PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU ĐỐC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY Ở BẬC TIỂU HỌC
Tác giả: Cao Minh Mẫn
NĂM HỌC: 2008 – 2009
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
GIẢNG DẠY Ở BẬC TIỂU HỌC
I. Đặt vấn đề:
Qua những năm đứng lớp và hai năm làm công tác quản lý chuyên môn, tôi
luôn ý thức việc sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) trực quan (tranh, ảnh, sơ đồ,
mô hình, vật mẫu…) vào các tiết dạy. Tôi cảm thấy các em rất hứng thú học tập
và tiếp thu bài nhanh hơn. Đồng thời, giáo viên đỡ mất thời gian trong việc giải
thích, thuyết trình về hiện tượng hoặc đối tượng mà học sinh cần nghiên cứu.Vì
vậy, tiết dạy trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những tiết dạy không có
ĐDDH trực quan.
Trong những năm gần đây do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học- kỹ
thuật đã xuất hiện rất nhiều phương tiện dạy học trực quan trong đó phương tiện
nghe- nhìn chiếm một vị trí rất quan trọng.Tôi đã tìm hiểu và ứng dụng thực tế,
cuối cùng tôi chọn phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng
dạy. Cụ thể là sử dụng máy vi tính với phần mềm Microsoft Power Point.
II. Những thuận lợi – khó khăn khi sử dụng giáo án điện tử Power
Point:
1.Thuận lợi:
- Trang thiết bị đầy đủ.
- Được nhà trường tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên học tập và làm
quen với Power Point.
- Có rất nhiều tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng như: tải hình
ảnh, thông tin…từ mạng internet, nhạc, phim từ CD.
- Được sự hỗ trợ nhiệt tình của Phòng giáo dục và Đào tạo Châu Đốc, Hiệu
trưởng và các đồng nghiệp trong ngành giáo dục.
2.Khó khăn:
- Mất nhiều thời gian cho một giáo án điện tử.
- Đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, đầy đủ.
- Giáo viên sẽ bị động khi mất điện.
- Giáo viên chưa thuần thục các thao tác trong việc sử dụng Power Point
nên còn thiếu tự tin, không mạnh dạn sử dụng giáo án điện tử vào việc giảng
dạy.
III. Biện pháp thực hiện:
1. Những điều cần cân nhắc khi chọn phương tiện ứng dụng công
nghệ thông tin- trình chiếu power point trong giảng dạy:
Không phải tất cả các bài học đều thích hợp với việc soạn giảng bằng
phương pháp trình chiếu power point, vì thế giáo viên cần:
- Nghiên cứu tài liệu và xác định bài dạy nào cần thiết phải trình chiếu
power point.
- Mục đích trình chiếu là gì?
- Kết quả đạt được từ việc trình chiếu đó như thế nào?
- Chọn thời điểm phù hợp của tiết học để sử dụng phương tiện trình chiếu
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Xác định được thời lượng sử dụng phương tiện đó.
- Cân nhắc những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài
liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy
đủ.
- Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học một cách thích hợp
nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong việc lĩnh hội
kiến thức.
2.Xác định tất cả các mục tiêu có trong bài dạy và chọn mục tiêu nào
phù hợp với việc trình chiếu.
3. Tìm tư liệu có liên quan.
4. Xác định những phim ảnh, hình ảnh có liên quan đến bài giảng.
5.Tiến hành soạn giảng trên máy.
IV. Phần minh họa việc soạn giảng một giáo án điện tử:
1.Những điều cần cân nhắc khi chọn phương tiện ứng dụng công
nghệ thông tin- trình chiếu power point trong giảng dạy:
Trong tất cả các môn học thì môn Địa lý là một môn học cung cấp cho học
sinh về các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ địa lý đơn giản.
Tuy nhiên, kiến thức về môn địa lý trong sách giáo khoa có sự chênh lệch rất lớn
giữa kênh chữ và kênh hình. Bên cạnh đó, hình ảnh hầu như là ảnh chụp lại hoặc
sơ đồ. Vì vậy, để dạy tốt một tiết địa lý sinh động , giúp học sinh tham gia vào
bài tích cực hơn cần phải có phương tiện dạy học hỗ trợ như: hiện vật, mô hình,
tranh ảnh, trình chiếu… trong số phương tiện đó thì việc trình chiếu power point
thể hiện được ưu điểm nổi trội hơn so với các phương tiện khác. Và đặc biệt để
dạy bài “Thành phố Đà Lạt” phương tiện trình chiếu giúp học sinh tiếp thu kiến
thức nhanh hơn, hiệu quả hơn và giờ học sinh động hơn. Đây chính là lí do mà
tôi chọn phương tiện trình chiếu power point hỗ trợ cho việc giảng dạy
bài:Thành phố Đà Lạt.
2. Xác định tất cả các mục tiêu có trong bài dạy và chọn mục tiêu nào
phù hợp với việc trình chiếu.
Đối với bài Thành phố Đà Lạt cần đạt được những mục tiêu sau:
Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt:Đà Lạt nằm trên cao
nguyên Lâm Viên,có khí hậu quanh năm mát mẻ.
Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một
Thành phố du lịch và nghỉ mát.
Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều hoa,quả, rau xứ lạnh.
Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ,bản đồ,…
3. Tìm tư liệu có liên quan:
Để tìm được tư liệu tôi đến cửa hàng dịch vụ truyền hình tại Thành phố
Long Xuyên – Tỉnh An Giang.Thật bất ngờ, tại nơi này có rất nhiều tư liệu phục
vụ cho việc sưu tầm các hình ảnh phục vụ giảng dạy của giáo viên. Vì thế việc
tìm tư liệu về Thành phố Đà Lạt đối với tôi rất dễ dàng.
4. Xác định những phim ảnh, hình ảnh có liên quan đến bài giảng:
Sau khi tìm được tư liệu, tôi xem sơ lược qua hai lần các đĩa. Sau đó, tôi
nghiên cứu sách giáo khoa và liệt kê tất cả những gì cần cung cấp cho học sinh
trong từng hoạt động tìm hiểu nội dung bài học.
Ví dụ: Bài : Thành phố Đà Lạt
+ Ở hoạt động 1: Giáo viên cần cung cấp cho học sinh về vẻ đẹp của rừng
thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và thông chạy dọc theo các con đường trong
thành phố. Ngoài ra, giáo viên cung cấp cho học sinh về những thác nước đẹp và
nổi tiếng như : Thác Cam-Li, Thác Pơ-ren, Thác Poungour…
+ Ở hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu về nhiều công trình phục vụ cho
việc nghỉ mát và du lịch có ở Đà Lạt như : Khách sạn, biệt thự, bơi thuyền, cưỡi
ngựa…
- Ngoài ra, giáo viên cho học sinh quan sát về lược đồ khu trung tâm thành
phố Đà Lạt để từ đó học sinh biết một số điểm du lịch nổi tiếng qua lược đồ.
+ Ở hoạt động 3: Hoạt động này giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh
những hình ảnh về các loại rau xanh, hoa, quả, đặc trưng có ở thành phố Đà Lạt.
- Rau, quả : Bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào…
- Hoa : Hồng, lan, cúc, lay ơn, mimosa, cẩm tú cầu…
Sau đó, tôi bắt đầu xem lại và tiến hành cắt phim. Khi cắt những đoạn phim
có liên quan đến bài dạy xong, tôi ráp những đoạn phim lại với nhau và sắp xếp
theo trình tự của từng hoạt động. Việc cắt, ghép phim mất khá nhiều thời gian và
công phu trong quá trình làm giáo án điện tử. Khi đã hoàn tất những đoạn phim,
tôi bắt đầu thực hiện thiết kế trình tự một giáo án điện tử.
5. Tiến hành soạn giảng trên máy:
Tôi xác định kỹ ở từng slide(tờ chiếu) mình thực hiện trình chiếu và thể
hiện những gì. Cuối cùng là chọn nhạc nền và hiệu ứng từng slide, từng kênh
chữ sao cho phù hợp nội dung và vui mắt nhằm thu hút sự tập trung của học
sinh.
* Thời gian thực hiện:
Để hoàn thành sản phẩm này, tôi thực hiện trong thời gian khoảng 3 ngày.
Tuy có lâu nhưng vận dụng vào giảng dạy giáo viên nhận thấy được hiệu quả thì
dù có mất thời gian bao lâu cũng không thành vấn đề đối với tôi.
Tương tự như thế đối với các môn khác mà người soạn cần xác định đúng
yêu cầu của từng tiết học mà bản thân muốn trình chiếu để giúp học sinh nắm
bài một cách linh động và chính xác hơn.
Riêng môn Âm nhạc đòi hỏi cao hơn vì phải dùng phần mềm GoldWave để
cắt tùng câu hát nhằm giúp giáo viên dạy từng câu hát cho học sinh một cách
chính xác và đúng theo yêu cầu. Phần kỹ thuật tương đối khá phúc tạp đòi hỏi
người soạn phải nắm vũng nhạc lý cơ bản, những phần luyến láy trong khuôn
nhạc mà chọn hiệu ứng từng slide phù hợp với bài hát, câu hát…. Sao cho lời
hát và chữ chạy trên slide phối hợp với nhau nhịp nhàng để tạo ra bài hát, từng
lời phù hợp với mục tiêu bài học.(Giống như chạy chữ trên karaoke).
* Ưu – Khuyết điểm
Qua giảng dạy trên phương tiện trình chiếu Power Point tôi nhận thấy
phương tiện này có những ưu – khuyết điểm sau:
Ưu điểm:
- Giáo viên ít dùng lời nói.
- Tiết dạy nhẹ nhàng, giáo viên tự tin vì mình đã chuẩn bị đầy đủ những
kiến thức cần thiết trong bài học.
- Học sinh hứng thú, sôi nổi vì được trực quan qua hình ảnh, phim tư liệu,
âm thanh nhằm giúp tiết học sinh động hơn.
- Học sinh được tiếp xúc với hình thức học tập mới lạ, tiếp nhận hiệu quả
của công nghệ thông tin.
- Qua những hình ảnh, đoạn phim, học sinh bộc lộ cảm xúc, tư duy của
mình rõ hơn.
Khuyết điểm:
- Tốn khá nhiều thời gian để tìm tòi, sưu tầm tranh, phim tư liệu.
- Thiết bị và phương tiện máy móc sử dụng ở mỗi lớp chưa trang bị đầy đủ
nên không thể thực hiện thường xuyên cho học sinh.
- Giáo viên cần thành thạo vi tính, nắm vững chương trình giáo án điện tử.
- Trường hợp mất điện - sẽ không thực hiện được.
* Hiệu quả khi sử dụng:
a. Đới với giáo viên: