Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Yếu tố đảm bảo thanh toán tập trung tại Trung tâm tài trợ thương mại - ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.02 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Khi nhắc tới xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta khơng thể khơng nhắc tới hoạt động
thanh toán quốc tế - một trong những nghiệp vụ quan trọng của các ngân hàng thương
mại để hỗ trợ việc thanh toán của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với các
đối tác là các bạn hàng quốc tế. Chỉ khi hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành một
cách trôi chảy và an tồn thì hoạt động xuất nhập khẩu hay thương mại quốc tế của một
nước mới có thể phát triển được.


Trung tâm Tài trợ Thương Mại - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được
thành lập vào tháng 3/2008 với chức năng xử lý tập trung tất cả các giao dịch thanh
tốn mang tính quốc tế của toàn bộ hệ thống 149 chi nhánh trong nước của Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Việc nghiên cứu những yếu tố khách quan và chủ
quan tác động đến hoạt động thanh tốn tập trung để từ đó nhìn nhận được các lợi ích
cũng như những tồn tại của q trình hoạt động và tìm ra được những giải pháp để duy trì
hoạt động thanh tốn tập trung tốt hơn là mối quan tâm không chỉ của riêng Trung tâm
Tài trợ Thương mại - Ngân hàng TMCP Công Thương mà đối với rất nhiều ngân hàng
khác tại Việt Nam.


Liên quan đến đề tài đảm bảo hoạt động thanh toán tập trung tại các ngân hàng thương
mại, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có luận văn thạc sĩ hay cơng trình nghiên cứu nào tập
trung nghiên cứu và phân tích về các yếu tố đảm bảo hoạt động thanh toán tập trung của ngân
hàng. Có thể nói đây là một đề tài rất mới do mơ hình thanh tốn tập trung mới chỉ thực sự
phát triển và được biết đến rộng rãi ở Việt Nam một vài năm gần đây và các thơng tin số liệu
cũng tương đối ít để tìm kiếm và phân tích.


<b>CHƯƠNG 1 </b>



<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO THANH TOÁN </b>



<b>TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI </b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chính – Ngân hàng. Trên thực tế, đối với hoạt động thanh tốn nói chung và thanh tốn
quốc tế nói riêng, hai mơ hình được các ngân hàng áp dụng phổ biến là mơ hình tập trung
và mơ hình phân tán.


Mơ hình thanh tốn phân tán (Decentralized Payment System) là mơ hình trong đó
các hoạt động, công việc được chia ra và phân về cho các bộ phận nhỏ xử lý, hoạt động ra
quyết định được thực hiện ở cấp bộ phận. Trong hoạt động thanh toán và vận hành thanh
toán tại các ngân hàng thương mại, có thể hiểu một cách đơn giản rằng các chi nhánh sẽ
trực tiếp thực hiện các hoạt động thanh toán và báo cáo, tập hợp kết quả về Trụ sở chính
của Ngân hàng. Mỗi chi nhánh sẽ là một đơn vị hoạt động tác nghiệp độc lập các giao
dịch thanh toán phát sinh tại chi nhánh đó.


Mơ hình thanh tốn tập trung (Centralized Payment System) nếu được hiểu một
cách khái quát nhất là mơ hình mang tính chất tập trung mọi hoạt động về một trung tâm
để ra quyết định vận hành. Đối với hoạt động thanh toán tại các ngân hàng, các chi nhánh
sẽ đóng vai trị là đơn vị trực tiếp giao dịch với khách hàng (front-office), kênh phân phối
sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ tiếp thị, tư vấn, tìm kiếm khách hàng. Trung tâm xử lý tập
trung sẽ đóng vai trị vận hành tác nghiệp (back-office) với các hoạt động hỗ trợ cho việc
thanh tốn của khách hàng như: phát hành thư tín dụng, thơng báo thư tín dụng, kiểm tra
chứng từ, thanh toán, hạch toán, hậu kiểm, báo cáo, thống kê hoạt động…


<b>CHƯƠNG 2 </b>



<b>THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO THANH TOÁN </b>



<b>TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI – NGÂN HÀNG </b>



<b>TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM </b>




Hoạt động thanh toán quốc tế của VietinBank bắt đầu được tiến hành từ năm



1991. Khi đó, việc xử lý thanh toán được tiến hành tại một chi nhánh nhánh duy



nhất tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do nhu cầu thanh toán ngày càng phát sinh



nhiều hơn, Ban lãnh đạo ngân hàng khi đó đã đưa ra quyết định tập trung hoạt



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hoạt động thanh toán của ngân hàng hơn.

Năm 2008, Ngân hàng Cơng Thương chính
thức thành lập Sở giao dịch đóng vai trị là trung tâm xử lý tập trung nghiệp vụ thanh toán
quốc tế của cả hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đến năm 2015, Sở
giao dịch được đổi tên thành Trung tâm Tài trợ Thương mại.


Các yếu tố đảm bảo hoạt động thanh toán tập trung tại Trung tâm Tài trợ Thương mại
được chia thành hai nhóm yếu tố: các yếu tố đảm bảo thuộc nội tại và các yếu tố đảm bảo
thuộc bên ngoài Trung tâm Tài trợ Thương mại. Trong đó nhóm yếu tố nội tại bao gồm 4 nội
dung chủ yếu đóng vai trị quan trọng quyết định tới việc đảm bảo hoạt động thanh toán tập
trung tại Trung tâm được diễn ra trôi chảy và hiệu quả.


Yếu tố đảm bảo thứ nhất là yếu tố về quy trình, quy định, quy chế của Ngân hàng
Công Thương và Trung tâm Tài trợ Thương mại. Về phía Ngân hàng Cơng Thương, Ban
lãnh đạo Ngân hàng đã ban hành các quy trình, quy định chung để hướng dẫn vận hành tổ
chức, xử lý tác nghiệp các giao dịch thanh toán quốc tế của Trung tâm cũng như những
quy định hướng dẫn việc phối kết hợp giữa các phịng ban Trụ sở chính, các đơn vị chức
năng, chi nhánh trong các hoạt động này. Trong quá trình hoạt động của Trung tâm, Ban
lãnh đạo cũng thường xuyên đề ra các quy trình, quy định chung để hướng dẫn việc xử lý
các hoạt động liên quan. Việc chuyển sang hoạt động thanh tốn tập trung cũng địi hỏi
Ngân hàng Cơng Thương phải rà soát và ban hành lại cũng như ban hành mới những quy
định về trách nhiệm, thẩm quyền của từng đơn vị liên quan trong hoạt động thanh tốn tại
ngân hàng. Về phía Trung tâm Tài trợ Thương mại, Ban lãnh đạo Trung tâm cũng đã ban


hành mới những văn bản, quy định, quy trình hướng dẫn cụ thể đối với việc xử lý tác
nghiệp theo từng sản phẩm thanh toán căn cứ trên những quy định chung do Ngân hàng
Công Thương đề ra. Mỗi nghiệp vụ nhất định đều có các văn bản hướng dẫn quy trình
thực hiện đối với các cán bộ xử lý tác nghiệp. Các văn bản, quy định cũng được các
phòng ban rà sốt thường xun để đảm bảo có thể cập nhật các thông tin, quy định mới
nhất của Ngân hàng Nhà nước cũng như quy định chung của Ngân hàng Công Thương
nhằm đảm bảo các hoạt động xử lý luôn tuân thủ theo các luật pháp, quy định hiện hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trung tâm được xuyên suốt, phục vụ các hoạt động nghiên cứu phát triển các công nghệ mới
áp dụng và mơ hình, phục vụ việc nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới phục vụ cho hoạt
động thanh tốn, phục vụ cho cơng tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chi trả lương
thưởng cho cán bộ nhân viên, đầu tư vào cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và đảm bảo cho các
hoạt động tác nghiệp hàng ngày được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.


Yếu tố đảm bảo thứ ba là yếu tố nguồn lực con người. Về cơ cấu phân chia nguồn
lực theo các phịng ban, do tính chất đặc thù công việc tại Trung tâm, chiếm trên 80% cơ
cấu nguồn nhân lực của Trung tâm là các cán bộ trực tiếp xử lý tác nghiệp thanh toán
quốc tế. Cơ cấu nhân lực phân chia tại Trung tâm tới thời điểm hiện tại khá phù hợp, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác tác nghiệp và quản lý, giám sát và điều hành của Ban
lãnh đạo. Tuy nhiên, một vấn đề mà Trung tâm Tài trợ Thương mại đang gặp phải là số
lượng cán bộ tại Trung tâm đang chưa đáp ứng được yêu cầu khi so sánh với khối lượng
công việc tại các phịng ban. Về cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn, tính đến
thời điểm cuối năm 2015, Trung tâm Tài trợ thương mại có 66% cán bộ trình độ đại học,
34% cán bộ có trình độ thạc sỹ. Theo một báo cáo gần đây thống kê kinh nghiệm làm
việc trong lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tế của các cán bộ nhân viên tại Trung tâm,
cơ cấu nguồn nhân lực của Trung tâm Tài trợ Thương mại đang tập trung chủ yếu ở
nhóm cán bộ trẻ khơng có nhiều kinh nghiệm giải quyết các tình huống phát sinh trong
quá trình tác nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ngồi ra cịn có một số yếu tố khác đảm bảo cho hoạt động thanh toán tập trung


của Trung tâm Tài trợ Thương mại như: khung pháp lý hướng dẫn hoạt động chung từ Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước; chủ trương đến từ Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương đối
với hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng doanh nghiệp, các văn bản quy
trình hướng dẫn hoạt động của ngân hàng; yếu tố hợp tác và phối hợp từ phía chi nhánh –
đơn vị trực tiếp tìm kiếm khách hàng, thẩm định và cấp hạn mức thanh toán cho khách hàng.
Các yếu tố này đã phần nào đóng góp tích cực vào việc đảm bảo cho hoạt động thanh
toán tập trung tại Trung tâm Tài trợ Thương mại được tiến hành thuận lợi và hiệu quả:


 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luậthướng dẫn hoạt động chung và các văn
bản hướng dẫn tác nghiệp riêng cho từng nghiệp vụ được quy định cụ thể, những quy
định về phân chia trách nhiệm và thẩm quyền giữa Trung tâm và Chi nhánh được phân
định rõ ràng, chặt chẽ làm cơ sở tham chiếu cho hoạt động của thanh toán tập trung của
Trung tâm.


 Là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2015, một trong những ngân hàng lớn và
uy tín nhất Việt Nam, tiềm lực tài chính cũng là một điểm mạnh quan trọng góp phần đảm bảo
hoạt động xử lý tập trung của Trung tâm Tài trợ Thương mại VietinBank.


 Đội ngũ nhân viện hiện nay tại Trung tâm Tài trợ Thương mại có cơ cấu nhân
lực trẻ chiếm đa số, các nhân viên đều có trình độ, bằng cấp cao về chuyên ngành tài
chính ngân hàng, là nền tảng tốt cho việc vận hành Trung tâm được thông suốt và hiệu
quả. Việc phân bổ cán bộ về các phòng ban cũng tương đối hợp lý giúp cho hiệu suất
hoạt động của nhân viên đạt mức cao.


 Cơ sở vật chất, các trang thiết bị và điều kiện làm việc tại Trung tâm đều được
đáp ứng một cách tối đa và hiện đại nhất để tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các
nhân viên. Số lượng các trang thiết bị đều đáp ứng được với yêu cầu của hoạt động thanh
toán tập trung.


Bên cạnh đó, một số yếu tố đảm bảo hoạt động vẫn cần phải cải thiện do chưa thực


sự hiệu quả trong việc đảm bảo thanh toán tập trung tại Trung tâm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nghiệp tập trung.Trung tâm cũng chưa làm tốt trong việc quy định và kiểm soát sự phối
hợp này.


 Đa phần các giao dịch đều được thực hiện thông qua từ 2-4 cấp phê duyệt tùy
theo tính chất của từng giao dịch do cơ cấu cán bộ tác nghiệp đa phần đều là các cán bộ
trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên sẽ không tránh khỏi các sai sót dẫn tới tăng
thêm gánh nặng cho các cấp phê duyệt cũng như gây ảnh hưởng chậm chễ tới thời gian
tác nghiệp và xử lý giao dịch.


 Số lượng nhân viên tác nghiệp hiện tại tại Trung tâm hiện đang thiếu so với
yêu cầu thực tế. Trung tâm cũng đang phải đối mặt với trình trạng các cán bộ trẻ yếu về
kinh nghiệm xử lý các tình huống thực tế phát sinh trong quá trình tác nghiệp hàng ngày.


 Hệ thống cơng nghệ thơng tin tại Trung tâm vẫn cịn một số bất cập, chương
trình TF cịn hạn chế.


 Các văn bản quy trình nghiệp vụ tuy được cập nhật thường xuyên nhưng không
tránh khỏi những thông tin cũ, những quy trình khơng cịn phù hợp với hệ thống mới hay
không phù hợp với thời điểm hiện tại.


<b>CHƯƠNG 3 </b>



<b>GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CÁC YẾU TỐ CHO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN </b>


<b>TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI – NGÂN </b>



<b>HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM </b>



Về xu hướng phát triển hoạt động thanh toán trong thời gian tới, VietinBank sẽ


tiếp tục bám sát các mục tiêu của đề án Thanh toán Quốc gia và hoạt động thanh toán
của ngân hàng nhà nước để xây dựng, phát triển nền tảng thanh toán một cách bền
vững, xuyên suốt, đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro và hiệu quả trong hoạt động thanh tốn,
hướng đến việc triển khai mơ hình Ngân hàng thanh tốn, cung cấp các giải pháp, dịch
vụ hiện đại đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu thanh toán của tất cả các
đối tượng khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Thứ nhất là nhóm giải pháp về mặt nhân lực. Trung tâm cần tăng thêm các đợt
tuyển dụng để đảm bảo có đủ số lượng nhân viên đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Các cán bộ phải ln ln nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ của mình, khơng
ngừng trau dồi, cập nhật các kiến thức mới về hoạt động thanh toán của ngân hàng, trong
nước và trên thế giới cũng như cập nhật các văn bản quy định pháp luật và tài liệu quốc tế
liên quan. Trung tâm TTTM cũng cần tăng cường triển khai các khóa đào tạo thường
xuyên về nghiệp vụ thanh toán cơ bản và chuyên sâu cho các cán bộ hoặc tổ chức các
buổi hội thảo có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực để
giúp các cán bộ cập nhật được các xu hướng thanh tốn quốc tế hiện hành. Ngồi ra,
Ban lãnh đạo cũng cần quan tâm tới các chính sách lương thưởng, chính sách đãi ngộ
nhân tài để thu hút và duy trì lượng cán bộ giỏi tiếp tục làm việc và gắn bó với Trung
tâm. Đối với cấp kiểm soát quản lý, cần tiếp tục học hỏi kinh nghiệm trong việc quản lý
thanh toán tập trung từ các ngân hàng nước ngoài, kinh nghiệm xử lý trong các tình
huống khó, các kỹ năng quản lý nhân sự nhằm liên kết các nhân viên cấp dưới, tạo được
môi trường làm việc thoải mái, sáng tạo, giúp nhân viên phát huy được hết khả năng làm
việc của mình.


Thứ hai là nhóm giải pháp về mặt cơng nghệ. Hiện tại, VietinBank đang tích cực
hồn tất các khâu cuối cho việc triển khai hệ thống CoreBanking mới thay thế cho nền
tảng công nghệ cốt lõi cũ. Chương trình Trade Finance cũng sẽ được thay thế bởi chương
trình EE mới với nhiều tính năng ưu việt hơn. VietinBank cũng sẽ lần đầu tiên giới thiệu
chương trình CE là kênh kết nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng – nơi mà các doanh
nghiệp có thể tra cứu các thơng tin và các hố đơn liên quan tới hoạt động thanh toán của


ngân hàng cho các giao dịch của doanh nghiệp. Chương trình Scan Imaging cũng sẽ được
hoàn thiện hơn nhằm tăng khả năng đồng bộ với hệ thống core mới, cải thiện chất lượng
truyền nhận dữ liệu giữa Chi nhánh và Trung tâm. VietinBank cũng đang triển khai hệ
thống thanh lọc và rà soát danh sách đen VietinBank AML System – chương trình tự động rà
sốt các giao dịch có yếu tố rủi ro liên quan đến cấm vận và rửa tiền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Trung tâm cần phải tiến hành xây dựng những quy định về việc phối hợp giữa các phòng
ban tại Trung tâm trong quá trình tác nghiệp, rà sốt và hồn thiện quy trình thẩm quyền
phê duyệt cũng như có những cơ chế phối hợp giữa Trung tâm với các đơn vị có liên
quan trong các giao dịch thanh toán tập trung hàng ngày. Các hoạt động đào tạo nghiệp
vụ cho cán bộ tác nghiệp tại Trung tâm Tài trợ Thương mại cũng như các cán bộ tại
chi nhánh cần tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai theo lộ trình đề ra. Trung tâm Tài
trợ Thương mại cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi nhánh, đảm bảo tất cả
các chi nhánh thực hiện đúng quy trình, quy chế, quy trình đối với nghiệp vụ thanh toán
tập trung hiện hành. Chính sách về lương thưởng của Trung tâm cũng cần được quan tâm
và cải thiện thường xuyên để khích lệ tinh thần các cán bộ nhân viên, tạo sự gắn bó và
niềm tin vào ngân hàng của nhân viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

sản phẩm mới do Trung tâm Tài trợ Thương mại nghiên cứu tới các khách hàng để đa
dạng hoá các dịch vụ và sản phẩm phục vụ khách hàng; các chi nhánh cần tích cực chủ
động liên lạc với Trung tâm Tài trợ Thương mại về những khó khăn trong quy trình xử lý
hoạt động thanh toán hiện hành để cùng tìm phương án tháo gỡ, giải quyết các vướng
mắc khó khăn; các chi nhánh cũng cần chủ động liên hệ với Trung tâm khi có nhu cầu
đào tạo bên cạnh các lịch đào tạo cố định hàng năm do Trụ sở chính sắp xếp.


</div>

<!--links-->

×