Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng (VPBank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.23 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>


<i><b>Đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt </b></i>
<i><b>Nam Thịnh Vượng” nêu lên tổng quan về thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín </b></i>


dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn từ 2010 đến 2013, từ
đó đưa ra những giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng hướng tới mục tiêu: Nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng của Ngân hàng.


<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI </b>
<b>RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI </b>


Với mục tiêu cho người đọc những kiến thức cơ bản về rủi ro tín dụng và
quản lý rủi ro tín dụng, chương 1 có thể chia làm 3 phần chính:


<i><b>i. Rủi ro tín dụng </b></i>


Trong phần đầu tiên của chương, tác giả nêu lên những khái niệm cơ bản về
hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Từ các kiến thức cơ bản đó, tác
giả sẽ chỉ ra những rủi ro có thể xuất hiện trong hoạt động tín dụng, từ đó phân tích
sâu về rủi ro tín dụng, bao gồm khái niệm rủi ro tín dụng,phân loại rủi ro tín dụng
và hậu quả của rủi ro tín dụng đến ngân hàng thương mại.


<i><b>ii. Quản lý rủi ro tín dụng </b></i>


Phần hai của chương tác giả đề cập rủi ro tín dụng ở góc độ quản lý. Tác giả
trình bày khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, mục tiêu
quản lý rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc
quản lý rủi ro tín dụng và nội dung quản lý rủi ro tín dụng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

* Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.


Trong phần quan trọng nhất của chương 1, tác giả tập trung phân tích nội
dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM.


Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM được chia thành 3 cấu phần lớn,
đó là (1) Xây dựng chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng; (2) Tổ chức bộ
máy quản lý rủi ro tín dụng; (3) Kiểm sốt rủi ro tín dụng. Đây sẽ là cơ sở lý thuyết
để tác giả so sánh đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
hồn thiện cơng tác hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.


<i><b>iii. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của NHTM </b></i>


Tín dụng Ngân hàng là một hoạt động kinh doanh, do đó nó chịu tác động
trực tiếp của mơi trường bên ngồi, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và ngay cả
chính nội bộ ngân hàng. Sự thay đổi của từng môi trường này là nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng.


Các yếu tố ảnh hưởng được chia thành ba nhóm lớn:


- Nhóm yếu tố thuộc về mơi trường vĩ mơ. Đó là các yếu tố về môi trường
kinh tế, pháp lý và hội nhập tồn cầu hóa khu vực.


- Nhóm yếu tố thuộc về Ngân hàng: Từ chiến lược chỉ đạo của NHTM, bộ
máy tổ chức lãnh đạo, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng và mức độ áp dụng khoa học
công nghệ của Ngân hàng.


- Nhóm yếu tố thuộc về mơi trường ngành: Nhóm đối thủ cạnh tranh và khách
hàng là các yếu tố chủ yếu.



<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN </b>
<b>HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng: Quá trình hình thành và phát triển của của
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh của VPBankqua các năm 2010 - 2013.


Tác giả phân tích sâu về thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank dựa trên phân
tích các loại rủi ro tín dụng theo phân loại rủi ro tín dụng đã đề cập tại lý thuyết
chương 1 nhằm có một cái nhìn tổng qt về thực trạng rủi ro tín dụng hiện nay
của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.


Ở phần trọng tâm của chương 2, tác giả đi sâu phân tích thực trạng hoạt động
quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank.


Trong mỗi phần lớn, tác giả tập trung phân tích thực trạng hoạt động quản lý
rủi ro tín dụng tại VPBank. Đó là:


- Thực trạng về chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của VPBank.
- Thực trạng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank.


- Các hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng tại VPBank.


Từ đó đánh giá đưa ra những nhận xét, những điểm đạt và chưa đạt. Sau khi
phân tích, tác giả đã dành một phần để khái quát lại những nét chung nhất dựa trên
những tiêu chí để đánh giá rủi ro tín dụng, trong đó nêu lên những thành tựu và
những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Đối với các hạn chế, tác giả phân tích sâu thêm về
nguyên nhân để có thể đưa ra được giải pháp thực tế ở chương cuối của luận văn.



<b>CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG </b>
<b>TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

của ngân hàng, vì thế phần đầu tiên của chương 4, tác giả nêu tóm tắt về định
hướng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong
những năm tới.


Trọng tâm của chương 3 nằm ở phần 2 “Giải pháp hồn thiện quản lý rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”. Vẫn giữ
nguyên phương pháp tiếp cận như hai chương trên, tác giả đã đề xuất những giải
pháp thiết thực cũng như những bước cần thiết VPBank cần tiến hành để có thể
tiếp cận với thực hành tốt nhất của ngành về quản lý rủi ro tín dụng.


Tác giả đề xuất 4 biện pháp quản lý rủi ro tín dụng theo nội dung quản lý rủi
ro tín dụng bao gồm các biện pháp về (1) Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín
dụng, (2) Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng, (3) Hoàn thiện hoạt động
kiểm sốt rủi ro tín dụng, (4) Một số giải pháp khác.


Phần cuối cùng của chương, tác giả nêu lên một số kiến nghị đối với Ngân
hàng nhà nước Việt Nam. Đây là những kiến nghị với mục đích tạo nên một mơi
trường pháp lý mạnh mẽ để công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại nói chung, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượngnói riêng đạt
được hiệu quả cao nhất và đáp ứng được yêu cầu tuân thủ Basel.


</div>

<!--links-->

×