Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.26 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam, thuế TNDN là một trong
những sắc thuế có vai trị rất quan trọng khơng chỉ trên góc độ là cơng cụ của Nhà nước
trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, mà
cịn về ý nghĩa đóng góp số thu lớn cho ngân sách Nhà nước hàng năm. Với trị địa lý là
một tỉnh trung tâm của Tây Nguyên, Đắk Lắk cịn là một tỉnh có diện tích cà phê, cao su,
hồ tiêu lớn của cả nước. Số thuế TNDN trong giai đoạn 2012-2014 chiếm khoảng 10,6%
- 13,7% tổng số thuế, trong đó thuế TNDN của các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng
71,3% - 78,8% thuế TNDN của Cục Thuế. Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế
giới thì số thuế nhập khẩu và dầu thơ có xu hướng giảm dần, thì thuế TNDN trở thành
nguồn thu quan trọng của NSNN. Đặc biệt khi thực hiện Điểm 5, Điều 5, Thơng tư số
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,
hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho
doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp
thuế GTGT thì thuế TNDN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của
tỉnh, đặc biệt là thuế TNDN của các doanh doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, số thuế
TNDN trong giai đoạn 2012 – 2014 chiếm tỷ trọng thấp so với tổng số thuế huy động vào
<i><b>các doanh nghiệp nhà nước do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý” làm luận văn tốt </b></i>
nghiệp. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại các doanh
lý.
Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của cục thuế.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh
nghiệp nhà nước do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý.
Trong chương 1 luận văn đã trình bày những vấn đề liên quan đến Nghiên cứu
cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của Cục Thuế, về đặc điểm, vai
trò và nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp. Xác định được khung nghiên
cứu về quản lý thuế TNDN của Cục Thuế. Hệ thống hóa và làm rõ các ảnh huởng
đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước là các doanh nghiệp được hình thành và phát triển
trong nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức khác nhau, hoạt động dựa trên sở hữu
nhà nước về tư liệu sản xuất. Các doanh nghiệp nhà nước nói chung có quy mơ lớn, giữ
vai trị chủ đạo trong nền kinh tế. Mục tiêu của các doanh nghiệp này là tạo ra ngày càng
nhiều hơn giá trị thặng dư và hoạt động theo định hướng của nhà nước. Quy luật chi phối
hoạt động của doanh nghiệp là tái sản xuất mở rộng.
Các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm
qua các năm, giảm nhưng sự đóng góp cho NSNN vẫn ở mức cao. Hiện nay, Nhà nước
về số lượng doanh nghiệp nhưng sự đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước hằng năm
vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong các năm qua, nhà nước đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN để
hoạt động có hiệu quả hơn, thể hiện vai trò chủ đạo, dẫn dắt nền kinh tế phát triển và đặc
biệt góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, qua đó thúc đẩy
tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Các doanh nghiệp
nhà nước hoạt động trên một số linh vực Nhà nước cần phải nắm giữ và định hướng cho
nền kinh tế. Một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả, tạo được chỗ
đứng trên thị trường và vươn ra thị trường thế giới.
Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nhà
nước, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính dựa trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi
đã trừ đi những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế, chỉ khi các doanh
nghiệp nhà nước hoạt động có lợi nhuận thì mới phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vì vậy, số thuế thu được cao hay thấp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả kinh doanh của
các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với loại
thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
sau công tác thanh tra, kiểm tra so với cùng kỳ.
Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của Cục Thuế bao gồm: Tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và ấn định thuế;
Quản lý thủ tục hồn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Quản lý thơng tin về người nộp thuế;
Thanh tra, kiểm tra thuế; Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nai, tố cáo về thuế. Trong khuân
khổ cho phép, luận văn có trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước do Cục Thuế quản lý.
Trong chương 2 luận văn đã đi sâu vào việc đánh giá Quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý.
Thứ nhất, giới thiệu tổng quan về Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại các
doanh nghiệp nhà nước do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý. Các phân tích đánh giá lần
lượt đi theo nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước
do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý.
Thứ ba, luận văn đã đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
quản lý. Từ đó đưa ra các nguyên nhân điểm yếu: từ phía Nhà nước, từ phía Cục Thuế, từ
phía người nộp thuế.
Chương 3: Tập trung vào các mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp tại các nhà nước do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý. Các nhóm
giải pháp đi theo nội dung cần phải hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại các
nhà nước do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý: Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp
thuế; Thủ tục đăng ký, kê khai và nộp thuế; Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế;
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp; Công tác thu nợ và cưỡng chế
nợ thuế; Các giải pháp khác.
Cuối cùng là phần kết luận tóm lược lại các vấn đề đã được đề cập trong luận văn
cùng những nhận định khái quát nhất về những kết quả thực hiện được cũng như những
hạn chế trong nghiên cứu của tác giả.