Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tài liệu sinh hoạt chi bộ đảng bộ trường đại học sư phạm kỹ thuật tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.21 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ </b>


<b>THÁNG 7 NĂM 2016</b>



<b>A-TIN TRONG NƯỚC </b>


<b>1. Ý NGHĨA, KẾT QUẢ CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ</b>
<b>ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 – 2021</b>


Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
vừa kết thúc thắng lợi. Kết quả Cuộc bầu cử càng có ý nghĩa vì diễn ra trong bối cảnh:
trong thời gian chuẩn bị tổ chức bầu cử, tình hình hạn hán nghiêm trọng ở các tỉnh nam
Trung bộ, Tây Nguyên và hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, sự cố hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung đã tác động
tiêu cực đến tâm trạng và tình hình tư tưởng, đời sống nhân dân vùng này. Bên cạnh đó,
tình hình tội phạm, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, cháy nổ và vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm có nhiều diễn biến phức tạp; tình hình biển Đơng phức tạp, khó lường. Lợi
dụng tình hình này, các thế lực thù địch trong và ngoài nước ngày càng ráo riết và tăng
cường tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, phá hoại gây nhiều khó khăn cho cơng tác tổ
chức bầu cử.


Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo của các cấp ủy, các tổ chức đảng theo tinh
thần Chỉ thị 51,ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 –
2021; sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra ngày
22/5/2016 đã thành công tốt đẹp, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật và
thực sự là ngày hội của toàn dân tộc. Thành cơng đó được thể hiện ở một số mặt sau
đây:


<i>Thứ nhất, cuộc bầu cử là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân</i>


và toàn quân, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân từ giai đoạn chuẩn
bị cho đến ngày diễn ra cuộc bầu cử. Tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao (67.049.200 cử tri, đạt
99,35%), đại đa số thể hiện được ý thức chính trị, quyền lợi, trách nhiệm công dân trong
việc đi bầu, lựa chọn những người xứng đáng đại diện cho mình tham gia chính quyền
các cấp.


<i>Thứ hai, cuộc bầu cử đã phát huy được tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch</i>
trong từng khâu, từng bước từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc.


<i>Thứ ba, cơng tác chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử có nhiều đổi mới, bảo đảm tiến độ,</i>
đúng quy định pháp luật. Đặc biệt việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia giúp cho
công tác chỉ đạo, ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, chi tiết, cụ thể hơn, tạo điều
kiện cho các địa phương thuận lợi trong tổ chức triển khai thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Thứ năm, kết quả bầu cử cơ bản bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra, bảo đảm thành</i>
phần, cơ cấu đại biểu phù hợp với dự kiến, tỷ lệ đại biểu là phụ nữ, người dân tộc thiểu
số, trẻ tuổi, trình độ trên đại học cao hơn so với nhiệm kỳ trước, cơ bản phản ánh được
tính đại diện rộng rãi cho các tầng lớp Nhân dân.


Thành công của cuộc bầu cử có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc triển khai thực
hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Thắng lợi của cuộc bầu
cử là tiền đề để xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm thực hiện các quy định của Hiến pháp 2013 trong thời kỳ mới.


<i>Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Cuộc bầu cử vừa qua vẫn còn những</i>
<i>nhược điểm, hạn chế cần được khắc phục:</i>


<i>Thứ nhất, cơ cấu đại biểu chưa đạt được như dự kiến ban đầu, nhất là tỷ lệ nữ, tỷ lệ</i>
người ngoài đảng.



<i>Thứ hai, vẫn có trường hợp để xảy ra sai sót trong in ấn phiếu bầu dẫn đến việc</i>
phải hủy bỏ kết quả bầu cử và phải tiến hành bầu cử lại; Nhiều nơi bầu chưa đủ số
lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, nhất là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; có nơi
phải tiến hành bầu cử lần hai.


<i>Thứ ba, trong công tác hiệp thương, giới thiệu, lựa chọn ứng cử viên, việc tổ chức</i>
hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử vẫn còn khiếm khuyết và chưa thống nhất
tạo ra dư luận không tốt.


<i>Thứ tư, một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan trung ương chậm được</i>
ban hành, một số biểu mẫu thống kê không điều chỉnh, bổ sung kịp thời; công tác tuyên
truyền về quyền lợi và nghĩa vụ của cử tri, vận động cử tri tham gia bỏ phiếu bầu cử ở
một số địa phương còn lúng túng.


<b>Một số kết quả cụ thể:</b>


<b>(1) Đại biểu Quốc hội: Tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV là 870</b>
<b>người. Tổng số đại biểu trúng cử là 496. Cơ cấu kết hợp: Dân tộc thiểu số: 86 người (tỷ</b>
lệ 17,30%); thiếu 4 người so với dự kiến; Phụ nữ: 133 người (tỷ lệ 26,80%), thiếu 17 người
so với số dự kiến; Độ tuổi: Trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 71 người (tỷ lệ 14,30%), cao hơn 21
người so với dự kiến; tăng 1,9% so với khóa XIII; Trình độ: Trên đại học: 310 người (tỷ
lệ 62,50%); đại học: 180 người (tỷ lệ 36,30%); dưới đại học: 6 người (tỷ lệ 1,20%).


<b>(2) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: Cấp tỉnh: 3908 người, thiếu 8 đại biểu;</b>
<b>Cấp huyện: 25.179 người, thiếu 120 đại biểu; Cấp xã: 291.273 người, thiếu 6.626 đại</b>
<b>biểu. </b>


<b>2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA 5 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ </b>
<b>03-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHĨA XI VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ</b>
<b>LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một
số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; bên cạnh đó, cũng đã rút ra được một
số bài học kinh nghiệm, đề nghị cấp ủy các cấp quán triệt, vận dụng trong quá trình
triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về
<i>“Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đó</i>
là:


<i>Thứ nhất, ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu đi đầu trong học tập và làm</i>
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo
chủ chốt, có tác dụng quyết định trong triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị.


<i>Thứ hai, về phương thức tổ chức thực hiện, việc học tập và làm theo tấm gương</i>
đạo đức Hồ Chí Minh phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị, gắn với nhiệm vụ then chốt là công tác xây dựng Đảng, xây
dựng hệ thống chính trị, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Trong tổ chức thực hiện, cấp ủy và lãnh đạo các
cấp cần xác định nội dung, chủ đề trọng tâm, trọng điểm cho từng năm, từng giai đoạn,
góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng, gây bức xúc trong đời sống xã hội để từ
đó tạo niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.


<i>Thứ ba, để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành</i>
việc làm thường xuyên, thành ý thức tự giác thì các tổ chức đảng, cơ quan, địa phương,
đơn vị phải tìm ra được những cách làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp; gắn việc thực
hiện Chỉ thị với việc thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm, trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, với các phong trào thi đua yêu nước và các
phong trào xã hội khác.


<i>Thứ tư, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần kết hợp xây</i>
<i>đi đôi với chống; kết hợp cổ vũ, động viên người tốt, việc tốt, tổ chức học tập tư tưởng,</i>


tấm gương đạo đức của Bác với giữ gìn kỷ luật, kỷ cương; kiên quyết đấu tranh, xử lý
các tổ chức, cá nhân vi phạm điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước. Để làm việc đó, cần
phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, gắn tổ chức học tập với công tác kiểm tra,
giám sát của tổ chức đảng và cơ chế nhân dân tham gia góp ý, giám sát cán bộ, đảng
viên, công chức về đạo đức, lối sống... ; cần có phương pháp, hình thức phù hợp để kịp
thời biểu dương người tích cực học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của Bác. Đồng
thời có biện pháp mạnh để phê phán người không tự giác thực hiện, có chế tài cụ thể để
kỷ luật nghiêm người sai phạm.


So với Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 05-CT/TW ngày
15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” có các điểm mới như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

vai trò của “người đứng đầu”. Trong cơng tác tổ chức thực hiện Chỉ thị, Bộ Chính trị
giao nhiệm vụ cho cấp uỷ các cấp, trực tiếp là ban thường vụ cấp uỷ, đồng chí bí thư
cấp uỷ chỉ đạo. Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội;
(4) Gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực
hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; (5) Gắn việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương số
29-NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; (6) Gắn “xây” với
“chống”; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, gắn với đánh giá, nhận
xét cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hằng năm và cả nhiệm kỳ; (7) Tiếp tục xây
dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng địa phương,
cơ quan, đơn vị; (8) Chỉ thị 05-CT/TW không giới hạn thời gian thực hiện như trong
Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW. Lần này, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05
rộng hơn về nội hàm, cao hơn về yêu cầu và lâu dài hơn về thời gian.



<b>3. MỘT SỐ KẾT QUẢ QUAN TRỌNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, XỬ LÝ TỘI</b>
<b>PHẠM THAM NHŨNG KINH TẾ THỜI GIAN QUA</b>


Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử
lý các vụ việc, vụ án tham nhũng kinh tế có những chuyển biến tích cực. Số vụ việc, đối
tượng liên quan đến tham nhũng kinh tế được phát hiện qua công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo tăng so với các năm trước. Nhiều vụ án tham nhũng về kinh tế
nghiêm trọng, phức tạp mà toàn xã hội quan tâm đã được tháo gỡ, tiến độ điều tra, truy
tố được đẩy nhanh. Các vụ án trọng điểm được xét xử nghiêm minh có tác dụng răn đe,
giáo dục, phòng ngừa, tạo sự đồng tình của xã hội.


Năm 2015 cơ quan thanh tra phát hiện 100 vụ, 172 đối tượng tham nhũng; bình
quân mỗi năm giai đoạn 2011 - 2015 phát hiện 70 vụ, 104 người. Công tác thu hồi tài
sản tham nhũng đạt 55,8% (năm 2014 chỉ đạt 22,3%, năm 2013 đạt 10%, năm
2011-2012 đạt dưới 5%). Cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 191 vụ/444 bị can; Viện kiểm
sát nhân dân các cấp đã truy tố 295 vụ/704 bị can; Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ
thẩm 253 vụ/531 bị cáo. Riêng Quý I/2016, Cơ quan điều tra các cấp trong ngành Công
an đã khởi tố mới 39 vụ, 70 bị can về hành vi tham nhũng.


Phải thấy rằng, công tác phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng về kinh tế hiện nay
tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần được các cấp, ngành, các cơ quan chức năng
nghiên cứu tập trung giải quyết, đó là:


<i>Thứ nhất, tội phạm tham nhũng kinh tế có yếu tố nước ngồi vẫn tiếp tục diễn ra</i>
<i>phổ biến và có xu thế lan rộng, điển hình như các vụ án Trần Quốc Đơng và đồng phạm</i>
xảy ra tại Ban quản lý các dự án đường sắt; vụ án Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm
xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Nam
Hà Nội;...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

càng rõ nét, biểu hiện theo nhiều cấp độ: từ xây dựng chính sách, cơ chế, đến chương


trình, dự án. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý lập các doanh nghiệp “sân sau”, liên kết,
móc nối giữa người trong cơ quan nhà nước với các đối tượng ngoài xã hội, lợi dụng cơ
chế “xin - cho”, những hạn chế, sơ hở của pháp luật để chạy cơ chế, chính sách, chạy dự
án… nhằm trục lợi.


<i><b>Thứ ba, các biểu hiện, nguy cơ tham nhũng về kinh tế trong các tập đồn, tổng</b></i>
<i>cơng ty nhà nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Nổi cộm là các vụ án tham nhũng nghiêm</i>
trọng, phức tạp đã được phát hiện, xử lý tại các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước: Tập
đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đồn
Than - Khống sản Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam...


<i>Thứ tư, một số hạn chế, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật trong phát</i>
hiện, xử lý tội phạm tham nhũng về kinh tế chưa có chế tài cụ thể, chưa đủ mạnh; thiếu
chế tài đối với Cơ quan điều tra khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy
định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố về tham
nhũng.


<i>Thứ năm, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu chưa quan tâm đúng</i>
mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị mình; chưa huy động được sự tham gia tích cực, mạnh mẽ của các cơ quan
thông tin đại chúng và của người dân vào công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham
nhũng.


<b>4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI ĐƯA LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI</b>
<b>LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI</b>


Trong thời gian qua, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài đã đạt được những kết quả nhất định, số lượng lao động tăng dần hàng năm, chất
lượng được cải thiện và ngày càng nâng cao. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng số lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt xấp xỉ 450 nghìn người; hiện có 258 doanh


nghiệp có giấy phép hoạt động làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài; thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam cũng không ngừng được củng cố và phát
triển. Đáng chú ý là:


Thị trường Đài Loan: Lao động Việt Nam có khoảng trên 160 nghìn người (là nước
<i>cung ứng lớn thứ 2 vào Đài Loan); hiện có 124 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao</i>
động Việt Nam sang Đài Loan làm việc. Lĩnh vực chủ yếu mà lao động người Việt Nam
làm việc là sản xuất chế tạo chiếm 85%, phục vụ xã hội và cá nhân (hộ lý, y tá, chăm
sóc người bệnh và giúp việc gia đình) chiếm 13%, còn lại là làm việc trong lĩnh vực xây
dựng và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 1,2%. Thu nhập trung bình của người
lao động Việt Nam tại Đài Loan từ 11 - 15 triệu đồng/tháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thị trường Nhật Bản: Việt Nam là nước có số lượng thực tập sinh được tiếp nhận
nhập cảnh vào Nhật Bản lớn thứ 2 (sau Trung Quốc); hiện có khoảng trên 40 nghìn thực
tập sinh Việt Nam đang thực tập nâng cao tay nghề tại Nhật Bản, thu nhập trung bình
của mỗi thực tập sinh tại Nhật Bản từ 16 - 22 triệu đồng/tháng.


Thị trường Ả-rập Xê-út: Hiện có 50 doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động sang làm
việc tại thị trường này với số lượng gần 18 nghìn người, trong đó có 33 doanh nghiệp
cung ứng lao động giúp việc gia đình. Lao động Việt Nam làm việc chủ yếu trong các
ngành nghề xây dựng, nhà máy, cơ khí, vận tải và giúp việc gia đình, trong đó giúp việc
gia đình hiện có 5 nghìn người. Thu nhập bình quân của người lao động tại thị trường
này tương đối ổn định (từ 8 - 12 triệu đồng/tháng), đối với lao động giúp việc gia đình
mức lương tối thiểu là 7 triệu đồng/tháng.


Thị trường Ma-lai-xi-a: Gần đây, số lượng lao động Việt Nam sang Ma-lai-xi-a
<i>làm việc giảm dần (năm 2013 có 7.500, năm 2014 là 5.100). Riêng năm 2015, số lao</i>
động tăng lên là 7.300 người. Có khoảng 140 doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ
đưa lao động sang làm việc tại Ma-lai-xi-a. Thu nhập của người lao động tại Ma-lai-xi-a
đạt từ 5,5 - 7 triệu đồng/tháng.



Trong thời gian tới, thị trường lao động nhiều nước tiếp tục tiếp nhận người lao
động Việt Nam sang làm việc: Hàn Quốc tiếp tục ký kết với Việt Nam về việc tiếp nhận
người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình việc làm EPS (dành cho
lao động phổ thông); Nhật Bản tiếp tục tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý sang học tập và
làm việc; Đài Loan tiếp nhận lao động tuổi từ 23 đến không quá 50 tuổi…


Để hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc đạt hiệu quả
cao, các cơ quan chức năng khuyến cáo người lao động có nhu cầu ra nước ngoài làm
việc cần được trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết như trình độ về ngoại ngữ, trình độ
tay nghề phù hợp với yêu cầu của nước tiếp nhận lao động…; cảnh giác trước những
chiêu bài quảng cáo, “cò mồi” của một số tổ chức và cá nhân khơng có giấy phép đưa
lao động ra nước ngoài làm việc. Cần liên hệ với các cơ quan có trách nhiệm, như Sở
Lao động -Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố hoặc Cục Quản lý lao động ngoài
nước (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) để có thơng tin chính thống về chỉ
tiêu, điều kiện để người lao động Việt Nam được ra nước ngoài làm việc.


<b>B-TIN THẾ GIỚI</b>


<b>1. VỀ CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM CỦA TỔNG THỐNG</b>
<b>HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ BA-RẮC Ơ-BA-MA</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Mục đích chung của chuyến thăm: </i>


Hai bên chia sẻ 3 mục đích chung: (1) Củng cố vững chắc hơn nền tảng và đà quan
hệ hợp tác theo định hướng đã được khẳng định trong Tuyên bố về Tầm nhìn chung
Việt Nam - Hoa Kỳ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ô-ba-ma
(tháng 7/2015) và Tuyên bố chung xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa
Kỳ giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Ô-ba-ma (tháng 7/2013). (2)
Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trọng tâm thuộc ưu tiên của hai bên, như hợp tác


kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo; khắc phục hậu
quả chiến tranh; quốc phòng - an ninh. (3) Thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề khu vực
và toàn cầu, đóng góp vào duy trì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Châu Á
-Thái Bình Dương và trên thế giới.


<i>Bên cạnh những mục đích chung, mỗi bên cũng đề ra những mục đích riêng cần</i>
<i>đạt được qua chuyến thăm: </i>


Phía Hoa Kỳ mong muốn 3 điểm: (1) Chuyến thăm sẽ là một sự kiện lịch sử và dấu
mốc trong quan hệ hai nước, ghi dấu ấn cá nhân của Tổng thống Ô-ba-ma trong nhiệm
kỳ của mình và tăng thành tích đối ngoại của Đảng Dân chủ để phục vụ tranh cử Tổng
thống Hoa Kỳ năm 2016; (2) Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực phía Hoa Kỳ quan
tâm; đồng thời vận động Việt Nam tiếp tục thực hiện cải cách về luật pháp và dân chủ
-nhân quyền; (3) Tranh thủ hơn nữa vai trò và vị thế đang ngày càng tăng của Việt Nam
ở khu vực và trên thế giới.


Về phía Việt Nam, chúng ta cũng đề ra 3 mục tiêu: (1) Khẳng định đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế tồn diện của Đại
hội Đảng lần thứ XII, đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục phát
triển; (2) Hoa Kỳ thực hiện cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
thể chế chính trị của Việt Nam; (3) Đối thoại thực chất, thẳng thắn, xây dựng về những
vấn đề còn bất đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

(6) Về hợp tác khu vực và tồn cầu, hai bên nhất trí tăng cường phối hợp trong ứng phó
với các thách thức chung. Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định lập trường đã
nêu trong tuyên bố Sunnylands của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ tháng
2/2016; ra Công bố chung về Đối tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực chống bn
bán động vật hoang dã và biến đổi khí hậu.


<i>Bên cạnh các kết quả đạt được qua chuyến thăm, hai bên vẫn còn tồn tại một số</i>


<i><b>vấn đề khác biệt: (1) Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường (MES) của</b></i>
<b>Việt Nam; (2) Mặc dù Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua lưỡng viện Nghị quyết số 28</b>
về bãi bỏ Chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, song Nghị
quyết này vẫn chưa được Hạ viện thông qua để Tổng thống có thể ký thành luật; (3) Hai
bên cịn có quan điểm khác nhau về vấn đề dân chủ - nhân quyền.


<i>Ý nghĩa chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Ba-rắc </i>
<i><b>Ôbama: (1) Chuyến thăm đã góp phần “bình thường hóa” hồn tồn quan hệ Việt Nam </b></i>
-Hoa Kỳ theo đúng nghĩa của nó; (2) Chuyến thăm thể hiện sự đúng đắn của đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam và góp phần nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; (3) Chuyến thăm thể hiện rõ sự coi trọng
của lãnh đạo hai nước đối với việc củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện
Việt Nam - Hoa Kỳ.


<i>Những cơ sở quan trọng để thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian tới:</i>
Việt Nam và Hoa Kỳ có 3 điểm tương đồng cơ bản: (1) Duy trì khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương hịa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng, tôn trọng luật pháp quốc tế và các
thỏa thuận khu vực; đảm bảo tự do, an ninh và an tồn hàng hải, hàng khơng; (2) Cùng
với các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nga, Nhật, Ấn Độ, EU, Hàn Quốc, Úc, Niu
Zilân, Canada…, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và củng cố các cấu trúc khu vực
về chính trị - an ninh, kinh tế…, với ASEAN đóng vai trị trung tâm; (3) Duy trì xu thế
đa cực hóa và dân chủ hóa quan hệ quốc tế ở khu vực.


<b>2. MỘT SỐ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐÁNG CHÚ Ý THỜI GIAN GẦN ĐÂY</b>


<i>- Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 10 (ADMM 10) tổ</i>
<i>chức ngày 25/5/2016 tại Viêng Chăn (Lào), với chủ đề “Tăng cường hợp tác quốc</i>
<i>phịng vì một cộng đồng ASEAN năng động”. Hội nghị tập trung thảo luận về tình hình</i>
an ninh khu vực, quốc tế và thông qua một số tài liệu hợp tác trong khuôn khổ
ADMM. Hội nghị ra Tuyên bố chung: tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì


hồ bình, ổn định tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông theo các nguyên tắc đã
được luật pháp quốc tế công nhận; bày tỏ quan ngại về tần suất, quy mô và sự phức tạp
của các mối đe dọa phi truyền thống; kiên trì theo đuổi các cam kết về mục đích và
nguyên tắc của Hiến chương ASEAN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hợp tác của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn ngừa hoạt động khủng bố, hỗ trợ khủng bố
dưới mọi hình thức; cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các thỏa thuận, cam kết
đã đạt được trong tiến trình ADMM, ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các
<i>nước ASEAN mở rộng). </i>


<i>- Diễn đàn An ninh khu vực châu Á- Thái Bình Dương (còn gọi là Đối thoại</i>
Shangri-La thường niên) lần thứ 15, diễn ra từ ngày 03 đến 05/6/2016 tại Xinh-ga-po.
Tham dự Diễn đàn có khoảng 600 đại biểu, gồm Bộ trưởng Quốc phòng, học giả,
chuyên gia quân sự đến từ 25 nước. Đối thoại lần này tập trung thảo luận về những
thách thức an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay như: xung đột chủ
quyền biển đảo, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và một số nguy cơ
an ninh phi truyền thống khác. Chủ đề được các đại biểu quan tâm nhiều nhất là vấn đề
Biển Đông. Nhiều đại biểu đến từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Thái
Lan… cho rằng, những căng thẳng trên Biển Đông chủ yếu đến từ những hoạt động đơn
phương làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông; điều cấp thiết là cần phải đảm bảo tự
do an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tầng dưới mặt nước cũng như mơi trường
biển; trước mắt, cần ưu tiên tìm kiếm những công cụ quản lý xung đột, căng thẳng hoặc
leo thang quân sự, tăng cường hợp tác để phòng ngừa.


Về phía Trung Quốc, họ vẫn ngang nhiên tuyên bố rằng “không sợ rắc rối” ở Biển
Đông và cảnh báo bất cứ quốc gia nào “xâm phạm chủ quyền” ở vùng biển này. Trung
Quốc bác bỏ việc Trung Quốc bị cô lập, cho rằng nhiều nước châu Á trong hội nghị có
thái độ “nồng ấm hơn”, “hữu nghị hơn” với Trung quốc so với một năm trước đây. Về
phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài quốc tế đối với vụ kiện của Philippines, Trung
quốc nhắc lại không công nhận thẩm quyền của tịa…



Đồn Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri La đánh giá tình hình an ninh khu vực
hiện nay vẫn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp, dù chưa đến mức bùng phát xung đột,
nhưng cần được dự báo, ngăn chặn và hóa giải kịp thời. Về vấn đề Biển Đông, Việt
Nam cho rằng, hiện nay Việt Nam và một số nước ASEAN có tun bố chủ quyền cịn
tồn tại những tranh chấp và khác biệt với Trung Quốc; điều này làm ảnh hưởng xấu đến
an ninh, an toàn trên không, trên biển và dưới đáy biển, hủy hoại mơi trường, cản trở
các hoạt động lao động hịa bình trên biển…kéo theo sự can dự của các quốc gia trong
và ngồi khu vực; vì vậy cần giải quyết kịp thời để tránh chạy đua vũ trang, đối đầu
chiến lược.


<b>C-VĂN BẢN MỚI</b>


<b>Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về việc quy định xử</b>
<b>phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Nghị định</b>
gồm 5 chương, 82 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2016, trong đó có một số
quy định theo hướng tăng mức phạt tiền và kéo dài thời gian tước giấy phép lái xe, cụ
thể là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh hoặc khơng chấp hành đèn
tín hiệu sẽ bị phạt tiền từ 1,2-2 triệu đồng (theo quy định cũ là 0,8 triệu -1,2 triệu đồng)
và bị tước giấy phép lái xe 1-3 tháng (theo quy định trước là 1 tháng).


+ Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt
tiền 16-18 triệu đồng (quy định cũ là 10-15 triệu đồng) và bị tước giấy phép lái xe 4-6
tháng (quy định cũ là 3 tháng). Người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm
tra về nồng độ cồn và chất ma túy của người thi hành công vụ cũng bị áp dụng mức phạt
trên. Nếu dùng chân để điều khiển vô lăng xe ô tô khi xe đang chạy trên đường bị phạt
từ 7-8 triệu đồng; mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách,


đánh võng; trường hợp vi phạm quy định này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe
của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18-20 triệu
đồng (quy định cũ là 15-20 triệu đồng) và bị tước giấy phép lái xe 4-6 tháng (quy định
cũ là 4 tháng).


+ Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy sẽ bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) từ 22 - 24 tháng (trong trường hợp có GPLX)
hoặc phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng (trong trường hợp khơng có GPLX hoặc có nhưng
đang bị tước quyền sử dụng GPLX).


- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy:


+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau: a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang
chạy; b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao
thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông; c) Gây tai
nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn khơng đến trình
báo với cơ quan có thẩm quyền, khơng tham gia cấp cứu người bị nạn.


+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau: a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h; b) Không
chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.


- Người điều khiển xe mơ tơ, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự
xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị
âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.


- Về trường hợp không cứu giúp người bị tai nạn giao thơng khi có yêu cầu sẽ bị xử


mức phạt như sau: Đối với cá nhân có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000;
Đối với tập thể trong trường hợp này có thể bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng…


Bên cạnh đó, Nghị định này cũng có nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thơng đường sắt.


</div>

<!--links-->

×