Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Ứng dụng các phương pháp định giá cổ phiếu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
---------

VÕ VĂN CHÂU EM

ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
---------

VÕ VĂN CHÂU EM

ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số
: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Huy



Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG
PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN” là cơng trình nghiên
cứu khoa học của bản thân, được đúc kết từ quá trình học
tập và nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Tp. HCM, ngày .... tháng .... năm 2015
TÁC GIẢ

VÕ VĂN CHÂU EM


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các
Thầy Cơ và Phịng quản lý đào tạo trong chương trình Sau đại
học của Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tận tình hướng dẫn
truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm thực tế q
báu, và đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu trong
suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS. Bùi Kim Yến, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi rất
nhiều trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và cơ
quan nơi tơi đang cơng tác đã hết lịng quan tâm giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
TÁC GIẢ


VÕ VĂN CHÂU EM


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 –Tổng quan về định giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần ..... 5
1.1 Tổng quan về cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần ................................... 5
1.1.1 Khái niệm về cổ phiếu ............................................................................................ 5
1.1.2 Phân loại cổ phiếu .................................................................................................. 5
1.1.3 Đặc điểm của cổ phiếu ........................................................................................... 5
1.1.4 Vai trò của cổ phiếu đối với NHTMCP.................................................................. 6
1.2 Định giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần ............................................ 6
1.2.1 Khái niệm định giá cổ phiếu của NHTMCP .......................................................... 6
1.2.2 Các vấn đề liên quan đến định giá cổ phiếu của NHTMCP ................................... 7
1.2.2.1 Các loại giá cổ phiếu ........................................................................................... 7
1.2.2.2 Lợi tức và rủi ro ................................................................................................... 7
1.2.2.3 Cổ tức .................................................................................................................. 8
1.2.3 Ý nghĩa của việc định giá cổ phiếu NHTMCP ....................................................... 8
1.3 Các phương pháp định giá cổ phiếu của NHTMCP .................................................. 9
1.3.1 Các phương pháp chiết khấu dòng tiền .................................................................. 9
1.3.1.1 Mơ hình chiết khấu dịng cổ tức DDM ................................................................ 9
1.3.1.2 Mơ hình định giá dịng thu nhập cịn lại RI ..................................................... 11
1.3.1.3 Mơ hình định giá dịng tiền tự dovốn cổ phần FCFE ........................................ 11

1.3.2 Các phương pháp định giá tương đối ................................................................... 12
1.3.2.1 Mơ hình định giá sử dụng tỷ số P/E .................................................................. 13
1.3.2.2 Mơ hình định giá sử dụng tỷ số P/B .................................................................. 14
1.3.3 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng ................... 15
1.3.4 Khả năng ứng dụng các phương pháp .................................................................. 18


1.3.4.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền .................................................................... 18
1.3.4.2 Phương pháp định giá tương đối ....................................................................... 19
1.3.4.3 Phương pháp giá trị tài sản ròng ........................................................................ 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 21
CHƯƠNG 2 – Ứng dụng các phương pháp để định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP
Sài Gịn Thương Tín ...................................................................................................... 22
2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín ................................................ 22
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ...................................... 22
2.1.2 Vị thế cạnh tranh .................................................................................................. 25
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của STB trong năm 2013 ................................. 27
2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín .... 29
2.2.1 Hành lang pháp lý ................................................................................................. 29
2.2.2 Hoạt độngđịnh giá cổ phiếu ngân hàng ................................................................ 30
2.3 Ứng dụng các phương pháp để định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín .................................................................................................................... 34
2.3.1 Thiết lập các giả định để ứng dụng mơ hình định giá .......................................... 34
2.3.2 Dự tốn hoạt động kinh doanh của STB .............................................................. 36
2.3.2.1 Dự toán Bảng cân đối kế toán -Các khoản mục tài sản ..................................... 36
2.3.2.2 Dự toán Bảng cân đối kế toán -Các khoản mục nguồn vốn .............................. 40
2.3.2.3 Dự toán Bảng kết quả hoạt động kinh doanh .................................................... 43
2.3.2.4 Ước định suất chiết khấu và tốc độ tăng trưởng dài hạn ................................... 48
2.3..3 Ứng dụng các mơ hình định giá cổ p hiếu Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương
Tín .................................................................................................................................. 49

2.3.3.1 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức ............................................................... 49
2.3.3.2 Phương pháp định giá tương đối ...................................................................... 50
2.3.3.3 Phương pháp giá trị tài sản ròng ........................................................................ 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 56
CHƯƠNG 3 – Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá cổ phiếu Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín ....................................................... 58
3.1 Hạn chế trong hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng ........................................... 58
3.1.1 Hạn chế trong việc ứng dụng các mơ hình lý thuyết định giá cổ phiếu trong bối
cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................................................ 58
3.1.2 Hạn chế trong công tác dự báohoạt động ngân hàng............................................ 59
3.1.3 Hạn chế trong việc công khai minh bạch hoạt động kinh doanh ngân hàng ........ 60


3.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín .................................................................................................................... 60
3.2.1 Hồn thiện khung pháp lý hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng ................... 60
3.2.2 Điều chỉnh các quy định về giao dịch cổ phiếu ngân hàng ................................. 61
3.2.3 Lựa chọn ứng dụng mơ hình định giá cổ phiếu ngân hàng phù hợp .................. 62
3.2.4 Nâng cao hiệu quả dự toán hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín .................................................................................................................... 63
3.2.5 Nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp giá trị tài sản ròng để định giá cổ
phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín.............................................................. 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 66
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 67
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu

BCTC : Báo cáo tài chính
CK : Chứng khoán
CSH : Chủ sở hữu
CTG : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
EIB : Ngân hàng TMCP Xu ất nhập khẩu Việt Nam
EPS : Lợi nhuận trên mỗi cổ phần
HĐĐT : Hoạt động đầu tư
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
HĐQT : Hội đồng quản trị
LDR : Loan to Deposit Ratio
NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTMCP : Ngân hàng thương m ại cổ phần
NHTMQD : Ngân hàng thương m ại cổ phần quốc doanh
NHTW : Ngân hàng trung ương
NQH : Nợ quá hạn
NX : Nợ xấu
OTC : Thị trường phi tập trung
STB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín
TCKT : Tổ chứng kinh tế
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương m ại cổ phần
TTS : Tổng tài sản
TTSCSL : Tổng tài sản có sinh lời
VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
VCSH : Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Mạng lưới giao dịch của STB năm 2014....................................................25

Bảng 2.2 : Thị phần hoạt động của STB năm 2014 so với 12 ngân hàng khác............26
Bảng 2.3 : Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2015 của STB tính đến
tháng 06/2013 ................................................................................................................ 27
Bảng 2.4 : Diễn biến giá cổ phiếu STB và ACB giai đoạn 2006-2008 ....................... 30
Bảng 2.5 : Danh sách c ổ phiếu đang niêm yết trên sàn ............................................... 31
Bảng 2.6 : Danh sách cổ phiếu ngân hàng giao dịch OTC ........................................... 32
Bảng 2.7 : Thống kê thông tin niêm yết cổ phiếu ngân hàng ....................................... 33
Bảng 2.8 : Kết quả định giá cổ phiếu STB theo giá trị tài sản ròng ............................. 51
Bảng 2.9 : Kết quả định giá cổ phiếu STB theo mơ hình DDM ................................... 52
Bảng 2.10 : Kết quả định giá cổ phiếu STB theo mơ hình RI ....................................... 53
Bảng 2.11 : Kết quả định giá cổ phiếu STB theo mơ hình FCFE ................................. 54
Bảng 2.12 : Kết quả định giá cổ phiếu STB theo chỉ số P/E ......................................... 55
Bảng 2.13 : Kết quả định giá cổ phiếu STB theo chỉ số P/B......................................... 55
Bảng 2.14 : Tổng kết kết quả định giá cổ phiếu STB ................................................... 56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngân hàng vốn được xem là “hệ thống huyết mạch” của nền kinh tế,
giữ vai trò cung ứng nguồn vốn giúp cho nền kinh tế vận hành khi huy động tiền nhàn
rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng… Do
đó sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng chính là tiền đề cho sự phát triển
bền vững của nền kinh tế. Hơn 60 năm hình thành và phát triển thì hệ thống ngân
hàng TMCP Việt Nam ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất
nước, đặc biệt là giai đoạn tăng trưởng bùng nổ năm 2007-2009 sau khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới. Tính đến ngày 31/12/2014 thì ngân hàng thương
mại Việt Nam gồm có 01 ngân hàng thương mại nhà nước với vốn điều lệ 28.840 tỷ
đồng, 37 NHTMCP với vốn điều lệ 287.977 tỷ đồng, 05 ngân hàng 100% vốn nước
ngoài với vốn điều lệ 21.075 tỷ đồng và 04 ngân hàng liên doanh với vốn điều lệ 9.732
tỷ đồng …

Bên cạnh sự gia tăng và phát triển về quy mơ hoạt động thì ngành ngân hàng
ln là tâm điểm thu hút vốn đầu tư trong xã hội vì theo nhận định của nhiều người
hoạt động ngân hàng có sự ổn định, tỷ suất sinh lợi cao hơn mức bình quân của nhiều
ngành sản xuất kinh doanh khác. Do đó, trước thực tế nhu cầu đầu tư vốn vào ngành
ngân hàng ln cao thì hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng là công cụ hỗ trợ cần
thiết cho nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên trong số 40 Ngân
hàng TMCP Việt Nam hiện tại thì chỉ mới có 09 mã cổ phiếu ngân hàng TMCP được
niêm yết trên hai sàn chứng khốn Tp.HCM và Hà Nội, cịn lại là phần lớn cổ phiếu
ngân hàng giao dịch OTC mặc dù NHNN không ít lần hối thúc các ngân hàng TMCP
đại chúng sớm niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nhằm minh bạch hơn hoạt
động, nhưng xem ra vẫn chưa mấy nhà băng mặn mà với vấn đề này. Bên cạnh đó,
thơng tin về cách thức tiến hành công tác định giá cổ phiếu ngân hàng của các đơn vị
độc lập được thuê tư vấn trong các đợt IPO cổ phiếu ngân hàng thường lại mang tính
rút gọn, khơng cung cấp đầy đủ thông tin cơ sở thuyết minh phương pháp định giá và
đa phần kết quả định giá phản ánh mức giá mong muốn của ngân hàng niêm yết khi
đơn vị định giá cũng chính là đơn vị được thuê tư vấn niêm yết. Hơn nữa, khi quyết
định mua bán cổ phiếu các nhà đầu tư cần phải tính tốn, cân nhắc kỹ lưỡng và đặc

1


biệt là việc định giá. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Ứng dụng các
phương pháp định giá cổ phiếu tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín” với
mong muốn tìm hiểu chun sâu về việc định giá cổ phiếu của một ngân hàng thương
mại cổ phần nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư của cá nhân riêng lẻ. Việc lựa chọn định giá
cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín do ngân hàng này vốn được xem
là một trong những ngân hàng TMCP lớn tại Việt Nam, đạt được mức tín nhiệm cao
và từng giành được nhiều giải thưởng. Năm 2015 tiếp tục là năm đẩy mạnh quá trình
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đã có 2 thương vụ sáp nhập được Đại hội đồng cổ
đông thông qua: Sacombank - Southernbank và Maritime Bank - MekongBank.

Trong phạm vi hiểu biết còn hạn chế của tác giả thì đề tài “Ứng dụng các
phương pháp định giá cổ phiếu tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín” được
trình bày tập trung vào việc ứng dụng các phương pháp định giá để xác định giá trị cổ
phiếu STB dựa trên các thông tin được công bố đại chúng, các thông tin mà các nhà
đầu tư riêng lẻ có thể thu thập được trên thị trường. Do đó, sẽ cịn nhiều hạn chế trong
việc xác định giá trị cổ phiếu của STB đối với các mục đích mua lại, sáp nhập khi cần
phải xem xét thêm nhiều “yếu tố ẩn” khác ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp
như: thương hiệu, uy tín, lợi thế kinh doanh, trình độ năng lực Ban lãnh đạo ngân hàng
và các yếu tố khác…
Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu có liên quan
ThS. Phan Diên Vỹ (2012), Định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng thực
trạng và giải pháp.
Nguyễn Phương Hồng (2013), Ứng dụng các phương pháp định giá cổ phiếu
tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học
kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Hồng Văn Thắng (2013), Định giá cổ phiếu tại các Ngân hàng thương mại
cổ phần cho hoạt động đầu tư – Trường hợp của Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín - trên Thị trường chứng khốn Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế, trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Magne Emhjellen, Chris M. Alaouze (2003), A comparison of discounted
cashflow and modern asset pricing methods-project selection and policy
implications, Energy Policy, Volumn 31, Issue 12, Pages 1213-1220.

2


Kenneth Ferris, Barbara Petitt (2013), Valuation Methods: An Overview.
Các công trình nghiên cứu trên đã đóng góp nhiều phương pháp định giá khác
nhau, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định, thời điểm
thực hiện nghiên cứu định giá cổ phiếu của ngân hàng khơng hoạt động mua bán, sáp

nhập. Vì vậy, đây vẫn còn là lĩnh vực, đề tài mới mẻ cần được tiếp tục nghiên cứu và
cập nhập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu có hai mục tiêu chính:
- Định giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cho hoạt động
đầu tư trên thị trường chứng khốn Việt Nam bằng các mơ hình định giá như DDM,
RI, FCFE, P/E, P/B và giá trị tài sản ròng.
- Trên cơ sở phân tích kết quả định giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín để đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gịn Thương Tín.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề liên quan đến định giá cổ phiếu
ngân hàng và khung thời gian định giá là 31/12/2014.
Luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp định giá cổ phiếu
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín?
Thứ hai, luận văn ứng dụng các phương pháp định giá cổ phiếu Ngân hàng
TMCP Sài Gịn Thương Tín, trong đó phương pháp nào là phù hợp và gợi ý gì cho nhà
đầu tư khi đầu tư cổ phiếu Sacom bank?
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả trình bày hệ thống hóa các phương pháp
định giá cổ phiếu ngân hàng, ưu và nhược điểm của từng phương pháp, việc đánh giá
lựa chọn ứng dụng phương pháp phù hợp để ứng dụng định giá cổ phiếu của Ngân
hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư
đúng đắn chính là so sánh giá trị nội tại của các cổ phiếu với mức giá đang được giao
dịch trên thị trường.

3



5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu từ báo cáo
tài chính của các ngân hàng TMCP từ giai đoạn 2010-2014 niêm yết trên sàn chứng
khoán, xây dựng giả định để ước lượng hiện tại và dự báo tương lai. Với sự hỗ trợ của
phần mềm excel tác giả tính giá trị cổ phiếu của Sacombank theo giá trị bình quân gia
quyền của từng phương pháp.
Phương pháp so sánh được ứng dụng để làm rõ sự khác biệt về giá trị nội tại và
giá cổ phiếu của Sacombank đang giao dịch trên thị trường chứng khoán để nhà đầu tư
cân nhắc có nên đầu tư cổ phiếu Sacomban hay khơng tại thời điểm nhất định.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu trình bày những vấn đề chung liên quan đến mục tiêu, phạm
vi, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu, thì luận văn được bố cục gồm có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về định giá cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ
phần.
- Chương 2: Ứng dụng các phương pháp để định giá cổ phiếu Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín.
- Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị đối với việc định giá cổ phiếu Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1 Tổng quan về cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần
1.1.1 Khái niệm về cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu một hoặc một
số cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần. Luật chứng khoán Việt Nam định

nghĩa cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần thì người nắm giữ cổ phiếu phổ thông
của ngân hàng sẽ trở thành chủ sở hữu của ngân hàng và được hưởng lợi từ kết quả
kinh doanh của ngân hàng cũng như gánh chịu mọi rủi ro tổn thất khi ngân hàng kinh
doanh thua lỗ phá sản.
1.1.2 Phân loại cổ phiếu
Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho các cổ đơng thì cổ
phiếu được phân thành hai loại cơ bản: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu phổ thông (Common stock): Cổ phiếu thường hay cịn gọi là cổ
phiếu phổ thơng là loại chứng khốn đại diện cho phần sở hữu của cổ đơng đối với
một ngân hàng TMCP, cho phép cổ đơng có quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề liên
quan đến hoạt động của ngân hàng và được chia lợi nhận từ kết quả hoạt động kinh
doanh thông qua cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của ngân hàng theo giá
thị trường. Cổ phiếu thường có các đặc trưng như: có mệnh giá (giá trị ghi trên bề mặt
của chứng từ); có lãi suất khơng cố định và khơng có thời gian đáo hạn.
Cổ phiếu thường mang lại những quyền lợi sau cho cổ đông: Quyền hưởng cổ
tức, quyền mua cổ phiếu mới, quyền bỏ phiếu.
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock): Cổ phiếu ưu đãi không cho cổ đông quyền
bỏ phiếu song lại ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá. Trong điều kiện bình
thường, cổ đơng ưu đãi sẽ nhận được mức cổ tức cố định theo tỷ lệ đã ấn định.
Cổ phiếu ưu đãi bao gồm: Cổ phiếu ưu đãi cộng , cố phiếu ưu đãi cổ tức và cổ
phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi.
1.1.3 Đặc điểm của cổ phiếu

5


Cổ phiếu là chứng khốn vốn xác nhận sự góp vốn của cổ đông đối với ngân
hàng cổ phần phát hành, cổ đông được chia lợi nhuận dưới dạng cổ tức khi ngân hàng

kinh doanh có lãi và phải gánh chịu rủi ro mất vốn khi ngân hàng thua lỗ.
Cổ phiếu khơng có kỳ hạn và khơng quy định thời hạn hồn vốn: cổ phiếu
là chứng nhận việc góp vốn của cổ đơng vào ngân hàng TMCP nên khơng có thời hạn
và khơng quy định việc hồn vốn.
Cổ phiếu có tính thanh khoản cao: cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành
tiền mặt dễ dàng đặc biệt là các cổ phiếu đã được niêm yết, cổ đơng có thể dễ dàng
mua bán lại cổ phiếu cho người khác thông qua các giao dịch trên sàn chứng khốn.
Cổ phiếu có tính lưu thơng: cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sự, cổ
đơng nắm giữ có thể thực hiện được nhiều quyền sở hữu của mình đối với cổ phiếu
như cho, tặng, trao quyền thừa kế, cầm cố…
1.1.4 Vai trò của cổ phiếu đối với NHTMCP
Do vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế nên quá trình
thành lập và hoạt động của các ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ theo quy định
của pháp luật và cơ quan quản lý là Ngân hàng nhà nước. Vốn điều lệ chính là tổng
nguồn vốn cổ phần mà các cổ đơng đã đóng góp để thành lập nên ngân hàng cổ phần,
vốn điều lệ được xác định bằng tổng số lượng cổ phiếu phổ thông đã phát hành nhân
với mệnh giá của cổ phiếu. Vốn điều lệ là nguồn vốn nòng cốt và chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng cổ phần. Trong quá trình hoạt động
kinh doanh thì ngân hàng sẽ gia tăng nguồn vốn bằng cách trích giữ lại một phần lợi
nhuận sau thuế để tăng vốn và lập các quỹ hoặc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn,
sử dụng các nguồn thặng dư vốn cổ phần… Theo quy định hiện hành thì mức vốn điều
lệ để thành lập mới một Ngân hàng TMCP tại Việt Nam tối thiểu phải đạt 3.000 tỷ
đồng.
1.2 Định giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần
1.2.1 Khái niệm định giá cổ phiếu của NHTMCP
Định giá là việc ước tính giá trị của một tài sản tại một thời điểm. Trong tài
chính, định giá là q trình ước tính giá trị của các tài sản tài chính như cổ phiếu,
quyền chọn, giá trị một doanh nghiệp hoặc trách nhiệm tài chính như trái phiếu, cổ
phiếu ưu đãi của cơng ty... Hoạt động định giá giữ vai trị quan trọng trong lĩnh vực


6


đầu tư tài chính trong đó phổ biến nhất là định giá cổ phiếu để phân tích đầu tư và định
giá doanh nghiệp cho mục đích mua bán, sáp nhập…
Việc thực hiện định giá cổ phiếu nói chung và cổ phiếu ngân hàng nói riêng đều
xuất phát từ quan điểm đầu tư giá trị: định giá cổ phiếu để xác định giá trị nội tại đây
là giá trị cơ bản hợp lý của cổ phiếu dựa trên khả năng sinh lời của nó trong tương lai.
Trên cơ sở đó nhà đầu tư có thể so sánh lựa chọn ra những cổ phiếu đang được thị
trường định giá thấp để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
1.2.2 Các vấn đề liên quan đến định giá cổ phiếu của NHTMCP
1.2.2.1 Các loại giá cổ phiếu
- Mệnh giá (Par Value): là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu, mệnh giá
được xác định bằng cách lấy vốn điều lệ chia cho tổng số cổ phiếu đã phát hành. Luật
chứng khoán Việt Nam quy định mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng.
- Thư giá (Book Value): phản ánh giá trị sổ sách theo bảng cân đối kế toán của
cổ phiếu tại một thời điểm, thư giá được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia
cho tổng số cổ phiếu đã phát hành.
- Giá trị nội tại (Intrinsic Value): là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện
tại, được xác định dựa trên mức cổ tức đã chi trả, triển vọng phát triển và lãi suất thị
trường. Giá trị nội tại là cơ sở quan trọng giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư
khi so sánh giá trị thực của cổ phiếu với mức giá đang giao dịch trên thị trường.
- Thị giá (Market Value): là giá cả cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm
nhất định, tùy theo quan hệ cung cầu mà thì thị giá có thể cao, bằng hoặc thấp hơn giá
trị thực.
1.2.2.2 Lợi tức và rủi ro
- Lợi tức của cổ phiếu: nhà đầu tư khi mua cổ phiếu được hưởng lợi từ hai
nguồn là cổ tức được chi trả và lợi tức do chênh lệch giá khi mức giá bán ra cổ phiếu
cao hơn mức giá đã mua vào trước đó.
Cổ tức là phần chia lời cho mỗi cổ phần được trích ra từ lợi nhuận rịng

sau thuế sau khi trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi, trích giữ thu nhập giữ
lại và bổ sung tăng các quỹ.
Lợi tức do chênh lệch giá: đây là phần lợi nhuận chủ yếu mà các nhà đầu
tư kỳ vọng kiếm được khi đầu tư vào cổ phiếu, lợi tức do chênh lệch giá

7


được xác định bằng chênh lệch giữa mức giá bán ra và các chi phí mà
nhà đầu tư đã bỏ ra để sở hữu được cổ phiếu trước đây.
- Rủi ro của cổ phiếu: Rủi ro đầu tư cổ phiếu là khả năng suất sinh lời thực tế
mà nhà đầu tư nhận được khác với tỷ suất lợi nhuận đã được kỳ vọng ban đầu khi mua
cổ phiếu. Có nhiều lý do dẫn đến sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận thực so với tỷ
suất lợi nhuận kỳ vọng nhưng chúng ta có thể chia thành hai loại:
(i) Rủi ro trên quy mô thị trường gồm những yếu tố nằm ngồi cơng ty, khơng
kiểm sốt được và có ảnh hưởng rộng rãi đến tất cả mọi loại chứng khoán
như thị trường, lãi suất, lạm phát…
(ii) Rủi ro đặc thù của công ty gồm những yếu tố gắn liền với công ty hay một
ngành công nghiệp cụ thể như khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình
cơng…
Khi định giá cổ phiếu ta phải xác định được tỷ suất lợi nhuận mong đợi r, tỷ
suất lợi nhuận mong đợi gắn với rủi ro của từng ngành nghề kinh doanh, hoạt động
kinh doanh càng rủi ro thì tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đạt được phải càng cao. Một trong
những phương pháp định lượng rủi ro và xác định tỷ suất sinh lợi yêu cầu là sử dụng
mức lãi suất không rủi ro cộng với phần bù rủi ro.
1.2.2.3 Cổ tức
Cổ tức là phần lợi nhuận chia cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu phổ thông dựa trên
kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cổ tức của cổ phiếu phổ thông được chi
trả sau chi trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi. Việc chi trả cổ tức cho cổ phiếu phổ thông
không ổn định và không được xác định trước mà tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ngân hàng cổ phần có thể trả cổ tức bằng tiền mặt
hoặc bằng cổ phiếu.
Tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ phiếu phổ thơng được căn cứ vào kết quả thu nhập
rịng cịn lại của ngân hàng sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ thuế; số tiền cổ tức chi trả cho
cổ phiếu ưu đãi; nguồn lợi nhuận được giữ lại để bổ sung tăng vốn; trích lập các quỹ
và giá trị thị trường thời điểm hiện tại của cổ phiếu.
1.2.3 Ý nghĩa của việc định giá cổ phiếu NHTMCP
Các nhà đầu tư có vốn thực hiện tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt để thu về được
lợi nhuận trên cơ sở cân nhắc và so sánh giữa mức chi phí phải bỏ ra để đầu tư và các

8


nguồn lợi kỳ vọng sẽ thu về được trong tương lai. Đối với việc đầu tư vào cổ phiếu
ngân hàng cũng vậy, nhà đầu tư sẽ đánh giá việc đầu tư vào cổ phiếu của những ngân
hàng có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất với mức chi phí phải bỏ ra để sở hữu cổ
phiếu. Một trong những căn cứ quan trọng giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra quyết
định đầu tư đúng đắn chính là so sánh giá trị nội tại của các cổ phiếu với mức giá đang
được giao dịch trên thị trường.
Việc ứng dụng các phương pháp và mơ hình định giá lý thuyết để xác định mức
giá trị nội tại của cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương chính là
kết quả định giá cổ phiếu Sacombank đồng thời là căn cứ để nhà đầu tư so sánh đưa ra
quyết định lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu Sacombank hay cổ phiếu của các ngân hàng
TMCP và doanh nghiệp khác.
1.3 Các phương pháp định giá cổ phiếu của NHTMCP
Căn cứ cơ sở lý thuyết về định giá đã được nghiên cứu thì có thể áp dụng ba
phương pháp khác nhau để định giá các tài sản tài chính hay cổ phiếu của ngân hàng
thương mại cổ phần, gồm có: Phương pháp chiết khấu dòng tiền; Phương pháp định
giá tương đối và Phương pháp xác định giá trị ngân hàng theo giá trị tài sản ròng.
1.3.1 Các phương pháp chiết khấu dịng tiền -DCF (Discounted cash flow)

1.3.1.1 Mơ hình chiết khấu dịng cổ tức - DDM (Discount Divident Model)
Mơ hình DDM được xây dựng trên cơ sở phương pháp chiết khấu dòng tiền và
nguyên tắc giá trị: giá trị của một tài sản chính là giá trị hiện tại của dịng tiền mà tài
sản đó được kỳ vọng sẽ tạo ra trong tương lai. Theo mơ hình DDM thì cổ tức là dòng
tiền duy nhất mà nhà đầu tư nhận được khi mua cổ phiếu một ngân hàng cổ phần. Đây
là mơ hình đơn giản nhất để định giá vốn cổ phần, giá trị của cổ phiếu ngân hàng cổ
phần là giá trị quy về hiện tại của dòng cổ tức kỳ vọng thu về trong tương lai của cổ
phiếu đó.
Định giá vốn cổ phần: giá trị vốn cổ phần là giá trị có được bằng việc chiết
khấu các dịng tiền kỳ vọng của vốn cổ phần (dòng tiền còn lại sau khi trừ tất cả các
chi phí, các khoản tái đầu tư, thuế phải nộp, trả nợ gốc và lãi vay) tại mức chi phí vốn
cổ phần (ke)

9


Việc ứng dụng mơ hình DDM địi hỏi chúng ta phải thiết lập những giả định về
tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của lợi nhuận và tỷ lệ chi trả cổ tức để xác
định được dòng cổ tức. Do những khó khăn trong việc dự báo dịng cổ tức kỳ vọng kéo
dài mãi mãi nên phương pháp DDM đã được phát triển thành nhiều phiên bản dựa trên
cơ sở những giả định khác nhau về việc tăng trưởng dịng cổ tức, trong đó phổ biến là
hai mơ hình: mơ hình tăng trưởng đều và mơ hình tăng trưởng nhiều giai đoạn
- Mơ hình tăng trưởng đều (Mơ hình Gordon): Mơ hình được sử dụng để
định giá các cơng ty có tỷ lệ tăng trưởng ổn định bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng
chung của nền kinh tế; có chính sách chi trả cổ tức tốt và được duy trì trong tương lai.
Mơ hình tăng trưởng Gordon cực kỳ nhạy cảm đối với tỷ lệ tăng trưởng do đó nếu
được sử dụng khơng đúng thì nó có thể dẫn đến những kết quả vô lý khi g tiến dần về
ke. Do đó cần lưu ý những giới hạn trong việc xác định g như tỷ lệ tăng trưởng của
cơng ty có thể so sánh được với tỷ lệ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế.


- Mô hình chiết khấu dịng cổ tức nhiều giai đoạn: Mơ hình được sử dụng
để định giá các cơng ty có tỷ lệ tăng trưởng cao và kỳ vọng sẽ duy trì được tỷ lệ này
trong một khoảng thời gian cụ thể và duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng dòng tiền
dư thừa. Trong thực tế sự tăng trưởng của một công ty diễn ra phức tạp và chia ra
làm nhiều giai đoạn. Thông thường, công ty sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng
nhanh với tốc độ g > r sau đó là giai đoạn tăng trưởng đều với gn < r. Việc ứng dụng
mơ hình cần lưu ý ba nội dung: (1) Việc xác định độ dài của giai đoạn tăng trưởng
bất thường, nếu giai đoạn này càng kéo dài thì giá trị của tài sản định giá càng tăng;
(2) Việc giả định tỷ lệ tăng trưởng biến động từ mức tăng trưởng cao ở giai đoạn
đầu xuống mức tỷ lệ bền vững ở giai đoạn sau sẽ thực tế hơn nhiều nếu chúng ta xây
dựng mô hình định giá với tỷ lệ tăng trưởng giảm từ từ theo thời gian; (3) Việc tập
trung vào cổ tức trong mơ hình định giá dẫn đến những kết quả ước tính sai lệch về
giá trị của những cơng ty chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả cổ tức trong trường
10


hợp hiệu quả tạo lợi nhuận của những công ty này cao hơn hẳn.

1.3.1.2 Mơ hình định giá dịng thu nhập cịn lại RI (Residual Income
Valuation Model - RI)
Mơ hình được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng giá trị doanh nghiệp bằng
với nguồn vốn đã đầu tư cộng với Thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí vốn chủ sở
hữu. Nguồn vốn đã đầu tư chính là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Chỉ số thích hợp
nhất để đo lường Thu nhập cịn lại trong mơ hình này chính là ROE. Biên độ chênh
lệch giữa ROE và suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư càng lớn thì Thu nhập cịn lại
càng cao và sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Mơ hình RI cũng khá tương đồng với
mơ hình DDM khi xác định giá trị doanh nghiệp cuối kỳ bằng Giá trị sổ sách đầu kỳ
cộng Thu nhập trừ Cổ tức đã chi trả. Mơ hình RI được ứng dụng thay thế cho mơ hình
DDM và mơ hình FCFE khi định giá những công ty không thực hiện chi trả cổ tức
hoặc dòng tiền bị âm.


BVo, BVt

:Giá trị sổ sách tại hiện tại và tại kỳ t của doanh nghiệp

RI

: Lợi nhuận còn lại sau thuế

ROE

: suất sinh lợi vốn chủ sở hữu

1.3.1.3 Mơ hình định giá dịng tiền tự do vốn cổ phần FCFE (Free Cash
Flow to Equity)
- Mô hình xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên quan điểm của nhà đầu tư đa
số. Theo đó, mua doanh nghiệp giống như đổi lấy một dự án đang được triển khai, một
cơ hội đầu tư mà nhà đầu tư sau khi nắm quyền kiểm sốt cịn có thể điều khiển dự án.
Giá trị doanh nghiệp được xác định bằng giá trị hiện tại dòng tiền thuần trong tương
lai, là dòng tiền còn lại của vốn cổ phần sau khi cơng ty đã hồn thành mọi nghĩa vụ
nợ tài chính (bao gồm các khoản thanh toán nợ vay) và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu
11


vốn đầu tư và vốn lưu động. Mơ hình FCFE xem cổ đông của một công ty cổ phần
tương đương với chủ sở hữu của một doanh nghiệp tư nhân, cổ đơng có quyền đối với
tồn bộ dịng tiền cịn lại của doanh nghiệp sau khi đóng thuế, trả nợ và đáp ứng các
nhu cầu tái đầu tư.
- Mơ hình FCFE khơng có nhiều khác biệt so với mơ hình DDM, điểm khác
biệt rõ ràng nhất là thay vì chiết khấu dịng cổ tức thực tế thì mơ hình FCFE chiết khấu

dòng cổ tức tiềm năng. Khi thực hiện chiết khấu dòng tiền tự do vốn cổ phần ta ngầm
giả định rằng FCFE sẽ được chi trả cho các cổ đơng, doanh nghiệp sẽ khơng có tiền
mặt tích lũy trong tương lai vì lượng tiền mặt cịn lại sau khi thanh toán nợ vay và đáp
ứng nhu cầu tái đầu tư đã được chi trả hết cho các cổ đông mỗi kỳ; và tăng trưởng kỳ
vọng của FCFE sẽ chỉ bao gồm tăng trưởng thu nhập từ tài sản hoạt động mà không
bao gồm tăng trưởng thu nhập từ sự gia tăng chứng khốn ngắn hạn.

- Trường hợp: mơ hình FCFE tăng trưởng bền vững: dòng tiền vốn cổ phần tăng
dần hàng năm với tốc độ gn

- Trường hợp: Mô hình FCFE hai giai đoạn, dịng tiền vốn cổ phần tăng trưởng
bất thường trong giai đoạn đầu n năm, từ năm n+1 tăng trưởng bền vững với tỷ lệ gn

1.3.2 Các phương pháp định giá tương đối
Mơ hình định giá tương đối được xây dựng trên cơ sở: việc xác định giá trị của
một tài sản sẽ được căn cứ vào giá cả của các tài sản khác có cùng đặc điểm về tiêu chí
so sánh như lợi nhuận, dịng tiền, giá trị sổ sách... Khác với phương pháp định giá

12


dòng tiền chiết khấu nghiên cứu về giá trị nội tại thì phương pháp định giá tương đối
lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường.
1.3.2.1 Mơ hình định giá sử dụng tỷ số P/E
- Hệ số P/E là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Hệ số P/E
được ứng dụng để định giá cổ phiếu theo quan điểm xem xét mức giá phải trả cho mỗi
cổ phần như là bội số của Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (Earning per share - EPS) mà
công ty thu về.
P/E = Giá thị trường mỗi cổ phần/EPS
Giá mỗi cổ phiếu = P/E * Thu nhập mỗi cổ phiếu

- Đối với việc lựa chọn nhóm cơng ty so sánh, người ta thường chọn mẫu phân
tích là nhóm các cơng ty có cùng ngành nghề hoạt động để tính mức P/E bình qn
ngành hoặc áp dụng mức P/E chung của toàn thị trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn có
thể gặp hạn chế do việc loại bỏ các cơng ty có EPS âm sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân
tích. Hạn chế trên có thể được khắc phục bằng cách tính tỷ suất lợi nhuận thu được
trên giá cổ phiếu - Earnings yield, đây là chỉ số nghịch đảo của hệ số P/E. Việc lựa
chọn các công ty để so sánh không nhất thiết phải là các công ty cùng ngành kinh
doanh mà nên chọn các cơng ty có cùng đặc trưng về tỷ lệ tăng trưởng, mức độ rủi ro
và dịng tiền với cơng ty đang được phân tích.
- Việc sử dụng các chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) khác nhau có thể
dẫn đến kết quản phân tích P/E khác nhau trong từng trường hợp.

- Việc áp dụng mức P/E bình quân của mẫu phân tích để ứng dụng tính mức giá
cổ phiếu có thể chưa phản ánh đúng giá trị cổ phiếu đó do quá trình định giá đã bỏ qua
các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Do đó, ta cần xem xét bổ sung các yếu tố quyết
định đến hệ số P/E của từng công ty riêng lẻ để lựa chọn tỷ suất P/E hợp lý hơn. Theo
đó khi so sánh khơng nên vội kết luận một cổ phiếu có P/E bằng 8 rẻ hơn một cổ phiếu
có P/E bằng 12 do lý do thực sự có thể là cổ phiếu thứ 2 có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn.

13


- Hệ số PEG: Hệ số PEG được các nhà phân tích ứng dụng để tìm ra những cổ
phiếu đang bị định giá quá thấp hay quá cao khi so sánh hệ số P/E với tỷ lệ tăng trưởng
kỳ vọng của lợi nhuận trên mỗi cổ phần.

1.3.2.2 Mơ hình định giá sử dụng tỷ số P/B
- Hệ số P/B là tỷ lệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần. Hệ số
P/B được ứng dụng để định giá cổ phiếu theo quan điểm xem xét mức giá phải trả cho
mỗi cổ phần như là bội số của lợi nhuận trên mỗi cổ phần mà công ty thu về.


- Giá trị sổ sách (BV – Book value) của vốn cổ phần là khoản chênh lệch giữa
giá trị sổ sách của tài sản với giá trị sổ sách của nợ phải trả, và chịu ảnh hưởng của các
chuẩn mực kế toán.
- Giá trị thị trường (MV) của vốn cổ phần của một công ty phản ánh kỳ vọng
của thị trường đối với năng lực tạo ra lợi nhuận và dịng tiền của cơng ty đó.

- Khi ứng dụng mơ hình định giá hệ số P/B thì nên sử dụng MV và BV của vốn
cổ phần để tính hệ số P/B thay vì sử dụng giá trị mỗi cổ phần; Khi tính BV vốn cổ
phần nên loại bỏ phần vốn huy động từ cổ phiếu ưu đãi; BV chịu ảnh hưởng bởi
phương pháp khấu hao; Kết quả hệ số P/B khơng có nhiều ý nghĩa đối với những cơng
ty khơng sở hữu những tài sản hữu hình có giá trị như các công ty dịch vụ và công
nghệ; Việc xem xét các yếu tố quyết định đến hệ số P/E của từng công ty riêng lẻ: hệ

14


số P/B của một công ty bền vững được quyết định bởi mức độ chênh lệch giữa ROE và
chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp đó.
1.3.3 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng
Cũng như các phương pháp định giá khác, phương pháp định giá cổ phiếu theo
giá trị tài sản ròng cũng dựa trên giá trị hiện tại của các luồng thu nhập tương lai. Tuy
nhiên, có một đặc trưng quan trọng ở phương pháp này là quãng thời gian thu hồi tiền
nói chung ngắn hơn nhiều. Thơng thường, để xác định giá doanh nghiệp theo phương
pháp giá trị tài sản ròng cần phải xác định các thông số sau: (i) Giá trị tài sản ròng của
doanh nghiệp; (ii) Giá trị khả năng sinh lời hay khả năng tài chính; (iii) Giá trị thay đổi
hay giá trị kinh tế và (iv) Giá trị lợi thế như địa điểm, uy tín, tiếng tăm của doanh
nghiệp. Phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng sẽ phải xem xét
các vấn đề chủ yếu sau:
- Định giá đầy đủ các tất cả các mảng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

dựa trên giá trị liên tục (giá trị thực). Đối với các tập đồn lớn, đặc biệt các doanh
nghiệp đại chúng, thì hoạt động kinh doanh đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau.
- Định giá các tài sản có và tài sản nợ còn lại dựa trên giá trị thị trường rịng,
việc định giá lại tùy thuộc vào tính chất của tài sản và tài sản nợ, và trong nhiều trường
hợp địi hỏi phải có sự tham gia của các đơn vị chuyên môn độc lập để xác định giá trị
của từng loại tài sản cụ thể như các loại tài sản đặc biệt gồm có tài sản vơ hình, thương
hiệu, giá trị kênh phân phối…
- Ước tính các chi phí thanh lý, bao gồm: Chi phí liên quan đến thanh lý bất
động sản và các khoản hoa hồng khác; Các khoản phí pháp lý, kế tốn và các lệ phí
chun nghiệp khác liên quan để thanh lý tài sản của doanh nghiệp; Các chi phí khác
như khoản tiền bồi thường cho thơi việc...
- Tính đến các khoản nợ thuế đánh trên lãi vốn và thuế thu nhập có thể có và
các khoản thuế liên quan đến thu nhập từ tài sản thanh lý, chẳng hạn như thuế thu nhập
đối với việc bán tài sản; thuế thu nhập từ cổ tức.
- Các vấn đề khác như: Tính đến các khoản tăng chi thuế do chuyển lỗ sang
năm sau theo yêu cầu của cơ quan quản lý; Đánh giá chất lượng, khả năng bán ra thị
trường của các tài sản đó; Tính tốn khoảng thời gian phải chờ cho đến khi có thể thu

15


được hết các khoản tiền thanh lý; Tính đến những khoản lợi mà người mua được
hưởng (tức người bán bị thiệt) do khơng phải thanh tốn tiền ngay.
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản rịng:
có nhiều cách thức khác nhau để định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài
sản ròng. Trong phạm vi đề tài này, tác giả trình bay ba phương pháp thông dụng:
Phương pháp 1:

Phương pháp 2:


Phương pháp 3:

- Trong đó, Giá trị tài sản rịng được xác định theo hai cách:
Cách 1: Giá trị tài sản ròng được căn cứ vào thị trường. Giá trị tài sản
rịng chính là giá bán tất cả các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị
trường (bao gồm đất đai, tài sản cố định, hàng hoá,...) vào thời điểm định giá doanh
nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá thị trường chỉ xác định
cho từng tài sản riêng biệt. Công thức dùng để xác định giá trị tài sản ròng theo
phương pháp này là:

Cách 2: Giá trị tài sản ròng được căn cứ vào giá trị sổ sách

16


×