Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề thi thử văn thpt quốc gia 2019 - Thạc Sỹ Nguyễn Thành Huân - Đề 18 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.79 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ths. Nguyễn Thành Huân</b> <b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 18</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:</b>
<i>Cũng cờ cũng biển cũng cần đai </i>


<i>Cũng gọi ông nghe có kém ai </i>
<i>Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng </i>
<i>Nét son điểm rõ mặt vân khôi </i>
<i>Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ </i>
<i>Cái giá khoa danh ấy mới hời </i>
<i>Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ </i>
<i>Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi. </i>


<i>(Tiến sĩ giấy, Nguyễn Khuyến)</i>
<b>Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của bài thơ? Nêu phương thức biểu đạt.</b>


<b>Câu 2: Xác định thông tin đúng, sai. </b>


A. Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.


B. Bài thơ gói gọn trong bốn cặp câu (đề, thực, luận, kết) mà ẩn chứa và khái quát biết bao nhiêu điều.


C. Bài thơ mang hai lớp nghĩa.


D. Bài thơ thuộc chùm thơ trào phúng.


<b>Câu 3: Nêu nội dung chính của bài thơ. Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.</b>
<b>Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết những lớp nghĩa chính của bài thơ. Viết đoạn văn cảm nhận về hai câu</b>
thơ: “Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ/ Cái giá công danh ấy mới hời”.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến</b>
được nêu ở phần Đọc hiểu với chủ đề: “Danh và thực”.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: </b>


- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.


<b>Câu 2: - A - Đúng; B - Đúng; C - Sai; D - Đúng.</b>
<b>Câu 3: </b>


- Nội dung: Xã hội mà Nguyễn Khuyến sống là xã hội thực dân nửa phong kiến với những biểu hiện lố lăng,
kệch cỡm. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền thống đã bị đảo lộn, còn cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm


lược. Ngòi bút thâm trầm mà sâu cay của Nguyễn Khuyến đã chĩa mũi nhọn vào những chỗ hiểm yếu nhất
<i>của cái ung nhọt đó. Trong Tiến sĩ giấy nhà thơ đã đem ra trào phúng, châm biếm, hạ bệ thần tượng cao nhất</i>
của cả một thể chế xã hội đã tồn tại hàng mấy trăm năm - ông tiến sĩ - nhưng chỉ là cái danh, sự rởm đời.
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ với lối thơ trào phúng kín đáo và thâm thúy.


- Tác dụng: Bài thơ cũng hé mở cho ta nhận thấy, nghe thấy, chứng kiến một cuộc đối thoại và một cuộc tự
đối thoại của nhà thơ với chính mình - tiếng nói phản tỉnh của một người trong cuộc. Đó cũng chính là tiếng
nói phản chính thống, một hành vi tưởng như là nói ngược nhưng thực chất lại phản ánh một cách chính xác
nhất bản chất của xã hội và sự tha hóa của lớp người đại diện cho tinh hoa của thể chế đương thời.


<b>Câu 4: </b>


- Bài thơ có ba lớp nghĩa: Miêu tả một thứ đồ chơi cho trẻ con; đả kích những ơng tiến sĩ hữu danh vơ thực,
tự chế giễu chính mình.


- Cảm nhận hai câu thơ: Đến hai câu luận này, Nguyễn Khuyến dường như đã chuyển từ việc mô tả khách
quan sang việc đánh giá chủ quan. Chỉ qua hai cụm từ cảm thán: “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời” dường như giá
trị của ơng nghè đã có thể mang ra cân đo, đong đếm. Ngày xưa kẻ lao tâm khổ tứ để đỗ đạt khoác trên thân
tấm áo vua ban mà cảm thấy trách nhiệm nặng nề, thì nay kẻ mua danh bán tước khốc lên mình tấm áo ấy
mà sao lại thấy nhẹ bẫng. Đơn giản bởi nó là thứ giả. Khơng phải ngẫu nhiên khi mơ tả một ông tiến sĩ bằng
<i>giấy nhưng nhà thơ vẫn phải ln gắn vào đó từ thân (thân giáp bảng) hoặc tấm thân (tấm thân xiêm áo),</i>
chính để tạo nên sự so sánh. Nhưng sao những lời lẽ tưởng như chủ quan chế giễu, mỉa mai trên lại như cũng
đang nhuốm những ngậm ngùi, chua chát, cảm thán thời thế và nhà thơ dường như đang buồn cho chính
mình vậy?


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>
<b>Câu 1: (2,0 điểm)</b>


<b>A. Về kĩ năng </b>



- Biết viết một văn bản nghị luận xã hội với độ dài đúng quy định.


- Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận...; hành văn mạch lạc, trơi chảy, có cảm xúc; khơng mắc lỗi dùng từ, chính tả.


<b>B. Về kiến thức </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Bài thơ ra đời vào thời kì đất nước ta đã rơi vào họa xâm lăng, bút nghiên, chữ nghĩa của ông tiến sĩ không
đủ để cứu nước, cứu đời, tài cán của ông tiến sĩ không đủ để đuổi giặc.


- Đề cập đến chuyện xã hội giao thời lố lăng, chuyện mua quan bán tước chả khác gì mua bán những món
hàng thơng thường thì cái danh tiến sĩ lại càng khơng đáng giá.


<b>2. Thân đoạn </b>
<i><b>a. Giải thích </b></i>


- “Danh” là những thành quả mà con người gặt hái được như tiếng tăm, tiền bạc, địa vị...
- “Thực” là thực lực tự có, tự rèn luyện được của mỗi người.


 Thực rất đắng cay, gian khổ nhưng danh quả thật vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn. Danh chỉ phát huy đúng ý
nghĩa và lợi ích của mình khi nó thật sự là hệ quả của thực mà thơi.


<i><b>b. Bàn luận (bàn từ lời giải thích), mặt trái của danh </b></i>


- Con người thường mờ mắt trước danh vọng, địa vị và sẵn sàng đi đường tắt để đạt được điều đó.


- Hệ quả: Xuất hiện những kẻ hữu danh vô thực, những vụ tham nhũng, bê bối làm tổn thất cho nhà nước
hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng.


- Bác bỏ những bàn luận:



+ Sự đảo lộn danh và thực ấy đã xóa nhịa tính cơng bằng trong quy luật cuộc sống.


+ Nó đưa những người có tiền và biết đi đường tắt lên tột cùng của danh vọng, đồng thời đã làm lu mờ ý chí
phấn đấu, cầu tiến của những ai có thực lực.


<i><b>c. Mở rộng và đánh giá vấn đề </b></i>


- Sự tráo trở giữa danh và thực ấy còn len lỏi vào học đường với căn bệnh thành tích đáng sợ.


- Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nắm bắt được tình hình đó, chúng ta đang thực hiện một cuộc cải cách
triệt để không chỉ trong ngành giáo dục mà ở mọi lĩnh vực và toàn xã hội.


<i><b>d. Bài học nhận thức và hành động </b></i>


- Những người đủ bản lĩnh để vượt qua chữ danh hư vơ, nhạt nhẽo bằng chính thực lực và sự cố gắng không
ngừng nghỉ của bản thân mình thì thực sự rất đáng quý và đáng trân trọng.


- Những người không chịu sống luồn cúi, không chịu khuất phục và không chịu để cho đồng tiền làm mờ
mắt. Nhân cách ấy, lối sống ấy có thể giúp hoàn thiện một con người.


<i>- Bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến không chỉ phản ánh bộ mặt xã hội thời bấy giờ mà còn khiến</i>
người đọc phải dừng lại suy ngẫm về danh và thực trong cuộc đời và về con đường của chính bản thân mình.
Sự thành cơng, cái danh khơng dễ dàng để có được. Mỗi con người nên trân trọng những gì mà bản thân
mình đã cố gắng để có được. . .


<b>3. Kết đoạn </b>


<i>- Bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến không chỉ phản ánh bộ mặt xã hội thời bấy giờ mà còn khiến</i>
người đọc phải dừng lại suy ngẫm về danh và thực trong cuộc đời và về con đường của chính bản thân mình.


- Hãy tin vào thực lực của mình, bởi nếu có thực lực thì danh tiếng có hay khơng chỉ cịn là chuyện thời gian.
<b>Câu 2: (5,0 điểm)</b>


<b> 1. Mở bài </b>


<i>- “Anh phải trở về cái gì của chính anh.” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Lời nói của Nietzsche là tiếng nói, phải sống như chính anh, thật sự là của anh, của chính mình để hướng con
<i>người đến sự hồn thiện. Tiếng nói ấy đã làm chúng ta nghĩ đến kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt của</i>
nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, thông qua nhân vật hồn Trương Ba cũng bật lên tiếng gọi, lời thiết tha khẩn cầu
<i>để tìm lại chính mình: “Tơi muốn được là tơi tồn vẹn”. Chỉ một lời nói ngắn gọn nhưng tốt lên cả một nỗi</i>
niềm, là bi kịch tinh thần đau đớn cùng khát vọng chính đáng của nhân vật hồn Trương Ba.


<b>2. Thân bài</b>


<i><b>2.1. Khái quát chung </b></i>


- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) được công chúng, bạn đọc biết đến với tư cách một nhà thơ. Nhưng gây tiếng
vang và được hâm mộ là với tư cách một nhà viết kịch tài ba. Vào những năm 1980 kịch của ông đã chiếm
lĩnh sân khấu của rất nhiều nhà hát. Và với quan điểm sáng tác không phải để ngợi ca mà như một sự đóng
góp cho cuộc sống đang cịn nhiều dang dở ấy, thơng qua những tác phẩm của mình, Lưu Quang Vũ đã
truyền tải những thơng điệp nhân sinh ý nghĩa.


<i>- Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được biết đến như một tiếng nói phê phán những vấn đề tiêu cực của</i>
cuộc sống thông qua những câu chuyện vui vẻ, chân thực và sống động nhưng cũng hết sức sâu sắc. Trích
<i>đoạn trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập hai là phân cảnh cuối cùng, và cũng là cảnh tập trung nhất về</i>
chủ đề, tư tưởng của vở kịch và tài dựng cảnh, dựng đối thoại của ngòi bút Lưu Quang Vũ.


<i>- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đặt ra</i>
nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó - thời điểm những năm 1980 của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã


khéo léo mượn lại một tích truyện dân gian cũ để đan cài vào đó những suy nghĩ, quan niệm, triết lí nhân văn
mới mẻ và sâu sắc.


<i><b>2.2. Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba </b></i>
<i><b>a. Hoàn cảnh dẫn đến bị kịch </b></i>


- Ông Trương Ba là một người làm vườn có lối sống thanh cao, thích đọc sách, đánh cờ, u cơng việc của
mình là ươm những mầm xanh cho cuộc sống. Do một việc làm tắc trách của Nam Tào, ông Trương Ba bị
chết oan, để được tiếp tục cuộc sống, ông bắt buộc phải trú nhờ vào thân xác anh hàng thịt, một con người
thô lỗ, phàm tục.


– Hồn cảnh đó nảy sinh bi kịch của Trương Ba: khơng được sống như mình mong muốn, phụ thuộc vào thân
xác anh hàng thịt, bị những nhu cầu bản năng của thân xác chi phối.


<i><b>b. Bi kịch của hồn Trương Ba là phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” </b></i>
1. Qua cuộc đối thoại với xác hành thịt:


<i>- Bị xác hàng thịt chi phối, sai khiến: “Nhờ có tơi mà ơng có thể làm lụng, cuốc xới... Xác thịt có tiếng nói</i>
<i>đấy! Ơng đã biết tiếng nói của tơi rồi, đã ln ln bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tơi có</i>
<i>sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy”. </i>


- Đau đớn nhất là chính ơng Trương Ba cũng cảm nhận được sự tha hóa của mình, ơng ngày càng ngả theo
những thói xấu của anh hàng thịt mà tự đánh mất mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 Như vậy, hồn Trương Ba rơi vào bi kịch, dù tiếp tục được sống nhưng phải sống nhờ trong thân xác thô lỗ,
phũ phàng của anh hàng thịt, bị những nhu cầu bản năng của thân xác chi phối, làm cho tha hóa. Hồn Trương
Ba muốn đầu tranh để thoát khỏi nghịch cảnh nhưng đành bất lực. Kết thúc màn đối thoại, hồn Trương Ba
đành chấp nhận quay trở lại thân xác. Bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba chính là lời cảnh báo: khi con
người phải sống trong sự dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ chế ngự, lấn át và hủy hoại những giá trị tốt đẹp,
cao quý.



2. Bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba khi đối thoại với những người thân:


<i>- Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ nhất quyết đòi bỏ đi, với bà “Đi cấy thuê làm mướn ở đâu cũng</i>
<i>được... đi biệt. Để ông được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt... Còn hơn là thế này...”. Bà đã nói ra cái</i>
<i>điều mà chính ơng cũng cảm nhận được: “Ơng đâu cịn là ơng, đâu cịn là ơng Trương Ba làm vườn ngày</i>
<i>xưa”. </i>


<i>- Cái Gái - cháu nội ơng thì một mực từ chối tình thân: “Ơng nội tơi chết rồi”. Trước đây nó u q ơng nội</i>
nó bao nhiêu thì giờ đây nó căm ghét con người thô lỗ phũ phàng trước mắt bấy nhiêu. Sự căm ghét của cái
<i>Gái biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”. </i>


<i>- Chị con dâu là người sâu sắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt, hiểu và thương ông Trương Ba nhất, chị hiểu rằng “giờ</i>
<i>thầy khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi đau trước cảnh gia đình như tan hoang ra cả khiến chị không thể</i>
<i>bấm bụng mà đau, chị đã nói ra nỗi đau ấy: “Thầy bảo con: Cái bên ngồi là khơng đáng kể, chỉ có cái bên</i>
<i>trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất</i>
<i>mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa...”. </i>
 Những người thân của ông Trương Ba, bằng những cử chỉ và lời nói khác nhau nhưng đều bộc lộ nỗi đau
khổ tột cùng trước sự thay đổi của ơng. Điều đó khiến ơng Trương Ba không thể chịu đựng được, nỗi cay
đắng với bản thân đã lên đến đỉnh điểm muốn đứt tung, vọt trào. Đó là tác động tâm lí cuối cùng như giọt
nước mắt tràn ly khiến ông đi đến quyết định dứt khốt: Chấm hương gọi Đế Thích, trả lại thân xác cho anh
hàng thịt, xin cho cu Tị được sống cịn mình thì mãi mãi ra đi khơng nhập hồn vào thân xác của bất kì một ai
nữa. Quyết định sáng suốt đầy tính nhân văn này đã giúp hồn Trương Ba thoát khỏi bi kịch và khẳng định
nhân cách cao đẹp của nhân vật.


<i><b>2.3. Đánh giá và nhận xét </b></i>


 Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc thể hiện bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba khi phải sống “bên
<i>trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Qua đó, nhà văn đã gửi đến người đọc những thông điệp sâu sắc về giá</i>
trị nhân sinh sâu sắc về lẽ sống của cuộc đời.



- Con người sẽ rơi vào bi kịch khi phải sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, sống lệ thuộc vào người khác và tự
đánh mất mình. Cuộc sống của con người chỉ thực sự hạnh phúc và có ý nghĩa khi được sống là chính mình.
- Cuộc sống là q nhưng khơng thể sống bằng mọi giá.


– Khi bị đẩy vào nghịch cảnh thì con người cần phải có bản lĩnh, ý chí và một tâm hồn nhân văn để có thể
thoát khỏi nghịch cảnh, giữ vững bản chất tốt đẹp của mình...


<i><b>2.4. Liên hệ </b></i>


<i><b>a. Bi kịch của Vũ Như Tơ trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài </b></i>


<i>- Cũng như nhân vật hồn Trương Ba, nhân vật Vũ Như Tơ trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của</i>
Nguyễn Huy Tưởng cũng gặp bi kịch khi bị đẩy vào nghịch cảnh. Nhưng lựa chọn của Vũ Như Tơ có sự
khác biệt so với hồn Trương Ba vì vậy mà nhân vật này khơng thể thốt khỏi bị kịch bế tắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>cầm quân, có thể xây những tịa lâu đài cao cả nóc vờn mây mà khơng hề sai một viên gạch...”. Ơng cũng là</i>
<i>người có ước mơ hồi bão cao cả, muốn xây cho đất nước một “tòa đài hoa lệ, thách cả những cơng trình</i>
<i>sau trước, tranh tinh xảo với hóa cơng”... Ơng cịn là người có tấm lịng thiện lương biết đồng cảm với nỗi</i>
đau khổ lầm than của nhân dân nên khi Lê Tương Dực bắt xây Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi sa đọa thì Vũ
Như Tơ đã kiên quyết cự tuyệt và chửi mắng tên hôn quân vô đạo.


- Sai lầm của Vũ Như Tô là ở chỗ đã khơng kìm nén được khát khao nghệ thuật cháy bỏng của bản thân nên
đã nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm lợi dụng vương quyền của Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài để
thỏa mãn giấc mộng nghệ thuật của mình bất chấp những đau khổ, lầm than của nhân dân. Sai lầm này đã
đẩy nhân vật đến chỗ bản thân bị xử tử, cơng trình bị phá hủy. Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn không tự
nhận xây Cửu Trùng Đài là sai lầm, ông vẫn tin mình là “quang minh chính đại”. Đến khi ơng và Đan Thiềm
<i>bị bắt, Cửu Trùng Đài bị tiêu hủy thì ơng mới bừng tỉnh: “Ơi mộng lớn! Ơi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài”. </i>
<i>b. Bi kịch của Thúy Kiều ở đoạn trích Nỗi thương mình </i>



- Sau khi Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh lừa bán vào lầu xanh. Biết mình bị lừa, nàng đã chống trả rất quyết liệt
và rút dao định tự sát, nhưng không chết. Mụ Tú Bà thấy Thúy Kiều không chịu tiếp khách nên đã bày mưu
cùng với Sở Khanh (tên tay sai của Tú Bà) để lừa Thúy Kiều trốn. Nhẹ dạ cả tin nên thúy Kiều lại bị lừa và
bị mụ Tú Bà đánh đập rất dã man. Thúy Kiều phải ra tiếp khách làng chơi từ đó.


<i>- Đoạn trích Nỗi thương mình nói về những tháng ngày Thúy Kiều sống trong chốn lầu xanh. Đoạn trích đã</i>
thể hiện một cách xúc động về nỗi đau đớn, tủi nhục, thương thân xót phận và ý thức cao về nhân phẩm của
Kiều khi bị ép, bị đẩy vào vũng bùn hội tanh.


<i>- Thơng qua đoạn trích Nỗi thương mình, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy được phẩm giá cao quý, trong</i>
trắng của Thúy Kiều. Bên cạnh đó Nguyễn Du đã thể hiện rất thành công nỗi đau khổ, buồn tủi đáng thương
của Kiều giữa vũng bùn tanh hôi, nhơ nhớp để đề cao nhân phẩm, phẩm giá của Kiều. Đọc đoạn trích này,
khiến người đọc càng xót xa, căm giận về cái xã hội phong kiến tàn ác xưa. Đồng thời, càng cảm phục, yêu
thương người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc mệnh – Thúy Kiều.


<i><b>2.5. Nhận xét về ứng xử của con người khi bị đẩy vào nghịch cảnh </b></i>


- Cả Trương Ba, Vũ Như Tô và Thúy Kiều đều bị đẩy vào nghịch cảnh. Trương Ba thì khơng được sống là
chính mình; Vũ Như Tơ thì khơng được thực hiện hồi bão lớn lao của cuộc đời mình; Thúy Kiều phải sống
trong đau khổ, tủi nhục, cô đơn của người con gái tài sắc vẹn toàn đang vùng vẫy chống trọi lại cảnh đời trụy
lạc.


- Trương Ba đã có sự lựa chọn dũng cảm và đầy chất nhân văn dù phải chết nhưng vẫn giữ trọn vẹn tâm hồn
cao đẹp của mình. Vũ Như Tô lựa chọn sai lầm là đặt khát vọng nghệ thuật của cá nhân lên trên quyền lợi
trực tiếp của nhân dân nên khơng thốt khỏi bị kịch. Thúy Kiều khi bị đẩy vào nghịch cảnh đã tự ý thức về
thân phận và nhân phẩm của mình.


<b>3. Kết bài </b>


- Có thể khẳng định ba tác giả đã cho người đọc một bài học về giá trị của nghịch cảnh và nghị lực sống.


- Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Du đã xây dựng thành công ba nhân vật bi kịch và gửi gắm
trong đó những thông điệp mang ý nghĩa tư tưởng và nhân văn sâu sắc.


</div>

<!--links-->

×