Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý môi trường trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.98 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TĨM TẮT LUẬN VĂN


Cơng cuộc Đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước ta thực hiện đã đem lại cho Việt
Nam một bộ mặt kinh tế mới phát triển vượt bậc. Một trong những thành tựu của nước ta
trong công cuộc đổi mới và mở cửa là đã thu hút được một lượng đáng kể nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thông qua năm
1987 đã đánh dấu mốc quan trọng trên chặng đường đổi mới của Việt Nam. Kể từ năm
1988, hoạt động thu hút vốn FDI được khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật. Dịng
vốn FDI chảy vào nền kinh tế đã tạo nên một động lực kinh tế mới để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Cùng với đó là việc cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam do “sân chơi” hiện tại đã có những người chơi mới có năng lực và trình độ cao.
Tác động của dịng vốn FDI với nền kinh tế được thể hiện rất rõ, nhiều nghiên cứu thực
nghiệm có cùng kết luận rằng tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với dòng vốn FDI vào Việt


Nam. Tuy nhiên, về mặt môi trường, nhìn nhận về 2 mặt tích cực và tiêu cực, các doanh
nghiệp FDI đã và đang gây ra những tác động có hại tới mơi trường (chủ yếu từ nguồn
thải từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh), mang công nghệ lạc hậu sang đầu tư
biến Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ của thế giới tuy nhiên cũng khơng thể phủ
nhận hồn tồn những đóng góp tới việc bảo vệ mơi trường từ khối doanh nghiệp FDI
(đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, hệ thống xử lý chất thải hiện đại, đầu tư cho bảo vệ môi
trường...). Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp FDI có tác động đến mơi trường đều có
động cơ và mục đích cụ thể, thể hiện ý thức của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi
trường xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt hay tối đa hóa lợi nhuận mà khơng quan tâm
đến mơi trường. Có thể thấy, hoạt động quản lý mơi trường trong khu vực FDI có ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và đóng
góp cho sự phát triển chung của Việt Nam. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, em
<i><b>lựa chọn đề tài luận văn “Quản lý môi trường trong các doanh nghiệp FDI tại Việt </b></i>
<i><b>Nam” nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp </b></i>
FDI và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu vực FDI.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm các phần chính tương


ứng với các chương như sau:


<i><b>Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lý môi </b></i>
<i>trường trong doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi; </i>


<i><b>Chương 2: Thực trạng quản lý mơi trường trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước </b></i>
<i><b>ngoài tại Việt Nam; </b></i>


<i><b>Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong doanh </b></i>
<i>nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài; </i>


<b>Chương 1, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó </b>
chủ đầu tư của một nền kinh tế đóng góp một số vốn hoặc tài sản đủ lớn vào một nền
kinh tế khác để sở hữu hoặc điều hành, kiểm soát đối tượng họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục
đích lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế khác, sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc
bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm
sốt doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lợi nhuận, đặc điểm và 4 loại hình FDI
phân theo hình thức đầu tư trong đó hình thức doanh nghiệp 100% vốn từ nước ngồi là
hình thức các nhà đầu tư nước ngồi chọn nhiều nhất vì họ được tự quản lý, chịu hoàn
toàn về trách nhiệm kinh doanh.


Quản lý môi trường trong doanh nghiệp FDI là sự tác động của nhà quản lý doanh
nghiệp FDI tới quy trình sản xuất, xử lý chất thải nhằm mục tiêu bảo vệ, duy trì, phục hồi
và phát triển các yếu tố, thành phần môi trường. Quản lý mơi trường trong doanh nghiệp
FDI có một số đặc điểm khác với quản lý môi trường trong doanh nghiệp nói chung ở
chủ thể quản lý môi trường là tổ chức, cá nhân nước ngồi, quản lý mơi trường trong
doanh nghiệp FDI bị chi phối bởi nhiều luật, tiêu chuẩn quy tắc quản lý môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dịch vụ của tổ chức, vì vậy, nó mang lại lợi ích cho tồn tổ chức. Sản xuất sạch hơn có
nghĩa là việc áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp phịng ngừa trong các quy trình


sản xuất, sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục tiêu tăng hiệu quả tổng thế, cải thiện tình
trạng mơi trường, tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro cho con người và cho môi trường. Áp
dụng sản xuất sạch hơn trong quản lý môi trường doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tránh
hoặc giảm bớt chất thải được sinh ra, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu và năng
lượng, sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ có lợi cho môi trường, giảm bớt lượng chất thải
xả vào mơi trường, giảm chi phí, tăng lợi ích. Hạch tốn quản lý môi trường là quản lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

yếu tố thị trường. Các doanh nghiệp FDI khi đã đầu tư vào Việt Nam phải tuân theo pháp
luật của Việt Nam quy định đối với các doanh nghiệp nói chung và khu vực FDI nói
riêng, phải chịu sức ép từ cộng đồng dân cư hay người tiêu dùng nếu có hành động gây ô
nhiễm môi trường hay yếu tố thị trường do việc tối thiểu hóa chi phí nhờ quản lý nội vi
doanh nghiệp tốt, tránh các chi phí pháp lý và tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của
doanh nghiệp..


Phần cuối chương là kinh nghiệm của tập đồn Toyota Industry và cơng ty Apple
trong việc quản lý môi trường doanh nghiệp tốt, đạt nhiều lợi ích cả về lợi nhuận lẫn mơi
trường trên tồn hệ thống các cơng ty con trên thế giới. Để đảm bảo các doanh nghiệp
FDI thực hiện tốt công tác quản lý môi trường trong doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ cũng
như giám sát của chính phủ, chính phủ Singapore đảm bảo các doanh nghiệp FDI tại
nước này thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường nhờ đưa ra các đạo luật bảo vệ môi
trường rõ ràng đối với doanh nghiệp FDI. Từ đây có thể rút ra kinh nghiệm đối với các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và chính phủ Việt Nam trong quản lý môi trường khu
vực FDI đem lại hiệu quả cao nhất.


<b>Chương 2 về thực trạng quản lý môi trường trong các doanh nghiệp FDI tại Việt </b>


Nam. Tình hình thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2014 và nửa đầu năm 2015 vẫn
tập trung vào ngành cơng nghiệp chế biến. Vai trị của đầu tư FDI đối với sự phát triển
chung của Việt Nam, đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào GDP của Việt Nam, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thể chế


quản lý môi trường của doanh nghiệp FDI được đề cập tới gồm có bộ máy quản lý nhà
nước về môi trường đối với khu vực FDI gồm có sở tài ngun mơi trường là cơ quan
chịu trách nhiệm chính trong cơng tác quản lý môi trường doanh nghiệp FDI, lực lượng
cảnh sát môi trường xử lý các hành vi vi phạm môi trường theo pháp luật và ban quản lý
khu công nghiệp có trách nhiệm quản lý trực tiếp, giám sát và kịp thời nhắc nhở đối với
các hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. Hệ thống các văn bản pháp luật,


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ngày 30-12-2009 của Bộ Cơng thương có quy định tại điều 12 về trách nhiệm của doanh
nghiệp với môi trường, Nghị định 80/2014/NĐ-CP ban hành ngày 06/08/2014 của Chính
phủ về thốt nước và xử lý nước thải là một trong những văn bản pháp luật quan trọng
quy định về thoát nước, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường....


Về phương pháp và quy trình nghiên cứu quản lý môi trường tại các doanh nghiệp


FDI. Mô tả mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp ở các
vùng trọng điểm kinh tế như Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ. Các doanh
nghiệp thuộc các ngành có khả năng gây ô nhiễm cao như dệt nhuộm, sản xuất giấy, chế
biến thực phẩm ... Ở phần này, kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng các vấn đề trong
quản lý môi trường trong khu vực FDI từ đó nêu ra những mặt thuận lợi và khó khăn
trong quản lý mơi trường doanh nghiệp gồm có: Đối với cơ quan quản lý nhà nước, các
doanh nghiệp FDI chủ động cập nhật các thông tin về các quy định trong bảo vệ môi
trường ở Việt Nam, một số doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn môi trường như


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

phẩm thân thiện với môi trường, cơ quan quản lý kịp thời tuyên dương các doanh nghiệp
làm tốt và có hình thức xử lý với những doanh nghiệp gây tổn hại cho môi trường. Doanh
nghiệp FDI vẫn cịn phải đối mặt với một số khó khăn như: thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan
quản lý nhà nước trong việc cập nhật thông tin về các quy định trong quản lý và bảo vệ
môi trường, nguồn nhân lực hiện đang bị thiếu về cả số lượng và chất lượng, nhân lực
trình độ kém hoặc không được đào tạo về quản lý môi trường vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn
trong bộ phận quản lý môi trường doanh nghiệp, hệ thống quản lý môi trường doanh


nghiệp tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn khác cịn ít, cơng nghệ sản xuất
cũng như công nghệ xử lý môi trường của doanh nghiệp đã cũ kỹ, lạc hậu, công suất
kém, về cơ sở hạ tầng thiếu hạ tầng xử lý chất thải chung của nhà nước; thiếu hạ tầng xử
lý môi trường của các KCN, KCX, đây cũng là vấn đề cần khắc phục, chi phí đầu tư cho
hệ thống quản lý môi trường từ cơng nghệ, nhân sự, chi phí vận hành cao, các biện pháp
xử phạt hành chính, cảnh cáo, ... chưa đủ tính chất răn đe khiến doanh nghiệp.


<b>Chương 3 về dự báo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và các giải </b>


pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong doanh nghiệp FDI. Một số ngành
được khuyến khích đầu tư như ngành công nghệ cao, ngành công nghiệp hỗ trợ, đây là
những ngành cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam. Các ngành bị hạn chế đầu tư do có
nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao như dệt, nhuộm... bị hạn chế thậm chí bị từ chối ở
một số tỉnh, điều này thể hiện sự thay đổi trong xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam,
cơ quan quản lý nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến môi trường và phát triển bền vững
của cả doanh nghiệp FDI và bảo vệ môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

×