNBH đã
khiến cho hoạt động của thị trường bảo hiểm trở lên sôi động hơn, cạnh tranh diễn ra trên
quy mô ngày càng rộng và gay gắt hơn.Tính đến cuối năm 2013, cả nước có 15 DN bảo
hiểm nhân thọ. Trong năm 2014 trên thị trường ra mắt 2 công ty bảo hiểm nhân thọ mới
là Công ty bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng (Phú Hưng Life) và Công ty bảo hiểm nhân thọ
BIDV Metlife chính thức đưa tổng số DN BHNT được cấp phép thành lập và hoạt động
trên thị trường BHNT Việt Nam lên 17 công ty. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như
vậy, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm bảo hiểm mới đã trở thành một vấn đề mang
tính sống cịn đối với mỗi DNBH.


Qua q trình cơng tác tại Phịng Phát triển sản phẩm, Tổng cơng ty Bảo Việt Nhân
thọ, em nhận thấy công tác phát triển sản phẩm tại Bảo Việt Nhân thọ trong những năm
qua đã đạt được rất nhiều kết quả tốt, đồng thời cũng còn nhiều điểm yếu cần khắc phục.
<b>Vì thế, em quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển sản phẩm bảo hiểm tại Tổng công ty </b>
<b>Bảo Việt Nhân thọ” cho luận văn của mình. </b>


Do phát triển sản phẩm là một đề tài rất rộng, bao gồm từ khâu nghiên cứu thị
trường, thiết kế sản phẩm, bán sản phẩm, đánh giá và hoàn thiện sản phẩm, …Do đó,
trong phạm vi của đề tài này, em lựa chọn tập trung nghiên cứu về thực trạng phát
triển các loại hình sản phẩm (điều khoản, điều kiện, quyền lợi bảo hiểm), bên cạnh đó
các yếu tố: nghiên cứu thị trường, sản phẩm bảo hiểm cho các kênh khác nhau (kênh
đại lý, banca, …) được phân tích trong mối liên hệ với việc phát triển các loại hình
sản phẩm nói trên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Chương 1 đưa ra cơ sở lý luận về bảo hiểm nhân thọ và phát triển sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ.


<i>“Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham </i>


<i>gia bảo hiểm, mà trong đó, người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ </i>


<i>hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy </i>
<i>ra, còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khách, bảo </i>


<i>hiểm nhân thọ là quá trình bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng cuộc sống và </i>


<i>tuổi thọ của con người”. (theo Giáo trình bảo hiểm- Đại học kinh tế quốc dân, </i>


PGS.TSNguyễn Văn Định chủ biên, năm 2010, trang 432)
BHNT có 5 đặc điểm chính là


<i>- BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro </i>


<i>- BHNT đáp ứng được rất nhiều nhu cầu, mục đích khác nhau của người tham gia </i>


<i>bảo hiểm </i>


<i>- Các loại hợp đồng trong BHNT rất đa dạng và phong phú </i>


<i>- Phí BHNT chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, vì vậy quá trình định phí khá </i>


<i>phức tạp </i>


<i>- BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Có 3 loại hình BH nhân thọ cơ bản là: BH trong trường hợp tử vong, BH trong
trường hợp sống và BH nhân thọ hỗn hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp BHNT cịn cung
cấp các điều khoản bổ sung (sản phẩm bổ trợ) mua kèm với hợp đồng chính để gia tăng
thêm quyền lợi. Ngồi ra, những năm gần đây còn xuất hiện thêm 1 loại hình BHNT mới
là bảo hiểm liên kết đầu tư: bao gồm BH liên kết chung và BH liên kết đơn vị. Đây là loại
hình mang lại thêm quyền lợi đầu tư cho khách hàng, bên cạnh các quyền lợi vốn có của
BHNT truyền thống.


Ngày nay, phát triển sản phẩm mới là một vấn đề càng ngày càng bức thiết đối với
các DN BHNT vì nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú; chu kỳ sống
của một sản phẩm mới ngày càng ngắn do thuộc tính có thể sao chép, bắt chước của sản
phẩm BH và cuối cùng là do sự cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt hơn khiến
cho các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.


Phát triển sản phẩm BHNT mới bao gồm:


+ Phát triển một sản phẩm hoàn toàn mới (đối với cả ngành BH nói chung)
+ Phát triển một sản phẩm mới đối với Doanh nghiệp BHNT


+ Phát triển sản phẩm trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các sản phẩm hiện có (kể cả việc chỉ
đơn thuần đổi tên gọi của sản phẩm)


Nội dung phát triển sản phẩm BHNT bao gồm 4 quyết định và 4 chính sách về sản
phẩm


+ 04 quyết định về sản phẩm, gồm: Quyết định về chủng loại sản phẩm, Quyết định về số
lượng và nội dung sản phẩm, Quyết định về nhãn hiệu cho từng sản phẩm BHNT (từng
nhóm sản phẩm BH), Quyết định về thiết kế sản phẩm BHNT mới.



+ 04 chính sách về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ: Chính sách về giá cả sản phẩm BHNT,
Về kênh phân phối sản phẩm, Về xúc tiến hỗn hợp, Dịch vụ khách hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Chương 2 phân tíchThực trạng phát triển sản phẩm tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân
thọ


Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ được thành lập ngày 22/6/1996, là công ty thành
viên 100% vốn của Tập đồn Tài chính và Bảo hiểm Bảo Việt. Địa chỉ: Tầng 37,
Keangnam Ha Noi Landmark Tower, Đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Thành
phố Hà Nội.


Là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên hoạt động trên thị trường từ năm
1996, Bảo Việt Nhân thọ đi tiên phong trong việc cung cấp, hoạch định các giải pháp tài
chính ưu việt cho khách hàng nhằm mang lại một cuộc sống an lành và hạnh phúc.


Ngày 19/12/2013: BVNT đã tăng vốn điều lệ lên 2.000.000.000.000 (hai nghìn tỷ)
đồng Việt Nam, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ về quy mô
vốn. Năm 2014, BVNT đạt doanh thu hơn 10,765 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 589
tỷ đồng.


Ngành nghề kinh doanh chính gồm: Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Kinh doanh
tái bảo hiểm, Quản lý quỹ và tiến hành hoạt động đầu tư.


Kết quả họat động kinh doanh giai đoạn 2008- 2014 của BVNT rất ấn tượng thể
hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ liên tiếp, đồng thời cũng là những năm đánh dấu sự
chuyển mình trong hoạt động tổ chức, mơ hình vận hành để ngày càng chuyên nghiệp
hơn, hiệu quả hơn.


Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm tại Tổng công ty
BVNT trong giai đoạn 2008- 2014.Hiện nay BVNT có tổng cộng 65 sản phẩm đang hiệu


lực và 41 sản phẩm khai thác mới.BH hỗn hợp chiếm ưu thế trong giỏ với 31/65 SP hiệu
lực và 14/41 SP khai thác mới. Xếp thứ 2 là BH tử kỳ và BH Bổ sung với khoảng 10-12
sản phẩm từng loại. Nhóm cuối cùng, chỉ với từ 1-4 sản phẩm là BH Liên kết chung, BH
trọn đời, BH trả tiền định kỳ (SP niên kim nhân thọ) và BH nhóm. BVNT hiện nay chưa
phát triển BH liên kết đơn vị, BH sinh kỳ, BH hưu trí và BH sức khỏe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2014 đã có 65 sản phẩm đang hiệu lực. Năm 2010 là năm duy nhất có số lượng SP giảm
đi do có 1 số sản phẩm bị ngừng vì kinh doanh khơng hiệu quả.


Mặc dù SP có hiệu lực có xu hướng tăng đều đặn qua các năm nhưng số lượng SP
KTM có sự biến động mạnh trong giai đoạn 2008-2011 và đi vào ổn định hơn từ
2011-2014 với khoảng 41 sản phẩm. Biến động trong các năm đầu là do BVNT thay đổi chiến
lược từ việc triển khai với số lượng lớn sang đi sâu về chất, song song với việc ra mắt các
sản phẩm mới là quyết định cho dừng các sản phẩm kém hiệu quả.


Phân tích theo kênh phân phối cho thấy BVNT mới chú trọng phát triển sản phẩm
cho kênh đại lý (53 sản phẩm) trong khi đối với kênh Bancasurance BVNT chỉ thiết kế
các sản phẩm tử kỳ khá đơn giản bao gồm các loại sản phẩm tử kỳ cho người gửi tiền và
sản phẩm tử kỳ cho người đi vay (12 sản phẩm).


Trong giai đoạn nghiên cứu, BVNT không chú trọng phát triển thêm SP nhóm/trọn
đời hay trả tiền định kỳ. Ngược lại, BVNT tập trung gia tăng số lượng sản phẩm thuộc dòng
BH hỗn hợp và đặc biệt là BH bổ sung (7-11 SP).Bước ngoặt trong giai đoạn này là sự xuất
hiện của SP LKC vào năm 2009 với 3 sản phẩm, sau đó tăng lên 4 SP vào năm 2010.Sự thay
đổi này góp phần làm đa dạng hóa giỏ sản phẩm và mang tính quyết định đối với chiến lược
PTSP của BVNT từ năm 2009 trở về sau.


Về sản phẩm bổ sung, hiện nay BVNT đang triển khai 11 SPBS, tăng 4 sản phẩm
so với năm 2008. SPBS của BVNT chia làm 04 dịng: BH chăm sóc sức khỏe, BH tai
nạn, BH miễn đóng phí và BH tử kỳ/sinh kỳ thuần túy. Trong đó BH chăm sóc sức khỏe


chiếm phần lớn giỏ sản phẩm bổ sung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Bên cạnh đó, mặc dù trong giai đoạn nghiên cứu có 14 sản phẩm mới ra mắt
nhưngtheo số liệu lũy kế cũng có 21 sản phẩm bị dừng (bao gồm cả SPC và SPBS) và 03
sản phẩm được thiết kế lại (đều là SPBS)


Sự thay đổi trong giỏ sản phẩm như trên đã có những hiệu quả rõ rệt với kết quả
kinh doanh của BVNT trong giai đoạn nghiên cứu. Qua phân tích số liệu doanh thu và số
hợp đồng khai thác mới từ năm 2008 đến năm 2014, có thể thấy BVNT không chỉ liên
tiếp tăng trưởng mạnh mẽ mà cơ cấu doanh thu cũng có sự chuyển mình mang tính bước
ngoặt.


Doanh thu phí khai thác mới toàn thời kỳ tăng hơn 400% từ 512 tỷ đồng năm 2008
lên 2.093 tỷ đồng năm 2014. Trong đó, BVNT đã có sự tăng trưởng Doanh thu KTM đột
biến vào năm 2009, đạt mức cao kỷ lục 42,6%. Do đây là năm BVNT triển khai mới 3
sản phẩm BH LKC. Đặc trưng ưu việt của sản phẩm đã nhanh chóng thuyết phục được
đơng đảo khách hàng.Số lượng lớn hợp đồng mới được kí kết. Nếu lượng tăng doanh thu
KTM giai đoạn 2007 -2008 là 500 tỷ đồng – 512 tỷ đồng thì doanh thu KTM trong giai
đoạn 2008- 2009 đã tăng vọt từ 512 tỷ đồng lên 730 tỷ đồng. Sản phẩm LKC tiếp tục là
động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng DT KTM mạnh mẽ của BVNT trong những năm
tiếp sau đó: năm 2010 (15,2%), 2011 (23,8%), 2012 (24,1%), 2013 (22,7%), 2014
(31,9%).


Cơ cấu đóng góp vào tổng doanh thu đã có sự thay đổi to lớn trong giai đoạn
2008-2014. Nếu như năm 2008, BH hỗn hợp chiếm đến 86,12% tổng doanh thu KTM, thì
qua các năm kế tiếp, tỷ trọng này liên tiếp suy giảm và chỉ còn 24,2% vào năm 2014. Trái
lại, ngay trong năm ra mắt đầu tiên (2009), SP LKC đã chiếm 17,56% tổng Doanh thu
KTM, làm thay đổi cơ bản cơ cấu giỏ sản phẩm, và tăng lên nhanh chóng trong những
năm tiếp theo. Đến thời điểm hiện tại, SP LKC đã đóng góp gần 70% trong doanh thu phí
KTM của BVNT.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

sản phẩm, sự thiếu hụt các loại hình sản phẩm quan trọng cũng như nhiều sản phẩm đã
trở nên lạc hậu,…


Dựa trên việc phân tích đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm, luận văn đưa ra
định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm cho BVNT trong thời gian tới (giai đoạn
2015-2020)


Chương 3đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân
thọ giai đoạn 2015-2020.


Định hướng phát triển sản phẩm tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ bao gồm: Duy
trì và nâng cao hơn nữa tốc độ phát triển sản phẩm; Phát triển toàn diện các loại hình sản
phẩm (BH hưu trí, sản phẩm liên kết đơn vị, sản phẩm riêng biệt cho kênh bacasurance) ;
Cải tiến, thiết kế lại sản phẩm BH hỗn hợp để hiện đại hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng; Phát huy thế mạnh của dòng sản phẩm liên kết chung; Phát triển sản
phẩm cho các thị trường ngách (sản phẩm BH vi mô, sản phẩm BH cho người thu nhập
cao); Ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm; Phát triển sản phẩm gắn liền với nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng,…


Để thực hiện tốt theo định hướng như trên, BVNT cần áp dụng tổng hợp các giải
pháp bao gồm: lập kế hoạch thiết kế sản phẩm từng kỳ và từng năm, đẩy mạnh nghiên
cứu thị trường, định phí bảo hiểm phù hợp, tăng cường nhân lực phát triển sản phẩm,
hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm và tăng
cường liên kết với ngân hàngđể phát triển hơn hoạt động Banca.


Tóm lại:


Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống sản phẩm của Bảo Việt Nhân thọ vẫn còn
nhiều hạn chế cần khắc phục như: phát triển chưa đồng đều, quyền lợi một số sản phẩm


chưa hấp dẫn, một số sản phẩm đã cũ và khơng cịn đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng hiện tại, chưa có một số loại sản phẩm cho các phân khúc thị trường ngách,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>

<!--links-->
Một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh .doc
  • 57
  • 1
  • 11
  • ×