Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.27 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TRƯỜNG THCS THANH QUAN </b>
<b>. </b>
<b>I. Trắc nghiệm: </b>
1. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái?
2. Hai nửa cầu Bắc Nam đều nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau vào
các ngày nào?
3. Vào ngày 22/6 và 22/12 các nửa cầu Bắc, Nam là mùa gì?
4. Đường chí tuyến và đường vòng cực là đường vĩ tuyến nào?
5. Phần lớn đại dương tập trung ở nửa cầu nào? Các lục địa tập trung ở nửa nào?
6. Lục địa có diện tích lớn nhất thế giới là? Lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới
là?Đại dương có diện tích lớn nhất thế giới là?Đại dương có diện tích nhỏ nhất thế
giới là?
7. Lục địa chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích trên Trái Đất? Đại dương chiếm
bao nhiêu phần trăm diện tích trên Trái Đất .
<b>II. Tự luận: </b>
<b>Câu 1: Em hãy mô tả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất (độ nghiêng của </b>
trục, hướng tự quay và thời gian quay hết một vịng)? Trình bày các hệ quả của
nó?
<b>Câu 2: Em hãy mô tả chuyển động của trái đất quay quanh Mặt Trời (quỹ đạo </b>
<b>Câu 3: Trái Đất có cấu tạo gồm mấy lớp? Đó là những lớp nào?Trình bày cấu tạo </b>
bên trong của Trái Đất?Vì sao lớp vỏ Trái Đất lại có vai trị rất quan trọng?
<b>Câu 4: .Tác dụng của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái </b>
Đất?Tại sao nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
? Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa
vẫn có dân cư sinh sống?
<b>III. Bài tập tính giờ(một số dạng bài tập) </b>
1. Một bạn gái sinh sống ở Hà Nội gọi điện cho bố của mình dang cơng tác tại
Mat-xcơ-va lúc 10 giờ. Hỏi bố của bạn ấy nhận được điện thoại lúc mấy
giờ? Biết rằng, Mat-xcơ-va múi giờ số 3.
<b>GỢI Ý TRẢ LỜI </b>
<b>Gợi ý trả lời câu 1: </b>
<i>* Vận động quay quanh trục của Trái Đất: </i>
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực. Trục Trái đất
luôn nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng quay Tây sang Đông
- Thời gian tự quay hết một vòng quanh trục là 24 giờ( hay một ngày đêm)
<i>* Hệ quả: </i>
- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Làm lệch hướng vật chuyển động. Nếu nhìn xi theo chiều chuyển động thì:
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động đều bị lệch sang phải.
<b>+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động đều bị lệch sang trái. </b>
<b>Gợi ý trả lời câu 2: </b>
<i>* Chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất: </i>
- Trái Đất chuyển động quanh mặt trời theo một quỹ đạo có hình elep gần
trịn.
- Hướng chuyển động từ Tây sang Đông.
- Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng là 365 ngày 6 giờ.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đấtluôn giữ
nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng.
<i>* Hệ quả: </i>
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
- Hiện tượng các mùa trong năm.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
<b>Gợi ý trả lời câu 3: </b>
<i> * Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp. Đó là lớp vỏ, lớp trung gian và </i>
lớp lõi Trái Đất.
<i>* Cấu tạo của bên trong Trái Đất: (SGK hoặc vở ghi) </i>
a. Lớp vỏ
– Độ dày :Từ 5 km đến 70 km
– Trạng thái : Rắn chắc.
_ Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao,nhưng tối đa chỉ đạt tới 1000oC
b. Lớp trung gian
– Độ dày gần 3000km
– Nhiệt độ khoảng từ 1500 -4700oC.
c. Lớp nhân (lõi)
– Độ dày :trên 3000 km.
_ Trạng thái :Lỏng ở ngoài rắn ở trong.
– Nhiệt độ cao nhất khoảng :5000oC.
<i> * Lớp vỏ là lớp rất quan trọng vì: Đây là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên </i>
khác như không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống và hoạt động của xã hội
loài người.
<b>Gợi ý trả lời câu 4: </b>
<i>* Tác dụng của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất: </i>
a. Nội lực
– Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho
chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất
thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.
b. Ngoại lực
– Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 q trình: Phong
hố các loại đá và xâm thực (nước chảy, gió…).
<i>* Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau vì </i>
– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất, cịn ngoại lực là lực có nguồn gốc
từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Nội lực có tác động làm cho bề mặt Trái Đất
trở nên gồ ghề.
– Trong khi đó ngoại lực lại đi san bằng những chỗ gồ ghề và hạ thấp bề mặt Trái
Đất.
=>Chính vì thế nên nói: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau.
<i>* Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng quanh các núi lửa vẫn có </i>
<i>dân cư sinh sống bởi vì nó mang lại: </i>
– Nguồn tài ngun khống sản dồi dào, phong phú.
– Năng lượng địa nhiệt lớn
– Đất đai màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp
– Hoạt động du lịch phát triển…