Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi thử văn thpt quốc gia 2019 - Thạc Sỹ Đỗ Ngọc Thống - Đề 22 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.13 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ths. Đỗ Ngọc Thống</b> <b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 22</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ nghĩ rằng nếu số đông người</i>
<i>đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? Nếu mọi người chấp</i>
<i>nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự cơng bằng, liêm chính, lịng từ bi và sự nhạy cảm? Không hẳn.</i>
<i>Tư duy số đông cho rằng Trái Đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các</i>
<i>hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái Đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của</i>
<i>chúng ta quay quanh Trái Đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta quay quanh Mặt</i>
<i>Trời. Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã</i>
<i>nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được</i>
<i>bao nhiêu mạng người. Tư duy số đơng cho rằng phụ nữ khơng nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những</i>
<i>người như Emmeline Pankhurst và Susan B. Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. Tư duy số đơng</i>
<i>đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn</i>
<i>phá cả châu Âu. Chúng ta ln cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. Mọi</i>
<i>người có thể nói rằng có sự an tồn trong một số trường hợp tư duy số đơng, nhưng nó khơng phải lúc nào</i>
<i>cũng đúng.</i>


<i>(John Maxwell, Tôi tư duy, tôi thành đạt, NXB Lao động – Xã hội, 2012, tr.130-131)</i>
<b>Câu 1: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?</b>



<b>Câu 2: Đoạn trích trình bày theo cách nào?</b>


<b>Câu 3: Nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc câu “Tư duy số đơng...”.</b>


<i><b>Câu 4: Qua đoạn trích trên, anh/ chị hiểu thế nào là “tư duy số đông”? Anh/ Chị ứng xử với “tư duy số</b></i>
đông” như thế nào?


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Tư duy số đơng có phải là lực cản của sự thành công?


Anh/ Chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề này.
<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


<i>Phân tích một số nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh thể hiện trong Tun ngơn</i>
<i>Độc Lập. Từ đó liên hệ với tập thơ Nhật kí trong tù để làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật độc đáo và đa dạng</i>
của Hồ Chí Minh.


<b> HẾT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính là bác bỏ.</b>
<b>Câu 2: Đoạn trích trình bày theo cách tổng – phân – hợp.</b>


<b>Câu 3: Phép lặp cấu trúc câu “Tư duy số đơng...” ngồi tác dụng tạo sự liên kết về hình thức giữa các câu</b>
trong đoạn trích cịn có ý nghĩa nhấn mạnh vấn đề cần bàn luận và tạo nên giọng điệu hùng biện hấp dẫn, lôi


cuốn, thể hiện nhiệt huyết của người viết.


<b>Câu 4: </b>


- “Tư duy số đông” là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của đa số, của đại bộ phận các tầng lớp người
trong xã hội về một vấn đề/ hiện tượng nào đó.


- Có thể đưa ra một trong những cách ứng xử với “tư duy số đơng” như sau:
+ Cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề và có chính kiến riêng.


+ Tránh a dua theo đám đông mà thiếu sự suy nghĩ, phân tích thấu đáo, khách quan;


+ Tư duy số đơng khơng hẳn luôn đúng nhưng con người cũng cần lắng nghe, xem xét, phân tích để từ đó
xác lập cho mình một cách nghĩ, cách làm đúng.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: HS cần nêu quan điểm rõ ràng; có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, lập luận thuyết phục; đoạn văn đảm bảo</b>
dung lượng (khoảng 200 chữ), có thể trình bày theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc
tổng – phân – hợp, ...; sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.


Sau đây là một vài định hướng giải quyết:


- Đồng tình: Nếu quan niệm thành cơng là khác biệt, là sáng tạo thì tư duy số đơng nhiều khi tạo ra
đường mịn, hạn chế những tìm tịi riêng trong suy nghĩ và những hành động của con người và vì thế sẽ là lực
cản của sự thành công. Ralph Waldo Emerson, nhà thơ lớn người Mĩ thế kỉ XIX, viết: “Người gây cảm hứng
và dẫn đường cần tách khỏi những người khác, để không phải sống, thở, đọc và viết hằng ngày dưới gơng
cùm những ý kiến của họ” là có ý như vậy.


- Phản đối: Thành công là đạt được mục tiêu đề ra trong cuộc sống. Trên con đường thực hiện mục


tiêu, con người cần phải biết lắng nghe và khi đó cách nhìn nhận, đánh giá của số đơng cũng có những tác
dụng nhất định: thể hiện xu hướng, trào lưu phổ biến nào đó; cảnh báo tính khả thi của mục tiêu đặt ra; chỉ ra
hướng tiếp cận với công chúng;... Vậy nên tư duy số đông không hề cản trở chúng ta thành công, quan trọng
là con người có cách ứng xử như thế nào với nó.


- Vừa đồng tình vừa phản đối:


+ Tư duy số đơng là lực cản nếu con người chưa đủ năng lực tìm tịi cái mới, cái riêng cho suy nghĩ và
hành động của mình. Con người sẽ lệ thuộc vào cách nghĩ, cách làm của số đơng, điều này khó đưa lại thành
cơng cho họ.


+ Tư duy số đơng cũng có thể là lực đẩy, thơi thúc người ta tìm kiếm cách nghĩ, cách làm riêng, khác
biệt; nỗ lực tìm tịi, kiến tạo những giá trị mới;... Khi đó, thành cơng là kết quả tất yếu cửa sự lao động
nghiêm túc, miệt mài của những ai đam mê, khơng ngại khó; dám chấp nhận sự khác biệt, thậm chí cả sự cô
đơn và thất bại.


<b>Câu 2: Tham khảo định hướng sau:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>a) Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và bản Tun ngơn Độc lập (hồn cảnh sáng tác, thể loại, giá</i>
trị nội dung và nghệ thuật)


<i>b) Phân tích một số nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong Tun ngơn Độc lập</i>


- <i>Tuyên ngôn Độc lập là áng văn nghị luận chính trị bất hủ. Mạch lập luận của văn bản rất chặt chẽ,</i>
đanh thép, giọng điệu hùng hồn, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng xác thực, giàu tính luận chiến:


<i>+ Mở đầu Tun ngơn Độc lập, tác giả trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn</i>
<i>Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, coi đó là ngun lí, là tiền đề, cơ sở để lập luận.</i>


<i>+ Phần tiếp theo của Tuyên ngôn Độc lập, tác giả tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp:</i>



 <i>Thực dân Pháp kể cơng “khai hóa” thì Tun ngơn Độc lập kể những tội ác dã man của chúng, trong</i>
đó tội nặng nhất là gây ra nạn đói giết chết hơn hai triệu đồng bào ra từ Bắc Kì đến Quảng Trị.


 <i>Thực dân Pháp kể cơng “bảo hộ” thì Tun ngơn Độc lập lên án chúng trong năm năm đã bán nước ta</i>
hai lần cho Nhật.


 <i>Thực dân Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Tun ngơn Độc lập chỉ rõ Đông</i>
Dương đã là thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đã đứng lên giành lại quyền độc lập từ tay Nhật chứ không
phải từ tay Pháp.


 Thực dân Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, vậy chúng có quyền lấy lại
<i>Đơng Dương, Tun ngơn Độc lập vạch rõ thực dân Pháp chính là kẻ phản bội Đồng minh, đã hai lần dâng</i>
Đông Dương cho Nhật. Chỉ có Việt Minh mới thực sự thuộc phe Đồng minh vì đã đứng lên đánh Nhật giải
phóng Đơng Dương.


 <i>Ngồi ra, Tun ngơn Độc lập cịn lên án tội ác dã man và tư cách đê tiện của thực dân Pháp: khi trốn</i>
chạy còn tàn sát các chiến sĩ cách mạng ở trong tù. Ngược lại, Việt Minh đã tỏ rõ lòng nhân đạo khi giúp đỡ
chúng chạy qua biên giới.


<i>+ Phần cuối của Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra một kết luận khơng ai có thể phủ nhận được: Nước</i>
<i>Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập; kêu gọi nhân dân</i>
thế giới ủng hộ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và tuyên bố với thế giới về quyền độc lập, tự do
thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam cũng như quyết tâm của toàn thể nhân dân Việt Nam
trong việc bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy.


<i>c) Liên hệ với tập thơ Nhật kí trong tù</i>


- <i>Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ được viết trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng</i>
Giới Thạch giam cầm từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Tập thơ ghi lại những tâm trạng, cảm


xúc, suy nghĩ của tác giả, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn
cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. Qua đó, làm hiện lên bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh; nhạy
cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và chan chứa tấm lịng nhân đạo; có trí tuệ sắc sảo, un thâm; có ý chí,
nghị lực phi thường và tâm hồn khát khao tự do.


- Một con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và chan chứa tấm lòng nhân đạo:


+ Một tâm hồn nghệ sĩ giàu rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời mặc dù thân thể bị xiềng xích
gơng cùm. Đó là vẻ đẹp của trăng sao, của hừng đông buổi sớm, của làng xóm ven sơng... mà nhà thơ bắt gặp
<i>trên đường chuyển lao (Ngắm trăng; Giải đi sớm; Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh; Mới ra tù, tập leo</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>núi...)</i>


<i>+ Một tấm lịng ln khắc khoải hướng về Tổ quốc (“Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng/ Tin tức bên nhà</i>
<i>bữa bữa trơng” – Tức cảnh).</i>


+ Một tấm lịng yêu thương bao la với nhân quần: thương đứa trẻ mới sáu tháng tuổi phải theo mẹ đến ở
nhà pha (<i>Cháu bé trong nhà lao Tân Dương), cảm thương cảnh ngộ của vợ chồng người bạn tù (Vợ người bạn tù đến</i>
<i>thăm chồng), chia sẻ nỗi lòng của người bạn tù (Người bạn tù thổi sáo), bất bình trước nỗi khổ vơ lí của cảnh tù (Một</i>
<i>người tù cờ bạc vừa chết), ...</i>


- Một con người có trí tuệ sắc sảo, uyên thâm:


+ Rút ra triết lí về những quy luật của đời người, của hoạt động cách mạng từ những chi tiết thông thường của đời
<i>sống (“Hết mưa là nắng hửng lên thôi/ Hết khổ là vui vốn lẽ đời” – Trời hửng; “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí/ Gặp</i>
<i>thời, một tốt cũng thành cơng” – Học đánh cờ)...</i>


+ Phát hiện và phản ánh bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc dân đảng và những mâu thuẫn hài hước của xã hội Trung
<i>Quốc những năm 1942 – 1943 để cất lên tiếng cưởi đầy trí tuệ (Lai Tân, Cờ bạc..).</i>



- Một con người có ý chí, nghị lực phi thường và tâm hồn khao khát tự do:


<i>+ Ý chí, nghị lực phi thường của người tù cách mạng Hồ Chí Minh (Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/</i>
<i>Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao);</i>


<i>+ Niềm lạc quan cách mạng cho dù bị đọa đày về thân xác (Ngắm trăng, Đi Nam Ninh, Trời hửng,...);</i>


<i>+ Niềm khao khát tự do (Bị hạn chế, “Ở Việt Nam có biến động” theo nguồn tin xích đạo trên báo Ung Ninh).</i>
d) Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh


- <i>Hai tác phẩm Tun ngơn Độc lập và Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh được viết theo hai phong cách khác</i>
<i>nhau, với những bút pháp khác nhau. Nếu Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực thì Nhật kí trong tù</i>
lại kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ ca Hồ Chí Minh – vừa cổ điển vừa hiện đại, rất Á Đông mà cũng rất
Việt Nam.


- Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh thống nhất ở chỗ: Bác luôn xác định rõ mục đích (Viết để làm gì?), đối
tượng (Viết cho ai?), từ đó xác định nội dung (Viết cái gì?) và cách viết (Viết như thế nào?). Nhìn chung, trong văn
chính luận hay thơ ca, phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh đều hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất. Đó là cách
viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật, nhằm thể hiện một cách
nhuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng và tình cảm của người cầm bút.


</div>

<!--links-->

×