<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>
<b>CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI </b>
<b>CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM </b>
Hoạt động cho vay của NHTM là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín
dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Tại NHTM thì hoạt động cho
vay là dịch vụ quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động của Ngân hàng. Vì
vậy thúc đẩy hoạt động cho vay luôn được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm và đào sâu
nghiên cứu. Thúc đẩy hoạt động cho vay về cơ bản là các biện pháp nhằm tăng lên về số
lượng các khoản vay và quy mô cho vay mà Ngân hàng thực hiện đối với đối tượng
khách hàng trong một thời gian nhất định về cả số lượng và chất lượng.
Trong những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tăng lên
không ngừng biểu hiện qua số lượng các doanh nghiệp, quy mô vốn đầu tư, số lao động
và doanh thu tăng dần qua các năm. Đến nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
FDI đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc
gia phát triển và góp phần giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao năng
lực công nghệ…Do vậy, rất cần thiết tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI hoạt động
sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Một trong những vướng mắc của các doanh nghiệp FDI hiện nay là khả năng tiếp
cận nguồn vốn cho vay của các NHTM Việt Nam còn hạn chế. Do đó, việc thúc đẩy hoạt
động cho vay các doanh nghiệp FDI là cần thiết để tạo điều kiện để các doanh nghiệp này
hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, việc thúc đẩy hoạt động cho vay đối
với các doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ
quan. Trong đó các nhân tố khách quan là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh như :
Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, mơi trường chính trị - xã hội và các nhân tố từ
chính bản thân các doanh nghiệp FDI. Các nhân tố chủ quan là các nhân tố từ phía các
Ngân hàng. Luận văn phân tích và làm rõ sự thay đổi của từng nhân tố sẽ ảnh hưởng đến
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>
hoạt động thúc đẩy cho vay đối với các doanh nghiệp FDI theo chiều hướng bất lợi hay
<i>thuận lợi </i>
Luận văn cũng đưa ra hệ thống một số chỉ tiêu nhằm phản ánh hoạt động thúc đẩy
cho vay đối với các doanh nghiệp FDI.
<b>Nhóm chỉ tiêu về mặt quy mô bao gồm : Tổng vốn cho vay đối với các doanh </b>
nghiệp FDI; Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp FDI và tỉ trọng dư nợ cho vay của
doanh nghiệp FDI so với tổng dư nợ của Ngân hàng; Tỉ trọng dư nợ cho vay của doanh
nghiệp FDI so với các doanh nghiệp trong nước; Tốc độ tăng trưởng dư nợ của doanh
<b>nghiệp FDI so với các doanh nghiệp trong nước; Số lượng các doanh nghiệp FDI vay vốn </b>
<b>Nhóm chỉ tiêu về mặt chất lượng bao gồm : Chất lượng dư nợ; Lợi nhuận cho </b>
vay đối với các doanh nghiệp FDI
<b>Kết cấu của chương được chia ra làm 3 phần chính như sau : </b>
(1.1) Một số vấn đề chung về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
(1.2) Tổng quan về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
(1.3) Thúc đẩy hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại các Ngân hàng
thương mại
<b>CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI </b>
<b>DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA GIAI </b>
<b>ĐOẠN 2008 – 2011 </b>
Chương 2 giới thiệu tổng quan về Ngân hàng liên doanh Việt – Nga, phân tích
những nhân tố
khách quan và chủ quan
tác động đến hoạt động thúc đẩy cho vay các
doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2008 – 2011 và chỉ rõ chiều hướng tác động của các
nhân tố đó là thuận lợi hoặc bất lợi. Chương 2 cũng làm rõ thực trạng thúc đẩy hoạt động
cho vay các doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga giai đoạn 2008 –
2011 thông qua việc phân tích tình hình cho vay, các nội dung của hoạt động thúc đẩy
cho vay các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2008 – 2011, tình hình thực hiện các chỉ tiêu đo
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>
lường hoạt động cho vay của VRB giai đoạn 2008 – 2011. Qua việc phân tích thực trạng
thúc đẩy hoạt động cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, luận văn rút
ra những ưu điểm, những tồn tại cũng như nguyên nhân của những tồn tại trong việc thúc
đẩy hoạt động cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI tại Ngân hàng
liên doanh Việt – Nga giai đoạn 2008 – 2011. Cụ thể như sau:
<b>Những ưu điểm của việc thúc đẩy hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI </b>
<b>tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga </b>
<b>- Lượng vốn cho vay tăng hàng năm. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của của doanh </b>
nghiệp FDI so với tổng dư nợ của Ngân hàng có xu hướng tăng. Tỷ trọng dư nợ của các
doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp trong nước tăng lên hàng năm. Tốc độ tăng
trưởng dư nợ cũng tăng
-
Số lượng các doanh nghiệp FDI tham gia vay vốn mặc dù còn chiếm tỷ trọng
thấp trong cơ cấu các doanh nghiệp nhưng có xu hướng tăng đều qua các năm
- Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng được mở rộng tại các khu
vực kinh tế trọng điểm của đất nước dẫn đến địa bàn cho vay các doanh nghiệp FDI được
mở rộng
- Trong giai đoạn 2008 – 2011, VRB áp dụng đa dạng các hình thức cho vay đối
với các doanh nghiệp FDI. Trong đó đáng kể nhất là hình thức cho vay theo dự án đầu tư,
chiếm trên 80% các doanh nghiệp
- Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn đối với các doanh nghiệp FDI chuyển dịch theo
hướng các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ ngày càng lớn so với các khoản vay
ngắn hạn
-
Công tác cho vay đã được thực hiện hiệu quả, nâng cao chất lượng. Doanh số
cho vay cũng như dư nợ cho vay cũng đã tăng lên trong hầu hết giai đoạn
-
Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng được tuyển chọn
trong giai đoạn này đều có trình độ, nhanh nhẹn và tinh thần trách nhiệm cao
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Swedish (Sweden)</b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>
-
Ngân hàng cũng đã sử dụng các biện pháp marketing nhằm tiếp cận với những
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi FDI làm ăn có hiệu quả nhằm giới thiệu khả năng
cung ứng vốn của Ngân hàng mình
.
Hệ thống cơng nghệ được đầu tư nâng cấp đã giúp
cho VRB nâng cao khả năng nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp FDI
-
Danh mục sản phẩm dịch vụ của VRB ngày càng được mở rộng hướng tới việc
thu hút nhiều khách hàng
là các doanh nghiệp FDI
hơn
<b>- Lợi nhuận thu được từ việc cho vay các doanh nghiệp FDI tăng lên </b>
<b>Những tồn tại của việc thúc đẩy hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI tại </b>
<b>Ngân hàng liên doanh Việt – Nga </b>
<b>- Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của của doanh nghiệp FDI so với tổng dư nợ của Ngân </b>
hàng còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các doanh nghiệp trong nước
<b>- </b>
Số lượng các doanh nghiệp FDI tham gia vay vốn còn chiếm tỷ trọng thấp
- Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng trong giai đoạn 2008 –
2011 mặc dù được mở rộng tại một số tỉnh thành phố nhưng nhìn chung phạm vi bao phủ
vẫn còn hẹp nếu so với mạng lưới dày đặc của các Ngân hàng khác làm giảm khả năng
cạnh tranh
<b>- </b>
Việc xác định chính sách sẽ áp dụng cho từng khách hàng trên cơ sở chấm điểm
trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VRB chưa thật sự chính xác
- Việc xét duyệt và thẩm định hồ sơ các doanh nghiệp FDI kéo dài, gây khó khăn
đối với khách hàng
- Vốn tự có của VRB cịn nhỏ so với các Ngân hàng tại Việt nam, điều này ảnh
hưởng tới hoạt động chung tại VRB đặc biệt là công tác tiếp cận khách hàng lớn như các
doanh nghiệp FDI
- VRB đã có những biện pháp marketing, quảng bá thương hiệu để làm tăng uy tín
của thương hiệu. Nhưng các hoạt động này mới chỉ được thực hiện đơn thuần dưới dạng
<b>Formatted: Font: 13 pt, Swedish (Sweden)</b>
<b>Formatted: Font: 13 pt, Swedish (Sweden)</b>
<b>Formatted: Font: 13 pt, Swedish (Sweden)</b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>
các hoạt động bề nổi như tuyên truyền, quảng cáo chứ chưa thực xuất phát từ việc nghiên
cứu nắm bắt nhu cầu của khách hàng để tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó
- Nguồn nhân lực được VRB tuyển chọn đầu vào đều có trình độ, tuy nhiên VRB
vẫn chưa có một quy trình đạo tạo chuẩn, thống nhất trên toàn hệ thống, chưa có một
trung tâm đào tạo tiêu chuẩn với đội ngũ giảng dạy có chun mơn. Trình độ thẩm định
dự án FDI, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ nhân viên vẫn chưa đồng đều và còn
hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ là các doanh nghiệp nước ngoài
<b>- Chính sách riêng đối với các doanh nghiệp FDI chưa đồng bộ trên toàn bộ hệ </b>
<i><b>thống </b></i>
<b>Nguyên nhân của các tồn tại </b>
<i><b>Nguyên nhân từ phía Ngân hàng </b></i>
<b>- Năng lực của VRB chưa thể cạnh tranh được với các Ngân hàng có quy mơ tài </b>
chính lớn, có mạng lưới rộng khắp
<b>- Quy trình nghiệp vụ vẫn chưa hồn thiện và cịn nhiều bất cập </b>
<b>- Sản phẩm, dịch vụ cho vay còn sơ sài chưa đa dạng </b>
<b>- Thông tin về các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam còn hạn chế đối với VRB </b>
<b>- Đa số các cán bộ tại phòng Quản lý bán lẻ và mạng lưới chịu trách nhiệm mở </b>
rộng mạng lưới và phát triển thương hiệu của VRB không tốt nghiệp từ đúng chuyên
ngành Marketing mà chủ yếu từ các chun ngành khác khơng có liên quan nhiều đến
nghiệp vụ phát triển mạng lưới
<b>- </b>
Công
tác quản trị điều hành còn hạn chế, một số cán bộ chưa chủ động giải
quyết các công việc theo từng lĩnh vực cụ thể, chấp hành kỷ luật kỷ cương bị buông
lỏng
<b>- Công tác tổ chức và nhân sự cịn nhiều bất cập, chưa có chính sách tạo động lực </b>
để thu hút cán bộ giỏi, đặc biệt là các cán bộ tín dụng
</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>
- Trong năm 2010, 2011 Ngân hàng nhà nước có chủ trương hạn chế các Ngân
hàng mở rộng chi nhánh, phịng giao dịch. Chính sách này đã làm cho việc mở rộng
mạng lưới của VRB gặp nhiều khó khăn.
<b>- Khủng hoảng kinh tế </b>
Kết cấu của chương được chia làm 3 phần chính là:
(2.1) Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Việt – Nga
(2.2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hoạt động cho vay đối
với các doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga giai đoạn 2008 – 2011
(2.3) Thực trạng thúc đẩy hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng
liên doanh Việt – Nga giai đoạn 2008 – 2011
<b>CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY </b>
<b>HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGÂN HÀNG LIÊN </b>
<b>DOANH VIỆT – NGA ĐẾN NĂM 2015 </b>
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay các doanh FDI tại Ngân hàng
liên doanh Việt – Nga tại chương 2, chương 3 đề xuất định hướng phát triển hoạt động
cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Ngân hàng liên
doanh Việt – Nga đến năm 2015 và đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Ngân hàng liên doanh Việt –
<b>Nga. </b>
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI đến năm
2015, VRB đã xác định các định hướng phát triển cụ thể như sau:
-
Tăng tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp FDI so với tổng dư nợ cho vay của
toàn Ngân hàng
.
-
Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn đối với các doanh nghiệp FDI trong
giai đoạn 2012 – 2015 ở mức trên 40% cao hơn với mức 35% của toàn hệ thống
- Trong cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng: tập trung vào đối tượng khách
hàng là các doanh nghiệp FDI vừa và nhỏ
</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>
- Trong cơ cấu cho vay theo ngành nghề đối với các doanh nghiệp FDI: chú trọng đến
các ngành tiềm năng như du lịch, thương mại, năng lượng, sản xuất công nghiệp, sản
xuất hàng xuất khẩu và kinh doanh chế biến
- Tăng cường công tác Marketing, chủ động tìm kiếm các khách hàng mới có kế hoạch
tài chính lành mạnh nhằm tăng số lượng các doanh nghiệp FDI đến với Ngân hàng
-
Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng nhằm cạnh tranh với các Ngân hàng
khác trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI.
- Tăng quy mô mạng lưới, tập trung vào các khu công nghiệp, chế xuất nơi có nhiều
doanh nghiệp FDI đang hoạt động. Cụ thể, VRB nên mở Chi nhánh tại các tỉnh,
thành phố như Bình Dương, Ninh Thuận…
- Tăng chất lượng các khoản vay đối với các doanh nghiệp FDI nhằm giảm tỉ lệ nợ
xấu, nợ quá hạn và tối đa hóa doanh thu trên từng khoản vay. Mục tiêu của VRB là
duy trì tỷ lệ nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2012 – 2015 ở
mức xấp xỉ 1%
-
Đa dạng hóa các hình thức cho vay và tài sản thế chấp để thúc đẩy hoạt động cho vay
đối với các doanh nghiệp FDI. Cụ thể, VRB cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm
cho vay có đảm bảo bằng hàng tồn kho nhằm khắc phục hạn chế về tài sản đảm bảo
của các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, VRB cũng cần xây dựng các sản phẩm cho
vay dựa trên các khoản phải thu, sản phẩm bao thanh toán, kết hợp áp dụng các biện
pháp bảo lãnh từ Ngân hàng của công ty mẹ
Với định hướng như trên và dựa trên những phân tích về nguyên nhân của những
tồn tại trong hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng liên doanh Việt –
Nga, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc thúc đẩy cho vay các
doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga đến năm 2015. Các giải pháp đó
bao gồm : Mở rộng mạng lưới tại các địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp FDI và tăng
quy mơ tài chính; Khắc phục những hạn chế của quy trình cho vay đối với các doanh
nghiệp FDI; Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hướng tới các doanh nghiệp FDI; Đầu tư
nâng cấp hệ thống công nghệ kỹ thuật nhằm cung cấp các dịch vụ tiên tiến và nâng cao
<b>Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt,</b>
Font color: Auto, Vietnamese (Vietnam), Not
Expanded by / Condensed by
</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>
công tác quản lý hồ sơ vay các doanh nghiệp FDI;
Hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý,
phân tích thơng tin về doanh nghiệp FDI;
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng
để nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay đối với các doanh nghiệp FDI; Đẩy mạnh hoạt
động marketing, quảng bá thương hiệu đến với các doanh nghiệp FDI; Xây dựng chính
sách khách hàng riêng đối với các doanh nghiệp FDI
Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đề xuất đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà
nước nhằm đảm bảo các điều kiện về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, sự ổn
định kinh tế xã hội chính trị để giúp các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả từ đó gia
tăng nhu cầu tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Cụ thể:
<i><b>Khuyến nghị với Chính phủ: </b></i>
- Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một các thích hợp giữa các mục
tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ
thống ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc lới lỏng quá mức, thay đổi
định hướng, chính sách đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng từ đó ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp FDI
- Đổi mới chính sách và cơ chế tín dụng theo cơ chế thị trường, phù hợp với điều
kiện của Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng
với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng. Thực hiện chính sách
và cơ chế tín dụng thơng thống theo ngun tắc thương mại, bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
- Nâng cao hiệu lực pháp lý để đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong hệ thống
pháp luật chi phối hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư nước ngồi, bao gồm các
chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; chính sách phát triển nguồn nguyên liệu; chính sách
phát triển hạ tầng và chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư
- Có chính sách ưu đãi, đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngồi có lợi nhuận thỏa đáng,
có khả năng cùng cạnh tranh được cùng ngành nghề với các nước trong khu vực
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, Vietnamese</b>
(Vietnam)
<b>Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, Vietnamese</b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>
- Chính phủ cần có những biện pháp ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
thơng qua việc xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, tăng cường đầu tư,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy
trì lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế
- Sớm ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng liên doanh
trong quyền kinh doanh bình đẳng với các ngân hàng quốc doanh
<i><b>Khuyến nghị với Ngân hàng nhà nước </b></i>
- Hoàn thiện các văn bản, quy trình về cho vay đối với các doanh nghiệp FDI
- Có chính sách lãi suất phù hợp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp FDI phát
triền sản xuất kinh doanh
- Nâng cao hệ thống cơng nghệ góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành
của NHNN và hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng khách hàng CIC
Kết cấu của chương 3 gồm :
(3.1) Nhận định chung về bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanhcho vay tại các NHTM giai đoạn 2011 – 2015
(3.2) Định hướng phát triển hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI tại Ngân
hàng liên doanh Việt – Nga đến năm 2015
(3.3) Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI tại
Ngân hàng liên doanh Việt – Nga
</div>
<!--links-->