Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tài liệu sinh hoạt chi bộ đảng bộ trường đại học sư phạm kỹ thuật tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.89 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÀI LIỆU DÙNG SINH HOẠT CHI BỘ </b>


<b>THÁNG 02 NĂM 2016</b>



<b>A- THÔNG TIN TIN TRONG NƯỚC</b>



<b>I. MỘT SỐ ĐIỂM NHẤN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015</b>


Dù đối diện với nhiều khó khăn và áp lực về diễn biến tiền tệ, giá dầu, cạnh tranh
thị trường, cùng các xung đột khu vực và quốc tế đa dạng khác, song năm 2015 Việt
Nam ghi nhận nhiều khởi sắc nhất trong 8 năm qua về phát triển kinh tế - xã hội,
chuẩn bị cho năm 2016 với nhiều kỳ vọng lớn lao và tự tin hơn.


<i>- GDP vượt mức kế hoạch cả năm và cao nhất 8 năm qua: Thứ nhất, tăng trưởng</i>
<i>GDP đạt khoảng 6,68%, mức cao nhất 8 năm qua; Thứ hai, lần đầu tiên trong 5 năm</i>
<i>qua GDP vượt kế hoạch đặt ra (6,2%); Thứ ba, năm thứ tư liên tiếp có mức tăng GDP</i>
<i>quý sau luôn cao hơn quý trước; Thứ tư, đây là năm tiếp tục xu hướng cải thiện hiệu</i>
quả đầu tư, với tốc độ tăng GDP nhanh hơn tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội hàng năm.
Với quy mơ dân số là 91,7 triệu người, GDP bình qn theo giá hiện hành năm 2015
tương đương 2.109 USD/người, tăng 57 USD so với năm 2014.


<i>- Lạm phát thấp, nợ xấu giảm nhanh và thị trường ngoại hối tương đối ổn định:</i>
Năm 2015, lạm phát cơ bản là 2,01%. Chỉ số CPI so với cùng kỳ năm 2014 (tăng
0,6%) và CPI bình quân năm 2015 so với bình quân năm 2014 (tăng 0,63% so với
mục tiêu tăng 5%) đều là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây. Nợ xấu năm 2015
được cải thiện, giảm nhanh còn khoảng 2,93% tổng dư nợ toàn ngành vào cuối quý
III/2015 (so với mức trên 17% năm 2011). Cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục thặng
dư khá cao. Dự trữ ngoại hối đạt mức cao nhất từ trước đến nay.


<i>- Môi trường kinh doanh, chỉ số cạnh tranh và kinh tế đối ngoại có nhiều khởi</i>
<i>sắc rõ rệt: Những cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam đã được thế giới ghi nhận.</i>
Việt Nam tăng 3 bậc so với năm 2014, xếp thứ 90/189 quốc gia (theo Báo cáo chỉ số


Môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 28/10/2015). Việt
<i><b>Nam tăng 12 bậc (xếp thứ 56) so với năm 2014 (xếp thứ 68) (Theo Báo cáo Diễn đàn</b></i>
Kinh tế Thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh (GCR) 2015 - 2016 công bố ngày
29/9/2015).


Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (94.754 doanh nghiệp, tăng 26,6%); số
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (21.506 doanh nghiệp, tăng 39,5%); số vốn đăng
ký (601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 39,1% ); số vốn tăng thêm (851 nghìn tỷ đồng, vượt
khoảng 27% số vốn mới đăng ký) và số việc làm mới tạo ra của các doanh nghiệp...
Trong khi, số doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong
năm 2015 là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm 2014.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>hóa nhập khẩu ước đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014 (tăng 18,9% nếu</i>
loại trừ yếu tố giá), trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98 tỷ USD, tăng
16,4%; khu vực kinh tế trong nước đạt 67,6 tỷ USD, tăng 6,3%. Cân đối thương mại
hàng hóa năm 2015 ước xuất siêu 5,8 tỷ USD, giảm 44% so với năm 2014. Cân đối
thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2015 ước tính xuất siêu 1,5 tỷ USD, giảm 77%
so với năm 2014.


<i><b>- Vẫn còn nhiều bức xúc về vấn đề xã hội: Năm 2015 ghi nhận sự giảm tiếp tỷ lệ</b></i>
nghèo (cịn 4,5%) theo chuẩn cũ. Cả nước có 227,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm
27,8% so với năm 2014, tương ứng với 944 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm
29,6%. Tỷ lệ thất nghiệp đều tăng ở mức chung (2,31%), ở thanh niên (6,85%) và ở
thành thị (3,29%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động là 1,82%
(thấp hơn mức 2,40% năm 2014).


Thiên tai đã ảnh hưởng đến 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa
bàn cả nước, làm 157 người chết và mất tích; 199 người bị thương; 1,1 nghìn ngơi nhà
bị sập đổ, cuốn trơi và 31 nghìn ngơi nhà bị sạt lở, ngập nước; 6,8 nghìn ha lúa và 6,6
nghìn ha hoa màu bị mất trắng; 57 nghìn ha lúa và 26,7 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư


hỏng...


<b>2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT</b>
<b>XI VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO NĂM 2016</b>


<i>- Một số kinh nghiệm: </i>


<i>Thứ nhất, sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các</i>
cấp, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Ngành Tuyên giáo với cơ quan liên quan, sự
nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, chuyên viên trong toàn Ngành là những nhân tố
quan trọng bảo đảm thành công của cơng tác tun giáo.


<i>Thứ hai, để nâng cao tính thuyết phục trong công tác tư tưởng, định hướng dư</i>
luận xã hội, địi hỏi phải có mơi trường ngày càng tốt hơn. Do vậy, đòi hỏi phải thực
hiện tốt cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, chưa đẩy lùi
được tình trạng suy thối tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên.


<i>Thứ ba, vừa triển khai đồng bộ, tồn diện các lĩnh vực tun giáo, vừa phải ứng</i>
phó có hiệu quả với những vấn đề “nóng”, vấn đề dư luận xã hội bức xúc; đồng thời
phải quan tâm đến những vấn đề lớn, những vấn đề mới, có tính chiến lược. Tăng
cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm cơ sở khoa học cho việc triển khai
các hoạt động tuyên giáo đạt hiệu quả hơn, thuyết phục hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tiêu cực”.


<i>Thứ năm, phải thường xuyên chăm lo củng cố, kiện toàn tổ chức, xây dựng đội</i>
ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo kiên định về chính trị, nâng cao trình độ chun
mơn, tinh thần trách nhiệm. Xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát huy vai trò,
hiệu lực của hệ thống tuyên giáo các cấp.



<i>- Nhiệm vụ Ngành Tuyên giáo năm 2016:</i>


<i>Thứ nhất, tổ chức tốt việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết</i>
Đại hội XII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm
kỳ 2015 – 2020; đổi mới công tác lý luận chính trị.


<i>Thứ hai, bám sát nhiệm vụ chính trị để tham mưu kịp thời, hiệu quả giúp Bộ</i>
Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên giáo.


<i>Thứ ba,</i>chủ động nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội, kịp thời phản ánh những vấn
đề phức tạp, nhạy cảm để Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo
cơng tác tuyên giáo.


<i>Thứ tư,</i>thể hiện rõ hơn vai trò của báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, văn học,
nghệ thuật trong việc định hướng tư tưởng chính trị, xây dựng giá trị văn hóa truyền
thống, góp phần nâng cao đời sống tinh thần Nhân dân, xây dựng con người Việt Nam
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.


<i>Thứ năm, tiếp tục thúc đẩy việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực</i>
giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, môi trường, các vấn đề xã hội.


<i>Thứ sáu, đổi mới nội dung, phương thức triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW</i>
gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên.


<i>Thứ bảy, củng cố bộ máy, nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực chun mơn</i>
của đội ngũ làm công tác tuyên giáo, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ
mới.



<b>3. MỘT SỐ KẾT QUẢ 4 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 03-CT/TW CỦA BỘ</b>
<b>CHÍNH TRỊ VỀ “TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM</b>
<b>GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”.</b>


<i>Thứ nhất, qua 4 năm thực hiện triển khai Chỉ thị, trong đó nhấn mạnh u cầu</i>
“làm theo” đã góp phần tích cực vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã
hội hằng năm, của các ngành, địa phương và các tổ chức chính trị xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương, đồn thể.


<i>Thứ ba, qua việc học tập và làm theo Bác, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên,</i>
nhất là trách nhiệm gương mẫu đi đầu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp được
nâng cao hơn, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân tạo được chuyển biến bước đầu,
góp phần khắc phục tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
Đảng và xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước ta. Thực hiện Chỉ thị
đã có tác dụng thiết thực, không chỉ với cán bộ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, mà còn
động viên nhân dân cùng tham gia vào công tác xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát
cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ. Nhiều cán bộ lãnh đạo đã nhận ra những
hạn chế, sửa chữa khuyết điểm, thơng qua việc lấy phiếu tín nhiệm trong các tổ chức
đảng, các cơ quan dân cử ở các cấp.


<i>Thứ tư, qua triển khai thực hiện Chỉ thị nhiều vấn đề tồn đọng, bức xúc ở cơ sở</i>
bước đầu đã được giải quyết, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân
dân vào Đảng, Nhà nước ta. Nhiều địa phương, đoàn thể, cơ quan, đơn vị đã tập trung
giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà dư luận quan tâm, được nhân dân ghi
nhận.


<i>Thứ năm, việc thực hiện Chỉ thị đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng sinh</i>
<i>hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Cùng với việc</i>


thực hiện Hướng dẫn 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về việc đưa nội
dung học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường kỳ của chi bộ,
đã làm cho sinh hoạt chi bộ có nội dung thiết thực, cụ thể hơn, gắn sát hơn với tình
hình và nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị.


<i>Thứ sáu, công tác tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị được quan tâm, góp phần</i>
<i>cổ vũ các nhân tố tích cực, hạn chế tiêu cực. Các cơ quan truyền thơng, báo chí quan</i>
tâm mở nhiều chuyên mục về người tốt, việc tốt, các gương điển hình trong học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật đã có
nhiều tác phẩm chất lượng cao, góp phần xây dựng, phát triển nhân cách và văn hóa
con người Việt Nam. Đã có hàng ngàn tác phẩm được các địa phương và Trung ương
trao giải tại cuộc thi “Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ
đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

một số nơi còn lúng túng, thiếu cụ thể, bị xem nhẹ hoặc đề ra nhưng thực hiện chưa
tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không gắn với đánh giá cán bộ. Công tác tuyên truyền về
thực hiện Chỉ thị trên các phương tiện truyền thông chưa thật hấp dẫn, chưa thường
xuyên, liên tục. Công tác giáo dục thế hệ trẻ chưa thiết thực, hiệu quả, chưa có những
hình thức và nội dung tuyên truyền hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên tham gia.


<b>B- MỘT SỐ TIN THẾ GIỚI</b>



<b>1. MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI ĐẢNG NĂM</b>
<b>2015</b>


<i>Thứ nhất, tiếp tục chủ động và tích cực tăng cường quan hệ giữa Đảng ta với các</i>
đảng cộng sản, công nhân, cánh tả, các đảng cầm quyền và tham chính trên thế giới.
Quan hệ giữa đảng ta với các đảng cầm quyền, tham chính ở nhiều nước đối tác quan
trọng được chủ động thúc đẩy, mở rộng, tạo dựng nền tảng chính trị cho quan hệ đối
ngoại của đất nước.



Việc duy trì các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao và các cấp; các lớp
nghiên cứu, trao đổi chuyên đề với cán bộ cấp cao; hội thảo lý luận góp phần củng cố
vững chắc quan hệ hợp tác đặc biệt giữa Đảng ta với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,
Đảng Nhân dân Cam-pu-chia, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Cuba và
Đảng Lao động Triều Tiên... Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên
minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132), ta đã đón nhiều đồn lãnh đạo cấp cao
nghị viện các nước đồng thời là lãnh đạo cấp cao các chính đảng tham dự.


<i>Thứ hai, tiếp tục phát huy hiệu quả kênh đối ngoại Đảng, góp phần tăng cường</i>
quan hệ đối ngoại và xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh và phát triển của đất
nước trong quan hệ giữa nước ta với các nước do Đảng Cộng sản, Cơng nhân giữ vai
trị lãnh đạo; tiếp tục củng cố quan hệ của Đảng ta với Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào, Đảng Nhân dân Cam-pu-chia, Đảng Cộng sản Cuba và các đảng có quan hệ
truyền thống khác.


Về vấn đề Biển Đơng, thơng qua kênh Đảng, chính giới các nước hiểu rõ, đầy đủ
hơn về lập trường chính nghĩa của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề trên Biển
Đơng; qua đó, chính giới các nước và nhiều đảng đã bày tỏ sự hiểu biết và lên tiếng
ủng hộ đối với lập trường, chủ trương của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp hịa bình, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp
quốc tế, DOC và coi trọng xây dựng COC.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

sâu của Đảng và Nhà nước ta.


<b>2. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC TRUNG QUỐC CỦA</b>
<b>CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN SINH HÙNG</b>


Nhận lời mời của đồng chí Trương Đức Giang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị,
Ủy viên Trưởng ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung


Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội
nước ta thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 23
<i>đến 27/12/2015. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội ta</i>
sau 08 năm (từ năm 2007) và là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí
Nguyễn Sinh Hùng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Chuyến thăm góp
phần thực hiện những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về việc duy
trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; đồng thời là dịp để hai bên thúc
đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai Quốc hội và trao đổi về các vấn đề trọng đại trong quan
hệ Việt Nam - Trung Quốc.


Qua các cuộc hội đàm, tiếp xúc với các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, hai
bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, mở rộng trao đổi đồn các cấp, trao đổi
thơng tin, kinh nghiệm công tác; khẩn trương ký kết các thỏa thuận hợp tác trong
khuôn khổ “Một con đường, một vành đai”, “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”;
đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương, nhất là các địa phương biên giới; tăng cường
<i>phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới. Về</i>
<i>vấn đề trên biển, hai bên nhất trí cho rằng, bất đồng trên biển giữa hai nước là thực tế</i>
khách quan và không thể giải quyết một sớm một chiều. Là hai nước láng giềng khó
có thể tránh được va chạm. Hai nước Việt Nam - Trung Quốc núi sơng liền một dải,
vừa là đồng chí vừa là anh em, khơng thể để khó khăn nhất thời làm thay đổi được.
Hai bên cần phải quản lý, kiểm soát tốt tình hình, thúc đẩy quan hệ của hai Đảng, hai
nước phát triển theo hướng lâu dài, hữu nghị, bền vững trên cơ sở phương châm 16
chữ và 4 tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>3. MỘT SỐ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐÁNG CHÚ Ý THỜI GIAN GẦN ĐÂY</b>


<i>- Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa:</i>
Từ ngày 02 đến 06/01/2016, Trung Quốc đã thực hiện việc bay thử và tiến hành đưa
hai máy bay dân sự cỡ lớn hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp
pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước việc trên,


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Hành động nêu trên
của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần
đảo Trường Sa; đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa
thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam
-Trung Quốc, tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đơng (DOC) năm
2002; ảnh hưởng hịa bình, ổn định ở Biển Đơng; giảm sự tin cậy chính trị giữa hai
nước; tác động tiêu cực đến quan hệ láng giềng và tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai
nước Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của
Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động
tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hịa bình, ổn định, an
ninh, an tồn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”. Việt Nam khẳng định sẽ
kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển
Đơng bằng các biện pháp hịa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật
pháp quốc tế.


<i>- Xung quanh việc CHDCND Triều Tiên công bố đã thử thành công bom nhiệt</i>
<i>hạch: Ngày 06/01/2016, CHDCND Triều Tiên đã công bố thử thành công bom nhiệt</i>
hạch. Đây là vụ thử hạt nhân thứ tư của CHDCND Triều Tiên. CHDCND Triều Tiên
tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân để đối phó với các chính sách
thù địch của Mỹ, đồng thời cam kết khơng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền đất
nước không bị vi phạm và không chuyển giao năng lực hạt nhân cho các bên khác.


Một số nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Bun-ga-ri, Phần Lan, Na Uy, Trung
Quốc… đã kiên quyết phản đối vụ thử bom nhiệt hạch của CHDCDND Triều Tiên,
đồng thời yêu cầu Triều Tiên tuân thủ cam kết phi nhân hóa, nhấn mạnh kiên định
thúc đẩy thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, giữ gìn hịa
bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á. Ngày 10/01/2016,
Mỹ đưa máy bay ném bom tầm xa chiến lược B-52 đến Hàn Quốc nhằm phản đối vụ
thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên, đồng thời cam kết hợp tác quốc phòng với Hàn
Quốc để duy trì sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên.



Hội đồng Bảo an LHQ đã kịch liệt lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên; khẳng
định đây là hành động vi phạm các nghị quyết 1718 (năm 2006), 1874 (năm 2009),
2087 và 2094 (năm 2013) của HĐBA cũng như cơ chế không phổ biến hạt nhân và
tuyên bố sẽ khẩn trương thảo luận một nghị quyết mới, bao gồm các biện pháp mạnh
mẽ để gia tăng trừng phạt CHDCND Triều Tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, làm gia tăng căng thẳng, đe dọa
hịa bình, ổn định ở khu vực. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan có các hành động
thiết thực thúc đẩy hịa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.”


<b>4. TRUNG QUỐC ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ VÀO LÀO VÀ CAM-PU-CHIA</b>


Những năm gần đây, dưới hình thức cung cấp nguồn tài chính để đầu tư và tài trợ
miễn phí trong nhiều dự án lớn, mối quan hệ giữa Lào, Cam-pu-chia với Trung Quốc
đang ngày càng được thắt chặt về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phịng,
an ninh. Các lợi ích đan xen trên mọi lĩnh vực đã khiến Lào và Cam-pu-chia rất được
coi trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.


<i><b>Với Lào: Về chính trị, trong sáng kiến chiến lược “Một vành đai, một con</b></i>


đường” của Trung Quốc, Lào được coi như một nước chủ chốt trong việc mở rộng
ảnh hưởng trong khu vực. Từ năm 2000 đến nay, Lào đã thực hiện mơ hình nhất thể
hóa chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ở Trung ương; cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
chức danh Bí thư, Chủ tịch được gọi là Tỉnh trưởng, Quận trưởng, Huyện trưởng…
<i>theo mơ hình Trung Quốc. Về kinh tế, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào</i>
với tổng số vốn khoảng 5,2 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc đã và đang kiểm soát phần
lớn nền kinh tế Lào, từ cơ sở hạ tầng giao thông, khai thác mỏ, thủy điện đến cao su,
<i>kể cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn. Về quân sự, Trung Quốc đã tiến hành tuần</i>
tra, hợp tác bảo vệ an ninh biên giới với Lào, cho Lào vay hàng trăm triệu USD để


mua vũ khí; thiết bị quân sự; giúp Lào đào tạo sĩ quan và kỹ thuật viên quốc phòng.
Về vấn đề Biển Đông, tại Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 7/2012 diễn ra tại
Cam-pu-chia, Trung Quốc đã đề nghị Lào khơng được nói và bàn về vấn đề Biển Đơng. Tại
Hội nghị ASEAN ở Cam-pu-chia, Lào đã không phát biểu gì về vấn đề Biển Đơng.


<i><b>Với Cam-pu-chia: Về chính trị, quan hệ hai nước được thúc đẩy. Năm 2010, hai</b></i>


<i>nước đã nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Về kinh tế, Trung Quốc</i>
hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Cam-pu-chia với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,1 tỷ USD
<i>vào 543 dự án tính từ năm 1994 đến tháng 4/2015. Về giáo dục, Trung Quốc đang gia</i>
tăng ảnh hưởng văn hóa của mình tại Cam-pu-chia như mở Viện Khổng Tử tại Thủ đô
Phnôm Pênh (năm 2009). Người dân Cam-pu-chia bắt đầu lựa chọn học tiếng Trung
<i>Quốc thay vì học tiếng Anh. Về quân sự, Trung Quốc là nước viện trợ quân sự lớn</i>
nhất của Cam-pu-chia như: viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự, xây dựng Viện quân sự
Thlok Tasek. Năm 2012, dưới áp lực chi phối của Trung Quốc lần đầu tiên tại Hội
nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 45 (AMM- 45 tháng 7/2012) do
Cam-pu-chia làm chủ tịch đã không ra được Tuyên bố chung, gây chia rẽ và lo ngại
giữa các quốc gia ASEAN. Ngoài ra, Cam-pu-chia cũng ủng hộ Trung Quốc trong
nhiều vấn đề như việc Cam-pu-chia trao trả 22 người tị nạn Duy Ngô Nhĩ trở lại
Trung Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Cam-pu-chia cần áp dụng một chính sách đối ngoại tự chủ và đa phương hóa. Là một nước
nhỏ, Lào và Cam-pu-chia vừa tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài để phát triển, nhưng
phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ để là chính mình như một quốc gia có chủ
quyền, độc lập và thịnh vượng. Đồng thời, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào
q trình thúc đẩy một trật tự khu vực, và thế giới theo luật pháp quốc tế và những
cam kết đã ký với các quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>VĂN BẢN MỚI</b>



<b>Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2015 quy định chi</b>
<b>tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nghị</b>


định gồm 18 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2016. Một số quy định chủ
yếu của Nghị định:


<i>- Phương thức đóng (Điều 9): (1) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện</i>
được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử
<i>tuất: a) Đóng hằng tháng; b) Đóng 03 tháng một lần; c) Đóng 06 tháng một lần; d)</i>
<i>Đóng 12 tháng một lần; đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng khơng q 5</i>
<i>năm một lần; e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo</i>
hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời
gian đóng bảo hiểm xã hội cịn thiếu khơng q 10 năm (120 tháng) thì được đóng
cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. (2) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội
đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội cịn thiếu
trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một
trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản (1) Điều này cho
đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội cịn thiếu khơng q 10 năm thì được đóng
một lần cho những năm cịn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e
Khoản (1) Điều này.


</div>

<!--links-->
Tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM docx
  • 4
  • 932
  • 2
  • ×