Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 117 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGUYỄN THỊ CẨM HƢNG </b>



<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT </b>



<b>LƢỢNG DỊCH VỤ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TẠI </b>


<b>TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ</b>

<b> </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>NGUYỄN THỊ CẨM HƢNG </b>



<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT </b>



<b>LƢỢNG DỊCH VỤ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TẠI </b>


<b>TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU </b>





<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ</b>

<b> </b>



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


<b>Mã số ngành : 8340101 </b>



<b> </b>



<b>CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: </b>


<b>Tiến sĩ Nguyễn Thành Long </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ CẨM HƯNG Giới tính: Nữ



Ngày, tháng, năm sinh: 18/02/1994 Nơi sinh: Bà Rịa – Vũng Tàu
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 17110027


<b>I- Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ </b>
<b>GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU </b>


<b>II- Nhiệm vụ và nội dung: </b>


<b>Nhiệm vụ: Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại </b>
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó đề xuất giải pháp chủ
yếu nâng cao chất lượng dịch vụ tại Trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của người lao
<b>động và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. </b>


<b>Nội dung: </b>


<b>Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm </b>


<b>Chƣơng 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại tỉnh Bà Rịa </b>
– Vũng Tàu


<b>Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm </b>
tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.


<b>III- Ngày giao nhiệm vụ: 14/12/2018 </b>
<b>IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/6/2019 </b>


<b>V- Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thành Long </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>




Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.


Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.


<b>Học viên thực hiện Luận văn </b>


<i> (Ký và ghi rõ họ tên) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>



Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu,
đến nay tơi đã hồn thành bài luận văn.


Trước hết tôi trân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Long – Giảng viên hướng
dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình xác định hướng nghiên cứu, hồn
thiện luận văn.


Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Viện Đào tạo quốc tế và Sau đại học
– Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội tỉnh BR-VT, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh BR-VT, các đồng nghiệp, bạn bè,
gia đình đã động viên và giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn.


Tơi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
những độc giả quan tâm đến các vấn đề tôi nghiên cứu để tôi hồn thiện luận văn hơn.



Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn./.


Tác giả luận văn


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>TÓM TẮT </b>



<b>Đề tài nghiên cứu: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG </b>
<b>DỊCH VỤ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” được </b>
thực hiện trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề bức xúc liên
quan đến việc làm và chính sách giải quyết việc làm. Vấn đề tạo công ăn việc làm cho
người lao động đang là một vấn đề lớn, được quan tâm của tồn xã hội nói chung và
nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Đề tài được thực hiện tại Trung tâm
Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – đây là đơn vị sự nghiệp Nhà nước có
thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên.


<i>Đề tài nghiên cứu 03 nội dung chính: </i>


Một là tìm hiểu cơ sở lý luận từ các mơ hình đánh giá, phương thức đánh giá
về chất lượng dịch vụ nói chung. Trong đó mơ hình chất lượng dịch vụ của
Parasuraman và cộng sự (1985) cho ta thấy chất lượng dịch vụ có 05 thành phần cơ
bản: Tin cậy; đáp ứng/tinh thần trách nhiệm; năng lực phục vụ/đảm bảo; đồng cảm
và phương tiện hữu hình. Ngồi ra, tác giả tham khảo các mơ hình nâng cao chất
lượng dịch vụ giới thiệu việc làm của các tỉnh, thành phố của nước ta.


Hai là giới thiệu về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Dịch vụ việc làm và
phân tích thực trạng của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông
qua số liệu tác giả thu thập và phỏng vấn doanh nghiệp, người lao động. Từ đó đánh
giá ưu, nhược điểm về chất lượng dịch vụ việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm
để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>MỤC LỤC </b>



<b>LỜI CAM ĐOAN ... i</b>


<b>LỜI CẢM ƠN ... ii</b>


<b>TÓM TẮT ... iii</b>


<b>MỤC LỤC ... iv</b>


<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ... vii</b>


<b>DANH MỤC CÁC BẢNG ... viii</b>


<b>CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ GIỚI THIỆU </b>
<b>VIỆC LÀM ... 8</b>


<b>1.1. Khái niệm --- 8</b>


1.1.1. Khái niệm việc làm ... 8


1.1.2. Khái niệm tư vấn ... 8


1.1.3. Khái niệm đào tạo nghề ... 8


1.1.4. Khái niệm về chất lượng ... 8


1.1.6. Chất lượng dịch vụ... 9


1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm ... 10



<b>1.2. Các mơ hình chất lƣợng dịch vụ --- 10</b>


1.2.1. Mơ hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman ... 10


1.2.2. Mô hình SERVQUAL (Parasuraman (1988)) ... 12


1.2.3. Mơ hình đánh giá chất lượng kỹ thuật/chức năng của Gronroos (1984) ... 13


1.2.4. Mơ hình tổng hợp chất lượng dịch vụ của Brogowicz và cộng sự (1990) .. 14


<b>1.3. Bài học kinh nghiệm --- 16</b>


1.3.1. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở tỉnh Bình Dương ... 16


1.3.2. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở tỉnh Quảng trị ... 18


1.3.3. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở thành phố Đà Nẵng ... 19


1.3.4. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở tỉnh Nam Định ... 21


1.3.5. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở thủ đô Hà Nội ... 23


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ GIỚI THIỆU VIỆC </b>
<b>LÀM TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU </b>


<b>TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2018 ... 27</b>


<b>2.1. Giới thiệu tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu --- 27</b>



<b>2.2. Giới thiệu Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu --- 28</b>


2.2.1 Giới thiệu về Trung tâm DVVL tỉnh ... 28


2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ việc làm ... 28


<b>2.3. Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm </b>
<b>Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2014 đến năm 2018. --- 31</b>


2.3.1. Thực trạng dịch vụ giới thiệu việc làm của Trung tâm DVVL tỉnh ... 31


2.3.2. Hoạt động tư vấn của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh BR-VT ... 33


2.3.3. Hoạt động giới thiệu việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu ... 35


2.3.4. Tổ chức phiên giao dịch việc làm ... 37


2.3.5. Công tác Thông tin – Thị trường lao động ... 39


2.3.6. Công tác đào tạo nghề ... 40


2.3.7. Số người được giải quyết việc làm ... 41


2.3.8. Thực trạng nguồn nhân lực tại Trung tâm DVVL tỉnh ... 41


<b>2.4. Đánh giá --- 55</b>


2.4.1. Những kết quả đạt được ... 55



2.4.2. Hạn chế ... 60


<b>TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ... 64</b>


<b>CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ </b>
<b>GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ... 65</b>


<b>3.1. Định hƣớng --- 65</b>


3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ... 65


3.1.2. Phương hướng tạo việc làm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ... 66


3.1.3. Đánh giá thị trường lao động trong và ngoài nước trong thời gian tới... 67


<b>3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ giới thiệu việc làm --- 68</b>


3.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm ... 68


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng website và xây dựng sàn giao dịch việc


làm Online ... 70


3.2.4. Giải pháp cung - cầu lao động ... 72


3.2.6. Hệ thống thông tin thị trường lao động ... 75


3.2.7. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ... 79


3.2.8. Một số giải pháp khác ... 80



<b>3.3. Kiến nghị --- 82</b>


3.3.1. Đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm ... 82


3.3.2. Đối với người lao động ... 82


3.3.3. Đối với người sử dụng lao động ... 83


3.3.4. Đối với nhà nước, xã hội: ... 83


3.2.5. Về phía nhà trường ... 86


<b>TĨM TẮT CHƢƠNG 3 ... 87</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>



ANQP: An ninh quốc phịng
BTC: Bộ Tài chính


BR-VT: Bà Rịa – Vũng Tàu


CCVC-NLĐ: Công chức, viên chức và người lao động
CP: Chính phủ


DVVL: Trung tâm Dịch vụ việc làm
GTVL: Giới thiệu việc làm


GQVL: Giải quyết việc làm
NĐ: Nghị định



NLĐ: Người lao động


TBXH: Thương binh và Xã hội
TT: Thông tư


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>



Bảng 2.1. Diện tích, dân số, đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ... 27


Bảng 2.2. Bảng điều tra, khảo sát hình thức tuyên truyền của Trung tâm Dịch vụ
việc làm tỉnh ... 33


Bảng 2.3. Hoạt động tư vấn của Trung tâm Dịch vụ việc làm... 33


Bảng 2.4. Hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển dụng lao động ... 35


Bảng 2.5. Kết quả hoạt động phiên giao dịch việc làm tỉnh BR-VT ... 37


Bảng 2.6. Hoạt động cung cấp thông tin về thị trường lao động của Trung tâm Dịch
vụ việc làm ... 39


Bảng 2.7. Số liệu công tác đào tạo nghề tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh... 40


Bảng 2.8. Tổng hợp số người người được giải quyết việc làm ... 41


Bảng 2.9. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh
BR-VT năm 2018 ... 41


Bảng 2.10. Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2019 ... 43



Bảng 2.11. Đánh giá chất lượng dịch vụ việc làm ... 46


Bảng 2.12: Tổng hợp điểm đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ ... 52


Bảng 3.1. Dự báo số CCVC-NLĐ Trung tâm Dịch vụ việc làm đến năm 2025 ... 69


Bảng 3.2. Dự báo về dân số, lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 ... 77


<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ </b>


Sơ đồ 1.1. Mô hình về chất lượng dịch vụ Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985,
1988)... 10


Sơ đồ 1.2. Mơ hình khoảng cách chất lượng... 12


Sơ đồ 1.3. Mơ hình chất lượng kỹ thuật/ chức năng ... 14


Sơ đồ 1.4. Mơ hình tổng qt của chất lượng dịch vụ ... 15


<b>DANH MỤC CÁC HÌNH</b>


Hình 2.1. Trụ sở chính của Trung tâm Dịch vụ việc làm... 30


Hình 2.2. Phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm ... 30


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>PHẦN GIỚI THIỆU </b>
<b>1. Đặt vấn đề </b>


Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt
ra nhiều vấn đề về lao động, việc làm và chính sách giải quyết việc làm. Đây là tiền
đề quan trọng để góp phần hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội


chủ nghĩa, tận dụng lợi thế để bắt kịp sự phát triển của khu vực và thế giới.


Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng góp phần ổn
định, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hiện nay, tỷ lệ thất
nghiệp ở nước ta còn khá cao đã gây sức ép khơng nhỏ cho xã hội như tình trạng
nghèo đói, tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự,...Từ đó đặt ra yêu cầu cho các cơ quan
quản lý nhà nước phải đưa ra giải pháp tạo việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất
nghiệp và tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo.


Sức ép của thị trường việc làm ngày càng khắt khe, địi hỏi người lao động
phải có trình độ, kiến thức và tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
thị trường lao động.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, đặt ra yêu cầu phải nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng u cầu của q trình cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa; chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm
tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng lao động ở nơng thơn, góp phần tăng
thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.


<b>2. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đã và
đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, việc tạo công ăn việc
làm cho người lao động đang là một vấn đề lớn được quan tâm của toàn xã hội nói
chung và nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

nặng cho xã hội vì phải chi trả trợ cấp thất nghiệp và sinh ra nhiều tệ nạn xã hội.
Việc sinh viên ra trường chưa có việc làm, sinh viên cịn làm việc trái với ngành học
đang đặt ra vấn đề lớn cần được quan tâm đúng mức.



Địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang trên đà phát triển, là một tỉnh phát
triển về du lịch cùng với hệ thống cảng biển, khai thác dầu khí đã đặt ra yêu cầu
đào tạo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu cho hiện tại và cả trong tương lai. Vì vậy,
các ngành đào tạo chủ lực của tỉnh là du lịch - nhà hàng - khách sạn, logistic, công
nghiệp hỗ trợ, hàn công nghệ cao, lái xe,….ngày càng phát triển.


Dịch vụ giới thiệu việc làm là hoạt động tích cực nhằm cung cấp cho doanh
nghiệp, người sử dụng lao động nguồn lao động chất lượng, có tay nghề cao, đáp
ứng yêu cầu càng cao của thị trường lao động.


Từ đó trung tâm, cơ sở giới thiệu, môi giới việc làm ra đời nhằm đáp ứng
nhu cầu của xã hội. Không những giới thiệu việc làm cho người lao động mà còn tư
vấn, hướng nghiệp và dạy nghề cho người lao động có nhu cầu thay đổi cơng việc,
tìm việc làm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.


Công tác giới thiệu việc làm tại trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn
tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước đã và đang thực hiện tốt công tác tư vấn, giới
thiệu việc làm, đào tạo nghề và chi trả trợ cấp thất nghiệp,…đã đáp ứng được phần
nào nhu cầu của lao động trong tỉnh. Ngồi ra, cịn tư vấn giới thiệu việc làm cho
lao động ngoài tỉnh đạt chất lượng dịch vụ tốt, giải quyết được việc làm, thu phí
dịch vụ đạt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao.


Bên cạnh đó, Trung tâm giới thiệu việc làm cịn có một số hạn chế cần phải
khắc phục để cải thiện dịch vụ giới thiệu việc làm tốt hơn đáp ứng nhu cầu của
người lao động và người sử dụng lao động.


<b>Vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất </b>
<b>lƣợng dịch vụ giới thiệu việc làm tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu” làm đề tài cho luận </b>
văn tốt nghiệp của mình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ giới thiệu việc
làm tại tỉnh thời gian qua. Luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ (hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề) đáp ứng yêu cầu của
<b>người lao động và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. </b>


<b>3.2. Mục tiêu cụ thể </b>


- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ giới
thiệu việc làm tại tỉnh.


- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ ( hoạt động tư vấn, giới
thiệu việc làm và đào tạo nghề) tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.


- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Trung
tâm dịch vụ việc làm tỉnh đáp ứng yêu cầu của người lao động và đơn vị sử dụng sử
dụng lao động trên địa bàn tỉnh.


<b>4. Đối tƣợng nghiên cứu: </b>


Chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do định hướng những năm tới các đơn vị có sử
dụng ngân sách thực hiện hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề tại
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ sáp nhập vào Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Vì vậy
tác giả chỉ nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm về Trung tâm
dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


<b>5. Phạm vi nghiên cứu: </b>



<b>- Về nội dung: Chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ </b>
<b>việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. </b>


<b>- Không gian: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – trực </b>
<b>thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. </b>


<b>- Thời gian: Dữ liệu thống kê trong khoảng thời gian 05 năm từ năm 2014 </b>
đến năm 2018 và dữ liệu do tác giả thu thập, điều tra trong năm 2019.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>- Nguồn dữ liệu thứ cấp: </i>


Các thông tin được thu thập từ số liệu thống kê, báo cáo của các cơ quan Nhà
nước và doanh nghiệp, từ sách, báo, tạp chí, internet, báo cáo của Bộ Lao động –
TBXH, Sở Lao động – TBXH, báo cáo của Cục Việc làm, báo cáo của Trung tâm
Dịch vụ việc làm, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước, website của
Trung tâm Dịch vụ việc làm và các thơng tin từ các nghiên cứu có liên quan.


<i>- Nguồn dữ liệu sơ cấp: </i>


Phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi điều tra người lao động và người sử dụng
lao động, thông qua phỏng vấn trực tiếp là những người am hiểu về lĩnh vực việc
làm, chính sách lao động, nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động ở doanh nghiệp
như: Giám đốc/Tổng Giám đốc doanh nghiệp, Giám đốc/Trưởng phòng nhân sự,
Giám đốc phân xưởng và Chủ tịch Cơng đồn,… nhằm thực hiện mục tiêu của luận
văn.


Đồng thời, khảo sát thực tế Trung tâm Dịch vụ việc làm sử dụng ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tham gia sàn giao dịch việc làm
để nắm bắt được cách thức hoạt động cũng như tiếp cận các ứng viên có nhu cầu
tìm việc và trao đổi với các chủ doanh nghiệp để biết mong muốn, yêu cầu của họ


trong phiên giao dịch việc làm đó.


<b>6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


<i><b>- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp có liên quan đến việc thu </b></i>


thập số liệu, tính tốn, tóm tắt trình bày và mơ tả các đặc trưng khác nhau để phản
ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.


<i>- Phương pháp thống kê so sánh: Thông qua các chỉ số tương đối, số tuyệt </i>


đối, bình quân, xu hướng biến động để so sánh cho thấy được sự thay đổi của hiện
tượng nghiên cứu.


<i>- Phương pháp phân tích và tổng hợp dựa trên những tài liệu thực tiễn của </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Thực trang hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề tại Trung
tâm Dịch vụ việc làm tỉnh từ năm 2014 đến năm 2018 như thế nào?


- Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng giới thiệu việc làm tại Trung
tâm Dịch vụ việc làm tỉnh?


- Dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có đáp ứng
nhu cầu thị trường lao động hay không?


- Những kết quả đạt được trong công tác giới thiệu việc làm trong thời gian
qua là gì? Những tồn tại, bất cập cần giải quyết là gì?


- Để nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm cho người lao động tại
tỉnh cần những giải pháp nào?



<b>8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu </b>


- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm.


- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần nhận xét, đánh giá chất lượng dịch vụ tại
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Giúp các cơ quan quản lý, các nhà lãnh đạo nhìn nhận
về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dịch vụ của Trung tâm Dịch vụ việc
làm. Từ đó các nhà lãnh đạo sẽ chú trọng nghiên cứu các giải pháp, đầu tư cho các hoạt
động của Trung tâm trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu của xã hội hơn nữa.


<b>9. Hạn chế của đề tài </b>


Tác giả chỉ nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung
tâm Dịch vụ việc làm tỉnh mà chưa nghiên cứu toàn bộ các đơn vị thực hiện hoạt động
giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


<b>10. Đóng góp của nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

giả đã góp phần đánh giá những mặt đạt được, hạn chế của Trung tâm Dịch vụ việc
làm. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu
việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm trong thời gian tới.


<b>11. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về chất lƣợng dịch vụ giới thiệu </b>
<b>việc làm </b>


Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chưa có nghiên cứu về
chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm.



Vì vậy tác giả đã tham khảo đề tài của các tác giả có cơng trình nghiên cứu
về chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tương tự như sau:


1. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “Nghiên cứu nâng cao chất lượng
dịch vụ giới thiệu việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà
Nội” của tác giả Bùi Quế Lâm bảo vệ năm 2010 tại Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội.


2. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “Nâng cao chất lượng dịch vụ giới
thiệu việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Giang” của tác giả Đỗ
Huy Hoan bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.


6. Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải pháp việc làm cho Lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Hoàng Tú Anh bảo
vệ năm 2012 tại Trường Đại học Đà Nẵng.


7. Luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Giải quyết việc làm cho người lao động dân
tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc” của tác giả Vũ Thị Việt Anh bảo vệ năm 2011 tại Học
viện chính trị - Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.


8. Luận án tiến sĩ với đề tài: “Giải pháp tạo việc làm cho người lao động
nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đơ thị hóa” của tác giả Trần Thị Minh
Phương bảo vệ năm 2015 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Đại học Đà Nẵng.


<b>12. Bố cục của luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, sơ đồ và tài liệu tham khảo, nội
dung của đề tài bao gồm 3 chương, cụ thể:



Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm.


Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm
Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2014 đến năm 2018.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ GIỚI </b>
<b>THIỆU VIỆC LÀM </b>


<b>1.1. Khái niệm </b>


<i><b>1.1.1. Khái niệm việc làm </b></i>


Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Người có việc làm là
những người làm một việc gì đó, có được trả tiền cơng, lợi nhuận hoặc những người
tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập
<b>gia đình, khơng nhận được tiền cơng hay hiện vật”. [4;tr.47] </b>


Ở Việt Nam, quan niệm việc làm được quy định trong Bộ luật Lao động sửa
đổi bổ sung năm 2012. Tại Điều 9, Chương II chỉ rõ: “Việc làm là hoạt động lao
động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”.


<i><b>1.1.2. Khái niệm tư vấn </b></i>


Theo GS.TS Trần Ngọc Đường và TS Nguyễn Thành (NXB Tư pháp, 2007,
trang 524-525) giải thích: “Tư vấn là hoạt động đáp ứng về kiến thức, kinh nghiệm
chun mơn”.


Theo cuốn từ điển Hồng Phê chúng ta hiểu định nghĩa về tư vấn như sau:
“Tư vấn là góp ý kiến về một vấn đề được hỏi, nhưng khơng có quyền quyết định”.



<i><b>1.1.3. Khái niệm đào tạo nghề </b></i>


Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 quy
định: “ Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm việc làm hoặc tự
tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học hoặc nâng cao trình độ nghề nghiệp”.


Theo ILO: “ Những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ
cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc
nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và
<b>đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu” [94, tr.174] </b>


<i><b>1.1.4. Khái niệm về chất lượng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

“Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp
nhất” (GS. Kaoru Ishikawa – Nhật).


<i><b>1.1.5. Khái niệm dịch vụ </b></i>


Theo Philip Kotler: Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể
cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở hữu cái gì
đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với sản phẩm vật chất.


<i><b>1.1.6. Chất lượng dịch vụ </b></i>


Theo Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985, 1988) định nghĩa Chất lượng
dịch vụ được xem như khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và nhận thức của
khách hàng khi sử dụng dịch vụ.



Theo Lewis và Booms, 1983; Gronroon, 1984; Parasuraman và các cộng sự
(1985, 1988, 1991), Chất lượng dịch vụ còn là kết quả của sự so sánh của khách
hàng, được tạo ra giữa sự mong đợi của họ về dịch vụ đó và sự cảm nhận của họ khi
sử dụng dịch vụ đó.


Ta có cơng thức so sánh như sau:


<i><b>Trong đó: </b></i>


+ S là chất lượng dịch vụ.


+ P là sự thảo mãn của khách hàng sau khi tiêu dùng dịch vụ.


+ E là sự mong đợi của khách hàng về chất lượng dịch vụ trước khi tiêu dùng


Chỉ tiêu đánh giá chất
lượng dịch vụ


- Sự tin cậy


- Tinh thần trách nhiệm


Chất lượng dịch vụ được
cảm nhận


1. Chất lượng dịch vụ vượt
quá trông đợi ( P>E)


2. Chất lượng dịch vụ thỏa
mãn ( P=E)



Dịch vụ trông đợi


Dịch vụ cảm nhận


Thông tin bằng lời Nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm từ trước


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>(Nguồn: Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985, 1988)) </b></i>


<b>Sơ đồ 1.1. Mô hình về chất lƣợng dịch vụ Parasuraman, Zeithaml và Berry </b>
<b>(1985, 1988) </b>


<i><b>1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm </b></i>


Theo Đỗ Huy Hoan (2013), “Nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc
làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã đưa ra 2 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
giới thiệu việc làm là nhân tố khách quan và chủ quan.


<i><b>* Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ </b></i>
<i><b>giới thiệu việc làm: </b></i>


- Thị trường lao động.


- Hệ thống chính sách quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường lao động.
- Các tổ chức tham gia giới thiệu việc làm.


<i><b>* Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ </b></i>
<i><b>giới thiệu việc làm: </b></i>



- Đội ngũ cán bộ và năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ trong các trung
tâm giới thiệu việc làm.


- Bản thân người tìm việc làm.


- Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm giới thiệu việc làm.
- Quản lý chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm.


- Sự phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức đồn thể.
<b>1.2. Các mơ hình chất lƣợng dịch vụ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i><b>– Khoảng cách 1 (Gap 1) là khoảng cách giữa sự mong đợi thật sự của </b></i>


khách hàng và sự nhận thức của nhà quản lý dịch vụ du lịch về điều đó. Nếu khoảng
cách này lớn tức là nhà quản lý du lịch chưa nắm rõ được khách hàng mong đợi gì.
<i><b>– Khoảng cách 2 (Gap 2) là khoảng cách giữa sự nhận thức của nhà quản lý </b></i>
dịch vụ về những gì khách hàng mong chờ với việc chuyển đổi các nhận thức đó
thành tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của mình.


<i><b>– Khoảng cách 3 (Gap 3) là khoảng cách giữa các tiêu chuẩn chất lượng </b></i>
dịch vụ được thiết lập của doanh nghiệp dịch vụ du lịch với chất lượng dịch vụ du
lịch thực tế cung cấp (nghĩa là thể hiện cung cấp dịch vụ theo đúng các tiêu chuẩn
đã xác định hay không).


<i><b>– Khoảng cách 4 (Gap 4) là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ được cung </b></i>
cấp với những thông tin, quảng cáo hay lời hứa mà một dịch vụ du lịch đem đến cho
khách hàng , nó thể hiện nhà quản lý dịch vụ đó có thực hiện lời hứa về dịch vụ với
họ hay không.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>Sơ đồ 1.2. Mô hình khoảng cách chất lƣợng </b>



<i><b>(Nguồn: Parasuraman và cộng sự ( 1985)) </b></i>


<b>1.2.2. Mơ hình SERVQUAL (Parasuraman (1988)) </b>


Là một công vụ được phát triển chủ yếu dựa vào đo lường chất lượng dịch vụ
trong Maketing đã đưa ra một nội dung tổng thể về chất lượng dịch vụ.
Parasuraman & ctg (1985) cho rằng bất kỳ dịch vụ nào, chất lượng của dịch vụ cảm
nhận bởi khách hàng bởi 10 thành phần, đó là: Tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ,
tiếp cận, lịch sự, thơng tin, tín nhiệm, an tồn, hiểu biết khách hàng và phương tiện
hữu hình.


K


hoảng c


ách 1


Thông tin
truyền miệng


Nhu cầu cá nhân
của khách hàng


Kinh nghiệm
quá khứ


Chuyển đổi nhận thức của người quản lý
thành tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ



Nhận thức của người quản lý về mong đợi
của khách hàng


Dịch vụ mong đợi ( Chất lượng dịch vụ du
lịch được khách hàng mong đợi)


Dịch vụ cảm nhận ( Dịch vụ du lịch thực tế
mà khách hàng cảm nhận)


Cung cấp dịch vụ ( Chất lượng dịch vụ du lịch
thực tế được cung cấp cho khách hàng)


Khoảng
cách 4


Thông tin
đến khách


hàng


Khách


hàng


Cung
cấp
dịch vụ


Khoảng cách 5



Khoảng cách 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Các nhà nghiên cứu này đã nhiều lần kiểm định mơ hình này đi đến kết luận
là chất lượng dịch vụ bao gồm năm thành phần cơ bản đó là:


<b>– Tin cậy (reliability) thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và </b>
đúng thời hạn ngay lần đầu tiên.


<b>– Đáp ứng (responsiveness) thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của </b>
nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.


<b>– Năng lực phục vụ (assurance) thể hiện qua trình độ chun mơn và cung </b>
cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.


<b>– Đồng cảm (empathy) thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân </b>
khách hàng.


<b>– Phƣơng tiện hữu hình (tangibles) thể hiện qua ngoại hình, trang phục của </b>
nhân viên phục vụ các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.


<i>( Nguồn: Parasuraman & ctg (1985)) </i>


<b>1.2.3. Mơ hình đánh giá chất lƣợng kỹ thuật/chức năng của Gronroos </b>
<b>(1984) </b>


Để đo lường chất lượng dịch vụ, Gronroos đưa ra ba tiêu chí: chất lượng kỹ
thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh.


Kỳ vọng về
dịch vụ



Chất lượng dịch


vụ cảm nhận Dịch vụ nhận <sub>được </sub>


Các hoạt động marketing
truyền thống ( quảng cáo, PR,
xúc tiến bán) và các yếu tố
bên ngoài như truyền thống,
tư tưởng và truyền miệng)


Hình ảnh


Chất lượng kỹ thuật Chất lượng chức năng


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>Sơ đồ 1.3. Mơ hình chất lƣợng kỹ thuật/ chức năng </b>


<i><b>(Nguồn: Gronroos (1984)) </b></i>


( 1) Chất lượng kỹ thuật mô tả dịch vụ được cung cấp là gì và chất lượng mà
khách hàng nhận được từ dịch vụ.


( 2) Chất lượng chức năng mô tả dịch vụ được cung cấp thế nào hay làm thế
nào khách hàng nhận được kết quả chất lượng kỹ thuật.


(3) Hình ảnh là chủ yếu rất quan trọng, được xây dựng chủ yếu dựa trên chất
lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng của dịch vụ, ngoài ra còn một số yếu tố
khác như truyền thống, truyền miệng, chính sách giá, PR.


<i><b>1.2.4. Mơ hình tổng hợp chất lượng dịch vụ của Brogowicz và cộng sự </b></i>


<i><b>(1990) </b></i>


Khoảng cách chất lượng dịch vụ có thể tồn tại ngay cả khi khách hàng chưa
hề sử dụng dịch vụ nhưng được nghe người khác nói về dịch vụ đó, hoặc nghe qua
quảng cáo hay các phương tiện truyền thông khác. Mục đích của mơ hình này là xác
định các khía cạnh liên quan đến chất lượng dịch vụ trong khung quản lý truyền
thống về lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Sơ đồ 1.4. Mơ hình tổng qt của chất lƣợng dịch vụ </b>


<i><b> (Nguồn: Brogowicz và cộng sự ( 1990)) </b></i>


Các yếu tố ảnh hưởng
từ bên ngồi


Hình ảnh công ty Các hoạt động
marketing truyền thống


Kỳ vọng về chất lượng
dịch vụ


Cảm nhận về dịch vụ
đã sử dụng


Dịch vụ cung cấp


Các thông số dịch vụ
cung cấp


Lập kế hoạch, thực hiện


và kiểm soát các chiến


lược marketing


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>1.3. Bài học kinh nghiệm </b>


<b>1.3.1. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở tỉnh Bình Dƣơng </b>


Tỉnh Bình Dương có dân số đơng, dân số năm 2017 là 2.071.000 người, mật
độ dân số là 768,5 người/ km², diện tích của tỉnh là 2.694,43 km². Với lợi thế là
vùng công nghiệp trẻ, năng động và có sức bật cao, có tiềm năng lớn, ln đi đầu
với chính sách trải thảm đón nhà đầu tư trong những năm qua. Kinh nghiệm tạo việc
làm ở tỉnh Bình Dương:


- Trong năm 2016 vừa qua Trung tâm đã tư vấn cho tổng số 1.117.087 người
lao động, giới thiệu việc làm cho tổng số 68.381 lao động. Nhu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp trong năm 2016 là 70.820 lao động, trong đó lao động phổ thơng là
50.281 chiếm 71%, còn lại là lao động chuyên môn kỹ thuật 20.539 chiếm 29%.
<i>(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm DVVL Bình Dương) </i>


- Trong năm 2018, toàn tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 132.583
người, trong đó giới thiệu việc làm cho 85.303 người lao động, 46.255 người nhận
được việc làm (đạt tỉ lệ 34,9% so với tổng số người được giới thiệu việc làm); tổ
chức 27 sàn giao dịch việc làm (đạt 100% kế hoạch) với 3.268 lượt DN tham gia
trực tiếp và trực tuyến, với nhu cầu tuyển dụng là 114.479 lao động; tổ chức 24 lớp
bồi dưỡng kỹ năng tìm việc cho người lao động và kỹ năng nghiệp vụ. Hỗ trợ cho
<i>vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đã tạo việc làm cho 15.084 lao động. (Nguồn: </i>
<i>Số liệu của Sở Lao động – TBXH tỉnh Bình Dương). </i>


- Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Dương cũng là một trong những đơn vị


đầu tiên có bộ phận phân tích dự báo thị trường lao động. Ln điều tra, thu thập,
tổng hợp về thông tin thị trường lao động, cập nhật phiếu điều tra cung - cầu lao
<i>động toàn tỉnh vào cơ sở dữ liệu cung cầu lao động. (Nguồn: Trung tâm DVVL Bình </i>
<i>Dương). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, giải quyết việc làm
cho người lao động thơng qua chính sách phát triển các thành phần kinh tế.


- Đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia
đình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.


- Triển khai thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn
với các mơ hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác
và chế biến thủy hải sản; tập huấn cho cán bộ quản lý lao động - việc làm; xây dựng
và phát triển hạ tầng giao thơng các khu cơng nghiệp, cơng trình trọng điểm.


- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành nắm bắt nhu cầu việc làm của
người lao động để giới thiệu với những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển lao
động lớn trên địa bàn.


- Sở Lao động - TBXH tỉnh Bình Dương chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc
làm tỉnh đẩy mạnh những hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động,
tổ chức các phiên giao dịch việc làm, giúp đưa thông tin về lao động đến với các
đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao động. Trung tâm DVVL tỉnh đã tích cực khảo
sát, khai thác nhu cầu của các doanh nghiệp để chủ động thông tin trong các phiên
giao dịch việc làm. Đến nay đã có hàng chục doanh nghiệp đăng ký nhu cầu lao
động tại trung tâm với hàng ngàn vị trí việc làm, đây được xem là kênh kết nối hữu
ích để giải quyết việc làm cho người lao động.



<i><b>* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- Triển khai các giải pháp hỗ trợ, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa
các ngành nghề, nhằm tạo thêm việc làm mới, giải quyết việc làm tại chỗ cho người
lao động.


<b>1.3.2. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở tỉnh Quảng trị </b>


Quảng Trị có diện tích 4.739,8 km², dân số năm 2013 là 612.500 người, mật
độ dân số: 129 người/ km². Đa số người lao động trên địa bàn tỉnh làm việc thuộc
nhóm ngành nơng, lâm, ngư nghiệp. Đối với lao động làm việc trong nhóm ngành
cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong
cơ cấu lao động xã hội. Kinh nghiệm tạo việc làm ở tỉnh Quảng Trị:


- Trong 9 tháng đầu năm 2018 tồn tỉnh có 9.642 lao động được tạo việc làm
mới đạt 101% kế hoạch năm, trong đó: 5.111 lao động làm việc trong tỉnh, 2.985
lao động làm việc ngoài tỉnh và 1.546 lao động làm việc ở nước ngoài. Toàn tỉnh
tuyển sinh đào tạo nghề cho 10.747 người đạt 91,07%. Trong đó: trình độ cao đẳng:
551 người, trình độ trung cấp: 1.459 người, trình độ sơ cấp và đào tạo thường
<i>xuyên: 8.737 người. (Nguồn: Báo cáo Sở Lao động – TBXH tỉnh Quảng Trị). </i>


- Trong giai đoạn 2013-2018, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin thị trường lao động, tổ chức tư vấn về việc làm, học nghề cho
khoảng 145.000 lượt người. Giới thiệu việc làm cho 12.800 lao động, trong đó làm
việc có thời hạn tại nước ngoài là 1.286 lao động; tuyển sinh đào tạo nghề, đào tạo
ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho lao động tham gia xuất khẩu lao động và giới thiệu
học nghề cho 12.926 lao động và tổ chức hoạt động 110 phiên giao dịch việc làm.


- Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tiếp


tục duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, không sa thải người
lao động và tạo thêm việc làm mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.


- Khu vực nông thôn: dạy nghề kết hợp với hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất và
tự tạo việc làm.


<i><b>* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị: </b></i>


- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đạt kết quả tốt trong công tác xuất khẩu
lao động là do công tác tuyên truyền đa dạng, đi sâu vào cộng đồng; vận động, gặp
mặt người lao động đang xuất khẩu lao động để NLĐ tuyên truyền cho người thân
cùng tham gia xuất khẩu lao động, tạo việc làm thu nhập cao.


- Trung tâm Dịch vụ việc làm tập trung nghiên cứu, tìm kiếm, mở rộng thị
trường lao động, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đặc biệt là tăng cường
các hoạt động ở cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin thị
trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm trong nước, ngoài nước, đào tạo nghề
cho người lao động.


- Có chính sách khuyến khích lao động tự tạo việc làm và lập nghiệp. Phối
hợp với các ngành và các địa phương thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay vốn
hỗ trợ việc làm.


<b>1.3.3. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở thành phố Đà Nẵng </b>


Dân số năm 2017 của Đà Nẵng là 1.134.310 người, mật độ dân số: 828
người/km², diện tích: 1.285 km². Đây là nơi có tiềm năng du lịch phong phú, nhất là
tài nguyên du lịch biển; đã trở thành địa điểm du lịch hàng đầu cả nước, thu hút rất


đông khách du lịch trong và ngoài nước, là nơi thu hút các nhà đầu tư lớn trong khu
vực miền trung và cả nước. Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách đúng đắn
để phát triển kinh tế, tạo việc làm đã thu được một số kết quả quan trọng. Có thể
khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của thành phố Đà Nẵng như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

cho vay vốn đã giải quyết việc làm cho 12.040 lao động, công tác xuất khẩu lao
động đã đưa 305 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi, tập trung nhiều
nhất ở Nhật Bản 185 người. Trong đó lao động được chấp nối tại chợ có 01 trình độ
trên đại học, 1.945 người trình độ đại học, cao đẳng có 1.013 người, trung học
chuyên nghiệp 963 người, công nhân kỹ thuật 966 người và lao động phổ thông
1.622 người.


- Trong giai đoạn 2011-2017, TP. Đà Nẵng đã tổ chức 215 phiên giao dịch
việc làm với 14.467 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia tại phiên giới thiệu việc
làm, tổng số lao động đăng ký tìm việc tại các phiên chợ này là gần 306.180 người.
Kết quả, đã giải quyết việc làm cho 52.444 lao động.


- Triền khai Đề án thông tin thị trường lao động, nâng cao chất lượng hoạt
động của các sàn giao dịch việc làm, kịp thời giải quyết những vướng mắc của
người lao động. Cuối năm 2018 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 51%, hỗ trợ đào
tạo để chuyển đổi ngành nghề cho 1.000 lao động nông thôn, lao động đặc thù trên
<i>địa bàn. (Nguồn: Số liệu của UBND TP. Đà Nẵng) </i>


- Hằng năm tổ chức nhiều phiên chợ việc làm di động ở các quận, huyện và
các trường đại học, cao đẳng,…


- Đà Nẵng cịn hồn thiện hệ thống thu thập và cung cấp thông tin thị trường
lao động tiến đến dự báo ngắn hạn phục vụ định hướng phát triển thông tin thị
trường lao động.



- Tăng cường nhiều giải pháp như tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kết
nối nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương như: tổ chức các
phiên Chợ việc làm định kỳ hàng tuần; phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc
làm di động định kỳ hàng năm tại các trường, các cơ sở dạy nghề và các địa phương
trên địa bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng ưu đãi, cách làm ăn thơng qua các dự án
xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm, tổ chức các phiên chợ
việc làm.


- Duy trì cung cấp thông tin cho người lao động thông qua tra cứu tại sàn
giao dịch việc làm, hay tìm kiếm trên Website của trung tâm giới thiệu việc làm, tư
vấn qua điện thoại. Hàng tháng Trung tâm giới thiệu việc làm sẽ mở 2 phiên giao
dịch để giới thiệu việc làm cho người lao động toàn tỉnh và lao động các tỉnh khác
có nhu cầu tìm việc.


- Chuyển đổi hình thức tổ chức từ Hội chợ việc làm đến hình thức tổ chức
giao dịch việc làm định kỳ và Sàn giao dịch việc làm đã thu hút được nhiều đơn vị
tuyển dụng. Chuyển hướng đào tạo từ khả năng của cơ sở đào tạo sang nhu cầu của
doanh nghiệp và xã hội.


<i><b>* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng: </b></i>


- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn, chính sách hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm mới, xây
<b>dựng các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ,… </b>


- Cho vay vốn ưu đãi đi xuất khẩu lao động thơng qua nguồn vốn ngân hàng
chính sách và Quỹ quốc gia về việc làm.



- Đà Nẵng đã tăng tần suất tổ chức phiên giao dịch việc làm từ 1 phiên/ tháng
lên 4 phiên/tháng đã tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận hình thức cung cấp
dịch vụ tư vấn tìm việc tiên tiến, thiết lập được kênh thông tin về việc làm thường
xuyên và nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu.


<b>1.3.4. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở tỉnh Nam Định </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

triển kinh tế, tạo việc làm thu được một số kết quả quan trọng. Có thể khái quát kinh
nghiệm giải quyết việc làm của tỉnh Nam Định như sau:


- Trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã giải
quyết việc làm mới cho khoảng 17.400 lượt người (đạt khoảng 54,38% kế hoạch
năm); trong đó xuất khẩu lao động 710 người (đạt 54,62% kế hoạch năm). Cả tỉnh
đã đào tạo nghề ở 3 cấp trình độ cho 12.845 lao động (đạt 38,2% kế hoạch năm),
trong đó cao đẳng nghề 39 người; trung cấp nghề 1.451 người; sơ cấp và dưới 3
tháng 11.355 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 43,2%.


- Năm 2018 tư vấn cho hơn 44.6 nghìn lượt người, đạt 130% vượt 30% so
với kế hoạch 2017. Trung tâm đã kết nối với 1.801 doanh nghiệp, tìm ra 442 doanh
nghiệp có nhu cầu tuyển lao động, kịp thời tư vấn và hỗ trợ cho hàng trăm lượt lao
<i>động việc làm. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm việc làm Sở Lao động – TBXH Nam </i>
<i>Định). </i>


- Giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 166,8 nghìn
lượt người, trong đó có trên 11,4 nghìn người xuất khẩu lao động.


- Sở Lao động-TBXH biên soạn, phát hành hàng ngàn cuốn sổ tay tuyên
truyền về công tác đào tạo nghề, việc làm và công tác xuất khẩu lao động phát cho
người lao động, các doanh nghiệp và cán bộ Lao động - TBXH các cấp.



- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã về công tác phát triển thị
trường lao động và giải quyết việc làm. Kết quả đã ghi chép và cập nhật thông tin
về lao động của trên 2.250 doanh nghiệp/hợp tác xã phi nông nghiệp, cập nhật biến
động lao động tại các hộ gia đình trên 49.925 hộ gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Khơi phục, phát triển làng nghề, khuyến khích lập doanh nghiệp: Mỗi năm
trên địa bàn tỉnh có thêm 35 đến 50 doanh nghiệp tư nhân được thành lập.


- Tập trung xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp nông thôn: UBND
tỉnh đã phê duyệt 16 dự án xây dựng cụm công nghiệp nông thôn thuộc các địa
phương trong tỉnh.


- Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, bền vững theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Thúc đẩy phát triển
ni trồng thủy sản với loại hình, quy mơ phù hợp.


Tỉnh Nam Định đã thành công trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
phát huy mọi tiềm năng của tỉnh, mở ra nhiều ngành nghề mới để tạo việc làm cho
người lao động, khuyến khích thành lập doanh nghiệp tạo thêm việc làm, giảm sức
ép về lao động và việc làm cho nền kinh tế. Những kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
cần được các tỉnh nghiên cứu, vận dụng vào tình hình của tỉnh mình.


<i><b>* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của tỉnh Nam Định: </b></i>


- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác việc làm, xuất
khẩu lao động và dạy nghề cho đội ngũ cán bộ Lao động - TBXH cấp huyện, cấp xã
nhằm nâng cao năng lực quản lý lao động, việc làm ở cơ sở.


- Việc đào tạo, tổ chức dạy nghề luôn gắn với giải quyết việc làm, sử dụng
lao động, bao tiêu sản phẩm, tạo ra hiệu quả rõ rệt.



<b>1.3.5. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở thủ đô Hà Nội </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

người lao động, có thể khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của Hà Nội như
sau:


- Năm 2018, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 190.000 lao động,
đạt 125% kế hoạch năm, tăng 25% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, tạo việc làm cho
41.612 lao động từ xét duyệt cho các đối tượng xã hội được vay vốn từ Quỹ quốc
gia về việc làm. Đưa 3.250 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trung
tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 109 phiên giao dịch việc làm với 5.100
doanh nghiệp, đơn vị tham gia; 85.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh; 50.000 lượt
lao động được phỏng vấn, tư vấn hướng nghiệp; 25.000 lao động được tuyển
<i>dụng.(Nguồn: Báo cáo của Sở Lao động – TBXH Hà Nội). </i>


- Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 109 phiên giao dịch việc
làm, thu hút 6.075 doanh nghiệp, đơn vị tham gia tuyển dụng, tuyển sinh 85.000 chỉ
tiêu, qua đó có 50.000 lượt lao động được phỏng vấn, tư vấn hướng nghiệp; 25.000
lao động được tuyển dụng. Ngồi ra cịn hỗ trợ học nghề cho 2.217 người với số
<i>tiền trên 6,7 tỷ đồng. (Nguồn: Báo cáo của Sở Lao động – TBXH Hà Nội). </i>


- Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, chú trọng đào tạo lại nghề cho người
lao động. Đồng thời đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các
cấp học, tạo tiền đề cho đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, gắn đào
tạo với sử dụng lao động.


- Tạo môi trường thuận lợi, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tạo việc
làm, thúc đẩy phát triển thị trường lao động của trung tâm dịch vụ việc làm.


<i><b>* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của thủ đô Hà Nội: </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển đa dạng các ngành, nghề sử dụng nhiều lao động, phát
triển các loại dịch vụ có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>TÓM TẮT CHƢƠNG 1 </b>



Để đánh giá chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ
việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trước hết tác giả tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận
từ các mơ hình đánh giá, phương thức đánh giá về chất lượng dịch vụ nói chung.
Trong đó mơ hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985) cho ta
thấy chất lượng dịch vụ có 05 thành phần cơ bản: Tin cậy; Đáp ứng/tinh thần trách
nhiệm; Năng lực phục vụ/đảm bảo; Đồng cảm và phương tiện hữu hình. Đối với
nền kinh tế Việt Nam thì phương pháp đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng thơng
qua thăm dị, phỏng vấn hoặc phát phiếu điều tra, lấy ý kiến của khách hàng.


Ngoài ra, tác giả tham khảo học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch
vụ việc làm của các tỉnh, thành phố của nước ta. Đó là cơ sở cũng như bài học cho
tác giả đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm của tỉnh
hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ GIỚI THIỆU </b>
<b>VIỆC LÀM TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH BÀ RỊA – </b>
<b>VŨNG TÀU TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2018 </b>


<b>2.1. Giới thiệu tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu </b>


Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt là cửa ngõ của các tỉnh miền
Đông Nam Bộ hướng ra biển Đơng. Có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc


tế. Có hệ thống cảng biển lớn là đầu mối tiếp cận với các nước trong khu vực Đơng
Nam Á và thế giới. Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là tiềm năng để
phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế như Dầu khí; cảng và vận tải biển;
sản xuất, chế biến hải sản và đặc biệt là du lịch. Có hệ thống giao thơng phát triển
khá đồng bộ là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển du lịch, thương mại hợp
tác đầu tư trong và ngồi nước. Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính với diện
tích và dân số cụ thể như sau:


<b>Bảng 2.1. Diện tích, dân số, đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu </b>


<b>STT </b> <b>Đơn vị hành chính </b> <b>Diện tích (Km²) </b> <b>Dân số( Ngƣời) </b>


<i>1 </i> <i>Thành phố Bà Rịa </i> <i>91,5 </i> <i>122.424 (2011) </i>


2 Thành phố Vũng Tàu <i>141,1 </i> <i>512.915 (2016) </i>


3 Thị xã Phú Mỹ <i>333,84 </i> <i>175.872 (2018) </i>


4 Huyện Châu Đức <i>422,6 </i> <i>143.306 (2009) </i>


5 Huyện Côn Đảo <i>76 </i> <i>8.360 (2014) </i>


6 Huyện Đất Đỏ <i>189,6 </i> <i>76.659 (2011) </i>


7 Huyện Long Điền <i>77 </i> <i>140.485 (2011) </i>


8 Huyện Xuyên Mộc <i>640,9 </i> <i>162.356 (2011) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Trong thời gian tới, Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung khai thác các lĩnh vực mà
tỉnh có lợi thế mà thiên nhiên ưu đãi, xây dựng các giải pháp phát triển các ngành,


lĩnh vực, vùng kinh tế hữu hiệu, nâng cao đời sống nhân dân và nâng cao dân trí.
Ngồi ra, tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo thêm việc
làm cho người lao động.


<b>2.2. Giới thiệu Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu </b>
<b>2.2.1 Giới thiệu về Trung tâm DVVL tỉnh </b>


Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có trụ sở chính đặt tại số 221 đường Ba Cu,
phường 4, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trung tâm có 5 cơ sở vệ
tinh đặt tại: Huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc, huyện Côn Đảo, thị xã Phú Mỹ và
thành phố Bà Rịa.


<b>2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ việc </b>
<b>làm </b>


Năm 1989, Trung tâm Dịch vụ lao động được thành lập.


Sau nhiều lần kiện toàn bộ máy, đổi tên đến ngày 07/01/2015, Ủy ban nhân
dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Quyết định số 08/QĐ-UBND về việc đổi tên
Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thành Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu. Trong đó, quy định:


Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị sự nghiệp Nhà
nước có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; chịu sự quản
lý trực tiếp toàn diện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

hạn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tạo việc làm tại chỗ; tổ chức thực hiện các hoạt
động huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; tổ chức


điều tra, cập nhật biến động, dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động.
Tuyên truyền và giải quyết chế độ, chính sách về Bảo hiểm thất nghiệp cho người
lao động.


<i>Tổng số Công chức - Viên chức và hợp đồng lao động là 56 người. (Số liệu </i>
<i>năm 2018). Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có Ban Giám đốc và 06 Phòng ban, </i>
cụ thể như sau:


- 01 Giám đốc
- 02 Phó giám đốc


- Phịng Tổ chức - Hành chính


- Phịng Tư vấn – Giới thiệu việc làm


- Phịng Thơng tin – Thị trường lao động
- Phòng Đào tạo


- Phịng Bảo hiểm thất nghiệp
- Phịng Kế tốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>Hình 2.1. Trụ sở chính của Trung tâm Dịch vụ việc làm </b>


<b>Hình 2.2. Phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm </b>
Website cũ:




Đến đầu năm 2019, website mới:



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>2.3. Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung </b>
<b>tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2014 đến năm 2018. </b>


<b>2.3.1. Thực trạng dịch vụ giới thiệu việc làm của Trung tâm DVVL tỉnh </b>
Quy trình hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu:


<i><b>(Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) </b></i>


<b>Sơ đồ 2.2. Quy trình giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm </b>
<b>tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu </b>


<i><b>Quy trình giới thiệu việc làm được mô tả như sau: </b></i>


Đầu tiên, người lao động sẽ được CCVC-NLĐ của Trung tâm Dịch vụ việc
làm hướng dẫn đến bản tin xem thông tin của phiên giao dịch để dễ dàng tư vấn cho
người lao động nên tìm kiếm việc làm hay học nghề.


- Nếu người lao động muốn học nghề thì CCVC-NLĐ sẽ cung cấp danh mục
các ngành nghề học theo nguyện vọng của người lao động. Đồng thời, CCVC-NLĐ
cung cấp thông tin về ngành nghề nào mà các doanh nghiệp cần tuyển dụng, ngành
nghề nào phù hợp với bản thân người học, trường nào có chính sách học nghề tốt,
thuận lợi nhất để người lao động lựa chọn.


- Nếu người lao động muốn tư vấn tìm kiếm việc làm:


Các ngành nghề


Tuyển


dụng
Lao động


phổ thông


Đào tạo tại
doanh nghiệp


Doanh
nghiệp
Người


lao
động


Học
nghề


Tư vấn


Việc làm


Lao động
chưa có nghề


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

+ Đối với lao động chưa có nghề/ lao động khơng có trình độ chun mơn thì
có hai phương án cho họ lựa chọn: Một là làm những ngành nghề phổ thông. Hai là
tham gia các khóa đào tạo tại doanh nghiệp, sau khóa đào tạo nếu doanh nghiệp
nhận thấy người lao động làm được việc thì tiến hành ký kết hợp đồng chính thức.



+ Đối với lao động đã qua đào tạo thì CCVC-NLĐ Trung tâm căn cứ vào
phiếu cung cấp thông tin của người lao động để tư vấn doanh nghiệp nào đang
tuyển dụng để người lao động tham gia phỏng vấn.


Sau quá trình phỏng vấn xin việc mà người lao động vẫn chưa có việc làm
thì CCVC-NLĐ Trung tâm sẽ cung cấp phiếu điền thông tin cho người lao động,
khi nào có việc làm thích hợp sẽ liên hệ để tiếp tục đi phỏng vấn.


Tác giả tham khảo bảng câu hỏi từ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan đến
đề tài nghiên cứu về chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm. Sau đó tham khảo ý
kiến của các chuyên gia, lãnh đạo trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
để chỉnh sửa bảng câu hỏi phù hợp với đối tượng tác giả phỏng vấn. Tác giả hoàn
thành bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát, phỏng vấn ý kiến của người lao động và các
doanh nghiệp.


Số phiếu được phát ra cho doanh nghiệp là 500 phiếu; số phiếu phát ra cho
người lao động: 500 phiếu, đạt gần 10% tổng thể. Qua đó, số phiếu thu về từ doanh
nghiệp là 350 phiếu đạt tỷ lệ 70% tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về từ người
lao động là 350 phiếu đạt tỷ lệ 70% tổng số phiếu phát ra.


Cách phỏng vấn người lao động và doanh nghiệp như sau:


- Đối với người lao động: Tác giả trực tiếp tham gia sàn/ phiên giới thiệu
việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Sau đó phát phiếu điều tra, khảo sát
theo Phụ lục 1, thu phiếu về tổng hợp lên bảng kết quả điều tra.


- Đối với doanh nghiệp: Tác giả trực tiếp đến doanh nghiệp phỏng vấn bộ
phận nhân sự tại doanh nghiệp theo nội dung tại Phụ lục 2 hoặc gọi điện thoại
phỏng vấn và ghi nhận ý kiến trả lời của doanh nghiệp vào phiếu điều tra. Tác giả
thu thập tất cả các phiếu khảo sát và tổng hợp lên bảng kết quả điều tra.



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Phương thức gửi phiếu điều tra: Phỏng vấn trực tiếp
Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 01, 02


<b>2.3.1.1. Thực trạng công tác truyền thông và marketing cho dịch vụ của </b>
<b>Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh </b>


<b>Bảng 2.2. Bảng điều tra, khảo sát hình thức tuyên truyền của Trung tâm </b>
<b>Dịch vụ việc làm tỉnh </b>


<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Số lƣợng ( Phiếu) </b> <b>Tỷ lệ (%) </b>


1 Tờ rơi 6 1,71


2 Băng rôn 81 23,14


3 Tivi 21 6


4 Đài phát thanh 95 27,14


5 Internet 123 35,14


6 Người thân, bạn bè 15 4,29


7 Khác 9 2,57


<b>Tổng cộng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


<i><b>(Nguồn: Tác giả điều tra) </b></i>



Qua bảng số liệu thống kê kết quả khảo sát người lao động biết đến Trung
tâm bằng hình thức nào thì chủ yếu biết qua mạng Internet, đài phát thanh và treo
băng rơn. Cụ thể là qua mạng internet có 123 phiếu chiếm 35,14%, đài phát thanh
có 96 phiếu chiếm 27,14%, băng rơn có 81 phiếu chiếm 23,14% và hình thức phát
tờ rơi chiếm tỷ lệ thấp nhất có 6 phiếu chiếm 1,71%. Hình thức phát tờ rơi tốn chi
phí và hiệu quả khơng cao nên ít được áp dụng, cịn thơng báo qua internet đang rất
phổ biến vì sự tiện lợi và dễ tun truyền thơng tin nhanh hơn các hình thức khác.


<b>2.3.2. Hoạt động tƣ vấn của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh BR-VT </b>
<b>Bảng 2.3. Hoạt động tƣ vấn của Trung tâm Dịch vụ việc làm </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b> <b>2018 </b>


<b>Số lao động đƣợc tƣ vấn. Trong đó: </b> <b>Lƣợt </b>


<b>ngƣời </b> <b>46.109 48.161 46.893 48.300 51.582 </b>


+ Số người là phụ nữ ” 24.120 25.432 26.036 26.817 28.640


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b> <b>2018 </b>


+ Số người là người dân tộc thiểu số ” 2 2 2 2 2


+ Số người có trình độ chun mơn kỹ


thuật ” 21.984 22.723 26.359 27.150 28.995


<b>Số lao động đƣợc tƣ vấn chia theo </b>
<b>loại tƣ vấn </b>



<b>Lƣợt </b>


<b>ngƣời </b> <b>46.109 48.161 46.893 48.300 51.582 </b>


+ Tư vấn về việc làm ” 25.360 26.489 26.559 26.565 28.918
+ Tư vấn về học nghề ” 9.222 12.448 13.068 13.990 14.327
+ Tư vấn về chính sách, pháp luật lao


động ” 4.216 4.408 4.586 4.615 4.682


+ Tư vấn khác ” 7.311 4.816 2.680 3.130 3.655


<b>Số lao động đƣợc tƣ vấn chia theo </b>
<b>trình độ chun mơn kỹ thuật </b>


<b>Lƣợt </b>


<b>ngƣời </b> <b>46.109 48.161 46.893 48.300 51.582 </b>


+ Sơ cấp nghề 3 ” 11.739 12.096 12.739 13.042 13.342


+ Trung cấp 1 ” 17.427 18.301 15.613 16.238 18.907


+ Cao đẳng 2 ” 12.127 12.440 12.907 13.075 13.196


+ Đại học trở lên 4 ” 4.816 5.324 5.634 5.945 6.137


Số người sử dụng lao động được tư


vấn <b>Ngƣời </b> <b>592 </b> <b>626 </b> <b>696 </b> <b>717 </b> <b>766 </b>



<i><b>( Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm) </b></i>


Qua bảng số liệu trên, tác giả nhận thấy hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm
của Trung tâm Dịch vụ việc làm như sau:


Số người sử dụng lao động được tư vấn năm 2018 so với năm 2014 tăng 174
lượt người, tương ứng tăng 29,39%.


Số lao động được tư vấn năm 2018 tăng 5.473 lượt người, tương ứng tăng
11,87%. Trong đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

dân tộc thiểu số tăng qua các năm. Tuy nhiên người khuyết tật và người dân tộc
thiểu số tăng khơng đáng kể. Số người có trình độ chun mơn kỹ thuật qua 5 năm
cịn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cho nên khó tìm được việc
làm như mong đợi.


- Số lao động được tư vấn việc làm năm 2018 tăng 3.558 lượt người so với
năm 2014 (tăng 14,03%); số lao động được tư vấn học nghề tăng 5.105 lượt người
tương ứng tăng 55,36%; lao động được tư vấn chính sách, pháp luật lao động tăng
466 lượt người, tương ứng tăng 11,04%; lao động được tư vấn khác giảm 3.656 lượt
người, tương ứng giảm 50%. Nhu cầu tư vấn giới thiệu việc làm và tư vấn học nghề
ngày càng tăng, vấn đề học nghề được nhìn nhận theo hướng tích cực, lao động
tham gia học nghề cao hơn trước cho thấy tầm quan trọng của trình độ đối với tuyển
dụng lao động ngày nay.


Số lao động được tư vấn có trình độ sơ cấp nghề năm 2018 tăng 1.604 lượt
người so với năm 2014, chiếm 13,66%, trình độ trung cấp tăng 1.479 lượt người,
chiếm 8,49%, trình độ cao đẳng tăng 1.069 lượt người tương ứng tăng 8,82% và
trình độ đại học trở lên tăng 1.321 lượt người, chiếm 27,12%. Phân tích trên cho ta


thấy lao động chủ yếu đến Trung tâm đa số có trình độ trung cấp và cao đẳng. Tuy
trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhưng so sánh số lượng vẫn thấp so với các trình
độ khác. Lao động có trình độ thấp nên tỷ lệ chưa tìm được việc làm cao hơn, do đó
cần chú trọng nâng cao trình độ chun mơn của lao động hơn nữa.


<b>2.3.3. Hoạt động giới thiệu việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh </b>
<b>Bà Rịa-Vũng Tàu </b>


<b>Bảng 2.4. Hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển dụng lao động </b>
<i>Đơn vị tính: Người </i>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b> <b>2018 </b>


<b>Số ngƣời đăng ký tìm việc làm. </b>


<b>Trong đó: </b> <b>2.134 </b> <b>2.561 </b> <b>2.668 </b> <b>2.801 </b> <b>2.988 </b>


+ Số người là phụ nữ 1.315 1.578 1.644 1.726 1.841


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>Chỉ tiêu </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b> <b>2018 </b>


+ Số người là người dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0
+ Số người có trình độ chun


mơn kỹ thuật 1.962 2.354 2.452 2.575 2.746


<b>Số ngƣời đƣợc giới thiệu việc </b>


<b>làm </b> <b>3.390 </b> <b>3.800 </b> <b>3.958 </b> <b>4.156 </b> <b>4.433 </b>



+ Số người là phụ nữ 1.584 1.901 1.980 2.079 2.218


+ Số người là người khuyết tật 2 2 2 2 2


+ Số người là người dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0
+ Số người có trình độ chun


mơn kỹ thuật 1.804 2.788 2.904 3.049 3.252


<b>Số ngƣời đƣợc tuyển dụng do </b>


<b>Trung tâm giới thiệu </b> <b>868 </b> <b>1.169 </b> <b>1.218 </b> <b>1.279 </b> <b>1.364 </b>


+ Số người là phụ nữ 368 442 460 483 515


+ Số người là người khuyết tật 0 0 0 0 0


+ Số người là người dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0
+ Số người có trình độ chun


môn kỹ thuật 500 918 956 1.004 1.071


<b>Số lao động do ngƣời sử dụng </b>


<b>lao động đề nghị tuyển lao động </b> <b>4.718 </b> <b>5.662 </b> <b>5.898 </b> <b>6.193 </b> <b>6.606 </b>
+ Số người là phụ nữ 1.214 1.457 1.518 1.594 1.700


+ Số người là người khuyết tật 0 0 0 0 0


+ Số người là người dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0


+ Số người có trình độ chun


mơn kỹ thuật 2.254 2.704 2.817 2.958 3.155


<b>Số lao động ứng tuyển đƣợc </b>
<b>ngƣời sử dụng lao động tuyển </b>
<b>dụng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Chỉ tiêu </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b> <b>2018 </b>


+ Số người là phụ nữ 368 442 460 483 515


+ Số người là người khuyết tật 0 0 0 0 0


+ Số người là người dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0
+ Số người có trình độ chun


môn kỹ thuật 765 918 956 1.004 1.071


<i><b>( Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm) </b></i>


Qua bảng số liệu trên, tác giả nhận thấy hoạt động giới thiệu việc làm của
tỉnh BR-VT đang có bước chuyển biến tích cực, cụ thể là:


- Số người đăng ký tìm việc tăng qua các năm, trong đó lao động nữ năm
2018 tăng 526 người so với năm 2014, chiếm 40%. Số người là người khuyết tật
tăng khơng đáng kể, số người có trình độ chun mơn năm 2018 tăng 784 người so
với năm 2014, chiếm 39,95%.


- Số người được giới thiệu việc làm năm 2018 tăng 1.267 người so với năm


2014 chiếm 30,77%. Trong đó số lao động là phụ nữ, số lao động có trình độ
chun mơn tăng qua các năm.


- Số người được tuyển dụng do Trung tâm giới thiệu năm 2018 tăng 269
người so với năm 2014, chiếm 24,56%, trong đó số người có trình độ chun mơn
chiếm 20,34%. Cho thấy lao động có trình độ chun mơn tăng thấp so với nhu cầu
thực tế của thị trường lao động ngày nay.


- Số lao động do người sử dụng lao động tuyển năm 2018 tăng 901 người so
với năm 2014, chiếm 39,97%.


<b>2.3.4. Tổ chức phiên giao dịch việc làm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT </b> <b>Năm </b>
<b>2014 </b>


<b>Năm </b>
<b>2015 </b>


<b>Năm </b>
<b>2016 </b>


<b>Năm </b>
<b>2017 </b>


<b>Năm </b>
<b>2018 </b>
Tần suất tổ chức phiên giao dịch


việc làm Lần/quý 1 2 3 3 3



Số phiên đã thực hiện Phiên 8 8 12 12 12


Số doanh nghiệp tham gia phiên


giao dịch việc làm Lượt 267 294 334 281 327


Số lao động được tư vấn tại phiên
giao dịch việc làm


Lượt


người 10.318 11.350 12.898 10.834 12.640
Số người lao động được phỏng vấn


tại phiên giao dịch việc làm Người 6.794 7.474 8.493 7.134 8.323
Số người lao động nhận được việc


làm, hồ sơ sau khi phỏng vấn tại
phiên giao dịch việc làm. Trong đó:


Người 2.911 3.479 4.264 3.581 4.179


+ Số người lao động nhận được


việc làm, hồ sơ trực tiếp tại phiên Người 1.529 1.808 2.286 1.920 2.240
+ Số người lao động nhận được


việc làm, hồ sơ sau khi phỏng vấn
tại doanh nghiệp



Người 1.382 1.671 1.978 1.662 1.938


<i><b>( Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm) </b></i>


Qua bảng số liệu trên, tác giả nhận thấy số phiên giới thiệu việc làm tăng nhẹ
qua các năm, số phiên năm 2018 tăng 4 phiên so với năm 2014. Số doanh nghiệp
tham gia phiên giao dịch việc làm ngày càng tăng cho thấy chính sách tuyên truyền,
thu hút doanh nghiệp tham gia của Trung tâm Dịch vụ việc làm được cải thiện so
với trước. Tại các phiên giao dịch việc làm, người lao động được tư vấn và tham gia
phỏng vấn xin việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

+ Số lao động nhận được việc làm, hồ sơ trực tiếp tại phiên năm 2018 so với
năm 2014 tăng 711 người, chiếm 46,5%.


+ Số lao động nhận được việc làm, hồ sơ sau khi phỏng vấn tại doanh nghiệp
năm 2018 tăng 556 người so với năm 2014, chiếm 40,23%.


Số liệu trên cho thấy số lao động được Trung tâm Dịch vụ việc làm được tư
vấn, giới thiệu việc làm ngày càng tăng; số doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch
tăng qua các năm. Người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm có cơ hội tìm
được việc làm trực tiếp tại phiên hoặc được tham gia phỏng vấn tại doanh nghiệp.
Từ đó, uy tín của Trung tâm được nâng cao, lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm
tin cậy liên hệ với Trung tâm để tư vấn tìm việc làm thích hợp với bản thân và mức
lương thỏa đáng.


<b>2.3.5. Công tác Thông tin – Thị trƣờng lao động </b>


<b>Bảng 2.6. Hoạt động cung cấp thông tin về thị trƣờng lao động của </b>
<b>Trung tâm Dịch vụ việc làm </b>



<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Đơn vị </b> <b>Năm </b>


<b>2014 </b>
<b>Năm </b>
<b>2015 </b>
<b>Năm </b>
<b>2016 </b>
<b>Năm </b>
<b>2017 </b>
<b>Năm </b>
<b>2018 </b>


1 Cập nhật thông tin


trên Website Tin tức 75 97 100 249 321


2


Đưa thông tin tuyển
dụng của doanh
nghiệp


Vị trí việc


làm trống 26.847 30.925 32964 31.944 33.983


3 Điều tra cập nhật dữ
liệu cung lao động



Hộ gia


đình 16.030 15.301 <b>20.887 20.401 24.287 </b>
4 Điều tra cập nhật dữ


liệu cầu lao động Phiếu 447 427 582 569 677


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

làm trống lên website của Trung tâm, tăng 7.136 tin so với năm 2014 chiếm
26,58%.


Hằng năm, Trung tâm tiến hành điều tra cung – cầu lao động theo chỉ đạo của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm nhưng chưa cập nhật vào
hệ thống ngân hàng lao động, hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia cho
nên hoạt động dự báo cung – cầu lao động chỉ thực hiện trong thời gian ngắn hạn,
theo tháng, theo quý.


Năm 2018, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng
lao động cho Trung tâm Dịch việc làm nhưng hệ thống này vẫn chưa hồn thiện,
cơng tác khai thác thơng tin từ hệ thống cịn gặp khó khăn cần khắc phục nhiều.


<b>2.3.6. Công tác đào tạo nghề </b>


<b>Bảng 2.7. Số liệu công tác đào tạo nghề tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh </b>


<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT </b> <b>Năm </b>


<b>2014 </b>


<b>Năm </b>
<b>2015 </b>



<b>Năm </b>
<b>2016 </b>


<b>Năm </b>
<b>2017 </b>


<b>Năm </b>
<b>2018 </b>


<b>Tổng cộng </b> <b><sub>229 </sub></b> <b><sub>244 </sub></b> <b><sub>291 </sub></b> <b><sub>307 </sub></b> <b><sub>330 </sub></b>


1 Tự đào tạo Học viên <sub>175 </sub> <sub>167 </sub> <sub>199 </sub> <sub>210 </sub> <sub>215 </sub>


2 Liên kết đào tạo Học viên <sub>54 </sub> <sub>77 </sub> <sub>92 </sub> <sub>97 </sub> <sub>115 </sub>


<i><b> (Nguồn: Trung tâm DVVL cung cấp) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>2.3.7. Số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm </b>


<b>Bảng 2.8. Tổng hợp số ngƣời ngƣời đƣợc giải quyết việc làm </b>


<i>Đơn vị tính: Người </i>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2014 </b>
<b>Năm </b>
<b>2015 </b>
<b>Năm </b>


<b>2016 </b>
<b>Năm </b>
<b>2017 </b>
<b>Năm </b>
<b>2018 </b>


<b>Tổng cộng </b> <b>25.694 </b> <b>32.974 </b> <b>35.972 </b> <b>38.970 </b> <b>42.824 </b>


Chương trình giảm


nghèo 5.089 6.530 7.124 7.718 8.481


Chương trình 120 5.611 7.200 7.855 8.509 9.351


DN tự tuyển 10.640 13.654 14.896 16.137 17.733


Tự tạo việc làm 4.250 5.455 5.951 6.446 7.084


Xuất khẩu lao động 105 135 147 159 175


<i><b>( Số liệu Cục Thống kê tỉnh BR-VT) </b></i>


Qua bảng số liệu trên, tác giả thấy số người được giải quyết việc làm năm
2018 tăng 17.130 người so với năm 2014, chiếm 66,67%. Trong đó, Trung tâm giải
quyết việc làm thông qua chương trình giảm nghèo, chương trình quốc gia giải
quyết việc làm, doanh nghiệp tự tuyển dụng lao động, người lao động tự tạo việc
làm và xuất khẩu lao động.


<b>2.3.8. Thực trạng nguồn nhân lực tại Trung tâm DVVL tỉnh </b>



<b>Bảng 2.9. Trình độ chun mơn kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ việc </b>
<b>làm tỉnh BR-VT năm 2018 </b>


<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b>


<b>Tổng </b>
<b>số </b>
<b>(ngƣời)</b>


<b>Trình độ chuyên môn kỹ thuật </b>
<b>Đại học trở lên </b> <b>Cao đẳng </b> <b>Khác </b>


<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>
<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>
<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>Tổng số </b> <b>56 </b> <b>37 </b> <b>66,07 </b> <b>4 </b> <b>7,14 </b> <b>15 </b> <b>26,79 </b>


1 Ban lãnh đạo 03 03 100 0 0 0 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b>



<b>Tổng </b>
<b>số </b>
<b>(ngƣời)</b>


<b>Trình độ chun mơn kỹ thuật </b>
<b>Đại học trở lên </b> <b>Cao đẳng </b> <b>Khác </b>


<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


3 Phịng Kế tốn 02 01 50 01 50 0 0


4 Phòng Tư vấn – GTVL 03 02 66,67 0 0 01 33,33



5 Phịng Thơng tin –


TTLĐ 03 03 100 0 0 0 0


6 Phòng Đào tạo 05 03 60 0 0 02 40


7 Bảo hiểm thất nghiệp 26 23 88,46 03 11,54 0 0


<i><b>( Số liệu Trung tâm DVVL cung cấp năm 2018) </b></i>


Qua bảng trên ta nhận xét trình độ nguồn nhân lực của Trung tâm Dịch vụ
việc làm tỉnh BR-VT như sau: Trình độ đại học trở lên là 37 người, chiếm 66,67%;
trình độ cao đẳng là 4 người, chiếm 7,14% và trình độ khác là 15 người, chiếm
26,79%. Đối với phòng Tư vấn – Giới thiệu việc làm thì trình độ đại học là 2 người,
chiếm 66,67%, trình độ cao đẳng khơng có và trình độ khác có 01 người, chiếm
33,33%. Trên cơ sở trên, tác giả nhận thấy Trung tâm cần chú trọng nhân lực tư vấn
– giới thiệu việc làm vì nguồn nhân lực này là nhân lực chính cho hoạt động của
Trung tâm nhưng số lượng viên chức, người lao động làm lĩnh vực này chỉ có 3
người thuộc biên chế chưa đủ đáp ứng nhu cầu của Trung tâm.


Ngoài ra, nhân lực này cần trình độ chun mơn cao mới giải đáp thắc mắc,
tư vấn chuyên sâu đáp ứng nhu cầu của người lao động đến giao dịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

TBXH trình UBND tỉnh xin chủ trương cho tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
cho CBVC-NLĐ Trung tâm được cải thiện, đáp ứng nhu cầu của thực tế hơn nữa.


<b>Đánh giá của doanh nghiệp về chất lƣợng dịch vụ việc làm </b>
<b>Bảng 2.10. Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2019 </b>


<b>Câu hỏi </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Số lƣợng </b> <b>Tỷ lệ </b>



1. Doanh nghiệp có thiếu lao
động khơng?


Có 218 62


Không 132 38


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


2. Doanh nghiệp khắc phục
sự thiếu lao động bằng cách
nào?


Tăng năng suất lao động của
người lao động đang làm việc tại
doanh nghiệp (cải tiến khoa học
cơng nghệ, áp dụng máy móc thiết
bị tiên tiến)


136 39


Tăng cường độ lao động của


người lao động 28 8


Thuê hoặc mướn lao động của


doanh nghiệp khác 49 14



Tuyển lao động mới 112 32


Khác 25 7


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


3. Doanh nghiệp gặp khó


khăn trong việc tuyển dụng
lao động?


Lao động không đáp ứng các yêu


cầu của doanh nghiệp 185 53


Thu nhập, tiền lương, tiền thưởng


thấp 31 9


Điều kiện làm việc (mơi trường,


an tồn lao động, chế độ quản lý) 43 12
Chế độ phúc lợi (chế độ ăn ở, đi


lại, y tế) 66 19


Khác 25 7


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>



4. Doanh nghiệp có tham gia
tuyển dụng lao động tại Trung
tâm DVVL khơng?


Có 147 42


Khơng 203 58


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


5. Doanh nghiệp có hài lịng về
chất lượng dịch vụ tại Trung
tâm DVVL khơng?


Rất khơng hài lịng 7 2


Khơng hài lịng 25 7


Khơng ý kiến 21 6


Hài lòng 199 57


Rất hài lòng 98 28


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


6. Tại sao DN không tham gia
tuyển dụng qua Trung tâm


Thủ tục phức tạp 15 4



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Câu hỏi </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Số lƣợng </b> <b>Tỷ lệ </b>


DVVL? Chất lượng nguồn nhân lực 197 56


Phí dịch vụ cao 72 21


Khác 28 8


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


7. Trung tâm DVVL có khảo


sát tình hình lao động sau
khi GTVL khơng?


Có 276 79


Khơng 74 21


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


8. Doanh nghiệp của anh
(chị) có thường xun cung
cấp thơng tin điều tra cung –
cầu lao động khơng?


Có 66 18


Không 284 82



<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


9. Loại năng lực kỹ năng lao
động thiếu là gì?


Năng lực chun mơn, nghiệp vụ 123 35


Ngoại ngữ 73 21


Tin học 86 24


Kỹ năng giao tiếp 11 3


Kỹ năng làm việc nhóm 15 4


Kỹ năng an toàn lao động và sức


khỏe nghề nghiệp 6 2


Kỹ năng kinh doanh 9 3


Kỹ năng tư duy sáng tạo, tính chủ


động 12 3


Kỹ năng giải quyết vấn đề 4 1


Kỹ năng quản lý thời gian 6 2



Kỹ năng tập trung 3 1


Kỹ năng khác 2 1


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


10. Hình thức DN hỗ trợ cho
người lao động là gì?


Hỗ trợ nhà ở 75 21


Hỗ trợ một số chi phí cho người
lao động (chi phí xăng xe đi lại,
điện thoại,...)


93 26


Hỗ trợ về nhà trẻ, trường học cho


con em của người lao động 55 16


Khác 127 37


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


11. Mức lương bình quân


doanh nghiệp trả cho người
lao động?



<b>Khoảng 3 đến 4,5 trđ/người/tháng </b> 192 55


<b>Khoảng 5 đến 7 trđ/người/tháng </b> 59 17


<b>Khoảng 7 đến 9 trđ/người/tháng </b> 44 2


<b>Trên 10 trđ/người/tháng </b> 55 26


<b>Tổng </b> <b>350 </b> <b>100 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Hiện tại doanh nghiệp thiếu lao động có 218 phiếu chiếm 62%. Do đó, doanh
nghiệp chủ yếu tăng năng suất lao động, cải tiến khoa học cơng nghệ, áp dụng máy
móc thiết bị tiên tiến,...Đồng thời tổ chức tuyển dụng thêm lao động nhưng do trình
độ của người lao động chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đề ra nên khó tuyển
dụng lao động. Doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Trung tâm DVVL có 147
phiếu chiếm 42%, có 199 phiếu hài lòng về chất lượng DVVL của Trung tâm
(chiếm 57%), doanh nghiệp không tham gia tuyển dụng qua Trung tâm có 203
phiếu (chiếm 58%) do chất lượng nguồn nhân lực ứng tuyển không đáp ứng yêu cầu
doanh nghiệp đặt ra và trình độ nhân viên tư vấn chưa chuyên sâu để chọn được ứng
viên thích hợp. Trung tâm DVVL có khỏa sát tình hình lao động sau khi được giới
thiệu việc làm có 276 phiếu chiếm 79%. Có 66 phiếu khảo sát (chiến 18%) cho thấy
DN có thực hiện cung cấp thông tin điều tra cung – cầu lao động, tỷ lệ này khá thấp.
Vì vậy cần có biện pháp để DN thực hiện nghiêm quy định của nhà nước.


Qua khảo sát lao động thiếu hụt kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và thành
thạo tin học, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, giải
quyết vấn đề,...rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.


Doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động đa số là các chi phí xăng xe, điện
thoại,..Hỗ trợ nhà ở chiếm tỷ lệ thấp khoảng 21%, mức hỗ trợ này đa số là các


doanh nghiệp lớn có số lượng lao động nhiều, nhà xa. Vì vậy lao động chưa gắn bó
với doanh nghiệp, mức lương doanh nghiệp chi trả cho người lao động tương đối
thấp khoảng 3 đến 4,5 triệu đồng, trong khi đó người lao động mong muốn nhận
được mức lương khoảng 5 đến 7 triệu. Những doanh nghiệp lương cao, yêu cầu
trình độ cao thì tự tuyển dụng khơng thơng qua trung tâm giới thiệu nên rất khó để
ứng tuyển.


<b>Đánh giá chung </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

143.630 người giảm 0,24%.


<i>( Báo cáo số 169/BC-CTK ngày 24/12/2018 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – </i>
<i>Vũng Tàu về việc báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12, Quý IV và năm 2018) </i>


Tổng số người lao động năm 2018 đến phiên giao dịch việc làm: gần 12.640
người. Tổng số doanh nghiệp năm 2018 tham gia đăng ký tuyển dụng lao động qua
Trung tâm Dịch vụ việc làm: gần 7.623 doanh nghiệp.


<i><b>* Phân tích các yếu tố chất lượng dịch vụ của Parasuraman: </b></i>


Trong 5 thành phần cơ bản của chất lượng dịch vụ: Tin cậy, Đáp ứng/ Tinh
thần trách nhiệm, Năng lực phục vụ/ đảm bảo, Đồng cảm, Phương tiện hữu hình thì
tác giả xây dựng hệ thống các câu hỏi để điều tra người lao động và người sử dụng
lao động.


Kết quả cho các câu hỏi tương ứng với chất lượng dịch vụ việc làm tại tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:


<b>Bảng 2.11. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ việc làm </b>



<b>Thành </b>
<b>phần cơ </b>
<b>bản của </b>
<b>chất lƣợng </b>
<b>dịch vụ </b>
<b>Câu hỏi </b>
<b>Số phiếu </b>
<b>hài lịng/ </b>
<b>Có </b>
<b>Số phiếu </b>
<b>khơng </b>
<b>hài lịng/ </b>
<b>Khơng </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>hài </b>
<b>lòng </b>
<b>(%) </b>
Tin cậy


1. Anh (chị) đánh giá như thế nào về thời
gian thông báo kết quả/phỏng vấn của
CCVC-NLĐ Trung tâm DVVL? (Có giải
quyết đúng hẹn hay không?).


222 128 63,43


2. Anh (chị) đánh giá như thế nào về độ
an toàn khi sử dụng dịch vụ tại Trung
tâm DVVL.



284 66 81,15


<b>Trung bình </b> <b>72,29 </b>


Đáp
ứng/Tinh
thần trách
nhiệm


1. Anh (chị) đánh giá như thế nào về thái
độ phục vụ của CBVC của Trung tâm


DVVL? 247 103 <b>70,57 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Thành </b>
<b>phần cơ </b>
<b>bản của </b>
<b>chất lƣợng </b>
<b>dịch vụ </b>
<b>Câu hỏi </b>
<b>Số phiếu </b>
<b>hài lịng/ </b>
<b>Có </b>
<b>Số phiếu </b>
<b>khơng </b>
<b>hài lịng/ </b>
<b>Khơng </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>hài </b>
<b>lịng </b>


<b>(%) </b>
phục vụ/
Đảm bảo


ngũ nhân viên Tư vấn – Giới thiệu việc
làm của Trung tâm DVVL?


2. Anh (chị) đánh giá như thế nào về thái
độ phục vụ của CBVC của Trung tâm
DVVL?


247 103 70,57


3. Anh (chị) đánh giá như thế nào về độ
an toàn khi sử dụng dịch vụ tại Trung
tâm DVVL.


284 66 81,15


<b>Trung bình </b> <b>73,81 </b>


Đồng cảm


1. Anh (chị) đánh giá như thế nào về tinh
thần phục vụ của CCVC-NLĐ tại Trung
tâm DVVL?


298 52 85,14


2. Anh (chị) đánh giá như thế nào về thái


độ phục vụ của CBVC của Trung tâm
DVVL?


247 103 70,57


3. Trung tâm DVVL có dựa vào mức
lương mà anh (chị) mong muốn để tìm
việc làm cho anh (chị) không?


281 69 80,28


4. Trung tâm DVVL có dựa vào mong
muốn của anh (chị) để tìm việc làm cho
anh (chị) khơng?


285 65 81,42


5. Trung tâm có thường xuyên lấy ý
kiến, khảo sát mức độ hài lòng của anh
(chị) không?


123 227 35,14


6. Trung tâm DVVL có liên hệ anh/chị
để biết thông tin sau khi có việc làm hay
khơng?


125 225 35,71


<b>Trung bình </b> <b>64,71 </b>



Phương tiện
hữu hình


1. Anh (chị) đánh giá như thế nào về
trang phục của CBVC của Trung tâm
DVVL?


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Thành </b>
<b>phần cơ </b>
<b>bản của </b>
<b>chất lƣợng </b>
<b>dịch vụ </b>
<b>Câu hỏi </b>
<b>Số phiếu </b>
<b>hài lịng/ </b>
<b>Có </b>
<b>Số phiếu </b>
<b>khơng </b>
<b>hài lịng/ </b>
<b>Khơng </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>hài </b>
<b>lịng </b>
<b>(%) </b>
2. Anh (chị) cho biết máy móc thiết bị


của Trung tâm DVVL như thế nào? 58 292 16,57


3. Anh (chị) cho biết trụ sở làm việc của



Trung tâm DVVL như thế nào? 83 267 23,71


<b>Trung bình </b> <b>39,20 </b>


<i><b> (Nguồn: Số liệu điều tra) </b></i>


Qua bảng số liệu trên, tác giả nhận thấy:


Người lao động đến giao dịch tại Trung tâm đa số trong độ tuổi lao động
chiếm 75% từ 25 đến 34 tuổi, độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi chiếm 10%, độ tuổi từ 35
đến 44 tuổi chiếm 10% và độ tuổi từ 45 trở lên chiếm 5%. Tình trạng hơn nhân
chiếm 75% đã có gia đình và 25% cịn độc thân.


Đi sâu phân tích từng chỉ tiêu, thuộc tính trong 5 thành phần cơ bản của chất
lượng dịch vụ qua đánh giá chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm
Dịch vụ việc làm như sau:


<b>- Tính tin cậy: (phiếu hài lòng đạt 72,29%) đánh giá qua 02 thuộc tính: </b>
Đánh giá về thời gian thơng báo thông tin/ kết quả đến người lao động và khả năng
thực hiện dịch vụ giới thiệu việc làm đúng như cam kết, cụ thể như sau:


<i>+ Về thời gian thông báo thông tin/ kết quả đến NLĐ: Trung tâm DVVL </i>
thông báo thông tin/ kết quả giải đáp thắc mắc,.... cho người lao động còn chậm do
hạn chế về mặt nhân sự (số lượng + trình độ). Người lao động phải chờ đợi thông
tin ảnh hưởng đến độ tin cậy của người lao động đối với hình ảnh của Trung tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Các chính sách của nhà nước được Trung tâm thực hiện đầy đủ như đối với lao
động nông thôn được hỗ trợ học nghề, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được
tư vấn – giới thiệu việc làm miễn phí và rất nhiều chính sách khác Trung tâm đều


thực hiện đúng như quy định của nhà nước và thực hiện đúng cam kết với khách
hàng.


<b>- Đáp ứng/Tinh thần trách nhiệm: ( 247 phiếu hài lòng đạt 70,57%) được </b>
đánh giá qua mức độ sẵn sàng phục vụ khách hàng của công chức, viên chức và
người lao động. Về quy trình, thủ tục giới thiệu việc làm thì người lao động đa số
đánh giá hài lòng, thủ tục đơn giản. Một hồ sơ được một nhân viên Trung tâm thực
hiện từ đầu đến cuối nên dễ dàng nắm bắt thông tin khách hàng tư vấn giải quyết
đúng khó khăn, vướng mắc của khách hàng.


Ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống ngày càng lớn, nhu cầu giới
thiệu việc làm trực tuyến càng lớn. Người lao động khi có nhu cầu tìm kiếm thơng
tin việc làm có thể truy cập lên website của Trung tâm đăng ký dịch vụ và chờ đến
ngày phỏng vấn tại Doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức này chưa được Trung tâm
áp dụng, người lao động phải đến Trung tâm làm mọi thủ tục nên bất tiện và chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghệ ngày nay.


<b>- Năng lực phục vụ/ Đảm bảo: (phiếu hài lòng đạt 73,81%) được đánh giá </b>
qua đội ngũ nhân viên Tư vấn – Giới thiệu việc làm của Trung tâm và thái độ ứng
xử của công chức, viên chức và người lao động Trung tâm; mức độ an toàn khi sử
dụng dịch vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm.


<i>+ Đánh giá qua đội ngũ nhân viên Tư vấn – Giới thiệu việc làm của Trung </i>
<i>tâm: Số lượng CCVC-NLĐ làm công tác Tư vấn – Giới thiệu việc làm: 03 người và </i>


03 người làm công tác Thông tin thị trường lao động. Đây là chức năng chính của
Trung tâm nên cần được bố trí thêm nhân sự có chun mơn, nghiệp vụ tốt phục vụ
cho hoạt động của Trung tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

chế nên tư vấn chưa được chuyên sâu, giải đáp thắc mắc còn hạn chế. Nhân viên


trực tiếp phục vụ khách hàng, tạo ấn tượng trong mắt khách hàng. Vì vậy, đội ngũ
nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Một đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp được đánh giá dựa vào trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ
học vấn, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ khách
hàng và tinh thần tập thể,...


<i>+ Mức độ an toàn khi sử dụng dịch vụ của Trung tâm DVVL: Hiện nay tình </i>
trạng lợi dụng danh nghĩa các công ty nổi tiếng đưa ra thông tin tuyển dụng lao
động để lừa đảo, thu phí của người có nhu cầu tìm việc làm. Từ đó người lao động
rất cần một đơn vị cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm uy ín, chất lượng. Trung
tâm DVVL là đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nên chịu sự
quản lý, giám sát chặt chẽ của các cơ quan cấp trên, mọi hành vi sai phạm sẽ bị
phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước. Mức phí giới thiệu việc làm, học nghề đều
được công bố rộng rãi theo quy định của Nhà nước nên người lao động không lo
tình trạng mất tiền vơ lý. Đặc biệt là tình hình xuất khẩu lao động thì người lao
động cần tìm một nơi cung cấp dịch vụ an toàn, đảm bảo quyền lợi của mình khi có
bất kỳ sự cố nào ở nước ngồi. Vì vậy, sử dụng dịch vụ tại Trung tâm Dịch vụ việc
làm sẽ là lựa chọn hàng đầu cho những ai có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Họ sẽ an
tâm về thông tin được cung cấp, mức phí phải trả, chất lượng dịch vụ trước – trong
và sau khi sử dụng, khơng bị tình trạng lừa đảo và những tình huống ngồi ý muốn.


<b>- Đồng cảm: (phiếu hài lòng đạt 64,71%) </b>


<i>+ Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của khách hàng, quan tâm, </i>
<i>hỗ trợ khách hàng: Nhân viên Trung tâm luôn kịp thời giải quyết mọi thắc mắc của </i>


khách hàng, tận tình giúp đỡ phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Từ đó nâng cao
sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ giới thiệu việc làm của Trung tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

giải quyết việc làm thấp do người lao động không muốn đi xa hay mức lương doanh


nghiệp trả không đáp ứng nhu cầu của họ.


<i>+ Trung tâm có lấy ý kiến, khảo sát mức độ hài lịng của khách hàng không? </i>
Trung tâm không khảo sát, lấy ý kiến của khách hàng đến giao dịch. Do đó khó
nhận ra điểm hạn chế trong công tác giới thiệu việc làm của mình để tìm hướng
khắc phục cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.


<i>+ Quan tâm khách hàng sau khi có việc làm có đúng như ý muốn hay khơng? </i>
Trung tâm Dịch vụ việc làm không trực tiếp phỏng vấn/điện thoại theo dõi tình
trạng việc làm của họ sau khi phỏng vấn trúng tuyển có hài lịng với vị trí làm việc,
mức lương, chế độ tại doanh nghiệp hay khơng. Thay vào đó, Trung tâm theo dõi
tình trạng người lao động thơng qua Doanh nghiệp tuyển dụng lao động như: Người
lao động có được tuyển dụng chính thức hay chưa? Khả năng của người lao động có
đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp hay không? Tinh thần làm việc của họ như thế
nào?,...Từ đó, Doanh nghiệp hài lòng về chất lượng lao động mà Trung tâm giới
thiệu, an tâm sử dụng dịch vụ của Trung tâm khi có nhu cầu tuyển dụng lao động.


<b>- Phƣơng tiện hữu hình: (phiếu hài lịng đạt 39,2%) Đánh giá về trang phục </b>
của công chức, viên chức và người lao động, trụ sở làm việc, máy móc thiết bị của
Trung tâm DVVL:


<i>+ Trang phục: Trang phục của CCVC-NLĐ Trung tâm được đánh giá hài </i>
lòng. Trung tâm trang bị đồng phục cho nhân viên cho thấy sự chuyên nghiệp và
xây dựng hình ảnh của Trung tâm trong mắt khách hàng đến giao dịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

sáng tạo hơn. Vì vậy, để đánh giá chất lượng dịch vụ tốt thì một phần phải dựa vào
mức độ cảm nhận về cơ sở vật chất của Trung tâm.


<i><b>* Phân tích sự hài lịng theo 5 mức độ của Likert </b></i>



Tác giả sử dụng thang đo Likert gồm 5 mức độ:


<b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b>


Rất khơng hài lịng Khơng hài lịng Khơng ý kiến Hài lịng Rất hài lịng


<b>Bảng 2. 12: Tổng hợp điểm đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Câu hỏi </b> <b>Tổng điểm </b>


<b>của KH ∑Xi </b>


<b>Điểm trung </b>
<b>bình </b>


<b>Về quy trình, </b>
<b>thủ tục </b>


Quy trình, thủ tục giới thiệu việc làm 1.331 3,80


Hình thức tuyên truyền dịch vụ giới thiệu


việc làm 1.325 3,79


<b>Về nhân sự </b>


Đội ngũ nhân viên Tư vấn – Giới thiệu


việc làm của Trung tâm DVVL 1.241 3,55
Thái độ phục vụ của CBVC- NLĐ của



Trung tâm DVVL 1.349 3,85


Tinh thần phục vụ của CCVC-NLĐ tại


Trung tâm DVVL 1.370 3,91


Thời gian thông báo phỏng vấn của
CCVC-NLĐ trung tâm DVVL (Có giải
quyết đúng hẹn hay không?)


1.126 3,22


<b>Về cơ sở vật </b>
<b>chất </b>


Trụ sở làm việc của Trung tâm DVVL 911 2,60


Máy móc thiết bị của Trung tâm DVVL 967 2,76


<b>Về website </b> Đăng thông tin tuyển dụng 1.175 3,36


Website của Trung tâm DVVL 1.064 3,04


<b>Về trang </b>
<b>phục </b>


Trang phục của CCVC-NLĐ của Trung


tâm 1.460 4,17



<b>Tổng cộng </b> <b>13.319 </b> <b>38,05 </b>


<i><b>Điểm trung bình về chất lƣợng dịch vụ </b></i> <b><sub> </sub></b> <b><sub>3,46 </sub></b>


<i><b>( Nguồn: Số liệu điều tra) </b></i>


Trong đó giá trị được xác định theo công thức: Xi , <sub>X </sub>
X


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>



i: chỉ tiêu chất lượng dịch vụ thứ i ( từ 1 đến 11)


<b>Hình 2.3: Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ </b>


<i><b>Kết quả khảo sát cho thấy: </b></i>


Qua hình 2.3 tác giả nhận xét chung như sau:


Chỉ tiêu về cơ sở vật chất được đánh giá điểm thấp nhất và dưới trung bình;
cao nhất là chỉ tiêu về trang phục của công chức, viên chức – người lao động được
đánh giá 4,17 điểm – đạt trên mức tốt theo thang điểm đánh giá. Các chỉ tiêu khác
dao động từ 3,04 đến 3,91 điểm, các chỉ tiêu khơng có sự chênh lệch điểm quá lớn
thể hiện sự đồng đều về các mặt của chất lượng dịch vụ của Trung tâm Dịch vụ việc
làm.


Điểm đánh giá trung bình của chất lượng dịch vụ tại Trung tâm Dịch vụ việc
làm là 3,46 điểm – đạt gần đến thang điểm Tốt. Tuy nhiên một số tiêu chí rất thấp
hoặc chưa cao như chỉ tiêu cơ sở vật chất ( máy móc thiết bị và trụ sở làm việc: 2.68


điểm). Chỉ tiêu này thấp là do trụ sở làm việc của Trung tâm Dịch vụ việc làm được
xây dựng năm 2001, đến nay chưa được sửa chữa nâng cấp nên trụ sở làm việc đã


Xi = ∑Xi/350


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

cũ, hư hỏng, chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động của Trung tâm; máy móc thiết bị tại
Trung tâm đã cũ, tốc độ xử lý chậm, dung lượng, tính năng hạn chế nên xử lý cơng
việc chậm, hệ thống máy móc thiết bị khơng đồng bộ khơng tạo ra tính chun
nghiệp. Vì vậy tiêu chí về cơ sở vật chất được đánh giá thấp, khơng đạt tiêu chí khi
đánh giá chất lượng dịch vụ tại Trung tâm.


Nhằm đảm bảo đáp ứng cơ sở vật chất, đảm bảo đáp ứng chức năng nhiệm
vụ được giao, đồng thời chống xuống cấp các hạng mục và tăng tuổi thọ cho cơng
trình thì việc đầu tư Sửa chữa, cải tạo Trung tâm Dịch vụ việc làm là thật sự cần
thiết. Và nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng sàn giao dịch việc làm online, cập nhật
thông tin cung – cầu lao động, trang bị đồng bộ hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện
đại, chun nghiệp thì máy móc thiết bị u cầu phải có cấu hình mạnh, tốc độ xử
lý cao,... Do đó cần trang bị hệ thống máy móc thiết bị của Trung tâm là rất cần
thiết phải đầu tư.


Qua phân tích ở trên, tác giả nhận thấy Trung tâm Dịch vụ việc làm cần đề
xuất sửa chữa, trang bị cơ sở vật chất của Trung tâm theo hướng hiện đại, đáp ứng
nhu cầu hiện nay của Trung tâm. Về thời gian thơng báo kết quả cho người lao động
cịn một số hạn chế về mặt nhân sự nên chậm thông báo kết quả ảnh hưởng đến
đánh giá chất lượng dịch vụ Trung tâm. Website là cách giúp Trung tâm tiếp cận
với khách hàng, tăng tính tương tác, cung cấp thơng tin cho người tìm kiếm việc
làm,...do đó website đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ dễ dàng lấy ý kiến phản hồi
của khách hàng, cung cấp thơng tin cho người tìm việc, biết khách hàng khơng hài
lịng điểm nào để tìm hướng khắc phục, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ của
Trung tâm.



<i><b>Nhận xét chung: Qua phân tích, đánh giá của doanh nghiệp, người lao động </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>2.4. Đánh giá </b>


<b>2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc </b>


Trong những năm qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã khai thác được các tiềm
năng, lợi thế để tạo việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh. Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu có giao thơng thuận lợi, thu hút vốn đầu tư, có lực lượng lao động dồi
dào, tiềm năng lớn về du lịch, khí hậu thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, phát triển
nông nghiệp cơng nghệ cao.


Có được những kết quả như vậy là do sự quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát của các cấp ủy Đảng, các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự giúp đỡ toàn diện
của Ban giám đốc và các phòng chuyên môn thuộc Sở Lao động – TBXH đã tạo
điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy hoạt động của Trung tâm DVVL. Bên cạnh
đó ln coi việc tạo việc làm cho người dân là vấn đề quan trọng góp phần vào phát
triển kinh tế của địa phương.


Năm 2018, UBND tỉnh đã đầu tư nâng cấp đồng bộ hóa hệ thống công nghệ
thông tin, xây dựng dữ liệu ngân hàng lao động cho Trung tâm Dịch vụ việc làm
tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm tốt hơn, kết nối giữa người
lao động – doanh nghiệp – Trung tâm giới thiệu việc làm. Đồng thời, bố trí đúng
người đúng việc, phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc giúp nâng cao chất
lượng đội ngũ nhân viên tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động với thái độ
nhiệt tình, hiệu quả hơn.


Hằng năm tổ chức công tác điều tra cung – cầu lao động theo quy định của
pháp luật nhằm cung cấp số liệu đáng tin cậy cho việc dự báo biến động cung – cầu


lao động. Từ đó đưa ra phương hướng hoạt động, chính sách phát triển trong thời
gian tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

truyền, phát động, quảng bá các chính sách để người dân nắm rõ chủ trương của
Nhà nước về lao động - việc làm; đồng thời quan tâm vận động gia đình có con em
đang làm việc tại nước ngoài thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm hạn chế
tối đa tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài.


Trong năm 2016, Trung tâm đã thu thập, cập nhật và xử lý thông tin cung –
cầu lao động năm 2015. Hồn tất cơng tác điều tra và cập nhật thơng tin của 237.649
hộ gia đình trên địa bàn tỉnh vào phần mềm cơ sở dữ liệu cung lao động và hồn
chỉnh nhập thơng tin với 2.159 phiếu cầu lao động vào phần mềm cơ sở dữ liệu cầu
lao động.


Trung tâm đã phân tích, dự báo thị trường lao động phục vụ cho việc dự báo
nguồn nhân lực của thị trường lao động tỉnh năm 2016.


Các phiên giao dịch việc làm được đổi mới nội dung, hình thức, tổ chức phục
vụ chu đáo hơn. Người lao động trực tiếp trao đổi thông tin với chủ sử dụng lao
động, cơ sở đào tạo, các nhà hoạch định chính sách, tạo sự minh bạch công khai
trong tuyển dụng.


Kịp thời cập nhật các thông tin lao động, việc làm; các chính sách quản lý
của Nhà nước, các ưu đãi về giải quyết việc làm, phục vụ cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Ở bất cứ nơi nào, người lao động
đặc biệt là lao động thất nghiệp, lao động có nhu cầu tìm việc đều có thể cập nhật tra
cứu các thơng tin, được tư vấn và hướng dẫn các thủ tục tuyển dụng, được phỏng
vấn tìm kiếm việc làm. Qua đó, giảm thiểu công sức và thời gian đi lại.


Đầu năm 2019, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã thay đổi giao diện website


cập nhật thêm chế độ, chính sách mới và thơng tin tuyển dụng lao động lên website
đáp ứng yêu cầu tìm kiếm thơng tin của người lao động. Ngồi ra, Trung tâm cịn
ứng dụng cơng nghệ thơng tin, tạo facebook đăng tải thông tin tuyển dụng, thông tin
tổ chức sàn giao dịch việc làm để ngày càng nhiều người biết đến và đăng ký tham
gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

với người lao động khá thuận lợi và nhanh chóng, thông qua các phương tiện truyền
thông và công nghệ thông tin dẫn đến người lao động tham gia phiên giới thiệu việc
làm tăng dần.


Trong những năm qua, việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của
nhà nước cùng với chính sách đúng đắn của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban,
ngành có liên quan đã tạo ra những chuyển biến đúng đắn về nhận thức, phương
thức tạo việc làm. Vấn đề giải quyết việc làm đã đạt được một số kết quả, nhưng
cũng còn nhiều hạn chế tồn tại cần phải được khắc phục trong thời gian sớm nhất để
công tác giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiệu quả cao nhất.


<i><b>* Hoạt động tư vấn </b></i>


Đồng thời triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Từ đó nhân dân có thể nắm bắt
được thơng tin kịp thời, chính xác để áp dụng chính sách mở cửa nhà nước tạo việc
làm cho bản thân, người thân và gia đình mình.


Trung tâm triển khai quy trình tiếp nhận hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao
động và doanh nghiệp đến giao dịch tại Trung tâm. Chỉ cần làm việc tại một quầy
với nhân viên tư vấn cố định, nhân viên này sẽ nắm tồn bộ thơng tin cá nhân. Do
đó q trình tư vấn, cung cấp thông tin, giải quyết nhu cầu của người lao động
nhanh hơn, tránh thất lạc thông tin, tiết kiệm thời gian của người lao động và chi phí
đi lại.



Trung tâm DVVL tăng cường cơng tác tun truyền về chính sách lao động -
việc làm, xuất khẩu lao động rộng rãi đến nhân dân và NLĐ trong tỉnh bằng nhiều
hình thức như: duy trì thơng báo trên các phương tiện thơng tin đại chúng ít nhất 1
lần/tháng; thường xuyên đăng tải thông tin tuyên truyền trên website của Trung tâm
và cung cấp thông tin thị trường lao động cho các điểm giao dịch việc làm ít nhất 2
<b>lần/tháng. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Trong giai đoạn 2014-2018, công tác tạo việc làm cho người lao động trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần ổn
định đời sống người dân, tăng trưởng kinh tế địa phương. Năm 2018 tạo việc làm
cho 42.824 người lao động.


Năm 2018, Tỉnh đã đưa tổng số 175 người lao động ra làm việc nước ngoài.
Số lao động xuất khẩu của toàn tỉnh đạt 175 người chiếm 0,15% so với cả nước.
Điều này chứng tỏ công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh được
chú trọng, quan tâm đúng mức.


Tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm 2018: Giải quyết việc làm và tạo đủ
việc làm cho 16.099 lượt lao động, đạt 50,3% kế hoạch; tổ chức 03 phiên giao dịch
việc làm với 78 đơn vị và 1.672 người tham gia, qua đó đã sơ tuyển 786 lượt lao
động; trợ cấp thất nghiệp cho 4.103 lao động với số tiền là 64,314 tỷ đồng. Tổ chức
kiểm tra 37 dự án vay vốn giải quyết việc làm.


<i>[ Báo cáo số 130/BC-UBND ngày 03/7/2018 của UBND tỉnh về việc Báo cáo </i>
<i>tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 </i>
<i>tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018] </i>


Tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm 2016: Đã giải quyết việc làm cho
32.153 lượt lao động, đạt 107,1% kế hoạch; trợ cấp thất nghiệp cho 7.427 lao động


với số tiền là 91,48 tỷ đồng. Tổ chức 08 phiên giao dịch việc làm có 254 đơn vị
tham gia, 8530 lượt người tham dự.


<i>[ Báo cáo số 157/BC-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh về việc Báo </i>
<i>cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 9 </i>
<i>tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2016] </i>


Tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm 2015: Đã giải quyết việc làm cho
33.328 lượt lao động, đạt 92,6% kế hoạch; tổ chức 10 phiên giao dịch việc làm, có
277 đơn vị và 11.300 lượt người tham dự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i>cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ANQP 9 tháng đầu năm </i>
<i>và một số nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2015] </i>


Tình hình thực hiện trong tháng 10 năm 2014 đã giải quyết việc làm cho
40.017 lượt lao động, đạt 114% kế hoạch, xét duyệt cho vay giải quyết việc làm
1.874 dự án với tổng số tiền 48,85 tỷ đồng; trợ cấp thất nghiệp cho 7.534 lao động
với số tiền là 77 tỷ đồng. Tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm, có 287 đơn vị và
11.700 lượt người tham dự; qua đó các doanh nghiệp đã tuyển dụng trực tiếp 1.495
người; hẹn phỏng vấn tại doanh nghiệp 2.842 người, đăng ký tìm việc làm và đăng
ký xuất khẩu lao động cho 6.830 người.


<i>[ Báo cáo số 152/BC-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh về việc Báo </i>
<i>cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ANQP 10 tháng đầu </i>
<i>năm và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 11 năm 2014] </i>


<i><b>* Hoạt động đào tạo nghề </b></i>


Năm 2018: Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 tăng 110% so với năm
2014, đưa tổng số lao động qua đào tạo năm 2018 lên 660 người.



Trong 9 tháng đầu năm 2017 tuyển sinh đào tạo nghề cho 14.497 học viên,
trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp là 776 học viên; trình độ sơ cấp và dưới 3
tháng là 13.721 học viên. Đã tổ chức 20 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 597
lao động, gồm các nghề: Lái xe máy kéo hạng B4, hàn, may công nghiệp, lái xe
nâng, kỹ thuật xây dựng, lái xe máy xúc, may giày da, vận hành cần trục. Tổ chức 8
phiên giao dịch, giải quyết việc làm cho 3.875 lao động.


<i>[ Báo cáo số 178/BC-UBND ngày 02/10/2017 của UBND tỉnh về việc Báo </i>
<i>cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 9 </i>
<i>tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2017] </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Trung tâm phối hợp với 8 cơ sở đào tạo dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh
để tổ chức dạy nghề cho người lao động, tăng cường liên hệ với các đối tác để nắm
bắt nhu cầu tuyển dụng, từ đó cung ứng kịp thời nguồn lao động.


<b>2.4.2. Hạn chế </b>


<i><b>* Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm </b></i>


Đa số doanh nghiệp tuyển dụng lao động ngày càng đòi hỏi tiêu chuẩn, chất
lượng tay nghề cao, trong khi đó lượng lao động có trình độ tay nghề ở địa phương
không đáp ứng được, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm. Trong
khi đó người lao động đa số là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, trình
độ ngoại ngữ, tin học văn phòng cũng như kỹ năng mềm cịn hạn chế nên khó đáp
ứng được u cầu của doanh nghiệp.


Website của Trung tâm Dịch vụ việc làm đã cung cấp thông tin tuyển dụng
cho người lao động dễ dàng theo dõi và tham gia. Tuy nhiên chất lượng nội dung bài
viết vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Trung tâm chưa xây dựng website sàn giao


dịch việc làm trực tuyến để rút ngắn thời gian, khoảng cách giữa người lao động và
Trung tâm.


Trung tâm được trang bị các thiết bị cần thiết nhưng công tác giới thiệu việc
làm nhưng chưa được trang thiết bị cần thiết phục vụ sàn giao dịch việc làm trực
tuyến, phục vụ công tác tư vấn cho người lao động được tốt hơn. Hiện nay, Trung
tâm chưa triển khai mơ hình sàn giao dịch việc làm trực tuyến. Áp dụng công nghệ
4.0 vào công tác tư vấn giới thiệu việc làm tốt hơn, thuận tiện cho người lao động.
Đồng thời giảm cơng sức, chi phí, thời gian cho người lao động và nâng cao chất
lượng dịch vụ của Trung tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Bà Rịa – Vũng Tàu có 16 khu cơng nghiệp nhưng các doanh nghiệp đăng ký
tuyển dụng qua Trung tâm rất hạn chế, chưa có mối quan hệ hỗ trợ. Đây là nguyên
nhân chưa phát huy chức năng giới thiệu việc làm của Trung tâm.


Công tác điều tra cung – cầu lao động chưa được quan tâm sâu sát của một số
địa phương. Cụ thể: CCVC-NLĐ điều tra viên cấp xã, phường, thị trấn chủ yếu là
kiêm nhiệm, nhiều công việc nên thời gian dành cho công tác này rất hạn chế; điều
tra viên khi tiếp xúc với doanh nghiệp để điều tra cầu lao động gặp nhiều khó khăn,
bất hợp tác của các doanh nghiệp. Dự báo thị trường lao động chỉ mới thực hiện
hàng tháng, hàng quý, chưa dự báo được thị trường lao động trung và dài hạn.


Hiện nay các hạng mục cơng trình của Trung tâm DVVL đang xuống cấp. Do
đó cần đề xuất Sở Lao động – TBXH và các Sở, ban, ngành có liên quan tiến hành
khảo sát tình hình thực tế của đơn vị cho phép sửa chữa cơ sở vật chất của Trung
tâm theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.


Trung tâm DVVL không tiến hành khảo sát lấy ý kiến của khách hàng đến
giao dịch tại Trung tâm. Vì vậy, Trung tâm khó nhận ra điểm hạn chế trong cơng tác
giới thiệu việc làm từ đó tìm hướng khắc phục cho phù hợp với nhu cầu của khách


hàng.


Năm 2018, UBND tỉnh cho phép cho đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng
lao động tại Trung tâm DVVL. Tuy nhiên cho đến nay hệ thống chưa được hồn
thiện, cơng tác khai thác thơng tin thị trường lao động cịn gặp nhiều khó khăn cần
được khắc phục trong thời gian sớm nhất.


Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tuyển dụng tại các phiên giao dịch
việc làm với số lượng khoảng 4.000 vị trí/phiên nhưng số lượng tham gia các phiên
giới thiệu việc làm còn hạn chế ( Trung bình 400 người/phiên).


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

nghiệp và một số doanh nghiệp thực sự chưa tạo thuận lợi về nhà ở cho người lao
động ở xa nên khó khăn cho người lao động làm việc xa nhà.


Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc về thơng báo, báo cáo tình
hình biến động lao động quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ
Lao động – TBXH nên ảnh hưởng đến quá trình kết nối giữa nhu cầu của người tìm
việc và doanh nghiệp cũng như công tác dự báo thị trường lao động trên địa bàn
tỉnh. Người sử dụng lao động tham gia sàn giao dịch hạn chế, chưa hợp tác tham gia
các phiên giao dịch việc làm và chưa cung cấp nhu cầu tuyển dụng lao động theo
quy định của nhà nước.


Phần lớn các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn lao động là
công nhân kỹ thuật, lao động giản đơn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến,
may mặc,....nhưng lao động đến tham gia các phiên GTVL thuộc nhóm này ít,
chiếm khoảng 20% số người tham gia.


Chính sách lương của doanh nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu
đảm bảo cuộc sống, động viên cho lao động gắn bó tận tâm với cơng việc. Đa số
những vị trí cơng việc lương cao thì doanh nghiệp tự tuyển dụng.



<i><b> * Hoạt động đào tạo nghề </b></i>


Chất lượng lao động xuất khẩu vẫn chưa cao, chủ yếu tập trung ở một số
nước khơng địi hỏi về trình độ, năng lực như: Đài Loan, Hàn quốc, Nhật bản,
Malaysia, Saudi,...tình trạng lao động hết hạn hợp đồng ở lại cư trú bất hợp pháp
khá nhiều, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu lao động sau này. Vì vậy, Trung tâm Dịch
vụ việc làm cần có giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động cả về lượng và
chất.


Người lao động chưa năng động, chủ động trong việc tìm kiếm việc làm,
trình độ cịn thấp, NLĐ đến tìm việc đa số là tốt nghiệp trường nghề chiếm 50% còn
chưa qua đào tạo chiếm 30%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74></div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>TÓM TẮT CHƢƠNG 2 </b>


Nội dung Chương 2 tác giả giới thiệu sơ lược về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có
những tiềm năng phát triển nào trong tương lai và giới thiệu về Trung tâm Dịch vụ
việc làm tỉnh. Từ đó phân tích thực trạng nhân sự, cơ sở vật chất, thái độ phục vụ
của nhân viên Trung tâm,.... thông qua phiếu phỏng vấn của tác giả đối với doanh
nghiệp và người lao động giao dịch với Trung tâm Dịch vụ việc làm dựa trên cơ sở
5 thành phần cơ bản của chất lượng dịch vụ: Tin cậy, Đáp ứng/ Tinh thần trách
nhiệm, Năng lực phục vụ/ Đảm bảo, Đồng cảm, Phương tiện hữu hình. Và phân tích
sự hài lịng theo 5 mức độ của Likert.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH </b>
<b>VỤ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU </b>


<b>3.1. Định hƣớng </b>



Theo Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự tốn ngân
sách năm 2018. Trong đó nhiệm vụ, giải pháp về tập trung thực hiện quyết liệt và
<i>đồng bộ 3 đột phá chiến lược đã nêu rõ:“Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo </i>
<i>nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ </i>


<i>tư, tăng dần quy mô các chương trình đào tạo chất lượng cao, các chuyên ngành </i>


<i>khoa học liên quan đến công nghệ, kỹ thuật và những ngành thị trường có nhu cầu </i>


<i>tuyển dụng cao; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường </i>


<i>lao động một cách đầy đủ, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Rà soát hệ thống </i>


<i>các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đổi mới cách thức quản lý, giao quyền tự chủ, tự </i>


<i>chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, tăng cường </i>


<i>công tác tư vấn hướng nghiệp và bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp cho người dân, </i>


<i>đặc biệt là thanh niên”. </i>


Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với đào tạo lao động học
nghề đang thiếu nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch, những ngành học ứng
dụng công nghệ cao,…Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào quá
trình sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.


<i>Nghị quyết của Chính phủ nêu trên đã khẳng định: “Phát triển thị trường lao </i>
<i>động, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 4%; hồn </i>
<i>thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, </i>


<i>bệnh nghề nghiệp; thực hiện nghiêm quy định về an toàn, vệ sinh lao động”. </i>


<i><b>3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng </b></i>
<i><b>Tàu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2018 hầu hết các chỉ tiêu kinh tế tăng
trưởng vượt chỉ tiêu. Các lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh đều có sự chuyển biến
theo hướng tích cực. Các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, cảng
biển, dịch vụ logistics,… được UBND tỉnh giao cho các cơ quan thực hiện cơ bản
đảm bảo tiến độ theo quy định.


<i><b>3.1.2. Phương hướng tạo việc làm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu </b></i>


Đầu tư phát triển sản xuất tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Đẩy
mạnh triển khai các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, phát triển các ngành
nghề có giá trị sản phẩm cao, sử dụng cơng nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi
trường.


Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận sử
dụng lao động, hỗ trợ doanh nghiệp thu hút nhiều lao động phát triển sản xuất từ
nguồn vốn của nhà nước như Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ học nghề,…


Thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm tạo nhiều việc làm
cho người lao động. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho những người đang hưởng trợ
cấp thất nghiệp hàng tháng, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.


Triển khai điều tra cung – cầu lao động trên địa bàn toàn tỉnh để đưa ra dự
báo thị trường lao động trong tương lai, từ đó định hướng ngành nghề phù hợp.


Thực hiện cập nhật thông tin, chuẩn hóa dữ liệu cung – cầu lao động trên


toàn tỉnh theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.


<i><b>3.1.2.1. Công tác giải quyết việc làm </b></i>


<i><b>- Giải quyết việc làm cho 600 lao động.</b></i>


- Tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

- Tăng cường công tác tìm kiếm, nắm bắt thơng tin nhu cầu sử dụng lao động
trên toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho CCVC-NLĐ
làm công tác tư vấn tại trung tâm ngày càng tốt hơn.


<i><b>3.1.2.2. Công tác dạy nghề </b></i>


- Đào tạo nghề cho 600 học viên.


- Tiếp cận các doanh nghiệp để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo địa chỉ.
- Xây dựng đổi mới chương trình giảng dạy cũng như tuyển sinh, đào tạo, tổ
chức thi tốt nghiệp, phát chứng nhận nghề.


- Tăng cường công tác tuyên truyền học nghề tại các trường trung học phổ
thông, trung học cơ sở.


- Liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo sau khi học nghề học
viên ra trường có việc làm ngay, việc làm phù hợp với nghề mình học.


<i><b>3.1.3. Đánh giá thị trường lao động trong và ngoài nước trong thời gian </b></i>
<i><b>tới </b></i>



Xu hướng thời gian tới các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ mở văn phòng tại
Việt Nam làm thúc đẩy các khối kinh doanh, marketing, khối văn phịng như kế
tốn, hành chính, nhân sự,..Từ đó thúc đẩy các ngành sản xuất công nghiệp phát
triển như chế biến, chế tạo, xây dựng, bán buôn, bán lẻ,...Trong tương lai sẽ thúc
đẩy các ngành như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, ngành du lịch, xây
dựng, quản trị khách sạn, tài chính – kế toán, marketing phát triển mạnh mẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn đặt ra vấn đề người lao động
phải có kỹ năng đặt biệt, lao động kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, ngoại ngữ, kỹ năng
chuyên môn, kỹ năng mềm, giáo dục pháp luật và phong tục tập quán, văn hóa của
nước lao động đến làm việc.


<b> 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ giới thiệu việc làm </b>


<b>3.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm </b>
<b>* Công tác nhân sự Trung tâm </b>


- Nhân viên tư vấn cần được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tư vấn, kỹ năng
mềm,…Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho công chức, người lao động
của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, CCVC-NLĐ của Trung tâm Dịch vụ
việc làm tỉnh.


- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp
vụ và nâng cao năng lực khi có chế độ, chính sách mới ban hành về chính sách Lao
động – Việc làm. Tuy nhiên bản thân CCVC-NLĐ của Trung tâm DVVL cần phải
tự học hỏi, tự bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng tình hình thực tế của đơn
vị.


- Trung tâm Dịch vụ việc làm cần sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức khoa


học và hiệu quả để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, cung
cấp thơng tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho người lao động và người sử dụng lao
động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>tin – thị trường lao động: 06 người. Dự báo đến năm 2025 số CCVC-NLĐ Trung </b>
tâm biến động như sau:


<b>Bảng 3.1. Dự báo số CCVC-NLĐ Trung tâm Dịch vụ việc làm đến năm 2025 </b>


<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Tổng số </b>


<b>(ngƣời)</b>


<b>Trình độ chun mơn kỹ thuật </b>
<b>Đại học trở lên </b> <b>Cao đẳng </b>


<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>Tổng số </b> <b><sub>50 </sub></b> <b><sub>42 </sub></b> <b><sub>84 </sub></b> <b><sub>8 </sub></b> <b><sub>16 </sub></b>



1 Ban lãnh đạo <sub>3 </sub> <sub>3 </sub> <sub>100 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub>


2 Tổ chức hành chính <sub>5 </sub> <sub>4 </sub> <sub>80 </sub> <sub>1 </sub> <sub>20 </sub>


3 Phịng Kế tốn <sub>2 </sub> <sub>2 </sub> <sub>100 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub>


4 Phòng Tư vấn – GTVL <sub>10 </sub> <sub>9 </sub> <sub>90 </sub> <sub>1 </sub> <sub>10 </sub>


5 Phịng Thơng tin – TTLĐ <sub>6 </sub> <sub>4 </sub> <sub>66,67 </sub> <sub>2 </sub> <sub>33,33 </sub>


6 Phòng Đào tạo <sub>5 </sub> <sub>3 </sub> <sub>60 </sub> <sub>2 </sub> <sub>40 </sub>


7 Bảo hiểm thất nghiệp <sub>19 </sub> <sub>17 </sub> <sub>89,47 </sub> <sub>2 </sub> <sub>10,53 </sub>


<i><b>( Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh) </b></i>


<b>* Thời gian giải quyết hồ sơ, công việc </b>


- Khi người lao động đến đăng ký giới thiệu việc làm thì bộ phận tiếp nhận
sau khi kiểm tra hồ sơ, tư vấn cho người lao động thì cần đăng nhập vào hệ thống
<i><b>một cửa để lập “Thông báo xử lý công việc và thời gian trả kết quả” trả cho NLĐ </b></i>
tiện theo dõi, kiểm tra. Hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin, báo thời gian đến
hạn, trễ hạn. Căn cứ vào đó để xét thi đua, khen thưởng và các chế độ khác của
CCVC-NLĐ xử lý hồ sơ. Từ đó cơng việc được xử lý nhanh, kịp thời và nâng cao
được độ tin cậy trong mắt khách hàng đến giao dịch tại Trung tâm.


<b>3.2.2. Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất của Trung tâm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

tuyển dụng lao động. Bảo trì và phát triển hệ thống thơng tin thị trường lao động,
nghiệp vụ quản lý và vận hành sàn giao dịch việc làm. Đề xuất UBND tỉnh đầu tư


các trang thiết bị cần thiết như hệ thống máy tính, các thiết bị mạng máy
tính,....nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm của Trung tâm.


- Cơ sở vật chất Trung tâm đang xuống cấp vì vậy cần đề xuất Sở chủ quản
xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép sửa chữa, cải tạo các hạng mục cơng trình
đang xuống cấp, hư hỏng phục vụ công tác quản lý, điều hành và tổ chức sàn giao
dịch việc làm của Trung tâm tốt hơn.


- Xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục
đích, cơng năng, tiêu chuẩn, định mức.


<b>3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng website và xây dựng sàn giao dịch </b>
<b>việc làm Online </b>


- Nâng cao chất lượng nội dung hoạt động sàn giao dịch việc làm của Trung
tâm cần chuẩn bị, bố trí lên kế hoạch cho phiên giao dịch việc làm thuận tiện nhất
cho người lao động, cung cấp thông tin tuyển dụng cho người lao động, quy trình từ
khi đăng ký tuyển dụng đến khi kết thúc phiên giao dịch phải thật sự thuận lợi cho
người lao động cũng như người sử dụng lao động tiếp cận với nhau. Sau mỗi phiên
giao dịch người lao động sẽ có cơng việc phù hợp với trình độ chun mơn, sức
khỏe của mình; người sử dụng lao động chọn được ứng viên đáp ứng được yêu cầu
của công ty đề ra, tiết kiệm được chi phí tuyển dụng. Từ đó tạo ra địa chỉ tin cậy
cho người lao động và người sử dụng lao động tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu
việc làm của Trung tâm mỗi khi có nhu cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

+ Website phải được thiết kế gọn, đẹp bắt mắt người truy cập. Thông tin sắp
xếp hợp lý theo trình tự thời gian. Đối với những văn bản hết hiệu lực đã được thay
thế thì nên xóa bỏ để tránh áp dụng sai chế độ quy định của nhà nước.


+ Hình ảnh được đăng tải trên website cần được thay đổi định kỳ hay theo


hoạt động của Trung tâm để người truy cập thuận tiện theo dõi. Từ đó tạo niềm tin
cho người truy cập website.


+ Trung tâm Dịch vụ việc làm cần cài đặt thêm ứng dụng chatbot – trả lời tự
động. Khi người lao động có nhu cầu tìm hiểu về tìm kiếm việc làm hay nhu cầu
học nghề đăng nhập vào website của Trung tâm, hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn
thăm dò ý muốn của họ để gửi liên kết cho họ tìm hiểu về hoạt động của Trung tâm.
Qua cách áp dụng công nghệ thông tin vào website của Trung tâm sẽ tăng lượt thời
gian truy cập, chất lượng website được nâng cao, tăng sự hài lòng của khách hàng,
sẵn sàng phục vụ 24/7, tiết kiệm tối đa chi phí nhân sự, xử lý hiệu quả cơng việc,...


+ Ngoài ra, ứng dụng chat trực tuyến cũng được đánh giá là một giải pháp
hữu hiệu để gia tăng hiệu quả của website. Chat trực tuyến chỉ hoạt động trong giờ
làm việc và cần có nhân sự có trình độ để giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin
cho người lao động. Qua việc tư vấn trực tuyến này người lao động dễ dàng nắm bắt
được thông tin cần thiết để tham gia sàn giao dịch trung tâm tổ chức, gia tăng số
lượng lao động tham gia sàn giao dịch việc làm.


- Tăng cường trang thiết bị phương tiện công nghệ thông tin, phần mềm để
thu thập thông tin thị trường lao động cho cơ sở dữ liệu quốc gia về việc làm nhằm
thu thập phân tích và tổng hợp thông tin cho các cơ sở dữ liệu được thường xuyên,
liên tục và chính xác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

tiếp. Việc áp dụng phương pháp tổ chức sàn giao dịch việc làm online có rất nhiều
thuận lợi như:


+ Người lao động ở bất cứ đâu có thể tham gia sàn giao dịch việc làm trực
tuyến. Tìm được việc làm nhanh chóng, thuận tiện, giảm cơng sức, chi phí và thời
gian đi lại.



+ Trực tiếp trao đổi thông tin với chủ sử dụng lao động, cơ sở đào tạo, các
nhà hoạch định chính sách, tạo sự minh bạch cơng khai trong tuyển dụng.


+ Trực tiếp tuyển dụng nguồn nhân lực theo nhu cầu và chủ động quảng bá
thông tin của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên Sàn online, tạo cơ hội giới thiệu
hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm.


+ Xây dựng địa chỉ tin cậy về lao động, việc làm mà tại đó cá nhân, tổ chức
tham gia đều có thể tìm được các thơng tin cần thiết để tuyển dụng hoặc tìm kiếm
việc làm. Là cầu nối giữa lao động, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.


+ Góp phần nâng cao năng lực tư vấn giới thiệu việc làm của Trung tâm.
=> Việc ứng dụng công nghệ vào cuộc sống ngày càng mạnh mẽ, sự phát
triển của cơng nghệ như một quy luật tất yếu. Vì vậy, phát triển dịch vụ giới thiệu
việc làm cũng phải bắt kịp được xu hướng phát triển trong hiện tại và tương lai mới
tồn tại được.


<b>3.2.4. Giải pháp cung - cầu lao động </b>


Dự báo cung – cầu lao động cho biết sự thừa thiếu lao động nhằm tìm ra
hướng chuyển dịch ngành – nghề trong thời gian trung và dài hạn. Từ đó đưa ra
định hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Tác giả đề xuất
một số giải pháp như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

đổi thông tin về tuyển dụng, nguồn lao động để giải quyết nhu cầu tìm việc làm của
người lao động cũng như nhu cầu nhân lực của nhà tuyển dụng của địa phương.


- Công tác điều tra, cập nhật cung – cầu lao động: Cần tăng cường công tác
tập huấn cho điều tra viên, kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện đảm bảo
đúng tiến độ, mục đích.



<i>- Về cung lao động: </i>


+ Tiếp tục tổ chức đào tạo, dạy nghề cho lao động theo đề án Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.


+ Trung tâm Dịch vụ việc làm kết hợp với các cơ sở đào tạo thường xuyên
kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động ngày nay.


+ Tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động người lao động chưa có việc làm,
lao động cần thay đổi cơng việc tham gia học nghề tại Trung tâm.


<i>- Về cầu lao động: </i>


+ Trung tâm Dịch vụ việc làm đề xuất với Sở Lao động – TBXH xem xét các
trường hợp có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh từ nguồn Quỹ quốc gia về
việc làm.


+ Kết hợp với Sở Lao động – TBXH xây dựng các chương trình Khởi sự
doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khuyến khích thành lập doanh nghiệp,
tự tạo việc làm cho bản thân và xã hội.


<i>- Kết nối cung – cầu lao động: </i>


+ Nâng cao – củng cố chất lượng, tính chuyên nghiệp của Trung tâm theo
pháp luật hiện hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

+ Trung tâm Dịch vụ việc làm có chức năng kết nối cung – cầu lao động, đưa
thông tin của doanh nghiệp đến gần với người lao động hơn, đưa lao động từ nơi


thừa lao động đến nơi thiếu lao động,...cho nên Trung tâm cần quan tâm nghiên cứu
giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự tin cậy trong lòng NLĐ,...Từ đó,
Trung tâm hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp cho nhiều lao động
có việc làm đời sống được nâng cao, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.


<b>3.2.5. Đổi mới hình thức, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của </b>
<b>Trung tâm Dịch vụ việc làm </b>


- Tuyên truyền để người lao động đến tham gia các phiên giới thiệu việc
làm. Tiếp tục công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới
nhiều hình thức giúp người lao động chủ động và tạo thói quen đến phiên giao
dịch việc làm để tìm kiếm việc làm phù hợp. Kết hợp nhiều cách thức tuyên
truyền như vừa kết hợp phát thanh với treo băng rôn,...để đem lại hiệu quả cao
nhất mà ít tốn kém chi phí. Hiện nay cách thức quảng cáo trên internet đang được
sử dụng phổ biến, thời lượng người dân sử dụng điện thoại ngày càng tăng. Do
vậy, Trung tâm cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền quảng bá hình ảnh, thương
hiệu Trung tâm trên mạng internet để người lao động tìm đến khi cần thiết.


- Xây dựng phương thức thông báo bổ sung hồ sơ, hẹn trả kết quả cho người
lao động để quy trình xử lý hồ sơ được xử lý kịp thời, nhanh chóng, giảm thời gian
và chi phí đi lại cho người lao động.


- Tăng cường tuyên truyền về lao động việc làm, thông tin về thị trường lao
động. Tuyên truyền các phiên giao dịch việc làm nhằm làm cho mọi người dân,
NLĐ hiểu rõ các Trung tâm DVVL là cầu nối giữa NLĐ với người sử dụng lao
động và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

- Tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua hình thức trực tuyến, mạng internet,
điện thoại và tin nhắn.



- Tư vấn, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ tại lễ ra quân, sinh viên
mới ra trường tại lễ tốt nghiệp.


- Tổ chức các phiên giao dịch việc làm Mini, quy mô nhỏ tại các trường đại
học, cao đẳng,...kết hợp với phương thức tổ chức tại các điểm giao dịch vệ tinh như
trước đây. Nâng cao hoạt động của các sàn giao dịch việc làm từ một tháng một lần
lên hai, ba lần một tháng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thêm vào đó là tổ
chức sàn giao dịch mini, quy mô nhỏ tại trường học, nhà văn hóa thanh
niên,...Phương thức mới này giúp tăng số lượng lao động đến tham gia sàn giao
dịch, tạo việc làm cho người lao động, giảm chi phí tổ chức và tăng hoạt động của
Trung tâm đối với xã hội.


- Sau mỗi lần tổ chức sàn giao dịch phải đánh giá, rút kinh nghiệm làm cơ sở
để tổ chức các phiên giao dịch việc làm tiếp theo tốt hơn.


<b>3.2.6. Hệ thống thơng tin thị trƣờng lao động </b>


- Hồn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và dự báo thị trường
lao động. Thông tin thị trường lao động là kim chỉ nam cho hoạt động của Trung
tâm, muốn tồn tại và phát triển thì phải xác định được dữ liệu về thị trường lao
động, dữ liệu người tìm việc - việc tìm người phục vụ kết nối cung – cầu lao
động.


- Xây dựng bản tin thông tin thị trường lao động theo hai mơ hình: Thứ nhất
là dành cho học sinh trung học phổ thông và cha mẹ học sinh; thứ hai là dành cho
CCVC-NLĐ tư vấn việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.


- Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm xây dựng, điều hành và cập
nhật cơ sở dữ liệu thị trường lao động với các thành tố như sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

tiết.


+ Cơ sở dữ liệu người lao động.


+ Cơ sở dữ liệu đơn vị sử dụng lao động đã từng liên hệ, giao dịch với Trung
tâm với cấu trúc: tên doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – ngày
cấp – nơi cấp, người đại diện, ngành nghề SXKD chính, địa chỉ liên hệ, số lao động
đang làm việc, nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo kỹ năng nghề, quá trình giao
dịch với Trung tâm.


+ Cơ sở dữ liệu cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đã từng liên hệ, giao
dịch với Trung tâm với cấu trúc: tên cơ sở, số quyết định thành lập – ngày cấp – nơi
cấp, người đại diện, ngành nghề đào tạo chính, địa chỉ liên hệ, số học sinh, sinh viên
đang học, nhu cầu tuyển sinh, chiêu sinh, quá trình liên hệ, giao dịch với Trung tâm.
+ Cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm đã từng
liên hệ, giao dịch với Trung tâm với cấu trúc: tên đơn vị, số quyết định thành lập –
ngày cấp – nơi cấp, người đại diện, các hoạt động nghiệp vụ chính, địa chỉ liên hệ,
số công chức, viên chức và người lao động đang làm việc, số lượng hồ sơ bảo hiểm
thất nghiệp đã giải quyết trong năm trước, số học viên đang học, nhu cầu kết nối
việc làm có liên quan đến Trung tâm, quá trình liên hệ, giao dịch với Trung tâm.


- Dự báo thông tin thị trường lao động: Hiện nay công tác dự báo thị trường
lao động chỉ thực hiện công tác điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin cung – cầu lao
động mà chưa đưa ra được xu hướng ngành, nghề, số lượng, trình độ cần tuyển
dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian trung và dài hạn.
Muốn thực hiện tốt công tác dự báo cần thực hiện những việc sau:


+ Dự báo về cầu lao động:


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

– Vũng Tàu. Quy mô sản xuất lớn cần số lượng lớn lao động để phục vụ sản xuất.


Do đó, Trung tâm DVVL cần kết hợp với các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề tổ chức
đào tạo cho học viên đáp ứng yêu cầu sắp tới của các doanh nghiệp nước ngoài.


 Trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà có sự chuyển đổi lao động
giữa các ngành, lĩnh vực. Xu hướng chuyển dịch kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu trong những năm tới: giảm tỷ trọng của các dự án công nghiệp khai thác, tăng
tỷ trọng các dự án sản xuất, chế biến, du lịch và cảng biển.


+ Dự báo về cung lao động:


 Căn cứ vào sự gia tăng lao động trong độ tuổi lao động và sự gia tăng
lao động từ các địa phương khác di chuyển từ Bắc vào Nam để tìm kiếm việc làm.


 Căn cứ vào chất lượng lao động để dự báo cung lao động trong thời
gian tới về thể lực và trí lực. Trong đó yếu tố giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng đến
sức khỏe và trình độ chun mơn, kỹ thuật nghề nghiệp của lực lượng lao động.


- Cần đầu tư cho công tác thu thập, thống kê, phân tích dữ liệu thơng tin thị
trường lao động ở cấp và kết nối thông tin giữa các địa phương với nhau.


- Thu thập, khai thác thông tin thị trường lao động, khai thác việc làm trống
của doanh nghiệp và cập nhật vào hệ thống thông tin thị trường lao động.


- Cần có chính sách ưu đãi, phụ cấp đối với CCVC-NLĐ làm công tác cung
cấp thông tin về sự biến động của lao động thì thơng tin cung cấp mới nhanh và
chính xác được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT </b> <b>Năm 2018 Năm 2022 </b> <b>So sánh </b>
<b>(%) </b>



<b>1. Dân số trung bình </b> <b>Ngàn ngƣời </b> <b>1.113,6 </b> <b>1.162,2 </b> <b>4,36 </b>


Trong đó: - Thành thị Ngàn người 572,967 588,666 2,74


Chiếm tỷ lệ <i>% </i> <i>51,45 </i> <i>50,65 </i> <i>- </i>


- Nông thôn Ngàn người 540,674 573,534 1,62


<i>Chiến tỷ lệ </i> <i>% </i> <i>48,55 </i> <i>49,35 </i> <i>- </i>


<b>2. Lao động trong độ tuổi </b> <b>Ngàn ngƣời </b> <b>599,737 </b> <b>603,335 </b> <b>0,6 </b>


Trong đó: - Thành thị Ngàn người 350,584 351,916 0,38


<i>Chiếm tỷ lệ </i> <i>% </i> <i>58,46 </i> <i>58,33 </i> <i>- </i>


- Nông thôn Ngàn người 249,153 251,419 0,22


<i>Chiến tỷ lệ </i> <i>% </i> <i>41,54 </i> <i>41,67 </i> <i>- </i>


<b>3. Số lao động tham gia hoạt động </b>


<b>kinh tế </b> <b>Ngàn ngƣời </b> <b>586,122 </b> <b>591,514 </b> <b>0,92 </b>


Trong đó: - Cơng nghiệp Ngàn người 180,242 180,891 0,36


<i>Chiến tỷ lệ </i> <i>% </i> <i>30,75 </i> <i>30,58 </i> <i>- </i>


- Nông nghiệp Ngàn người 143,630 143,845 0,15



<i>Chiến tỷ lệ </i> <i>% </i> <i>24,51 </i> <i>24,31 </i> <i>- </i>


- Dịch vụ Ngàn người 262,250 266,778 0,41


<i>Chiến tỷ lệ </i> <i>% </i> <i>44,74 </i> <i>45,10 </i> <i>- </i>


<i><b>(Nguồn: Báo cáo của Cục Thống kê tỉnh BR-VT) </b></i>


Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH Đào Ngọc Dung trong năm
2019-2020 các ngành nghề sẽ thu hút lao động như ngành nông nghiệp công nghệ cao,
ngành nghề công nghệ, các ngành nghề khoa học, các ngành nghề phù hợp với xu
hướng chuyển dịch của cách mạng công nghiệp 4.0 và các ngành nghề mà các nước
như Đức, Thụy Điển, Rumani, Australia, Singapore...yêu cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>3.2.7. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động </b>


Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động như sau:


- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường công tác phối hợp với Phòng
Lao động-TBXH các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn
trong công tác tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân đến tham gia giao dịch tại các
điểm giao dịch việc làm, các phiên giao dịch việc làm hoặc đến Trung tâm DVVL
tỉnh để họ nắm được chính sách lao động việc làm, nhu cầu tuyển dụng của các
công ty, doanh nghiệp và hiểu đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia xuất
khẩu lao động; nhất là ý thức của lao động trong việc chấp hành pháp luật lao động,
phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc và dạy
nghề cho người lao động.


- Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn một cách cụ thể thủ tục xuất khẩu
lao động.



- Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục định hướng những kiến thức cơ bản
cho quá trình lao động ở nước ngồi.


- Thơng tin thường xuyên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài, nhu cầu tuyển dụng các thị trường xuất khẩu lao động trên website của Trung
tâm Dịch vụ việc làm. Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu
chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, môi trường sinh hoạt. Thông báo về tiền
lương, tiền công, quyền lợi của người lao động được hưởng và các khoản phải đóng
góp, các chi phí trước khi xuất cảnh để người lao động chuẩn bị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

- Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn và các ngân hàng thương mại điều chỉnh mức cho vay đối với lao động đi xuất
khẩu theo hướng cho vay đủ số tiền để chi trả chi phí xuất khẩu lao động theo yêu
cầu của từng thị trường.


<b>3.2.8. Một số giải pháp khác </b>


Đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động.


- Ngành Dịch vụ: đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Phát triển các loại hình du lịch và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Bên cạnh đó phải có kế hoạch đào tạo và dự báo nhu cầu lao động trong tương lai
để có kế hoạch bồi dưỡng lao động vững chuyên môn, giỏi ngoại ngữ cho ngành du
lịch.


- Sản xuất công nghiệp: có sự tăng trưởng vượt bậc của ngành cơng nghiệp
chế biến, chế tạo thuộc các dự án may mặc, sản xuất mạch nha, nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi, hạt nhựa,.... Căn cứ vào sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp
trong tương lai rất lớn đặt ra vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị


trường trong hiện tại và tương lai. Định hướng những năm tới, tỉnh BR-VT sẽ phát
triển công nghiệp chất lượng cao và công nghiệp hỗ trợ tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động trên địa bàn tỉnh.


- Ngành cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng biển: Hiện tại tỉnh BR-VT có 21
cảng biển thu hút hơn 5.000 lao động có trình độ chun mơn cao sẽ giải quyết việc
làm cho hơn 20.000 lao động cải thiện đời sống, giúp phát triển hoàn thiện các khu
đô thị biển và vùng nông thôn mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

2020 lao động trong ngành nông nghiệp công nghệ cao cả nước sẽ thiếu 3,2 triệu lao
động qua đào tạo.


Tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng, hiệu quả sử dụng vốn của các dự án vay
vốn thuộc Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường kiểm
tra, giám sát, quản lý chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm.


Cơ quan chủ quản Sở Lao động – TBXH cần thực hiện kiểm tra tình hình hoạt
động và tình hình tổ chức các phiên/sàn giao dịch việc làm thường xuyên, định kỳ
nhằm chấn chỉnh những sai phạm, bất cập để tìm hướng giải quyết, đưa ra nhận
định, đánh giá cách tổ chức hoạt động sao cho hiệu quả, ít tốn chi phí nhất. Dựa vào
các tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã đặt ra từ đầu năm, Trung tâm phải tự kiểm
tra, đúc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh sai sót để nâng cao chất lượng của Trung tâm
hơn nữa. Tiến hành chấm điểm hồn thành cơng việc theo định kỳ, báo cáo cơ quan
chủ quản biết tìm hướng xử lý, đưa ra giải pháp thích hợp.


Tăng số lao động tham gia các phiên/ sàn giao dịch việc làm do Trung tâm tổ
chức: Như đã trình bày một số giải pháp ở trên, chúng ta nên kết hợp giữa cách giới
thiệu việc làm thông thường thông qua các phiên giới thiệu việc làm với hình thức
giới thiệu trực tuyến – tổ chức sàn giao dịch online. Hoặc ghi nhận đăng ký thông
qua website tại ứng dụng chat trực tuyến,...Tận dụng tất cả các nguồn lực để khai


thác được tiềm năng sẵn có của Trung tâm. Thơng qua cách đổi mới nội dung, hình
thức tổ chức, hoạt động để thu hút nhiều người tham gia giới thiệu việc làm, giảm
gánh nặng cho ngân sách và xã hội.


Kết hợp với doanh nghiệp tổ chức tuyển và đào tạo cấp tốc nguồn nhân lực
để kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp
ứng nhu cầu xã hội, gắn đào tạo với tạo việc làm và khuyến khích doanh nghiệp
tham gia đào tạo nghề cho người lao động. Ngoài ra, tổ chức các phiên giao dịch
việc làm dành riêng cho thanh niên nông thơn, thanh niên sau khi hồn thành nghĩa
vụ qn sự, nghĩa vụ công an.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

cầu của doanh nghiệp cần lao động đã qua đào tạo thì việc kết hợp giữa giới thiệu
việc làm - đào tạo nghề là nhu cầu cần thiết. Lao động sau khi được đào tạo thời
gian ngắn trực tiếp tại Doanh nghiệp vừa có tay nghề vừa có được việc làm ổn định
cuộc sống. Việc kết hợp với doanh nghiệp khơng những tạo việc làm nhanh chóng
vừa cung cấp cho doanh nghiệp nguồn lao động có tay nghề đáp ứng yêu cầu của
doanh nghiệp.


<b>3.3. Kiến nghị </b>


<i><b>3.3.1. Đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm </b></i>


- Đầu tư máy móc, trang thiết bị, phần mềm phục vụ công tác dự báo cung –
cầu lao động, kết nối cơ sở dữ liệu với nhau tạo thuận lợi trong công tác tư vấn học
nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.


- Đề nghị UBND tỉnh quan tâm cấp kinh phí cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất
để thực hiện sửa chữa các hạng mục nhà làm việc hiện nay đã xuống cấp.


- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.



- Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề hiệu
quả.


- Báo cáo UBND tỉnh danh sách các doanh nghiệp thực hiện việc báo cáo
tình hình biến động lao động và những doanh nghiệp không thực hiện theo quy định
để cơ quan chức năng áp dụng biện pháp xử lý.


- Nâng cao năng lực dự báo nhu cầu lao động theo ngành, nghề để tuyển sinh
đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội.


- Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm phải gắn với thị trường lao động.
Trên cơ sở đó trung tâm giới thiệu việc làm sẽ tư vấn, giới thiệu cho người lao động
tìm được việc làm và người sử dụng lao động chọn được lực lượng lao động phù
hợp với yêu cầu của công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

- Người lao động cần phải trao dồi kiến thức, kỹ năng, tay nghề của mình để
đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.


- Học sinh, sinh viên nên chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu
của xã hội.


<i><b>3.3.3. Đối với người sử dụng lao động </b></i>


- Doanh nghiệp nên thông báo tình hình biến động lao động theo quy định
của pháp luật.


- Kịp thời cập nhật các thông tin lao động, việc làm; các chính sách quản lý
của Nhà nước, các ưu đãi về giải quyết việc làm, phục vụ cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.



- Chủ động quảng bá thông tin của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên Sàn
online, tạo cơ hội giới thiệu hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.


- Bố trí nhà ở cho người lao động ở xa, mức lương phù hợp với tình hình
phát triển của xã hội. Mức lương nhiều doanh nghiệp trả cho người lao động phải
phù hợp với sự phát triển của xã hội, đảm bảo nhu cầu đời sống của họ.


- Mở rộng sản xuất các ngành, nghề phục vụ đời sống nhân dân tốt hơn.


<i><b>3.3.4. Đối với nhà nước, xã hội: </b></i>


- Để nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm phải nhận thức rõ vai
trò của các bên có liên quan đặc biệt là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và
Sở Lao động – TBXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tư cách là cơ quan quản lý nhà
nước trong lĩnh vực lao động – việc làm. Vì vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các ngành, các cấp, từ trung ương đến cơ sở tạo thành một thể thống nhất, một hệ
thống quản lý có hiệu quả.


- Cho vay vốn để giải quyết việc làm và khởi nghiệp thông qua các dự án, ý
tưởng sản xuất kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

và đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh tạo việc làm cho người lao động, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn tỉnh.


- Phát triển nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại
tỉnh.


- Chú trọng đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp
và khởi sự doanh nghiệp.



- Tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp cho sinh
viên, người lao động,…..


- Cấp kinh phí mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm, kỹ năng nghiệp vụ
chuyên sâu cho nhân viên tại các bộ phận nghiệp vụ, nhất là bộ phận tư vấn – giới
thiệu việc làm.


- Nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp
<i>tuyển dụng nhân viên, giảm thuế cho họ. (Chuyên gia kinh tế Eric Heyer viện </i>
<i>OFCE). </i>


- Mở rộng thị trường, khuyến khích xuất khẩu lao động ngoài một số nước
truyền thống và hỗ trợ vay vốn cho người lao động đi xuất khẩu lao động.


- Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng dịch vụ giới thiệu việc
làm nhằm chấn chỉnh những thiếu sót, bất cập xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của
Trung tâm DVVL trong công tác tuyên truyền, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm
cho người lao động.


- Tập trung các trung tâm, cơ sở cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm sử
dụng kinh phí nhà nước thành một đầu mối để dễ dàng quản lý cũng như đầu tư
trang thiết bị, nhân lực tránh lãng phí, trùng lắp với các cơ quan khác gây lãng phí.
Thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.


- Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cho các hoạt động ở trung tâm
giới thiệu việc làm.



- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho người lao động đi xuất khẩu lao động.
Tăng cường quản lý các hoạt động xuất khẩu lao động, thường xuyên kiểm tra giám
sát hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.


- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động: Đây là hoạt động góp phần phát triển nguồn
nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề cho người
lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tạo mối quan hệ với các nước
trên thế giới. Hiện nay, nước ta chủ yếu xuất khẩu lao động phổ thông nên cần nâng
cao chất lượng lao động thông qua hướng nghiệp, dạy nghề và ngoại ngữ cũng như
hiểu biết về văn hóa, pháp luật của nước chuẩn bị đến làm việc.


- Tăng cường quảng bá trên báo, đài để thu hút lao động tham gia các hội chợ
việc làm nhằm làm cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết
các hợp đồng với nhau. Kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động giữa các tỉnh,
thành phố với nhau và thơng tin lao động trên tồn quốc. Từ đó có kế hoạch phân
phối lao động từ nơi thừa sang nơi thiếu.


- Tăng cường thu hút đầu tư mở rộng ngành nghề và thúc đẩy sản xuất kinh
doanh để tạo việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề xã hội ở địa bàn tỉnh.
Phát triển đa dạng ngành, nghề để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động, khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao
động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng và đãi ngộ
nhân tài.


- Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải gắn với cơ cấu lại nguồn lực lao
động trong nước, phục vụ tốt yêu cầu tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng
suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước
và ngoài nước để tận dụng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền


thống của nước ta hiện nay. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu lao động và
phát triển thị trường lao động trong nông nghiệp hơn nữa.


<i><b>3.2.5. Về phía nhà trường </b></i>


- Đẩy mạnh chính sách giáo dục – đào tạo, nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến
thức, đổi mới nội dung, hình thức, chương trình và phương pháp đào tạo.


- Đào tạo nâng cao chất lượng lao động về trình độ học vấn và trình độ
chun mơn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề.


- Tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên, xây dựng chuẩn đầu ra tương
thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN. Tập trung vào đào tạo ngoại ngữ,
pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là lao động nông thôn để tạo điều kiện cho
họ tiếp cận với thị trường lao động trên thế giới, đặc biệt là với các nước có trình độ
phát triển cao và có nhu cầu thu hút lao động cho nhiều ngành nghề sản xuất.


- Đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp
với trình độ, nhận thức của từng đối tượng lao động, áp dụng thực tế để khi hoàn
thành khóa học học viên có kỹ năng thực hành tốt. Xây dựng chương trình đào tạo
cân đối giữa lý thuyết và thực hành; xây dựng chuẩn đầu ra tương thích với khung
trình độ tham chiếu ASEAN; tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên, hỗ trợ
sinh viên thực tập và đánh giá tốt nghiệp theo yêu cầu của thị trường lao động.


- Tăng cường liên kết với các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.


- Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng giáo dục tiếp cận nghề nghiệp
cho học sinh ngay trên ghế nhà trường góp phần hình thành đội ngũ nhân lực đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động.



</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>TÓM TẮT CHƢƠNG 3 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>KẾT LUẬN </b>


Nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm có ý nghĩa to lớn đối với
kinh tế, chính trị của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cả nước Việt Nam. Tạo ra mối
quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động gắn bó mật thiết với nhau.
Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tăng thêm thu nhập cho người lao
động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị xã hội ổn định,
bền vững hơn.


Chính sách tạo việc làm cho người lao động có vai trị quan trọng nhằm phát
huy tối đa nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng lao
động; tạo nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở nơng thơn,
góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh.


Giới thiệu việc làm là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao
động. Cầu nối thông tin cung – cầu lao động nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện hơn.
Tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm, giới thiệu, tư vấn cho người lao động,...


Trung tâm Dịch vụ việc làm giúp giảm sức ép về việc làm, giảm tỷ lệ thất
nghiệp, tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần trong xã hội, tạo ra sự công bằng,
minh bạch trong thị trường lao động và tạo địa chỉ tin cậy về lao động, việc làm mà
tại đó cá nhân, tổ chức tham gia đều có thể tìm được các thơng tin cần thiết để tuyển
dụng hoặc tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, Trung tâm là nơi cung cấp thông tin liên
quan tới lĩnh vực lao động việc làm của khu vực và của tỉnh BR-VT; đưa ra những
dự báo về thị trường lao động.


Sàn giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động –


TBXH tổ chức đã tạo ra một địa chỉ quen thuộc cho người tìm kiếm việc làm và nhà
tuyển dụng. Tuy đạt được một số thành quả nhưng Trung tâm cần không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc làm. Cụ
thể như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

nhà nước nên hạn chế các trường hợp lừa đảo, giảm các khâu trung gian. Thông tin
cung cấp cho người lao động đúng đắn, chính xác. Trung tâm DVVL có trách nhiệm
thu thập, xử lý và cung cấp thông tin trên thị trường lao động cho: người lao động
và người sử dụng lao động, các tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà hoạch định, phân
tích chiến lược phát triển thị trường lao động – việc làm của địa bàn tỉnh và toàn
quốc. Tiến hành tư vấn về nhu cầu lao động cho người lao động, các khóa đào tạo
học nghề và đào tạo cao hơn. Vì vậy cần mở rộng quy mơ các phiên giao dịch thông
qua tuyên truyền, quảng bá hoạt động của Trung tâm, hoạt động của website đến
đến mọi tầng lớp trong xã hội được biết và đăng ký tham gia.


- Đối với các đơn vị tuyển dụng lao động: Các tiêu chí tuyển dụng lao động
cần phải cụ thể hóa. Định kỳ báo cáo tình hình cung cầu lao động cho Trung tâm
DVVL biết báo cáo các cơ quan chức năng theo đúng quy định.


- Đối với người lao động: Cần nâng cao trình độ học vấn, chun mơn nghiệp
vụ lẫn kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và cuộc sống.


- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Hỗ trợ ngân sách cho Trung tâm DVVL
hoạt động và từng bước thu phí giới thiệu việc làm cho người lao động và người sử
dụng lao động theo cơ chế thị trường. Cho người lao động mất việc làm vay vốn để
tạo công việc ổn định cuộc sống; khuyến khích sử dụng lao động nữ; mở rộng thị
trường xuất khẩu lao động giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nước ta, thu được
nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp để giảm gánh nặng cho
ngân sách nhà nước và toàn xã hội; hạn chế các tệ nạn xã hội.



<b>KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

cáo thuận tiện hơn hình thức truyền thống như trước đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Quốc hội (2012). Bộ Luật Lao động, số 10/2012/QH13. Hà Nội.


[2] <i>Bùi Quế Lâm (2010). Nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu </i>
<i>việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội. Luận văn </i>
Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.


[3] <i>Đỗ Huy Hoan (2013). Nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại </i>
<i>các trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, </i>


Đại học Nông nghiệp Hà Nội.


[4] <i>Phạm Mạnh Hà (2012). Giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn tỉnh </i>
<i>Ninh Bình trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án Tiến sĩ </i>
kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.


[5] <i>Phùng Thị Hoài Thương (2015). Giải pháp việc làm theo pháp luật Lao động </i>
<i>Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ, </i>
Đại học Quốc gia Hà Nội.


[6] <i>Hoàng Tú Anh (2012). Giải pháp việc làm cho Lao động nông thơn trên địa </i>
<i>bàn huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà </i>
Nẵng.


[7] <i>Vũ Thị Việt Anh (2011). Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc </i>


<i>thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc. Luận văn Thạc sĩ, Học viện chính trị - Hành chính </i>


quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.


[8] <i>Trần Thị Minh Phương (2015). Giải pháp tạo việc làm cho người lao động </i>
<i>nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đơ thị hóa. Luận án tiến sĩ, Học </i>
viện Nông nghiệp Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<i>[10] Đoàn Thị Thanh Tâm (2012). Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc </i>
<i>diện tích thu hồi đất làm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. </i>
Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.


<i>[11] Nguyễn Thị Kim Ngân (2007). Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập, </i>
Tạp chí Cộng sản, số 23 (143)/2007.


<i>[12] Lê Phan Hồng Châu, Phạm Thị Thùy Ngân (2010). Nâng cao cơ hội việc làm </i>
<i>qua sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng, Báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu </i>


khoa học lần thứ 7, Đại học Đà Nẵng.


<i>[13] Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh (2013). Nghiên cứu các </i>
<i>mơ hình đánh giá chất lượng dịch vụ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học </i>
Quốc gia Hà Nội.


<i>[14] Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015). Tạo việc làm cho người lao động huyện </i>
<i>Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lao động – Xã </i>
hội.


<i>[15] UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2015). Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch </i>
<i>phát triển kinh tế - xã hội, ANQP 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng </i>


<i>tâm 6 tháng cuối năm 2015, số 93/BC-UBND. Bà Rịa – Vũng Tàu. </i>


<i>[16] UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2018). Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch </i>
<i>phát triển kinh tế - xã hội, ANQP 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng </i>
<i>tâm 6 tháng cuối năm 2018, số 130/BC-UBND. Bà Rịa – Vũng Tàu. </i>


<i>[17] Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh (2016). Báo cáo tình hình hoạt động Dịch </i>
<i>vụ việc làm năm 2016, số 478/BC-TTDVVL. Bà Rịa – Vũng Tàu. </i>


<i>[18] Chính phủ (2015). Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật </i>
<i>Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, số 28/2015/NĐ-CP. Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<i>[20] Chính phủ (2017). Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu giáo dục </i>
<i>nghề nghiệp – việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020, số </i>
899/QĐ-TTg. Hà Nội.


<i>[21] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2017). Thông tư hướng dẫn thực </i>
<i>hiện một số điều về Quỹ quốc gia việc làm quy định tại Nghị định số </i>
<i>61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ </i>
<i>trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, số 3969/VBHN-BLĐTBXH. </i>
Hà Nội.


<i>[22] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2009). Quyết định điều chỉnh một số </i>
<i>nội dung của kế hoạch thu thập, xử lý thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về thị </i>
<i>trường lao động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm, số </i>
1312/QĐ-LĐTBXH. Hà Nội.


<i>[23] UBND tỉnh Nam Định (2018). Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội </i>
<i>tháng 8, những nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2018, số 214/BC-UBND. </i>
Nam Định.



<i>[24] UBND tỉnh Quảng Trị (2018). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, QP-AN </i>
<i>tháng 9 năm 2018, số 192/BC-UBND. Quảng Trị. </i>


<i>[25] UBND tỉnh Bình Dương (2018). Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh </i>
<i>và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh tháng 10 năm 2018, số </i>


260/BC-UBND. Bình Dương.


<i>[26] Tổng Cục thống kê thành phố Đà Nẵng (2018). Báo cáo phân tích tình hình </i>
<i>kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2018. Đà Nẵng. </i>


<i>[27] Tổng Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2018). Báo cáo tình hình kinh tế - xã </i>
<i>hội tháng 12, ước quý IV và cả năm 2018, số 545/BC-CTK. Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

/fileanpham 20183151635839.pdf >.


[29] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016). Bình Dương: Giải quyết việc
làm cho lao động nhầm đảm bảo an sinh xã hội [online], xem 27/4/2019,
nguồn <
[30] Tổng Cục thống kê (2018), Thơng cáo báo chí về tình hình Lao động việc


làm quý I năm 2018 [online], xem 29/4/2019, nguồn <https://www.
gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=18787>.


[31] Trung tâm nghiên cứu khoa học - Viện nghiên cứu lập pháp (2013). Chính
sách việc làm: Thực trạng và giải pháp [online], xem 07/04/2019, nguồn
< />D=178>.


[32] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2018). Thay đổi cơ cấu trình độ, tăng


tỷ lệ lao động qua đào tạo [online], xem 05/4/2019, nguồn
<
[33] Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh (2013). Nghiên cứu các


mơ hình đánh giá chất lượng dịch vụ [online], Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, số 1 (2013) 11-22, xem 12/4/2019, nguồn:
< />Cnh_%C4%91%C3%A1nh_gia_ch%E1%BA%A5t_l%C6%B0%E1%BB%
A3ng_d%E1%BB%8Bch_v%E1%BB%A5>.


<i>[34] Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2018). Báo cáo tình hình kinh tế - xã </i>
<i>hội tháng 12, Quý IV và năm 2018, xem 18/3/2019, nguồn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>PHỤ LỤC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<b>PHỤ LỤC 01 </b>


<b>PHIẾU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP NĂM 2019 </b>


Kính thưa Anh (chị)!


Nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu
tham gia các dịch vụ tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Kết quả của cuộc nghiên cứu
này phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin Anh (chị) cung cấp. Chúng tôi xin cam
kết sẽ giữ bí mật mọi thơng tin Anh (chị) cung cấp và mọi thông tin chỉ được sử
dụng cho mục đích nghiên cứu.


Cách trả lời: Anh (chị) khoanh tròn vào ô phù hợp với quan điểm của Anh (chị)
hoặc điền câu trả lời vào khoảng trống sau mỗi câu hỏi.


<b>I. THÔNG TIN CHUNG </b>



<b>1. Tên doanh nghiệp: ... </b>
<b>2. Địa điểm doanh nghiệp: ... </b>
<b>3. Loại hình doanh nghiệp? ... </b>
<b>II. THỰC TRẠNG TUYỂN, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP </b>
<b>1. Trong năm 2018, doanh nghiệp có thiếu lao động khơng? </b>


A. Có <b> B. Không </b>


<b>* Nếu “Có”, doanh nghiệp khắc phục sự thiếu lao động bằng cách nào? </b>


A. Tăng năng suất lao động của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp ( cải
tiến khoa học công nghệ, áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến)


B. Tăng cường độ lao động của người lao động
C. Thuê hoặc mượn lao động của doanh nghiệp khác
D. Tuyển lao động mới


E. Khác (Ghi cụ thể) ...
<b>2. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động khơng? </b>


<b>* Nếu “ Có”, những khó khăn trong tuyển dụng lao động? </b>
A. Lao động không đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp
B. Thu nhập, tiền lương, tiền thưởng thấp


C. Điều kiện làm việc ( mơi trường, an tồn lao động, chế độ quản lý)
D. Chế độ phúc lợi ( chế độ ăn ở, đi lại, y tế)


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<b>3. Doanh nghiệp có tham gia tuyển dụng qua Trung tâm Dịch vụ việc làm </b>
<b>không? </b>



A. Có <b>B. Khơng </b>


<b>* Nếu “Có”, Doanh nghiệp có hài lịng về chất lượng dịch vụ của Trung tâm Dịch </b>
<b>vụ việc làm không? </b>


A. Rất khơng hài lịng
B. Khơng hài lịng
C. Khơng ý kiến
D. Hài lòng
E. Rất hài lòng


<b>* Nếu “Không”, tại sao doanh nghiệp không tham gia? </b>
A. Thủ tục phức tạp


B. Chất lượng nhân sự Trung tâm
C. Chất lượng nguồn nhân lực
D. Phí dịch vụ cao


E. Khác:(Ghi cụ thể) ...
<b>4. Trung tâm DVVL có khảo sát tình hình lao động sau khi giới thiệu việc làm </b>
<b>khơng? </b>


A. Có B. Không


<b>5. Doanh nghiệp của anh (chị) có thƣờng xuyên cung cấp thông tin điều tra </b>
<b>cung – cầu lao động không? </b>


A. Có <b>B. Khơng </b>



<b>6. Anh (chị) hãy đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ </b>
<b>giới thiệu việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm? </b>


...
...
...
<b>III. THỰC TRẠNG NGƢỜI LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP </b>


<b>1. Mức lƣơng bình quân doanh nghiệp trả cho ngƣời lao động? </b>
A. Khoảng 3 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<b>2. Doanh nghiệp đánh giá nhƣ thế nào về mức độ thiếu hụt kỹ năng/kỹ năng </b>
<b>của ngƣời lao động trong thời gian qua? ( Đánh dấu (X) vào những ô lựa chọn trả </b>
lời)


<b>Loại năng lực/kỹ </b>
<b>năng </b>


<b>Mức độ thiếu hụt năng lực/kỹ năng của ngƣời lao động </b>


<i><b>A. Lao động quản lý B. Lao động gián tiếp </b></i>


<i><b>C. Lao động trực </b></i>
<i><b>tiếp sản xuất – </b></i>


<i><b>kinh doanh </b></i>
1.
Không t
hiếu
2. Tư


ơng đối
thiếu


3. Thiếu ng


hiêm tr


ọng


4. Không r


õ/ Khô


ng áp


dụng


1. Không t


hiếu


2. Tư


ơng đối


thiếu


3. Thiếu ng


hiêm tr



ọng


4. Không r


õ/ Khô


ng áp


dụng


1. Không t


hiếu


2. Tư


ơng đối


thiếu


3. Thiếu ng


hiêm tr


ọng


4. Không r


õ/ Khô



ng áp


dụng


1. Năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ
2. Ngoại ngữ
3. Tin học


4. Kỹ năng giao tiếp
5. Kỹ năng làm việc
nhóm


6. Kỹ năng an toàn
lao động và sức khỏe
nghề nghiệp


7. Kỹ năng kinh
doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<b>Loại năng lực/kỹ </b>
<b>năng </b>


<b>Mức độ thiếu hụt năng lực/kỹ năng của ngƣời lao động </b>


<i><b>A. Lao động quản lý B. Lao động gián tiếp </b></i>


<i><b>C. Lao động trực </b></i>
<i><b>tiếp sản xuất – </b></i>



<i><b>kinh doanh </b></i>
1.
Không t
hiếu
2. Tư
ơng đối
thiếu


3. Thiếu ng


hiêm tr


ọng


4. Không r


õ/ Khô


ng áp


dụng


1. Không t


hiếu


2. Tư


ơng đối



thiếu


3. Thiếu ng


hiêm tr


ọng


4. Không r


õ/ Khô


ng áp


dụng


1. Không t


hiếu


2. Tư


ơng đối


thiếu


3. Thiếu ng


hiêm tr



ọng


4. Không r


õ/ Khô


ng áp


dụng


động


9. Kỹ năng giải quyết
vấn đề


10. Kỹ năng quản lý
thời gian


11. Kỹ năng tập trung
12. Kỹ năng khác


( Ghi cụ thể)...


<b>3. Doanh nghiệp có hỗ trợ cho ngƣời lao động khơng ? </b>


A. Có <b>B. Khơng </b>


<b>* Dƣới hình thức nào? </b>
A. Hỗ trợ nhà ở



B. Hỗ trợ một số chi phí cho người lao động ( chi phí xăng xe đi lại, điện thoại,...)
C. Hỗ trợ về nhà trẻ, trường học cho con em của người lao động


D. Khác (Ghi cụ thể thể)


<b>Điều tra viên </b> <b>Ngƣời cung cấp thông tin </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<b>PHỤ LỤC 02 </b>


<b>PHIẾU PHỎNG VẤN NGƢỜI LAO ĐỘNG THAM GIA CÁC PHIÊN GIAO </b>
<b>DỊCH VIỆC LÀM NĂM 2019 </b>


Kính thưa Anh (chị)!


Nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu
tham gia các dịch vụ tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Kết quả của cuộc nghiên cứu
này phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin Anh (chị) cung cấp. Chúng tôi xin cam
kết sẽ giữ bí mật mọi thơng tin Anh (chị) cung cấp và mọi thông tin chỉ được sử
dụng cho mục đích nghiên cứu.


Cách trả lời: Anh (chị) khoanh trịn vào ơ phù hợp với quan điểm của Anh (chị)
hoặc điền câu trả lời vào khoảng trống sau mỗi câu hỏi.


<b>I. Thông tin chung </b>


<b>1. Họ và tên ngƣời đƣợc phỏng vấn: ... </b>
<b>2. Giới tính: A. Nam B. Nữ </b>


<b>3. Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào: </b>


A. Từ 15 – 24 tuổi;


B. Từ 25 – 34 tuổi;
C. Từ 35 – 44 tuổi;
D. Từ 45 trở lên.


<b>4. Tình trạng hơn nhân: </b>


<b>A. Chưa có vợ/chồng; B. Có vợ/chồng; C. Khác </b>
<b>5. Trình độ chun mơn kỹ thuật cao nhất mà anh/chị đã đạt đƣợc? </b>
A. Khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật


B. Cơng nhân kỹ thuật khơng có bằng nghề/Chứng chỉ nghề;
C. Chứng chỉ/Chứng nhận học nghề ngắn hạn ( dưới 3 tháng);


D. Sơ cấp nghề/Chứng chỉ học nghề hoặc chứng nhận học nghề ngắn hạn từ 3 tháng
đến dưới 12 tháng;


E. Trung cấp ( Trung cấp nghề; Trung cấp chuyên nghiệp);
F. Cao đẳng ( Cao đẳng nghề; Cao đẳng chuyên nghiệp);
G. Đại học trở lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

A. Sinh viên mới ra trường/ Chưa làm đâu hết
B. Dưới 1 năm


C. Từ 1 đến 5 năm
D. Trên 5 năm


<b>7. Anh (chị) đã sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc </b>
<b>làm trong bao lâu? </b>



A. Dưới 6 tháng
B. Từ 6 đến 12 tháng


C. Từ 12 tháng đến 24 tháng
D. Trên 24 tháng


<b>8. Lý do anh (chị) chƣa tìm đƣợc việc làm? </b>
A. Đã xin việc nhưng không thành cơng
B. Muốn tiếp tục đi học


C. Chưa có việc làm ưng ý
D. Khác:...


<b>9. Nếu anh (chị) đã xin việc nhƣng không thành công là do đâu? </b>
A. Học vấn/học lực chưa phù hợp


B. Trình độ ngoại ngữ chưa phù hợp
C. Trình độ vi tính chưa phù hợp
D. Thiếu thông tin tuyển dụng
E. Thiếu kinh nghiệm làm việc
F. Lương thấp


G. Khác:...


<b>II. Thông tin về Trung tâm Dịch vụ việc làm ( Trung tâm DVVL) </b>


<b>1. Anh (chị) sử dụng dịch vụ nào tại Trung tâm DVVL? ( có thể chọn nhiều) </b>
A. Tư vấn



B. Giới thiệu việc làm
C. Học nghề


D. Bảo hiểm thất nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<b>2. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về quy trình, thủ tục giới thiệu việc làm của </b>
<b>Trung tâm DVVL? </b>


A. Rất khơng hài lịng
B. Khơng hài lịng
C. Khơng ý kiến
D. Hài lịng
E. Rất hài lịng


<b>3. Anh (chị) có biết thơng tin về các sàn giao dịch việc làm sắp diễn ra không? </b>
A. Có B. Khơng


<b>* Nếu “Có” thì Anh (chị) cho biết đã biết thông tin qua phƣơng tiện nào? </b>
A. Tờ rơi


B. Băng rôn
C. Tivi


D. Đài phát thanh
E. Internet


F. Người thân, bạn bè
G. Khác:...


<b>4. Theo Anh (chị) hình thức tuyên truyền nào là hiệu quả? ( Chọn tối đa 3 đáp </b>


<b>án) </b>


A. Tờ rơi
B. Băng rôn
C. Tivi


D. Đài phát thanh
E. Internet


F. Người thân, bạn bè
G. Khác:...


<b>5. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về hình thức tuyên truyền dịch vụ giới thiệu </b>
<b>việc làm hiện nay? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

E. Rất hài lòng


<b>6. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về đội ngũ nhân viên Tƣ vấn – Giới thiệu </b>
<b>việc làm của Trung tâm DVVL? </b>


A. Rất khơng hài lịng
B. Khơng hài lịng
C. Khơng ý kiến
D. Hài lòng
E. Rất hài lòng


<b>* Anh (chị) khơng hài lịng do ngun nhân nào? </b>
A. Trình độ chun mơn/ Tư vấn khơng chun sâu
B. Số lượng nhân viên ít



C. Chờ đợi lâu


D. Khác:...


<b>7. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về thái độ phục vụ của CBVC của Trung </b>
<b>tâm DVVL? </b>


A. Rất khơng hài lịng
B. Khơng hài lịng
C. Khơng ý kiến
D. Hài lịng
E. Rất hài lịng


<b>8. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về thời gian thông báo kết quả/phỏng vấn </b>
<b>của CCVC-NLĐ Trung tâm DVVL? ( Có giải quyết đúng hẹn hay khơng?) </b>
A. Rất khơng hài lịng


B. Khơng hài lịng
C. Khơng ý kiến
D. Hài lòng
E. Rất hài lòng


<b>9. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về tinh thần phục vụ của CCVC-NLĐ tại </b>
<b>Trung tâm DVVL? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

D. Hài lòng
E. Rất hài lòng


<b>10. Anh (chị) cho biết trụ sở làm việc của Trung tâm DVVL nhƣ thế nào? </b>
A. Rất khơng hài lịng



B. Khơng hài lịng
C. Khơng ý kiến
D. Hài lòng
E. Rất hài lòng


<b>11. Anh (chị) cho biết máy móc thiết bị của Trung tâm DVVL nhƣ thế nào? </b>
A. Rất khơng hài lịng


B. Khơng hài lịng
C. Khơng ý kiến
D. Hài lịng
E. Rất hài lòng


<b>12. Theo Anh (chị) Trung tâm DVVL đăng thông tin tuyển dụng đã đáp ứng </b>
<b>đƣợc nhu cầu thực tiễn hiện nay chƣa? </b>


A. Rất khơng hài lịng
B. Khơng hài lịng
C. Khơng ý kiến
D. Hài lòng
E. Rất hài lòng


<b>13. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về website của Trung tâm DVVL? </b>
A. Rất khơng hài lịng


B. Khơng hài lịng
C. Khơng ý kiến
D. Hài lòng
E. Rất hài lòng



<b>14. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về trang phục của CBVC của Trung tâm </b>
<b>DVVL? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

D. Hài lịng
E. Rất hài lịng


<b>15. Anh (chị) có muốn đăng ký giới thiệu việc làm trực tuyến không? </b>
A. Có B. Khơng


<b>16. Trung tâm có thƣờng xuyên lấy ý kiến, khảo sát mức độ hài lịng của anh </b>
<b>(chị) khơng? </b>


A. Thường xuyên
B. Không thường xuyên


C. Không khảo sát, lấy ý kiến


<b>17. Anh (chị) muốn nhận đƣợc mức lƣơng bao nhiêu? </b>
A. Từ 3 đến 5 triệu


B. Từ 5 đến 7 triệu


C. Từ 7 đến dưới 10 triệu
D. Trên 10 triệu


<b>* Trung tâm DVVL có dựa vào mức lƣơng mà anh (chị) mong muốn để tìm </b>
<b>việc làm cho anh (chị) khơng? </b>


A. Có B. Khơng



<b>18. Anh (chị) muốn điều gì từ ngƣời sử dụng lao động ? </b>
A. Hỗ trợ về nhà ở


B. Hỗ trợ một số chi phí cho người lao động ( chi phí xăng xe đi lại, điện thoại,...)
C. Hỗ trợ về nhà trẻ, trường học cho con em của người lao động


D. Khác:...


<b>* Trung tâm DVVL có dựa vào mong muốn của anh (chị) để tìm việc làm cho </b>
<b>anh (chị) khơng? </b>


A. Có B. Không


<b>19. Trung tâm DVVL có liên hệ anh/chị để biết thơng tin sau khi có việc làm </b>
<b>hay khơng? </b>


A. Có B. Khơng


<b>20. Anh (chị) có hài lòng về chất lƣợng dịch vụ tại Trung tâm DVVL khơng? </b>
A. Rất khơng hài lịng


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

D. Hài lòng
E. Rất hài lòng


<b>21. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về độ an toàn khi sử dụng dịch vụ tại Trung </b>
<b>tâm DVVL? </b>


A. Rất khơng hài lịng
B. Khơng hài lịng


C. Khơng ý kiến
D. Hài lòng
E. Rất hài lòng


<b>22. Anh (chị) hãy đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ </b>
<b>giới thiệu việc làm hiện nay của Trung tâm DVVL? </b>


...
...
...


<b>Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Anh (chị)! </b>


</div>

<!--links-->

×