Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2009 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 88 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
hoàn toàn trung thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ LAN ANH



















Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân


Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 3
1.1. Các khái nhiệm liên quan 3
1.1.1. Hoạt động đầu tư 3
1.1.2. Nguồn vốn thực hiện 3
1.1.3. Quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước 4
1.1.4. Đặc điểm của các dự án đầu tư phát triển sử dụng nguồn vốn Ngân sách
Nhà nước. 4
1.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác đầu tƣ bằng nguồn vốn
Ngân sách Nhà nƣớc 4
1.2.1. Hiệu quả tài chính 4
1.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 5
1.3. Thực trạng hiệu quả công tác đầu tƣ bằng nguồn vốn NSNN trên cả
nƣớc trong giai đoạn từ năm 2009-2013. 5
1.3.1. Tổng quan về quy trình quản lý đầu tư dự án sử dụng vốn NSNN do tỉnh
quản lý 5
1.3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên cả nước 6
1.3.3. Hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đầu tư từ khu vực Nhà nước 8
1.3.4. Thực trạng về quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên cả nước 9
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƢ SỬ DỤNG VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH
HÓA GIAI ĐOẠN 2009-2013 11
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hiệu

quả đầu tƣ và phân bổ vốn đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN cho đầu tƣ
phát triển tỉnh Thanh Hóa 11
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 11
2.1.2. Kinh tế - Xã hội 19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
iii
2.1.3. Tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa 30
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tƣ sử dụng nguồn vốn
NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013 35
2.2.1. Hoạt động xây dựng quy hoạch 35
2.2.2. Hoạt động xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN 38
2.2.3. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư từ nguồn vốn NSNN 48
2.2.4. Hoạt động thẩm định, phê duyệt dự án sử dụng vốn NSNN 49
2.2.5. Công tác quản lý hoạt động đấu thầu 49
2.2.6. Tổ chức quản lý, thực hiện dự án 50
2.2.7. Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng 51
2.2.8. Quyết toán dự án hoàn thành 51
2.2.9. Hoạt động giám sát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra dự án đầu tư từ nguồn
NSNN 52
2.3. Đánh giá công tác quản lý hoạt động đầu tƣ sử dụng vốn NSNN 52
2.3.1. Đối với hoạt động xây dựng quy hoạch 52
2.3.2. Đối với hoạt động xây dựng kế hoạch phân bổ vốn NSNN 53
2.3.3. Đối với hoạt động thẩm định, phê duyệt dự án sử dụng vốn NSNN 54
2.3.4. Đối với công tác quản lý hoạt động đấu thầu 56
2.3.5. Đối với hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra dự án đầu tư từ
nguồn NSNN 56
2.3.6. Đối với công tác quyết toán vốn đầu tư về xây dựng các dự án sử
dụng NSNN 58
2.4. Những hạn chế, tồn tại trong quản lý hoạt động đầu tƣ từ NSNN 58

2.4.1. Hoạt động xây dựng quy hoạch 58
2.4.2. Hoạt động phân bổ vốn NSNN còn bộc lộ nhiều yếu kém 59
2.4.3. Công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập 59
2.4.4. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra còn buông lõng 60
2.4.5. Công tác quyết toán vốn đầu tư còn nhiều bất cập 60
2.5. Nguyên nhân của thành công và hạn chế 61
2.5.1. Nguyên nhân của những thành công 61
2.5.2. Nguyên nhân của hạn chế 61
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
iv
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA 64
3.1. Cơ chế chính sách quản lý và định hƣớng phân bổ vốn đầu tƣ sử
dụng vốn từ NSNN của Trung ƣơng 64
3.2. Định hƣớng sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 66
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tƣ sử dụng
vốn NSNN 67
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, kinh tế thị trường, cải thiện mạnh
mẽ môi trường đầu tư và chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư 67
3.3.2. Giải pháp về quy hoạch, định hướng kế hoạch sử dụng vốn 67
3.3.3. Giải pháp quản lý, phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN 71
3.3.4. Giải pháp về đề xuất chủ trương đầu tư dự án và đảm bảo tiến độ đầu tư,
tránh thất thoát, lãng phí và dàn trải vốn đầu tư dự án 72
3.3.5. Giải pháp về khảo sát, lập, thẩm định và đấu thầu trong đầu tư 73
3.3.6. Giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đơn vị được giao
quản lý và sử dụng vốn NSNN 75
3.3.7. Giải pháp về quyết toán vốn dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN 76
3.3.8. Giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc báo cáo tiến độ trong

điều hành đầu tư xây dựng cơ bản 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
v
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT


BQ
Bình quân
CHDC
Cộng hòa Dân chủ
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CN-DV
Công nghiệp - Dịch vụ
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
DT
Diện tích
FDI
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND
Hội đồng Nhân dân
HSMT
Hồ sơ mời thầu
HSYC

Hồ sơ yêu cầu
KKT
Khu kinh tế
KT- XH
Kinh tế - Xã hội
KCN
Khu công nghiệp
NSLĐ
Năng suất lao động
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NQ
Nghị quyết
ODA
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
SX
Sản xuất
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
TP
Thành phố
TW
Trung ương
USD
Đô la mỹ
WTO
XDCB
Tổ chức thương mại thế giới

Xây dựng cơ bản




Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2012 trên cả nước 7
Bảng 1.2: Hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước gai đoạn 2005-2012 8
Bảng 1.3. Thực trạng cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2005-2012 10
Bảng 2.1: Nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 14
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa 2000-2007 15
Bảng 2.3: Hệ thống sông lớn và các phụ lưu sông lớn của tỉnh Thanh Hóa 16
Bảng 2.4: Các tuyến giao thông huyết mạch của Tỉnh 18
Bảng 2.5: Một số văn bản pháp lý cho hoạt động đầu tư sử dụng vốn NSNN
được xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013 20
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2013 22
Bảng 2.7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-
2013 23
Bảng 2.8: Định hướng kế hoạch đến năm 2015 của tỉnh 24
Bảng 2.9: Cơ sở y tế và đội ngũ nhân lực của Tỉnh năm 2012 25
Bảng 2.10: Dự báo dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa đến 2020 26
Bảng 2.11: Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động Thanh Hóa đến 2020 27
Bảng 2.12: Tình hình thu hút vốn đầu tư (giá hiện hành) 28
Bảng 2.13: Cơ cấu cán bộ trong Sở phân theo các phòng ban 34
Bảng 2.14: Cơ cấu cán bộ phân theo chuyên ngành đào tạo 35
Bảng 2.15: Một số quy hoạch tiêu biểu được xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh

Hóa giai đoạn 2009-2013 36
Bảng 2.16: Quy hoạch các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp đến năm 2020 37
Bảng 2.17: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh giai đoạn
2009-2013 38
Bảng 2.18: Phân bổ vốn NSNN theo ngành, lĩnh vực đầu tư của tỉnh giai đoạn
2009-2013 41
Bảng 2.19: phân bổ vốn NSNN theo vùng đầu tư giai đoạn 2009-2013 43
Bảng 2.20: Phân bổ vốn NSNN cho các dự án của tỉnh giai đoạn 2009-2013 46
Bảng 2.21: Số lượng quy hoạch được xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2009-2013 53
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
vii
Bảng 2.22: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo
ngành kinh tế giai đoạn 2009-2013 53
Bảng 2.23: Kết quả thẩm định dự án và kế hoạch đấu thầu trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013 55
Bảng 2.24: Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn
vốn NSNN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013 57

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
viii
DANH MỤC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa 11
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý nhà nước trong đầu tư sử dụng vốn NSNN 6
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa 31
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu phân bổ vốn NSNN 40
Sơ đồ 2.3. Phân bổ vốn đầu tư từ NSNN theo vùng đầu tư giai đoạn

2009-2013 44
Sơ đồ 2.4: Trình tự quyết định chủ trương đầu tư từ vốn NSNN 48
Sơ đồ 2.5: Trình tự thẩm định, phê duyệt dự án 49
Sơ đồ 2.6: Trình tự quản lý hoạt động đấu thầu 50
Sơ đồ 2.7. Quy trình nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng 51
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động rất quan trọng của sự phát triển của
một quốc gia. Để thực hiện công việc này luôn cần có một nguồn vốn đầu tư lớn.
Để giải quyết được điều này các quốc gia, địa phương cần phải huy động từ nhiều
nguồn vốn khác nhau, trong đó có phần vốn rất quan trọng từ Ngân sách Nhà nước.
Ở Việt Nam hiện nay, nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước là chủ yếu của các địa
phương. Đứng trước tầm quan trọng đó thì việc nghiên cứu hoạt động đầu tư từ
nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong thời gian tới là một việc làm có ý nghĩa.
Thanh Hóa là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, nằm gần khu vực kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và trên trục giao lưu chủ yếu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ, có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Bắc
Trung Bộ và cả nước. Tuy nhiên, với điều kiện thuận lợi như vậy kinh tế - xã hội
của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó, một phần
nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh chưa đáp ứng được nhiều.
Hiểu rõ điều đó, trong những năm qua, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ
một phần không nhỏ vào tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh, góp
phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nhiều công trình kinh tế, lĩnh
vực, ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước còn gặp hiều
khó khăn thường đi kèm với tình trạng kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí, gây bất ổn
kinh tế và tổn thương nền kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân chính là do tỉnh còn bộc lộ

nhiều yếu kém trong khâu quy hoạch, chủ trương đầu tư đến khâu bố trí, giám sát
thực hiện dự án và quyết toán vốn đầu tư. Do yêu cầu của việc sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ NSNN Nhà nước một cách hiệu quả và tiết kiệm. Nhận thức rõ
điều đó, yêu cầu cần thắt chặt quản lý trong việc đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2009-2013. Tôi quyết định chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013” làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
2
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Từ thực trạng quản lý hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn
tỉnh còn nhiều khó khăn và bất cập, vì vậy đối tượng nghiên cứu là vấn đề lý luận
thực tiễn về quản lý hoạt động đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013.
Phạm vi nghiên cứu:
-Về không gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng từ đó đánh giá hiệu quả công
tác quản lý hoạt động đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa
-Về thời gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu thực trạng, hiệu quả công tác quản lý
hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2009-2013
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo, xuyên suốt được sử dụng trong đề tài là phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Ngoài ra tôi còn
vận dụng nhiều phương pháp khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu như: Phương
pháp trừu tượng hóa, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp khảo sát
thực tế, hệ thống bảng biểu, kế thừa và sử dụng các tài liệu và công trình nghiên cứu
có liên quan

4. Kết cấu đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách
Nhà nước
Chƣơng 2: Thực trạng công tác đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư sử dụng
nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
3
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

1.1. Các khái nhiệm liên quan
1.1.1. Hoạt động đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hi sinh nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động, nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó
Các kết quả thu được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn, ),
tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, ), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, ) và các
nguồn lực có thể giai tăng năng lực sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong
hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và
duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư từ Ngân sách Nhà nước là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong
chiến lực phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được
sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, chi cho
công tác lập và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền, lãnh

thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn
1.1.2. Nguồn vốn thực hiện
Nguồn lực để thực hiện đầu tư là vốn. Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là
phần tích lũy hay tiết kiệm mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá
trình tái sản xuất xã hội.Vốn đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của vốn nói
chung. Trên phương diện nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền,
toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố
định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác
Do lựa chọn đề tài nên tôi chỉ nghiên cứu vấn đề liên quan đến vốn Ngân sách
Nhà nước. Điều 1 Luật của Quốc hội Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước”. Đây chính là nguồn chi của Ngân sách Nhà nước cho đầu tư, đó là
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
4
một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
một quốc gia nói chung và cho vùng, miền, lãnh thổ, địa phương nói riêng. Nguồn
vốn này thường được sử sụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham
gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
1.1.3. Quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước
1.1.3.1. Quản lý
Theo Bách khoa toàn thư thì quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống
có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), đảm bảo giữ gìn
một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện
những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó
1.1.3.2. Quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước

Chúng ta có thể hiểu việc quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước là chức
năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức nhằm quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách
Nhà nước một cách có hiệu quả đảm bảo việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất,
kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế
1.1.4. Đặc điểm của các dự án đầu tư phát triển sử dụng nguồn vốn Ngân
sách Nhà nước.
- Hoạt động đầu tư phát triển sử dụng nguồn vốn NSNN thường quan tâm đến
hiệu quả xã hội nhiều hơn là hiệu quả kinh tế, nó hướng tới tối đa hóa phúc lợi xã
hội nhiều hơn là tối đa hóa lợi ích về kinh tế
- Chi cho hoạt động đầu tư phát triển từ NSNN là khoản chi lớn nhưng không
có tính ổn định, chi theo ngân sách hàng năm, bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệm kỳ
nên dễ xảy ra dàn trải, nợ công, đầu tư sai, nhanh vội, theo phong trào, nhiều khi
thiếu hiệu quả đích thực; phạm vi và mức độ chi luôn gắn liền với thực hiện mục
tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ
1.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác đầu tƣ bằng nguồn vốn Ngân
sách Nhà nƣớc
1.2.1. Hiệu quả tài chính
Hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
- Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
5
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án được tính cho từng năm
hoặc từng giai đoạn của dự án
W
i
= O
i
- C
i

W
i
: Lợi nhuận thuần năm i
O
i
: Doanh thu thuần năm i
C
i
: Các chi phí ở năm i
-Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần (tính cho từng năm) hoặc thu nhập
thuần (tính cho cả đời dự án) thu được từ một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng
RR
i
= W
ipv
/I
Vo

RR
i
: Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ở năm i
W
ipv
: Lợi nhuận thuần ở năm i tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động
I
Vo
: Vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động
1.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
+ Nâng cao mức sống của dân cư. Được thể hiện gián tiếp thông qua các số

liệu cụ thể về mức tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng
trưởng và phát triển kinh tế
+ Phân phối thu nhập và công bằng xã hội. Thể hiện qua sự đóng góp của công
cuộc đầu tư vào phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng
xã hội
+ Gia tăng số lao động có việc làm, tăng thu nhập và tiết kiệm ngoại tệ
1.3. Thực trạng hiệu quả công tác đầu tƣ bằng nguồn vốn NSNN trên cả
nƣớc trong giai đoạn từ năm 2009-2013.
1.3.1. Tổng quan về quy trình quản lý đầu tư dự án sử dụng vốn NSNN do
tỉnh quản lý
- Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN
* Tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý về quy hoạch, thiết kế và thẩm định
các dự án đối với vốn đầu tư từ NSNN
* Ban hành chính sách và cơ chế kinh tế làm cơ sở cho việc quản lý chi vốn
đầu tư từ NSNN
* Quản lý nhà nước trong việc triển khai các dự án đối với đầu tư từ NSNN
* Thực hiện thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư từ NSNN
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
6
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý nhà nước trong đầu tư sử dụng vốn NSNN













(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa)
1.3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên cả nước
Trong thời gian từ 2005 đến 2012, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội luôn chiếm rất cao trong GDP (cao nhất là năm 2007 với 46,52%). Tuy
nhiên tỷ trọng này lại đang có xu hướng giảm mạnh, đến năm 2012 chỉ còn
33,5% trong GDP
Chủ
trương
đầu tư
Lập dự án
Thẩm định
dự án
Phê duyệt
dự án
Tổ chức
quản lý,
thực hiện
dự án
Tổ chức
đấu thầu
Phê duyệt
kế hoạch
đầu tư
Nghiệm
thu công
trình
Quyết toán

dự án hoàn
thành
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
7
Bảng 1.1: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2012 trên cả nước
(Đơn vị: Tỷ đồng- giá thực tế)
Năm
Tổng vốn
KTNN
Kinh tế ngoài
Nhà nƣớc
FDI
2005
343.135
161.635
130.398
51.102
2006
404.721
185.102
154.006
65.604
2007
532.093
197.989
204.705
129.399
2008
616.735

209.031
217.034
190.670
2009
708.826
287.534
240.109
181.183
2010
830.278
316.285
299.487
214.506
2011
924.495
341.555
356.049
226.891
2012
989.300
374.300
385.025
229.975

(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)
Giai đoạn từ 2005-2012, nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước có xu hướng
tăng nhanh, từ 161.635 tỷ đồng năm 2005 lên đến 374.300 tỷ đồng năm 2012, cùng
với đó là sự tăng lên nhanh chóng của nguồn vốn đầu tư từ NSNN, trong tổng số
nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Trong thời gian từ 2009-2012, tỷ trọng đầu tư trong
GDP theo 3 khu vực đều giảm: Kinh tế Nhà nước - 11%, khu vực kinh tế ngoài Nhà

nước -3,96% và khu vực kinh tế có vốn FDI -18,54%. Sự sụt giảm tỷ trọng đầu
tư/GDP của khu vực kinh tế Nhà nước là do chủ chương cắt giảm đầu tư công trong
thời gian qua
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
8

1.3.3. Hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đầu tư từ khu vực Nhà nước
Bảng 1.2: Hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước gai đoạn 2005-2012
Năm
Tốc độ
tăng GDP
khu vực
KTNN (%)
Đầu tƣ
Nhà nƣớc
(tỷ đồng)
GDP Nhà
nƣớc
(tỷđồng)
Tỷ lệ đầu
tƣ khu vực
KTNN so
với GDP
(%)
ICOR khu
vực Nhà
nƣớc (lần)
2005
7,37

161,523
322,241
50,16
6,81
2006
6,17
161,635
364,250
50,82
8,24
2007
5,91
197,989
410,883
48,19
8,15
2008
4,36
209,031
527,732
39,61
9,08
2009
3,99
287,534
582,674
49,35
13,37
2010
4,62

316,285
668,300
47,33
10,24
2011
4,46
341,555
908,459
37,6
8,43
2012
5,68
374,300
1.056,944
35,4
6,23
Trung bình
5,22
259,179
564,201
44,8
8,58
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Quy mô sử dụng nguồn vốn Nhà nước trong thời gian qua duy trì tăng trưởng
ở mức 2 con số và có chậm lại những năm gần đây, mức tăng trung bình giai đoạn
2001-2005 đạt 12,68%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 11,54%/năm và xuống khoảng
6% trong giai đoạn 2011-2012.
Tốc độ tăng GDP của khu vực kinh tế Nhà nước trong những năm gần đây có
xu hướng giảm, từ 7,37% năm 2005 xuống còn 5,68% năm 2012, trung bình giai
đoạn tăng 5,22%, con số tăng trưởng không lớn; trong khi đó đầu tư Nhà nước,

trong đó bao gồm đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước lại tăng lên từ 161,635
tỷ đồng năm 2005 đến 374,300 tỷ đồng năm 2012, trung bình giai đoạn là 259,179
tỷ đồng cho thấy hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn cao, vốn bỏ ra đầu tư tăng
nhanh cùng với GDP trong khu vực kinh tế Nhà nước cũng tăng nhanh từ 322,241
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
9
tỷ đồng năm 2005 đến 1.056,944 tỷ đồng năm 2012, sử dụng đầu tư bằng nguồn
vốn NSNN là có hiệu quả.
Chỉ số ICOR Việt Nam giai đoạn 2006-2010 là 6,18. Nhờ những biện pháp tái
cơ cấu, tập trung nâng cao hiệu quả đầu tư, hệ số ICOR trong hai năm 2011-2012 đã
giảm đáng kể, đạt mưc khoảng 4,6. Xét từng dự án, còn không ít dự án đầu tư có
hiệu quả thấp, chồng chéo, hoặc gây cản trở, làm mất hiệu quả của các dự án đã
được đầu tư trước đó. Nhìn chung, từ năm 2010-2012, ICOR có xu hướng giảm
dần, chứng tỏ được hiệu quả đầu tư của khu vực Nhà nước đã dần được cải thiện
theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tính chung cho cả giai đoạn 2005-2012, hiệu quả
đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn rất thấp khi giá trị hệ số ICOR là 8,58
-Hiệu quả xã hội: Giảm nghèo là một trong những mục tiêu ưu tiên của nước
ta, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để cải thiện đời sống người dân,
tăng việc làm Đầu tư công bằng nguồn vốn từ khu vực nhà nước nói chung và
nguồn vốn Ngân sách Nhà nước nói riêng là đầu tư cho những dự án không vì mục
tiêu lợi nhuận, hoặc không có khả năng hoàn trả vốn trực tiếp, vì mục tiêu xã hội là
quan trọng. Đầu tư công vào các dự án và chương trình mục tiêu quốc gia, vệ sinh
môi trường, nước sạch nông thôn và y tế, giáo dục, sức khỏe cho đời sống nhân
dân để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người dân và chăm sóc sức khỏe ngày
càng tốt
1.3.4. Thực trạng về quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên cả nước
Thực tế về quản lý nguồn vốn đầu tư từ NSNN hiện nay trên địa bàn cả nước
cũng có nhiều phức tạp bên cạnh những kết quả đạt được, thủ tục còn rườm rà do có
nhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý; những sự chồng chéo đó lại không đảm

bảo có hiệu quả và chặt chẽ trong quản lý. Đây cũng chính là rào cản lớn đối với
hiệu quả đầu tư, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng
1.3.4.1. Chất lượng đầu tư thấp
Nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước tuy mấy năm gần đây có giảm
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2011
chiếm 38,9% trong khi nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực ngoài nhà nước chiếm
35%, nguồn FDI chiếm 25,9%. Không chỉ chiếm tỷ trọng cao, nguồn vốn đầu tư từ
NSNN hầu như chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực như: an ninh - quốc phòng, cơ
sở hạ tầng, lĩnh vực xã hội, môi trường những vùng: vùng sâu, vùng xa, vùng dân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
10
tộc ít người và hải đảo mà các nguồn vốn đầu tư khác không thực hiện đầu tư vì
không lợi nhuận và không có khả năng thu hồi vốn đầu tư. Kết luận của Ủy ban
Thường vụ quốc hội qua nhiều kỳ họp gần đây đã cảnh báo, số công trình dự án sử
dụng vốn đầu tư trong cân đối NSNN tăng lên qua các năm không tương xứng với
tốc độ tăng vốn đầu tư. Nhiều dự án, công trình được phê duyệt không dựa vào khả
năng cân đối nguồn vốn, chưa đủ thủ tục cũng được ghi vào danh sách cấp vốn.
Việc triển khai công trình, dự án kéo dài, không kế hoạch, khối lượng đầu tư dở
dang nhiều. Cụ thể là trong năm 2010 có 25.000 dự án với 180.000 tỷ đồng, nhưng
trung bình mỗi dự án chỉ được cấp khoảng 7 tỷ và kéo dài khoảng 3 năm. Hơn nữa
nhiều dự án sau khi hoàn thành không dưa vào sử dụng, thể hiện hiệu quả đầu tư
công thấp
Bảng 1.3. Thực trạng cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2005-2012
Cơ cấu đầu tƣ công giai đoạn 2009-2012 (%)
Năm
2005
2006
2007
2008

2009
2010
2011
2012
Đầu tƣ
công/Tổng
đầu tƣ
47,1
45,7
37,2
33,9
40,6
38,1
38,9
37,8
NSNN
54,4
54,1
54,2
61,8
64,3
44,8
52,1
54,8
Tín dụng
Nhà nước
22,3
14,5
15,4
13,5

14,1
36,6
33,4
45,2
DNNN
23,3
31,4
30,4
24,7
21,6
18,6
14,5
_
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
1.3.4.2. Nỗ lực nâng cao chất lượng đầu tư
Năm 2011, công tác phân bổ kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo
tiến bộ, thời gian và tích cực rà soát, cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư nhằm sử
dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí. Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc triển khai Chỉ thị 1792 tại kỳ họp thứ Năm - Quốc hội khóa XIII
cũng chỉ ra rằng: việc bố trí vốn đầu tư đã được kiểm soát tốt, các dự án đầu tư về
cơ bản đã thực hiện tốt theo kế hoạch vốn đầu tư được giao, góp phần hạn chế nợ
đọng XDCB. Số dự án khởi công mới giảm đáng kể, số dự án hoàn thành tăng cao.
Rà soát được số vốn trong nước, nguồn NSNN bố trí đúng quy định, chiếm tới
95,6% tổng số vốn rà soát, vốn TPCP bố trí đúng quy định chiếm 99,7% tổng vốn
kế hoạch năm 2013
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
11
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ SỬ DỤNG

VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2009-2013

2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả
đầu tƣ và phân bổ vốn đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN cho đầu tƣ phát triển tỉnh
Thanh Hóa
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng lớn, diện tích tự nhiên lên tới
11.134,73 km
2
, chiếm 3,4% dân số cả nước. Về vị trí địa lý, Tỉnh Thanh Hóa thuộc
vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153 km về phía Nam theo quốc lộ 1A, có
tọa độ địa lý từ 19 độ 18 – 20 độ 00 vĩ độ Bắc và 104 độ 22- 106 độ 04 kinh độ
Đông, phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh
Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (CHDC nhân dân Lào); phía Đông giáp
Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hóa nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa bắc Bộ với Trung Bộ, giữa
vùng kinh tế trọng điểm Băc Bộ với Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
12
Tác động đến hiệu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho đầu
tư phát triển của tỉnh: Là tỉnh có vị trí địa ví thuận lợi. Bên cạnh đó, trong sự hình
thành của tuyến đường xuyên á và hành lang Đông – Tây sẽ là cơ hội lớn để Thanh
Hóa đẩy mạnh giao lưu thương mại, hợp tác đầu tư không chỉ trong nội bộ Tỉnh mà
còn cả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới. Chính
vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư từ NSNN đầu tư vào phía Tây của Tỉnh nói riêng và toàn
Tỉnh nói chung trong những năm gần đây được xúc tiến mạnh mẽ và tăng dần trong
từng thời kỳ. Vốn đầu tư từ NSNN đã góp phần bổ sung quan trọng vào tổng mức vốn

đầu tư nhằm đáp ứng nhanh tiến độ đầu tư và thực hiện thi công công trình xây dựng
không bị chậm trễ do có vị trí địa lý giao lưu thuận lợi, giao thông dễ dàng ở cả trong
nước và ngoài nước cũng là yếu tố tạo ra hiệu quả đầu tư cao trong hoạt động thực
hiện đầu tư. Để cơ sở hạ tầng trong khu vực phía Tây của Tỉnh, để đầu tư phát triển
của Tỉnh đạt hiệu quả cao, trong những năm tới, cần thiết phải tiếp tục huy động
nguồn vốn từ NSNN nói riêng và nguồn vốn đầu tư toàn xã hội nói chung một cách
hiệu quả
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình Thanh Hóa đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia
thành ba vùng rõ rệt.
-Vùng Đồng bằng: Gồm 10 huyện (Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông
Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP Thanh Hóa và Thị xã Bỉm
Sơn) với diện tích tự nhiên 1.905km
2
(chiếm 17,1% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh).
Nhìn chung, vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp và công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.
-Vùng ven biển: Gồm 6 huyện, chạy bờ biển từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc,
Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Với diện tích hơn 1.230,6 km
2

(chiếm 11,1% diện tích tự nhiên). Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển
nông nghiệp (trồng trọt, đặc biệt là nghề trồng lúa nước, và chăn nuôi gia cầm),
nghề nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng
cảng và phát triển dịch vụ vận tải sông, biển.
-Vùng núi và trung du: Gồm 11 huyện, Như Xuân, Như Thanh, Thường
Xuân, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Cẩm
Thủy và Thạch Thành. Với diện tích tự nhiên 7.999 km
2
(chiếm 71,8% diện tích tự

nhiên toàn Tỉnh). Vùng có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, gây cản trở cho giao
thông vận tải, thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội
của toàn Tỉnh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
13
Tác động đến hiệu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho
đầu tư phát triển của tỉnh: Việc phân bổ vốn phải phụ thuộc và từng chương trình,
dự án, ngành, lĩnh vực đầu tư của từng vùng, miền, khu vực trong toàn Tỉnh. Do vậy
việc bố trí nguồn vốn đầu tư cũng như nguồn vốn từ NSNN phải dựa vào điểm
mạnh, điểm yếu cũng từng vùng, từng miền, phát huy được lợi thế so sánh của vùng
miền để đạt hiệu quả đầu tư cao, tránh thất thoát, lãng phí và chậm trễ, kéo dài thời
gian thi công thực hiện đầu tư dự án, ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ nền kinh tế -
xã hội của toàn Tỉnh. Đối với vùng núi và trung du, vốn đầu tư từ NSNN cần chú
trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, điện, đường, trường, trạm,
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội bằng cách đẩy mạnh đầu tư thực hiện vào các
chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và xây dựng trường học, nhà ở xã hội
cho những con em dân tộc miền núi. Đối với vùng đồng bằng, cơ sở hạ tầng đã
tương đối được hoàn thiện mặc dù chưa phải là hiện đại và hoàn chỉnh nhất như
các nước trong khu vực và trên thế giới, do vậy cần đẩy mạnh đầu tư cho các ngành
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Với vùng ven biển, là vùng có nhiều tiềm năng
phát triển các ngành ngư ngiệp, du lịch và vận tải biển, càng biển, do vậy, vốn đầu
tư vào vùng này cần trú trọng vào các lĩnh vực này. Vì vậy khi công việc phân bổ
nguồn vốn đầu tư phù hợp với từng vùng, miền, ngành, lĩnh vực của tỉnh thì với địa
hình thuận lợi sẽ tạo ra hiệu quả đầu tư cao, không dàn trải, thất thoát và lãng phí
2.1.1.3. Khí hậu
Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt
là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
- Chế độ nhiệt: Thanh Hóa có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình
23,7 độ C. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 5-6) là 30-31 độ C, nhiệt độ

trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 17 độ C
- Chế độ gió: Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa Đông Bắc và
gió phơn Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông, bình quân
mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, khô, làm
nhiệt độ giảm xuống từ 5-10 độ C so với nhiệt độ trung bình năm. Gió phơn Tây
Nam là một loại hình đặc trưng cho mùa hè của vùng Bắc Trung Bộ, gió này thường
xuất hiện vào đầu mùa hè.
- Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa khá lớn, trung bình năm từ 1590-
2080 mm, nhưng phân bổ rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam
và từ Tây sang Đông. Mùa khô từ tháng 11- tháng 4, lượng mưa ít, ngược lại mùa
mưa từ tháng 5- tháng 10 lượng mưa cả năm, mưa nhiều vào tháng 8. Ngoài ra
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
14
trong mùa này thường có giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt
Tác động đến hiệu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho
đầu tư phát triển của tỉnh: Khí hậu Thanh Hóa rất đa dạng và phân hóa mạnh theo
không gian và thời gian, lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, là điều
kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp. Vốn NSNN nên chú
trọng đầu tư cho phát triển nông-lâm-ngư nghiệp ở các vùng trong tỉnh ngoại trừ
vùng đồng bằng ven biển phía Đông và vùng núi phía Tây. Thay vào đó, ở vùng
đồng bằng ven biển phía Đông nên đầu tư vào các KKT, KCN và phía Tây phát
triển kinh tế cửa khẩu, giao lưu thương mại với các nước lân cận trong khu vực.
Với điều kiện khí hậu thuận lợi, mưa nắng thuận hòa, thời tiết ít khắc nghiệt góp
phần làm cho nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư vào quá trình đầu tư, trong quá trình
thực hiện dự án và đưa sản phẩm đầu tư vào phục vụ cuộc sống.
2.1.1.4. Tài nguyên đất
Bảng 2.1: Nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Nhóm đất
Diện tích

(ha)
Tỷ trọng
(%)
Đặc điểm
Cây trồng
Đất xám
717.245
64,6
Tầng dày, dễ thoát
nước
Cây công nghiệp dài
hạn, cây ăn quả: cam,
chanh
Đất đỏ
37.829
4,3
Tầng dày, thành phần
cơ giới nhẹ đến trung
bình, ít chua, dễ bị rửa
trôi
Cây trồng café , cao
su, chè…, nuôi tái
sinh rừng
Đất phù
sa
191.216
17,2
Là đất thịt nhẹ, ít chua,
giàu dinh dưỡng
Cây trồng ngắn ngày

như: lương thực, hoa
màu…
Đất tầng
mỏng
16.537
1,49
Bị sói mòn và trơ sỏi đá
Trồng rừng: bạch
đàn, thông…
Đất glay
2.583
0,32
Hầu hết đã bị bạc màu
Trồng cây lâm
nghiệp, rừng…
Đất đen
5.903
0,53
Lầy thụt và bùn
Cần cải tạo dựa vào
sản xuất lâm nghiệp
Đất mặn
21.456
1,93
Độ phì nhiêu khá cao,
thành phần cơ giới từ
trung bình đến thịt nặng
Trồng cói và nuôi
trồng thủy sản
Đất cát

20.247
1,82
Thành phần cơ giới
nhẹ, khả năng giữ nước,
giữ màu kém, nghèo
chất dinh dưỡng
Cây công nghiệp, cây
ăn quả, hoa màu
Đất khác
97.610
8,79
Núi đá vôi, ao, hồ,
sông, suối
Nuôi trồng thủy sản
và cây công nghiệp

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
15

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa 2000-2007
Mục đích sử dụng
Năm 2000
Năm 2007
Tăng/giảm
(+/-)
DT
(1000ha)
Tỷ lệ

(%)
DT
(1000ha)
Tỷ lệ
(%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
1.114,9
100.0
1.113,47
100.0
-1,43
Diện tích đã sử dụng
791,7
71,01
978,34
87.9
186,6
Đất nông nghiệp
665,3
59,67
822,36
73,9
157,06
-Đất SX nông nghiệp
224,75
20,16
246,11
22,1
21,36
-Mặt nước nuôi trồng thủy sản

8,36
0,75
10,95
1,0
2,59
-Đất lâm nghiệp
431,14
38,67
564,19
50,7
133,05
-Đất làm muối
0,46
0,04
0,41
0,0
-0,05
-Đất nông nghiệp khác
0,56
0,05
0,68
0,1
0,12
Đất phi nông nghiệp
126,45
11,34
155,98
14,0
2,953
Đất chƣa sử dụng

318,9
28,60
135,13
12,1
-183,77
Đất mặt nƣớc
4,3
0,39
3,20
0,3
-1,10
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa)
Đến năm 2007, tổng diện tích đất được khai thác, sử dụng là 978,34 nghìn ha,
chiếm 87,9% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng là 135,13 nghìn ha, chiếm 12,1%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngoài ra còn 3,200 nghìn ha đất mặt nước ven biển chưa
sử dụng. Trong số đất đã sử dụng thì đất nông nghiệp là 822,4 ngìn ha, chiếm
73,9% diện tích tự nhiên, trong đó đất sử dụng vào diện tích đất nông nghiệp là
246,1 nghìn ha, chiếm 21,1%. Đất sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 546,2 nghìn
ha, chiếm 50,7% và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 10,95 nghìn ha, chiếm 0,98%
diện tích tự nhiên của toàn Tỉnh. Đất phi nông nghiệp có diện tích 155,98 nghìn ha,
chiếm 14,0% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Tác động đến hiệu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho
đầu tư phát triển của tỉnh. Việc sử dụng diện tích đất nông nghiệp còn nhiều bất
cập, do đó thời gian tới cần hút vốn đầu tư từ NSNN và đẩy mạnh đầu tư vốn vào
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phải được chú trọng và tăng cường, nhằm
chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với đầu tư theo chiều sâu vào cơ giới, cơ khí
hóa sản xuất nông nghiệp, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất sản phẩm
nông nghiệp để nâng cao hệ số sử dụng đất, đặc biệt là các vùng còn nhiều tiềm
năng về đất đai và nguồn nước thuận lợi. Đối với diện tích đất chưa được sử dụng,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
16
trong thời gian tới cần có kế hoạch khai thác quỹ đất này và đầu tư vào phát triển
sản xuất như cây trồng hàng năm, cây công nghiệp dài hạn, cây ăn quả, trồng và
khoanh nuôi tái sinh rừng, nuôi trồng thủy sản, chính sách phân bổ nguồn vốn từ
NSNN đầu tư đúng, phù hợp vào từng ngành, tùng lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp,
Công nghiệp và Dịch vụ thì sẽ tạo ra hiệu quả đầu tư cao, nâng cao chất lượng sản
phẩm lương thực, nông sản, thủy sản, sản phẩm công nghiệp khi đưa ra thị trường
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với chi phí thấp mà tiết
kiệm thời gian đầu tư gián tiếp tăng thu nội địa của tỉnh, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của toàn xã hội
2.1.1.5. Tài nguyên nước
Nguồn nước ở Thanh Hóa khá phong phú, tuy nhiên việc khai thác nước mặn
gặp nhiều khó khăn, mùa mưa từ tháng 4 – tháng 10, lưu lượng dòng chảy chiếm
đến 80-85% tổng lượng mưa cả năm; thường ngập úng ở các vùng hạ lưu; ngược lại
vào mùa khô, lưu lượng dòng chảy ít nên thường gây ra hạn hán làm ảnh hưởng đến
nền sản xuất và đời sống của bà con nông dân. Do hệ thống sông suối ở Thanh Hóa
khá dày, trong đó có một số sông lớn, lưu vực rộng (nhất là sông Mã) bắt nguồn từ
những vùng núi cao, nhiều thác ghềnh…,nên Thanh Hóa có tiềm năng thủy điện
khá lớn
Bảng 2.3: Hệ thống sông lớn và các phụ lưu sông lớn của tỉnh Thanh Hóa
Hệ thống sông lớn
Diên tích lƣu vực
(km
2
)
Chiều dài
(km
2
)

Hệ thống sông Mã
28.490
512
+Sông Chu
7.580
352
+Sông Bưởi
1790
130
+Sông Cầu Chày
551
87,5
Hệ thống sông Yên
1996
89
Hệ thống sông Hoạt
432
55
Hệ thống sông Bạng
35
255

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Xuân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KHPT 1
17
Tác động đến hiểu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho
đầu tư phát triển của tỉnh: Vốn NSNN cần được đầu tư vào thủy lợi ở các vùng
thường xuyên xảy ra bão lũ, ở các khu vực có tiềm năng thủy điện cần được bố trí
xây dựng các công trình thủy điện phục vụ đời sống dân cư, đầu tư thủy điện, kênh

mương, hệ thống thủy lợi là những công trình đầu tư cần nhiều nguồn vốn và có
thời gian thực hiện đầu tư là lớn, là những công trình đầu tư công, không vì mục
tiêu lợi nhuận hoặc không có khả năng hoàn trả vốn trực tiếp. Do vậy, nguồn vốn từ
NSNN đóng vai trò chủ đạo trong công tác bổ sung vào tổng nguồn vốn cho các dự
án đầu tư công, chiếm tỷ trọng khá lớn và làm nguồn vốn quan trọng thiết yếu cho
việc huy động và sử dụng các nguồn vốn khác đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn đầu tư
từ NSNN được phân bổ trọng điểm ở các vùng thường xuyên xảy ra bảo lũ, các khu
vực có tiềm năng thủy điện tốt để xây dựng kệ thống kênh mương, thủy điện, đê điều
chống bảo lũ tốt thì sẽ tạo ra hiệu quả đầu tư cao, các công trình, cơ sở hạ tầng nơi
khó khăn được khắc phục.
2.1.1.6. Tài nguyên biển
Thanh Hóa có bờ biển dài 102km
2
. Thanh Hóa có tiềm năng rất lớn trong xây
dựng cảng và phát triển vận tải biển, tài nguyên du lịch biển và tiềm năng xây dựng
cảng biển. Thanh Hóa có trên 8.000ha bãi triều, có hơn 5.000ha nước mặn ở vùng
đảo. Với tiềm năng xây dựng cảng, đáng chú ý nhất là khu vực khu Kinh tế Nghi
Sơn. Đây được coi là khu vực được đánh giá là có điều kiện thuận lợi nhất của vùng
ven biển từ Hải Phòng đến Nam Hà Tĩnh. Tại đây trong tương lai sẽ xây dựng cảng
nước sâu lớn trong vùng (gắn với khu kinh tế Nghi Sơn). Với ba khu chính là cảng
tổng hợp Nghi Sơn, cảng cho Khu liên hợp lọc hóa dầu và các cảng chuyên dùng
cho nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy đóng tàu Nghi Sơn tạo điều
kiện để Thanh Hóa mở rộng giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong nước, với các
nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Tác động đến hiệu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho
đầu tư phát triển của tỉnh: Được đánh giá là một trong những tỉnh giàu tài nguyên
biển, ngành ngư nghiệp của tỉnh cần vốn NSNN đầu tư để có thể phát triển đánh bắt
xa bờ. Ngành du lịch cũng đặt ra yêu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch để
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cùng
với việc mọc lên các KCN, KKT đang hình thành ở khu vực ven biển cũng đặt ra

×