Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

5. Báo cáo tổng kết HĐBM tiểu học 2017-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.78 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH AN GIANG
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


Số: 332 /BC-SGDĐT <i> An Giang, ngày 31 tháng 8 năm 2018 </i>




<b>BÁO CÁO </b>



<b>Tổng kết hoạt động Hội đồng bộ môn cấp tiểu học tỉnh An Giang </b>
<b>Năm học 2017-2018 </b>


Thực hiện Công văn số 17/HD-SGDĐT ngày 25/8/2017 của Sở Giáo dục và
Đào tạo An Giang về Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017-2018 cấp tiểu học; Kế
hoạch số 140/KH-SGDĐT ngày 22/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang
về việc hoạt động Hội đồng bộ môn tiểu học tỉnh An Giang năm học 2017-2018.


Năm học 2017-2018, Hội đồng bộ môn tiểu học tỉnh An Giang đã thực hiện
được mục tiêu, tổ chức các hoạt động chuyên môn đạt được kết quả như sau:


<b>I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH </b>
<b>1. Thuận lợi </b>


- Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị quyết
số 29-NQ/TW của Hội nghị lần 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI, ngành chú
trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện các giải pháp
nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GDĐT).



- Thực hiện các quy định nêu trong Quyết định 849/QĐ-GDĐT ngày
10/7/2006 của Sở về thành lập Hội đồng bộ môn cấp tiểu học, gắn liền với thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018 ở cấp tiểu học nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt
động HĐBM tiểu học.


- Phát huy mạnh mẽ năng lực chuyên môn của các thành viên Hội đồng bộ
môn tiểu học cấp tỉnh, cấp huyện. Kịp thời phát huy vai trị tư vấn, hỗ trợ cán bộ
quản lí, giáo viên thực hiện Thông tư 22 và sinh hoạt chuyên môn theo Nghiên cứu
bài học, tổ chức sinh hoạt theo cụm trường.


- Tinh thần, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đại bộ phận cán bộ
quản lí, giáo viên, nhân viên được nâng lên; chất lượng công tác có chuyển biến;
thực hiện nghiêm túc cơng tác đổi mới quản lí giáo dục đúng theo tinh thần chỉ đạo
của ngành.


- Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo Sở, phòng GDĐT thường xuyên,
kịp thời, góp phần chấn chỉnh và khắc phục nhanh những khó khăn, hạn chế.


<b>2. Khó khăn </b>


- Một bộ phận cán bộ quản lí thiếu chủ động, chưa bao quát, còn ý tưởng
trơng chờ. Từ đó dẫn đến một số mảng cơng việc quản lí, điều hành cịn trì trệ, nhất
là trong việc tiếp thu và triển khai lại các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn; chất
lượng giáo dục giữa các vùng, miền; giữa các trường chưa được đồng đều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Nội dung chương trình cịn nặng về cung cấp kiến thức, nội dung lồng ghép
cịn dàn trải nhiều mơn học, thiếu thời gian rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực,
phẩm chất cho học sinh. Chế độ đãi ngộ cho giáo dục còn nhiều bất cập, chưa tạo
động lực cho giáo viên yên tâm công tác.



- Các huyện biên giới (Tịnh Biên, Tri Tôn), tỉ lệ học sinh người dân tộc
Khmer chiếm khá cao (trên 30% tổng số học sinh tiểu học trong huyện), bất đồng
ngôn ngữ, Cha mẹ học sinh ít quan tâm nên chất lượng giáo dục của học sinh dân
tộc Khmer còn thấp.


<b>II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG </b>


<b> 1. Giám sát việc thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 </b>
<b>của Bộ GDĐT và giám sát việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm tư vấn </b>
<b>nâng cao năng lực quản lí của hiệu trưởng, nâng cao trình độ chun mơn cho </b>
<b>giáo viên: </b>


<b>TT Tổ bộ môn </b>


<b>Số trường đến giám sát thực </b>
<b>hiện Thông tư 22 </b>


<b>Số trường đến giám sát </b>
<b>thực hiện đổi mới sinh hoạt </b>


<b>chuyên môn </b>
<b>Thành viên </b>


<b>Tổ bộ môn </b>
<b>cấp Tỉnh </b>


<b>Thành viên </b>
<b>Tổ bộ môn </b>


<b>cấp huyện </b>



<b>Thành viên </b>
<b>Tổ bộ môn </b>
<b>cấp Tỉnh </b>


<b>Thành viên </b>
<b>Tổ bộ mơn </b>


<b>cấp huyện </b>


1 Tốn 45 89 35 88


2 Tiếng Việt 32 91 33 124


3 TNXH 19 56 16 58


4 Tiếng Anh 37 85 38 111


5 Đạo đức 25 76 24 74


6 Thể dục 29 38 26 46


7 Âm nhạc 30 106 17 42


8 Mĩ thuật 46 183 36 133


9 Kĩ thuật 25 55 20 45


10 Tin học 23 10 22 10



11 Khmer 18 19 31 47


<b>Cộng </b> <b>329 </b> <b>808 </b> <b>298 </b> <b>778 </b>


<b>1.1. Ưu điểm: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Giáo viên nắm được những quy định khi đánh giá học sinh: đánh giá thường
xuyên về học tập theo 3 mức độ là Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành;
đánh giá sự hình thành về năng lực, phẩm chất của học sinh theo ba mức Tốt, Đạt,
Cần cố gắng. Từ đó, việc thực hiện đánh giá học sinh đảm bảo khách quan, công
bằng đầy đủ và kịp thời.


Giáo viên quan tâm nhận xét học sinh bằng lời, chú trọng động viên, khuyến
khích những nét tiến bộ của học sinh; lời nhận xét tế nhị với học sinh Chưa hoàn
thành và học sinh chưa đạt về phẩm chất, năng lực. Trong vở học sinh thì giáo viên
có kiểm tra bài, sửa sai và chỉ ra các biện pháp khắc phục.


Về ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục học sinh tiểu học và học bạ
giáo viên thực hiện khá chính xác và đúng theo tinh thần của TT 30 và TT 22. Giáo
viên kịp thời động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.


Học sinh biết tự nhận xét và tham gia nhận xét bài làm của bạn, nhóm bạn
trong q trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; một số GV
ứng dụng tin học trong thực hiện đánh giá học sinh: Bảng tổng hợp, phiếu liên lạc…


<b> 1.2. Hạn chế: </b>


Sử dụng nhận xét bằng lời nhiều hơn ghi nhận xét vào vở học sinh nên một
số học sinh (Chưa hồn thành) cịn khá thờ ơ với các bài tập. Học sinh ít phấn đấu,
ngay cả việc rèn luyện chữ viết cũng chưa được quan tâm.



Xét khen thưởng học sinh cuối năm còn nhiều bất cập (chế độ khen thưởng 3
HS/800.000 đồng theo Quyết định 29 của UBND tỉnh không phù hợp), đã gây lúng
túng cho nhiều đơn vị. Trong lớp có nhiều em cùng được xếp học sinh hồn thành
Xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện nhưng GVCN phải chọn 3 em nổi bật
nhất để đề nghị hiệu trưởng ra quyết định khen thưởng (nhận 800.000 đồng/3 em).
Điều này dẫn đến CMHS một số em có khiếu nại, thắc mắc. Do đó, GV thường gặp
khó, một số GV cịn bị áp lực trong xét khen thưởng.


Một số ít giáo viên nhận xét học sinh còn chung chung, chưa cụ thể, còn có
câu nhận xét giống nhau lặp lại giữa nhiều học sinh. Khi nhận xét trên vở học sinh,
chữ viết của giáo viên đa số chưa đúng mẫu. Khâu phối hợp nhận xét đánh giá cuối
năm của giáo viên chuyên và GVCN chưa nhịp nhàng.


Tuyên dương học sinh Hồn thành tốt chưa kịp thời; chưa có giải pháp hỗ trợ
học sinh Chưa hoàn thành.


<b>2. Dự giờ: </b>


<b>TT Tổ bộ môn </b> <b>Thành viên Tổ bộ môn </b>


<b>cấp tỉnh </b>


<b>Thành viên Tổ bộ môn </b>
<b>cấp huyện </b>


1 Toán 107 614


2 Tiếng Việt 114 703



3 TNXH 98 427


4 Tiếng Anh 138 552


5 Đạo đức 110 389


6 Thể dục 129 236


7 Âm nhạc 87 370


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>TT Tổ bộ môn </b> <b>Thành viên Tổ bộ môn </b>
<b>cấp tỉnh </b>


<b>Thành viên Tổ bộ môn </b>
<b>cấp huyện </b>


9 Kĩ thuật 111 427


10 Tin học 101 25


11 Khmer 66 102


<b>Cộng </b> <b>1.176 </b> <b>4.366 </b>


<b>2.1. Ưu điểm: </b>


Cán bộ quản lí quan tâm đến việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh nhất
là diện học sinh “Chưa hoàn thành”, quan tâm chỉ đạo và thực hiện các phương
pháp, hình thức dạy học phù hợp với học sinh người dân tộc Khmer; thường xuyên
kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên.



Đa số giáo viên có đầu tư soạn giảng, chuẩn bị kĩ cho tiết dạy, dạy đúng đặc
trưng của từng phân môn. Xác định được nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy và
giảng dạy kiến thức theo hệ thống, chính xác. Sử dụng các phương pháp linh hoạt
trong từng hoạt động.


Đồ dùng dạy học gây hứng thú cho học sinh, giúp các em thích thú chủ động
tìm kiến thức. Đảm bảo thời lượng của tiết dạy, tiến trình dạy nhẹ nhàng. Nội dung
giảng dạy có cập nhật những vấn đề thực tế xung quanh và lồng ghép phù hợp.


Gắn nội dung bài dạy vào thực tiễn cuộc sống. Phát huy được vai trò của các
em trong học tập, hợp tác nhóm; các em biết chia sẻ, trình bày những suy nghĩ của
mình trước tập thể nhóm, lớp; hạn chế được rất nhiều tình trạng học sinh ngồi bên lề
lớp học


Nhiều GV thể hiện sự phân hóa trong mỗi hoạt động, biết điều chỉnh nội
dung dạy học phù hợp với đối tượng HS, lựa chọn các kiến thức trong sách giáo
khoa truyền đạt vừa sức HS để “tất cả HS đều được học và học được”.


Học sinh ham thích học bộ mơn Tiếng Anh; Ban giám hiệu có quan tâm đến
việc dạy học của giáo viên và phụ huynh cũng quan tâm đến việc học tập của con
em.


<b> 2.2. Hạn chế: </b>


Phân bố thời gian giữa các hoạt động trong một tiết dạy đôi lúc chưa hợp lý
nên thực hiện một số hoạt động sơ sài ảnh hưởng hiệu quả tiết dạy. Đôi khi, trong
tiết dạy giáo viên tập trung nhiều đến học sinh Hoàn thành tốt, thiếu những câu hỏi
dành cho học sinh Chưa hoàn thành nên các em Chưa hồn thành ít được tham gia
vào các hoạt động.



Chữ viết học sinh phần lớn chưa đúng mẫu và chưa đẹp, cịn bơi xóa nhiều.
Một số học sinh chưa bảo quản tốt sách vở và dụng cụ học tập.


Còn một số học sinh học nhóm thụ động, chưa tự học, thảo luận còn rụt rè.
Chưa mạnh dạn nêu ý kiến của mình, cịn trơng chờ sự hướng dẫn, nhắc nhở của
nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Giáo viên chưa thường xuyên vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào
môn TNXH và Khoa học nên khi lên lớp còn nhiều lúng túng, hiệu quả tiết dạy chưa
cao.


Giáo viên có sử dụng tiếng Anh trên lớp nhưng tần suất chưa cao, cịn hiện
tượng nói tiếng Anh xong lại dịch sang tiếng Việt do sợ học sinh không hiểu, đôi
khi cịn nhận xét học sinh ngay mà khơng để học sinh nhận xét nhau trước. Một số
giáo viên có phịng bộ mơn Tiếng Anh nhưng chưa khai thác triệt để do không rành
về CNTT và ngại sử dụng. Còn hiện tượng chiếu file soạn sẵn trên phần mềm để
dạy (trình chiếu) nên tác dụng chưa cao. Trong tiết dạy, giáo viên chưa kết hợp kiến
thức thực tế với kiến thức bài học một cách logic giúp học sinh hiểu sâu và nhớ bài
lâu. Còn hạn chế trong việc cho học sinh làm vở bài tập.


Ở những trường số lượng học sinh quá đông, giáo viên chưa bao quát được
tất cả học sinh trong lớp dẫn đến những học sinh Chưa hoàn thành ít có cơ hội phát
biểu.


<b>3. Biên soạn đề kiểm tra cuối kì I đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, </b>
<b>nhằm tạo ngân hàng đề để giáo viên tham khảo ra đề kiểm tra: </b>


<b>TT </b> <b>Tổ bộ môn </b> <b><sub>cá nhân biên soạn cho </sub>Số lượng bộ đề </b>
<b>tổ tỉnh </b>



<b>Số lượng bộ đề </b>


<b> Thành viên của tổ biên soạn </b>
<b>cho huyện </b>


1 Toán 28 114


2 Tiếng Việt 39 129


3 TNXH (KH, LS-ĐL) 34 139


4 Tiếng Anh 30 85


5 Tin học 38 16


6 Khmer 18 34


<b>3.1. Ưu điểm: </b>


- Đề kiểm tra được biên soạn đảm bảo theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT,
được thiết kế 4 mức độ và theo ma trận của từng phân mơn. Hình thức, cấu trúc đề
đảm bảo được mạch kiến thức và theo yêu cầu của hướng đổi mới.


+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.


+ Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức


theo cách hiểu của cá nhân.



+ Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề


quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.


+ Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b> 3.2. Hạn chế: </b>


Một số giáo viên cịn gặp khó khăn trong việc ra đề, giáo viên cịn gặp khó
trong việc xác định nội dung cụ thể ở các mức độ liền kề (Giữa mức độ 1 và 2; mức
độ 2 và 3; mức độ 3 và 4).


Câu hỏi đề kiểm tra đôi lúc còn chưa trùng khớp với ma trận đề, mức độ 1
còn chiếm khá nhiều trong nội dung đề kiểm tra. Nội dung kiểm tra ở mức độ 3 và
mức độ 4 gần giống nhau.


Nội dung các mạch kiến thức đưa vào đề kiểm tra chưa cân đối giữa các
mạch kiến thức. Hướng dẫn chấm chưa cụ thể, chưa dự trù cách làm khác của học
sinh.


Đề kiểm tra vẫn còn sai lỗi đánh máy, một số file mơn Tiếng Anh, nghe âm
thanh cịn nhỏ, tranh ảnh thiết kế chưa đẹp và hợp lí, cịn có độ nhiễu cao.


<b>4. Giám sát việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học, </b>
<b>nhằm tư vấn hỗ trợ nâng cao năng lực quản lí của Ban giám hiệu, nâng cao </b>
<b>trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên: </b>


<b> 4.1. Ưu điểm: </b>


Đa số các đơn vị có xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới SHCM (theo


NCBH và chuyên đề) đúng theo chỉ đạo của ngành (công văn
1418/SGDĐT-GDTH). Trong sinh hoạt chun mơn có thể hiện nhiều ý kiến đóng góp cho bài học
được nghiên cứu.


Các đơn vị việc sinh hoạt chuyên môn theo NCBH có phân cơng giáo viên
soạn giảng bài học nghiên cứu rõ ràng và tổ tham gia đóng góp ý kiến, dạy và dự
giờ suy ngẫm sau tiết dạy.


Nội dung các lần họp có trao đổi chuyên môn, thảo luận về nội dung cũng
như phương pháp dạy học; nội dung tự chủ được đưa ra bàn thường xuyên, có gợi ý
phân hóa; phương pháp Bàn tay nặn bột ở môn TNXH và môn Khoa học cũng được
các tổ trao đổi khá kỹ.


Qua sinh hoạt chuyên môn giúp cho các thành viên bàn luận và tìm ra biện
pháp giúp các em học tập tốt hơn.


<b> 4.2. Hạn chế: </b>


Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được vẫn còn phiên họp chưa được chủ
động bàn bạc nên chưa bàn sâu về chuyên môn, nhất là lần họp dự giờ, suy ngẫm.
Cịn có đơn vị giáo viên ít tham gia phát biểu ý kiến, chia sẻ nên hiệu quả cuộc họp
chưa cao.


Trao đổi tiết dạy khó, hoạt động khó chưa đi vào chiều sâu, chỉ liệt kê quy
trình và các bước thực hiện, chưa đi sâu bàn về phương pháp và hình thức dạy học
sao cho có hiệu quả. Tổ trưởng chưa khơi gợi được các thành viên trong tổ tham gia
đóng góp, trao đổi về nội dung cuộc họp. Thời gian sinh hoạt tổ cịn ít, chưa đảm
bảo thời gian quy định. Nội dung trao đổi về chun mơn chưa sâu, chủ yếu mang
tính lý thuyết.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cũng như mức độ đạt được của các em để điều chỉnh lại kế hoạch bài học được phù
hợp hơn. Thường các bài chọn nghiên cứu chưa thật sự hướng đến việc giải quyết
khó khăn thật sự qua giảng dạy. Nhiều bài chọn nghiên cứu chưa phải là “có vấn
đề”, hầu hết việc chọn thường do người được phân dạy lựa chọn.


<b>5. Tổ chức chuyên đề cấp tỉnh: </b>


Tất cả 11 tổ bộ môn thực hiện chuyên đề cấp tỉnh, mỗi học kì với nội dung
chuyên đề khác nhau, được tổ chức ở 11 huyện, thị, thành phố. Cụ thể:


<b>TT </b> <b>Tổ bộ môn </b> <b>Nội dung chuyên đề HKI </b> <b>Nội dung chuyên đề HKII </b>


1 Toán


Vận dụng phương pháp "Bàn tay
nặn bột" vào dạy học toán cấp
tiểu học.


Đổi mới phương pháp dạy và học
nâng cao chất lượng dạy và học,
vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực
vào dạy học toán tiểu học.


2 Tiếng Việt


Nâng cao chất lượng giảng dạy


phân môn Tập viết ở lớp 2, 3. Nâng cao chất lượng dạy và học phân mơn: Chính tả lớp 3 (nhớ
viết và nghe viết).



3 TNXH


Vận dụng phương pháp “Bàn tay
nặn bột” vào môn TNXH khối 2,
3 và môn Khoa học lớp 4, 5.


Đổi mới phương pháp dạy và học,
nâng cao chất lượng dạy và học ở
môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5.


4 Tiếng Anh Nâng cao chất lượng dạy học


môn Tiếng Anh cấp tiểu học. Đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh cấp tiểu học.


5 Đạo đức


Nâng cao chất lượng giảng dạy
môn Đạo đức và giáo dục tiểu
học.


Dạy học môn Đạo đức theo hướng
lồng ghép học tập Bác Hồ thông
qua những bài học về đạo đức lối
sống cho học sinh.


6 Thể dục


Đổi mới phương pháp dạy và
học, nâng cao chất lượng dạy và
học môn Thể dục lớp 2.



Nội dung đổi mới phương pháp
dạy và học, nâng cao chất lượng
dạy và học Thể dục lớp 2 và lớp 3.


7 Âm nhạc


Nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn Âm nhạc trong tiết Ôn tập,
vận động phụ họa và các ký hiệu
ghi nhạc.


Đổi mới phương pháp dạy học
môn Âm nhạc


8 Mĩ thuật


Vận dụng PPDH Đan Mạch để
nâng cao chất lượng môn Mĩ
thuật ở trường tiểu học


Dạy học Mĩ thuật theo phương
pháp Đan Mạch trong môn Mĩ
thuật.


9 Kĩ thuật Nâng cao hiệu quả giờ dạy qua
môn thủ công lớp 2.


Đổi mới phương pháp dạy học
môn Kĩ thuật lớp 5.



10 Tin học


Nâng cao chất lượng dạy và học
môn Tin học thông qua bài 30
lớp 4 “Làm quen với phần mềm
Encore” tiết 1, 2.


Đổi mới phương pháp dạy và học
Tin học ở trường tiểu học.


11 Khmer


Đổi mới phương pháp dạy và
học, nâng cao chất lượng dạy và
học thông qua phân môn học vần
khối 4 và tập đọc khối 5.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>5.1. Ưu điểm: </b>


Giáo viên dạy đúng đặc trưng bộ môn, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đảm
bảo mục tiêu của tiết dạy. GV đầu tư tốt trong việc thực hiện soạn giảng, tiết dạy đạt
được mục tiêu đề ra. Tiết dạy giúp học sinh nắm được kiến thức kĩ năng cơ bản của
bài học và bước đầu làm quen với phương pháp mới.


Giáo viên vận dụng PPDH mới phát huy được tính tích cực của học sinh. Các
em hầu hết đều hứng thú, tập trung vào phương pháp mới. Hoạt động nhóm tích cực
và hoạt động nhiều hơn. Học sinh được phát triển kĩ năng diễn đạt, rèn luyện kĩ
năng hợp tác trong nhóm, kĩ năng đối chiếu so sánh và tự rút ra kết luận sau khi thực
hành.



Phát huy tốt năng lực chun mơn, tính tích cực đóng góp đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên; đáp ứng được mong muốn, nhu cầu
nghiên cứu đổi mới của giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy. thực hiện ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học.


<b>5.2. Hạn chế: </b>


Một số học sinh phát biểu còn nhỏ, chưa mạnh dạn có ý kiến khi tham gia
nhận xét câu trả lời của bạn. Đa số học sinh chưa biết nhận xét câu trả lời theo tinh
thần thơng tư 22. Cịn vài học sinh chưa tham gia thảo luận nhóm.


Học sinh chưa quen với việc đặt câu hỏi thắc mắc nên nhiều câu hỏi chưa có
<b>nét riêng, cịn lặp lại do giáo viên thiếu gợi mở. </b>


<b>6. Vận dụng các PPDH tích cực: </b>


<b>6.1. Phương pháp “Bàn tay nặn bột”: </b>


Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được áp dụng vào môn TNXH và Khoa học,
là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức
khoa học tự nhiên, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc. Từ đó, khám
phá ra bản chất vấn đề, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương
pháp mới mẻ. Phương pháp này giúp các em khơng chỉ nhớ lâu, mà cịn hiểu rõ câu
trả lời mình tìm được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo
phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi
trưởng thành.


Tạo nên tính tị mị, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS.
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp “Bàn tay nặn bột” còn


chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thơng qua ngơn ngữ nói và viết cho
HS.


Giáo viên có thể áp dụng phương pháp này vào một bài trong chương trình
hoặc một nội dung ứng với một hoạt động phù hợp với việc vận dụng phương pháp.
Bố trí bàn ghế cho học sinh ngồi theo nhóm.


Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp này giáo viên và học sinh vẫn còn
lúng túng như:


- Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng và tổ chức phương pháp “Bàn tay nặn
bột” trong tiết dạy do học sinh chưa được làm quen, các kĩ năng thao tác các bước
chưa nhuần nhuyễn. Mất nhiều thời gian trong tiết dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

kiến thức bài học, còn lúng túng trong việc giúp học sinh đối chiếu kiến thức giữa ý
tưởng ban đầu với kết quả thực nghiệm ở bước 5 sau khi kết luận.


- Học sinh chưa quen với việc đặt câu hỏi thắc mắc nên nhiều câu hỏi chưa
có nét riêng.


<b>6.2. Dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch: </b>


Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch nhằm đem lại sự
thích thú học tập cho học sinh, qua đó hình thành năng lực thẩm mỹ, năng lực sáng
tạo và nhân cách người học.


Giúp cán bộ quản lí và giáo viên nắm được các hình thức tổ chức hoạt động
học tập Mĩ thuật theo phương pháp mới dựa vào các chủ đề trong chương trình hiện
hành.



Giúp học sinh được trải nghiệm sáng tạo, hợp tác, bày tỏ và giao tiếp với
nhau qua các hoạt động Mĩ thuật, giúp HS tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân
tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá
nhân.


<b>III. CÁC ĐIỂM CẦN RÚT KINH NGHIỆM CHUNG </b>
<b>1. Đối với thành viên tổ bộ môn cấp huyện: </b>


Đẩy mạnh công tác giám sát việc thực hiện các chỉ đạo chun mơn, các nội
dung thực hiện cịn hạn chế của các trường tiểu học để tư vấn, giúp đỡ kịp thời.


Thành viên HĐBM cần mời BGH cùng dự giờ để nắm được tình hình giảng
dạy của giáo viên và trao đổi chuyên môn cùng với thành viên HĐBM để kịp thời
nắm bắt những chủ trương mới của ngành.


Hướng dẫn Tổ ghép giáo viên chủ nhiệm với giáo viên dạy môn chuyên sinh
hoạt chung vào đầu năm, giữa năm, cuối năm để triển khai các văn bản, quy chế,
chế độ chính sách... của trường. Các lần họp khác, giáo viên dạy môn chuyên không
SHCM với Tổ ghép của trường mà sinh hoạt theo Tổ môn chuyên của cụm trường.


Một số thành viên trong HĐBM báo cáo từng kỳ sâu sát, nội dung phong
phú, phù hợp với thực tế.


<b>2. Đối với Hiệu trưởng trường tiểu học: </b>


BGH thường xuyên kiểm tra, dự giờ, thăm lớp để có sự hỗ trợ kịp thời cho
GV và HS, giúp GV lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp.


Quan tâm đầu tư, chỉ đạo, kiểm tra chun mơn, khơng khốn trắng chun
mơn cho Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn.



Tổ chức nhiều hơn các chuyên đề mang tính thực chất, nội dung chuyên đề
theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.


Tiếp tục tăng cường việc chỉ đạo, nhắc nhở các tổ chuyên môn nâng cao hiệu


quả sinh hoạt chuyên môn đúng theo hướng dẫn của của Sở GDĐT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Tiếp tục quan sát nghiên cứu thực tế chỉ đạo giáo viên dạy các tiết thực hành
giành cho địa phương một cách phù hợp. Cần khai thác và phát huy hơn nữa tính
sáng tạo, tự chủ trong giảng dạy của giáo viên nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh.


<b>3. Đối với Tổ trưởng chuyên môn: </b>


Nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân; năng lực điều hành, quản lí tổ
chun mơn. Kịp thời hỗ trợ giáo viên khi khó khăn trong giảng dạy.


Quan tâm đến việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.


Tiếp tục thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo đúng công văn
1418/SGDĐT-GDTH; cần bám sát theo các hướng dẫn, công văn chỉ đạo của Sở,
Phòng và trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.


<b> 4. Đối với giáo viên: </b>


Các giáo viên mạnh dạn thay đổi phương pháp giảng dạy và dành thời gian
dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm với nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.



Tiếp tục vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào môn TNXH lớp 1, 2,
3; môn Khoa học lớp 4, 5 và mơn Tốn trên cơ sở phát huy những ưu điểm của
phương pháp này.


Cần nghiên cứu nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp
với đối tượng học sinh của lớp mình. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh
nắm nội dung bài xử lý tình huống phù hợp, khoa học.


Tham dự đầy đủ các lần họp chun mơn, tích cực tham gia góp ý, chia sẻ,
rút kinh nghiệm lẫn nhau.


Đối với các trường có chun mơn của từng mơn riêng biệt (tiếng Anh, Thể
dục...) khi sinh hoạt chuyên môn cần thể hiện đủ các bước theo hướng dẫn sinh hoạt
chuyên môn theo NCBH.


Đầu tư nhiều hơn trong soạn giảng, quan tâm tự chủ, phân hóa, lồng ghép,
quan tâm giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.


Nâng cao năng lực ra đề kiểm tra, đánh giá định kì và đánh giá thường xun
đúng theo Thơng tư 22. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học.


Thường xuyên rèn kỹ năng nói, viết cho học sinh thông qua các môn học để
giúp cho các em mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình giao tiếp, biểu đạt ngôn ngữ;
rèn viết cho học sinh để giúp cho các em viết chữ rõ ràng, đúng mẫu, ý thức trình
bày, giữ gìn tập vở sạch đẹp hơn.


<b>IV. KIẾN NGHỊ </b>


<b>1. Đối với Hiệu trưởng trường tiểu học: </b>



Những trường đã được trang bị phòng bộ mơn, nếu có hư hỏng phải kịp thời
báo cáo cho nhà cung cấp để có thể sửa chữa kịp thời phục vụ cho giảng dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>2. Đối với thành viên tổ bộ môn cấp huyện: </b>


Tăng cường dự giờ, theo dõi tư vấn hỗ trợ nhiều hơn cho giáo viên về
phương pháp dạy học, hình thức tổ chức. Vận dụng tốt các phương pháp dạy học
tích cực phù hợp, hiệu quả.


Chia sẻ kinh nghiệm trong việc đánh giá học sinh đúng theo Thông tư 22
nhằm động viên, khích lệ học sinh học tập tốt hơn.


<b>3. Đối với Sở GDĐT: </b>


Kế hoạch hoạt động HĐBM cấp tỉnh, huyện năm học 2018-2019, Sở GDĐT
cần nêu rõ thời gian được hưởng chế độ cho thành viên HĐBM cấp huyện là 10
tháng/năm học.


Thực hiện công văn 1645/SGD ĐT-GDTH ngày 13/10/2017 của Sở GDĐT
về việc sinh hoạt chuyên môn theo tổ, trường và cụm trường khi áp dụng vào thực
hiện cịn gặp nhiều khó khăn. Một số nơi sinh hoạt vẫn mang tính hình thức, cần có
các biện pháp khắc phục, điều chỉnh phù hợp.


Giảm định mức dự giờ cho các thành viên, thay vào đó là các hoạt động
chuyên môn đặc thù cho từng bộ môn phù hợp với nội dung chủ đề năm học cấp
tiểu học.


Sở GDĐT phân bổ kịp thời các phịng bộ mơn đối với các trường dạy chương
trình tiếng Anh 4 tiết/tuần của Bộ GDĐT.



Điều chỉnh số tiết dự giờ cho thành viên Tổ bộ môn Tin học xuống 03 tiết/
học kỳ. Vì đa số thành viên tổ bộ mơn là giáo viên trực tiếp giảng dạy và số lượng
giáo viên tin học trong tỉnh không nhiều.


Trên đây là báo cáo Tổng kết hoạt động Hội đồng bộ môn cấp tiểu học năm
học 2017-2018./.


<i><b>Nơi nhận: </b></i>


- Các Phòng GDĐT huyện, thị, Tp;
- Thành viên HĐBM tiểu học cấp tỉnh;
- Lưu: VT, GDTH.


<b>KT. GIÁM ĐỐC </b>
<b>PHÓ GIÁM ĐỐC </b>


<b>Lý Thanh Tú </b>


Ký bởi: Sở Giáo dục và
Đào tạo


Email:



n


</div>

<!--links-->

×