Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề thi thử văn thpt quốc gia 2019 - Thạc Sỹ Nguyễn Thành Huân - Đề 17 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.29 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ths. Nguyễn Thành Huân</b> <b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019</b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 17</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:</b>


<i>Cứ nhìn dịng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, càng</i>
<i>ngạt thở vì chất thải của động cơ xe máy, xe ô tô mà cho dù khẩu trang che kín mũi miệng, cũng khơng sao</i>
<i>thốt khỏi những chất độc ấy chui vào phổi. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của con người, khó mà lường</i>
<i>được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng thở hít cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc</i>
<i>mưu sinh. Cứ ngỡ như chỉ cư dân đô thị mới trực tiếp gánh chịu tai họa đó. Song, như nhận định có trách</i>
<i>nhiệm của một nhà khoa học trong Hội thảo về “Phát triển nơng thơn” vừa rồi, thì cư dân nơng thơn cũng</i>
<i>cùng chung thảm họa đó. Đấy là chưa nói đến một thực trạng mà theo ơng, sự ơ nhiễm mơi trường ở nơng</i>
<i>thơn cịn có khía cạnh nặng nề hơn. Mới đó, nơng thơn thơ mộng với những “con sơng xanh biếc - Nước</i>
<i>gương trong soi tóc những hàng tre” (Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh), mà nay đang “có những dịng</i>
<i>sơng sắp qua đời, dịng sông đang kêu cứu”... </i>


<i>(Theo bieunhandan. vn/defaul Tương lai, </i>
<i>Môi trường và phát triển)</i>


<b>Câu 1: Đoạn trích trên đây bàn về vấn đề gì?</b>


<b>Câu 2: Câu thơ: “Nước gương trong soi tóc những hàng tre”, gợi cho anh (chị) những liên tưởng gì?</b>


<b>Câu 3: Hãy chỉ ra những phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ trong đoạn trích?</b>


<b>Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dịng) bàn về giải pháp bảo vệ mơi trường.</b>
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến</b>
được nêu ở phần Đọc hiểu: “Mà nay đang có những dịng sơng sắp qua đời, dịng sống đang kêu cứu”....


<b>Câu 2 (5,0 điểm): Đọc đoạn trích dưới đây: </b>


<i>Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ chi tiết tiếng sáo là chi tiết đặc sắc được nhà văn Tơ Hồi nhắc lại</i>
nhiều lần:


<i>Ngồi đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.</i>
<i>Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi:</i>


<i>Mày có con trai con gái </i>
<i>Mày đi nương </i>


<i>Ta khơng có con trai con gái </i>
<i>Ta đi tìm người yêu.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>mơi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị... Mị thấy</i>
<i>phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước... tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn</i>
<i>lửng lơ bay ngoài đường... Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.</i>
<i>“Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...”... </i>


<i>(Trích Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, SGK Ngữ văn 12, Tập hai, </i>
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, trang 7, 8)



<i>Cảm nhận của anh (chị) về tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi qua đoạn trích trên. Từ đó, anh</i>
<i>(chị) hãy liên hệ với âm thanh: “Tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ q! Có tiếng cười nói của người đi chợ.</i>
<i>Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá... một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định</i>
<i>về” (trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2019, trang 149) và hình ảnh “ngọc</i>
<i>trai - giếng nước” trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (Ngữ văn 10, Tập một, NXB</i>
<i>Giáo dục Việt Nam, 2019) để bình luận về ý kiến: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.</i>


<b> HẾT </b>
<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Đoạn văn bàn về vấn đề: </b>
- Ơ nhiễm mơi trường.


- Sự ô nhiễm môi trường ở thành thị và nông thôn hoặc ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống
con người.


<b>Câu 2: – Gợi liên tưởng về dịng sơng q hương thanh bình, n ả trong kỉ niệm.</b>
<b>Câu 3: Các phương thức biểu đạt được sử dụng là: </b>


- Nghị luận về ô nhiễm môi trường (thực trạng, hậu quả...); phân tích khí thải, khói bụi độc hại ở đô thị, ô
nhiễm nguồn nước ở nông thôn...


- Biểu cảm về hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của con người, khó mà lường được, mới đó, nơng thơn thơ
<i>mộng với những con sơng xanh biếc – “Nước gương trong soi tóc những hàng tre” (Nhớ con sơng q</i>
<i>hương, Tế Hanh), mà nay đang có những dịng sơng sắp qua đời. </i>


- Các biện pháp tu từ:


+ Nghệ thuật đối ý: “mới đó, nơng thơn thơ mộng với những con sống xanh biếc



- Nước gương trong soi tóc những hàng tre, mà nay đang có những dịng sơng sắp qua đời”.
+ Nhân hóa: “Có những dịng sơng sắp qua đời”.


<b>Câu 4: Các giải pháp bảo vệ mơi trường: </b>


- Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những quy định xử phạt.


- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm cơng nghiệp, các làng nghề, các đơ thị, đảm
bảo tính khoa học cao.


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao
nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp
trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường...


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>
<b>Câu 1: (2,0 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Biết viết một văn bản nghị luận xã hội với độ dài đúng quy định.


– Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận...; hành văn mạch lạc, trơi chảy, có cảm xúc; khơng mắc lỗi dùng từ, chính tả.


<b>B. Về kiến thức </b>


Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
<b>1. Mở đoạn </b>


- Đất nước ta đang trên đường phát triển. Thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội; tình hình an ninh, quốc
phòng; đối nội, đối ngoại là thật đáng tự hào. Đảng và Nhà nước đang có nhiều chủ trương để đảm bảo đất


nước phát tiển bền vững.


- Song, bên cạnh những gì đáng tự hào, chúng ta cũng thật xót xa khi được biết vấn đề mơi trường của đất
nước đang có những dấu hiệu khơng tốt. Điều đáng quan tâm nhất là hiện tượng ô nhiễm môi trường nước.
Những ngày gần đây, trên báo chí và phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin về hiện tượng: “Hiện nay,
trên đất nước ta có những dịng sơng sắp qua đời và những dịng sơng đang kêu cứu”.


<b>2. Giải thích </b>


- “Sắp qua đời” là khơng cịn sức lực, mất sức đề kháng → Chỉ nguồn nước ở những dịng sơng đang bị ơ
nhiễm nặng → động thực vật khơng cịn mơi trường sống... .


- “Đang kêu cứu” là sự khẩn thiết, cấp bách hãy hành động trước khi quá muộn. → Con người phải suy nghĩ
lại những hành động mà chính mình gây ra cho những dịng sơng.


<b>3. Vai trị của những dịng sơng trên đất nước </b>


- Những dịng sơng của đất nước là tài sản, là tiềm năng để phát triển đất nước.


- Con sông của năm tháng tuổi thơ của những ai đã sinh ra và lớn lên và tám mát trên dịng sơng q.


- Con sơng Hồng tắm mát cả đồng bằng Bắc Bộ và là nguồn điện vô cùng lớn của đất nước. Những dịng
sơng chảy qua đồng bằng Nam Bộ mang theo phù sa màu mỡ làm nên những hạt gạoViệt Nam.


- Con sông nào chẳng là nguồn cá tôm dồi dào phục vụ con người.


 Có thể nói, từ bao đời, con người đã được những dịng sơng ni dưỡng, những dịng sơng là người bạn
thân thiết sẵn lòng ban tặng cho chúng ta một cuộc sống đủ đầy, no ấm.


<b>4. Thực trạng những dịng sơng hiện nay </b>



- Đây khơng chỉ là hiện tượng đáng suy nghĩ mà còn là vấn đề cần hết sức quan tâm.


- Hiện tượng trên đất nước ta có những dịng sơng sắp qua đời và những dịng sơng đang kêu cứu là một thực
tế. Dẫn chứng:


<i>+ Báo Vietnamnet ngày 23 - 10 - 2017 phản ánh sơng Thị Vải đã trở thành dịng sơng chết. Và hiện nay, sông</i>
Dinh ở Thành phố Vũng Tàu cũng đang hấp hối. Hiện nước trên sông Thị Vải đã trở nên đen đặc, hôi thối
nồng nặc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hấp hối và đang kêu cứu!
<b>5. Nguyên nhân và hậu quả </b>


- Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng những dịng sơng Việt Nam đã chết và đang kêu cứu như
đã nói ở trên? Trả lời câu hỏi này thật khơng khó. Song chúng ta cần suy xét cho đầy đủ, sâu sắc.


- Có thể nói, ngun nhân chính là con người, những con người vì lợi ích của mình đã bằng nhiều cách tạo
nên sự ô nhiễm, dẫn đến cái chết của biết bao dịng sơng:


+ Dịng sơng Thị Vải chết từ sự ngọt ngào vơ cảm của những người chủ VeDan. Vì lợi nhuận, họ đã trở
thành người vô trách nhiệm đã giết chết dần một dịng sơng.


+ Sự ơ nhiễm môi trường nước ở sông Nhuệ - sông Đáy bắt đầu từ đâu nếu không phải do sự ra đời và hoạt
động của các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến, các tụ điểm dân cư....


- Các cơ quan Nhà nước đã chưa làm việc có hiệu quả trong việc bảo vệ mơi trường. Sự quản lí bằng luật bảo
vệ mơi trường cịn yếu kém.


- Nước là môi trường của sự sống, điều này ai cũng hiểu. Thế nhưng con người vẫn còn chưa thấy rằng, một
dịng sơng ơ nhiễm sẽ kéo dẫn đến nguồn thủy sản bị hủy diệt, nguồn nước cho cây xanh, cho động vật, cho


con người sẽ nguy hại vô cùng. Ta đã từng nghe xuất hiện một số làng ung thư, nạn ngộ độc cả làng, dịch
tiêu chảy cấp... phần lớn là bắt nguồn từ nguồn nước.


- Thái độ đối xử để những dịng sơng chết dần trong kêu cứu là một hành vi vong ơn, bội nghĩa, một thái độ
tàn nhẫn đáng phê phán.


 Rõ ràng, tiếng kêu cứu của những dịng sơng là tiếng kêu cứu về môi trường sống của mỗi chúng ta, tiếng
kêu cứu cho hôm nay và cho cả tương lai của dân tộc.


<b>6. Giải pháp </b>


- Trước hết, cần làm cho mọi người nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ không của riêng ai
mà là của cả cộng đồng, làm cho mọi người nhận ra tác hại khi những dịng sơng từng ngày đang dần ơ
nhiễm.


- Mỗi chúng ta khơng chỉ nói mà phải làm, phải có trách nhiệm, có hành động thiết thực để giữ lấy những
dịng sơng trong sạch. Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ những dịng sơng, phải có ý thức phê phán
những hành vi gây ô nhiễm, phải mạnh dạn tố cáo những biểu hiện dẫn đến cái chết của những dịng sơng.
- Mặc khác, Nhà nước cũng phải nhận rõ sự yếu kém của mình trong việc quản lý mơi trường nước nói riêng
và mơi trường nói chung để có thể xây dựng chiến lược để bảo vệ và phát huy tiềm năng của những dịng
sơng thật đúng mức..


- Hiện thực về những dịng sơng sắp qua đời và những dịng sơng đang kêu cứu là một lời cảnh báo cho mỗi
chúng ta về môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa. Phải biết lo lăng xót xa trước hiện tượng này.
- Tôi nghĩ rằng, sự yêu mến cuộc sống của chúng ta, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức môi
trường, người dân Việt bằng việc làm của mình, sẽ đem lại cho dịng sơng q nguồn nước ngọt ngào, trả lại
cho cánh đồng nguồn nước mát, trả lại cho hôm nay và cho mai sau tài sản vô giá của sự sống - là nguồn
nước từ các dịng sơng.


<b>Câu 2: (5,0 điểm)</b>


<b>1. Mở bài </b>


<i><b>- Giới thiệu vấn đề nghị luận </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

văn lớn”. Nhà văn chỉ thực sự là “người thư kí trung thành của thời đại” (Banzắc) khi anh ta có khả năng làm
sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm
nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư tưởng
của người cầm bút. Hơn ai hết, tác giả những thiên truyện viết ra từ trường đại học cuộc sống là người hiểu
rõ tầm quan trọng của những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương.


<i><b>– Dẫn ra vấn đề nghị luận </b></i>


+ Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ
thuật về con người, về cuộc đời... của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời.
<i>Vợ chồng A Phủ là một trong số không nhiều những tác phẩm văn xuôi viết thành công trong thời kì kháng</i>
<i>chiến chống Pháp. Có thể xem đó là gương mặt tiêu biểu của văn học thời đại mà cả dân tộc cùng “Rũ bùn</i>
<i>đứng dậy sáng lòa” (Đất nước, Nguyễn Đình Thi). Trong đó chi tiết “tiếng sáo đêm tình mùa xuân” là lát cắt</i>
ngang giữa nhân tế bào của tác phẩm. Vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật cùng lộ ra từ chi tiết ấy.


<b>2. Thân bài </b>


<i><b>2.1. Khái qt chung </b></i>


– Tơ Hồi là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà
<i>văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như: O chuột, Dế Mèn phiêu lưu kí... Sau Cách mạng nhà văn</i>
<i>đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như: Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Cát bụi</i>
<i>chân ai... Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong</i>
lịng người đọc khơng chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập
dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị
-người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để


trở thành con người tự do.


<i>- Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tơ Hồi viết vào những năm 1952, 1953 sau chuyến đi thực tế</i>
cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Đây là tác phẩm được nhà văn xây dựng bằng những chuyện mắt thấy
tai nghe, chan chứa tình cảm sâu nặng của tác giả đối với đồng bào miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của các
<i>thế lực thực dân, phong kiến. Vợ chồng A Phủ còn là bài ca về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người miền</i>
núi trên con đường đấu tranh giải phóng cho bản thân và quê hương.


<i><b>2.2. Cảm nhận chi tiết tiếng sáo thơng qua đoạn trích trong đề </b></i>
<i><b>a. Hồn cảnh xuất hiện của tiếng sáo </b></i>


– Mị từ khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra đã trở thành người khác hẳn. Khơng cịn là cơ Mị trẻ trung,
yêu đời, có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo đi theo. Mị trở nên câm lặng, chỉ biết vùi mình vào việc, lùi
lũi như con rùa ni trong xó cửa. Mị mất hết ý niệm về thời gian, bản thân, cảm xúc và tinh thần phản kháng
cũng bị tê liệt.


- Những đêm tình mùa xuân trên núi cao đã trở lại, ngày Tết trai gái rủ nhau đánh pao, đánh quay rồi thổi sáo
gọi bạn đi chơi. Ngày Tết Mị lén lấy rượu uống, rồi say lịm mặt ngồi đấy, Mị nghe thấy tiếng sáo, Mị nhẩm
thầm bài hát của người đang thổi, Mị uốn chiếc là trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo, tiếng sáo trở trành
nguồn sống trong tâm hồn Mị...


<i><b>b. Vai trò của tiếng sáo </b></i>


 Tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật được nhà văn nhắc đến nhiều lần với dụng ý nghệ thuật sâu sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>người dân miền núi: “Ngồi đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi... Tai Mị văng vẳng tiếng</i>
<i>sáo gọi bạn đầu làng... tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường...”. </i>


<i>– Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người: “Mị thổi sáo giỏi. Mị uốn chiếc lá trên mơi, thổi lá cũng</i>
<i>hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị...”. </i>



- Âm thanh của tiếng sáo khiến Mị nhớ về một quá khứ tươi đẹp, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng thời
<i>tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị: “Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi</i>
<i>theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao</i>
<i>nào...”. Mị vùng bước đi”. </i>


- Tiếng sáo là biểu tượng cho cuộc sống, tình u, nó lay gọi khát vọng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong
Mị, có quan hệ mật thiết với q trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động
chuẩn bị đi chơi xuân.


- Tiếng sáo thể hiện tư tưởng của tác phẩm: Sức sống của con người bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn ln
âm ỉ chờ cơ hội bùng lên. Và dù bị trói suốt đêm nhưng dây trói chỉ giữ được thể xác của Mị còn tiếng sáo đã
đem tâm hồn Mị trở lại với thời con gái, với những cuộc chơi ngày trước. Đây là giá trị nhân đạo sâu xa của
truyện.


- Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi,
cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người. Nếu tiếng chân ngựa đạp vào vách là sự lên tiếng của
hiện thực phũ phàng thì tiếng sáo lại là hiện thân của những ước mơ, hoài niệm.


<i><b>2.3. Bình luận về chi tiết tiếng sáo </b></i>


- Chi tiết tiếng sáo đêm tình mùa xuân là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo nhằm khám phá, thể hiện vẻ đẹp
nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.


- Chính nhờ tiếng sáo mùa xuân mà Mị có được sự thức tỉnh trong tâm hồn, giả sử khơng có tiếng sáo mùa
xn thì có lẽ tâm hồn Mị khơng bao giờ thức dậy được. Nó là cú hích để Mị dũng cảm làm một cuộc vượt
ngục trong tâm hồn, nó khơi dậy sức sống tinh thần phản kháng lâu nay bị vùi lấp trong Mị.


- Tiếng sáo đã trở thành điểm tựa và Mị đã vững vàng hơn. Chi tiết tiếng sáo là sản phẩm của một sự am
tường cặn kẽ, tinh thông về phong tục, lối sống của đồng bào rẻo cao. Là sản phẩm của một ngòi bút tài hoa:


văn như nhạc, như tranh, tải được cả sắc màu, hương vị, âm điệu, linh hồn của núi rừng Tây Bắc: Trong
sáng, hồn nhiên mà tình tứ, réo rắt da diết, mà khỏe khoắn lạ thường. Thật trọn vẹn, ngọt ngào và đầy dư vị!
<i><b>2.4. Liên hệ</b></i>


<i><b> a. Âm thanh trong Chí Phèo của Nam Cao </b></i>


<i>- Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác về đề tài người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng</i>
Tám của Nam Cao. Nam Cao miêu tả Chí Phèo từ đứa trẻ bị bỏ rơi, được người làng nuôi, lớn lên thành anh
canh điền khỏe mạnh lương thiện. Rồi Chí bị bá Kiến ghen tng và đẩy vào tù. Khi ra tù trở về làng Chí
trượt dài trong tội lỗi, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với thị Nở và trận ốm đã
làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lí. Từ khi đi tù về, đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu
năm Chí hết say, hồn tồn tỉnh táo và có được một khoảng ngưng lặng để nghe được những âm thanh quen
<i>thuộc của cuộc sống: “Tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ q! Có tiếng cười nói của người đi chợ. Anh thuyền</i>
<i>chài gõ mái chèo đuổi cá... một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về” những</i>
âm thanh thường nhật ấy ngày nào mà chả có nhưng hơm nay Chí mới nghe được bởi vì bây giờ hắn mới
được tỉnh sau những cơn say dài mênh mang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

âm thanh nhỏ giọt vào tâm hồn Chí, như dòng nước mát lành, như cơn mưa mùa hạ đang đổ xuống thớ đất
khơ cằn sỏi đá, thiếu vắng tình thương yêu đồng cảm chia sẻ của Chí. Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí
những cảm xúc của con người. Chí nhận ra cái lều ẩm thấp chỉ có hơi lờ mờ của mình rằng: “Mặt trời chắc đã
lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”. Cũng như những ngày người say tỉnh dậy, Chí Phèo thấy miệng
đắng, lòng mơ hồ buồn.


- Những âm thanh của cuộc sống đã làm cho chí dần lấy lại ý thức về cuộc sống, đưa Chí về quá khứ tươi đẹp
<i>và hạnh phúc một thời với giấc mơ bình dị về một cuộc sống gia đình nho nhỏ: “Chồng cuốc mướn cày thuê,</i>
<i>vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn ni để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. </i>


- Cũng chính những âm thanh của cuộc sống ấy cũng khiến Chí nhận ra hắn già mà vẫn cịn cơ độc, khiến
Chí suy nghĩ nhiều hơn, sâu xa hơn, hình dung được tương lai đầy bất ổn ở phía trước để rồi lo sợ...



 Âm thanh “Tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ q! Có tiếng cười nói của người đi chợ. Anh thuyền chài gõ
<i>mái chèo đuổi cá... một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về” là chi tiết quan</i>
trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và bị kịch của
nhân vật. Chi tiết nhỏ chỉ thoáng qua vài câu văn ngắn nhưng lại là yếu tố nội liên văn bản làm cho mạch
truyện từ đây bất ngờ rẽ sang hướng khác. Nhờ nó mà ta có thể nhìn thấy hai nửa cuộc đời của Chí Phèo. Đó
là chi tiết đắt giá thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.


<i><b>b. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy </b></i>


<i>- Nhắc đến Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là nhắc đến một trong những truyền thuyết</i>
hay nhất của dân tộc Việt Nam. Cái hay của truyện không chỉ nằm ở tư tưởng nhân văn hoặc những chi tiết kì
ảo, hấp dẫn mà cịn ở sự sáng tạo tuyệt vời của dân gian trong hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”.


- Có thể thấy hình ảnh “ngọc trai” được sáng tạo trong tương quan với lời của Mị Châu khấn nguyện trước
lúc chết, cịn hình ảnh “giếng nước” có hồn Trọng Thủy hịa cùng nỗi hối hận vơ hạn:


+ Hình ảnh “ngọc trai” là nhằm chiêu tuyết cho danh dự của Mị Châu, nó chứng thực tấm lịng trong sáng
của nàng.


+ Hình ảnh “giếng nước” là sự chứng nhận cho mong muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.


 Chi tiết “ngọc trai” đem rửa trong giếng nước này lại càng sáng đẹp hơn nói lên rằng Trọng Thủy đã tìm
được sự hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Đó chính là ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh
“ngọc trai – giếng nước” trong câu chuyện. Qua đây, chúng ta được chứng kiến tấm lòng nhân đạo sâu sắc
của nhân dân. Phải có một lịng bao dung, cảm thơng, độ lượng, phải có một trái tim nhân ái, cao cả, dân gian
mới đem trí tuệ của mình sáng tạo nên một kết cục hoàn mĩ, duy nhất hợp lí cho số phận của đơi trai gái.
<i><b>2.5. Bình luận về vai trị của chi tiết trong tác phẩm </b></i>


- Trong tác phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật cực kì quan trọng, nếu khơng có nó, tác phẩm dường như chưa
thực sự có được tầm vóc.



- Chi tiết nghệ thuật giống như một hạt cát nhưng đủ để mang đến một sa mạc mênh mông; chi tiết nghệ
thuật như một giọt nước nhưng có thể làm đồng hiện cả đại dương bao la.


- Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng lại mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư
tưởng, sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm xúc và góp phần quyết định tạo ra sức
truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ ở chi tiết. Chi tiết bao giờ cũng có khả năng thuyết minh, biểu
hiện cái tồn thể.


<b>3. Kết bài </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Chí Phèo và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là</i>
những chi tiết nghệ thuật có sức dư ba, làm trụ cột cho cả ba tác phẩm, góp phần tạo nên ba thiên truyện ngắn
đặc sắc nhất của văn chương Việt Nam.


</div>

<!--links-->

×