Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhấn vào đây để tải văn bản gốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.11 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH AN GIANG
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


Số: 1481 /SGDĐT-GDTH
V/v hướng dẫn sử dụng sổ liên lạc, sổ
điểm, học bạ điện tử trong trường tiểu


học và trung học cơ sở


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>


<b> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


<i><b> An Giang, ngày 28 tháng 8 năm 2018 </b></i>


Kính gửi: <sub>- Trưởng Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị, thành phố; </sub>


- Hiệu Trưởng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc.


Căn cứ Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019; Công văn số 6756/BGDĐT-VP
ngày 11/10/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng sổ gọi tên, ghi điểm
trong nhà trường;


Căn cứ nhu cầu thực tiễn nhằm từng bước tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý dạy và học, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang hướng dẫn
sử dụng sổ liên lạc, sổ điểm (Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục đối với tiểu
học), học bạ điện tử (Sau đây gọi tắt là sổ điện tử) trong trường tiểu học (TH) và
trung học cơ sở (THCS) từ năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo, cụ thể như
sau:



<b>I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU </b>


<b>1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành </b>
các hoạt động trong trường TH và THCS; đảm bảo kết nối thơng tin thơng suốt,
chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý giáo dục.


<b>2. Tăng cường điện tử hóa hoạt động quản lý dạy và học, nâng cao năng </b>
suất, hiệu quả làm việc, giảm thời gian, kinh phí cũng như nâng cao tính cơng khai,
minh bạch trong hoạt động quản lý giáo dục.


<b>3. Sử dụng phần mềm có chức năng quản lý và in ra được sổ điện tử đảm </b>
bảo đúng nội dung, đúng mẫu theo quy định. Chính thức đưa vào sử dụng thay cho
sổ giấy thông thường như hiện nay.


<b>4. Đến năm 2020, hầu hết các trường TH và THCS trên địa bàn tỉnh sử dụng </b>
phần mềm quản lý kết quả học tập học sinh in ra sổ liên lạc, sổ điểm, học bạ theo
mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn.


<b>5. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường TH và THCS thuộc </b>
địa bàn quản lý; các trường THCS, THCS&THPT rà soát điều kiện về cơ sở vật
chất (thiết bị, đường truyền), xem xét các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm quản lý
kết quả học tập của học sinh để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Khuyến
khích sử dụng các dịch vụ hỗ trợ triển khai miễn phí.


Dữ liệu kết xuất phải đồng bộ với chuẩn dữ liệu của hệ thống CSDL dùng
chung do Bộ GDĐT đang triển khai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1. Thành lập ban quản trị phần mềm quản lý kết quả học tập học sinh </b>


- Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập ban quản trị phần mềm với


thành phần :


+ Trưởng ban : Hiệu trưởng,


+ Phó trưởng ban : Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn,


+ Các thành viên : theo quy mô từng trường, có thể cơ cấu giáo viên được
giao phụ trách công nghệ thông tin, tổ trưởng (khối trưởng)…


Ban quản trị có phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.


- Khi có thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm ban
hành quyết định kiện toàn ban quản trị phần mềm.


- Ban quản trị có trách nhiệm quản lý phần mềm; triển khai các nhiệm vụ có
liên quan đến phần mềm tới các bộ phận, cá nhân có liên quan.


<b>2. Trách nhiệm của các cá nhân tham gia hệ thống phần mềm </b>


a) Trách nhiệm của Hiệu trưởng


- Ban hành quyết định thành lập ban quản trị phần mềm của đơn vị.


- Quản lý, phân quyền tất cả các tài khoản sử dụng phần mềm tại đơn vị,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về bảo mật thông tin, tài khoản.


- Quyết định thời điểm mở, khóa sổ điện tử và quy định các thủ tục, thời
gian cập nhật điểm, nhận xét chỉnh sửa sau khi khóa sổ.


- Kiểm tra việc thực hiện quy định về cập nhật điểm số, nhận xét và các


thông tin khác của giáo viên, học sinh vào cơ sở dữ liệu của nhà trường.


- Xét duyệt chất lượng giáo dục học sinh, danh hiệu thi đua, danh sách học
sinh phải kiểm tra lại các môn học, rèn luyện trong hè. Phê duyệt kết quả đánh giá,
xếp loại học sinh sau khi đã có đủ các thơng tin.


- Quyết định, xác nhận thời điểm, nội dung sửa chữa các thơng tin có liên
quan đến sổ liên lạc, sổ điểm, học bạ của học sinh. Không cho phép bất cứ cá nhân
nào sửa điểm sau ngày 31/5 hàng năm và dữ liệu phải chép vào đĩa CD (hoặc thiết
bị tương tự) để lưu trữ hàng năm.


- Khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền đối với các bộ phận, cá nhân.


b) Trách nhiệm của các thành viên tham gia hệ thống


Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia phần mềm cần
phải có trách nhiệm bảo mật tài khoản sử dụng, không nhờ người khác làm thay
cơng việc của mình, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng
nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Cập nhật điểm, nhận xét học sinh của lớp hàng tháng, cuối mỗi học kỳ, cả
năm.


- Kiểm tra điểm, nhận xét, danh hiệu cuối mỗi học kỳ và cả năm học.


- Kiểm tra sổ điện tử của lớp; giúp Hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra điểm,
nhận xét theo quy định.


- Kiểm tra lại kết quả đánh giá, xếp loại giáo dục từng học kỳ, cả năm của
học sinh trên phần mềm.



<i>- Theo dõi, kiểm tra và ký xác nhận các nội dung trong sổ điện tử (bản cứng) </i>
được in ra từ phần mềm.


d) Trách nhiệm của giáo viên bộ môn


- Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm hoặc ghi nhận xét theo quy chế
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trực tiếp nhập điểm và nhận xét học sinh của lớp
mình dạy vào phần mềm. Đảm bảo chính xác, ngay sau khi cho điểm vào sổ cá
nhân.


- Kịp thời báo cáo với Ban quản trị về các vấn đề gây ra sự cố lỗi cập nhật
hoặc các vấn đề khó khăn khác liên quan đến cơng việc nhập điểm.


<i>- Kiểm tra tính chính xác, ký xác nhận các nội dung trong sổ điện tử (bản </i>
<i>cứng) được in ra từ phần mềm vào cuối kỳ và cuối năm học. </i>


e) Trách nhiệm người quản trị hệ thống


- Thừa lệnh Hiệu trưởng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, tổ, nhóm,
bộ phận sử dụng sổ điện tử theo yêu cầu của Hiệu trưởng. Tham mưu cho Hiệu
trưởng để đảm bảo các điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của
phần mềm.


- Quản lý và bảo mật dữ liệu, thực hiện khóa/mở các sổ điện tử theo yêu cầu
của Hiệu trưởng.


- Đề nghị bộ phận phụ trách kỹ thuật của đơn vị quản lý phần mềm cập nhật
kịp thời quy chế đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh khi có quyết định
thay đổi, điều chỉnh.



- Cập nhật dữ liệu ban đầu vào đầu mỗi năm học hoặc có sự thay đổi theo sự
phân công của Hiệu trưởng.


- Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ, giáo viên trong việc sử dụng phần mềm.


<b>3. Các quy định khác </b>


a) Nguyên tắc chung :


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Dữ liệu hàng năm phải lưu trữ tại đơn vị theo các phương tiện : điện tốn đám
mây, trên máy tính, trên đĩa CD (hoặc thiết bị tương tự). Dữ liệu trên đĩa CD (hoặc
thiết bị tương tự) có niêm phong để bảo mật.


b) Quy định về việc cập nhật điểm trong sổ điểm điện tử và học bạ điện tử.


- Giáo viên bộ môn trực tiếp nhập điểm vào sổ điện tử theo định kỳ.


- Điểm số và nhận xét được cập nhật vào sổ điện tử phải in ra giấy, có ký
tên, đóng dấu, lưu trữ và thống nhất với sổ cá nhân của giáo viên.


- Ban giám hiệu định kỳ kiểm tra tiến độ, có biên bản kiểm tra lưu trữ trong
hồ sơ quản lý của nhà trường. Kết quả kiểm tra lấy làm căn cứ xếp loại việc thực
hiện nhiệm vụ của giáo viên mỗi học kỳ.


- Giáo viên có yêu cầu điều chỉnh các sai sót sau q trình nhập thông tin,
điểm số và nhận xét trên phần mềm phải có đơn đề nghị; Hiệu trưởng phải phê
duyệt vào đơn; đơn được lưu trong hồ sơ của Ban quản trị; việc sửa chữa sẽ được
lưu vết trên hệ thống. Kết quả dữ liệu sau khi sửa phải in ra giấy, đánh dấu phần đã
sửa chữa, lưu trữ vào hồ sơ.



c) Quy định về in ấn, lưu trữ, gửi báo cáo


- Sau khi kết thúc học kỳ và năm học, Hiệu trưởng nhà trường quyết định
việc khóa sổ điện tử. Tổ văn phịng nhà trường có trách nhiệm in ấn sổ điện tử trên
khổ giấy A4 (hoặc tập họp bản in đã có chữ ký xác nhận của giáo viên bộ môn,
<i>giáo viên chủ nhiệm) trình hiệu trưởng ký duyệt, đóng dấu giáp lai (có thể in một </i>
<i>mặt hoặc 2 mặt). Các bản in ra từ phần mềm ký xác nhận đóng dấu được coi là bản </i>
chính thức lưu trữ hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


- Ảnh của học sinh ở trang đầu của học bạ: quét và đưa vào phần mềm; dán
ảnh và đóng dấu giáp lai sau khi in đóng quyển.


- Người dùng hệ thống được sử dụng chức năng gửi dữ liệu báo cáo của
phần mềm lên cấp trên để tổng hợp.


d) Lưu trữ dữ liệu, gửi dữ liệu kết quả học tập học sinh trực tuyến


- Kết thúc năm học, nhà trường lưu giữ các loại sổ điện tử in từ phần mềm;
các mẫu tổng hợp sửa chữa dữ liệu.


- Các dữ liệu lưu trữ được bảo quản theo đúng quy định lưu trữ hồ sơ.
đ) Cấp lại học bạ đối với các trường hợp bị mất học bạ


- Những đơn vị quản lý hồ sơ học sinh trên phần mềm được phép cấp bản
sao học bạ cho người học bị mất học bạ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chiếu với hồ sơ lưu tại nhà trường. Quá trình cấp bản sao học bạ phải được lập
thành biên bản và có chữ ký xác nhận của những thành viên có liên quan.



- Hồ sơ lưu đối với việc cấp bản sao học bạ để phục vụ công tác thanh, kiểm
tra gồm: Đơn đề nghị cấp bản sao học bạ; Biên bản cấp bản sao học bạ.


Sở GDĐT khuyến khích các Phịng GDĐT ị trực thuộ ừ


năm học 2018-2019. Sở


Giáo dục và Đào tạo (Phòng GDTX-GDTrH, Phòng GDTH) ợc giải đáp và
thống nhất thực hiện./.


<i><b>Nơi nhận: </b></i>


- Như trên;


- Giám đốc và các Phó Giám đốc;
- Các Phịng thuộc sở;


- Lưu: VT.


<b>KT. GIÁM ĐỐC </b>
<b>PHÓ GIÁM ĐỐC </b>


<b> </b>


<b>Lý Thanh Tú </b>


Ký bởi: Sở Giáo dục
và Đào tạo


Email:




.vn


</div>

<!--links-->

×