Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT VĂN TỰ SỰ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.53 KB, 11 trang )


phòng giáo dục đào tạo thiệu hoá
trờng thcs thiệu dơng
tên đề tài
PHNG PHP GIP HC SINH LM TT VN T S TRONG
CHNG TRèNH NG VN 8

Họ và tên : Ngô Thị Hằng
Chức vụ : Giáo viên
Trang 1

Đơn vị : Trờng THCS Triệu Dơng
Năm Học : 2010-2011

Mục lục
A.đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
B. giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện
1. Xác định yêu cầu của đề
2. Hình thức trình bày
II. Các biện pháp thực hiện
1. Tìm hiểu đề (xác định yêu cầu của đề)
2. Viết đoạn văn trong văn bản tự sự.
3. Liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự
c. kết luận:
1. Một số lu ý
2. kết quả nghiên cứu
d. bài học kinh nghiệm
Trang 2



a. đặt vấn đề
i. lời mở đầu:
Trong nhà trờng nói chung, trong trờng THCS nói riêng, Ngữ văn là môn học trang bị
cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học (bao gồm: tác phẩm, tác
giả, các quá trình văn học ) có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá
vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng nh khả năng biết đánh giá đúng
đắn, khoa học các hiện tợng.
Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển khả
năng sản sinh văn bản mới (nói và viết).
Tập làm văn là phân môn hớng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh hình thành
những kỹ năng cần thiết để làm một bài văn. ngời học sinh từ bậc tiểu học đến trung học
(kể cả vào đại học) đã và sẽ đợc làm văn theo ba dạng sau đây.
Dạng sáng tác văn học nh: miêu tả, tờng thuật, kể chuyện (tự sự) và một số thể thơ
quen thuộc nh: thơ 5 chữ, thơ tứ tuyệt, thơ lục bát
Dạng bài nghị luận với hai nội dung chủ yếu là nghị luận xã hội và nghị luận văn học
(trong chơng trình của THCS là ở lớp 7, 8, 9).
Dạng văn hành chính công vụ nh: đơn từ, biên bản, thông báo, báo cáo, hợp đồng.
Đặc trng cơ bản của nhóm th nhất là kích thích trí tởng tợng phong phú, xây dựng óc
quan sát tinh tế cho học sinh. Đặc trng của nhóm thứ hai là nhằm hình thành và phát triển
t duy lí luận với khả năng lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Loại văn hành chính
công vụ thì có đặc trng là khuôn mẫu, công thức.
Trang 3

Trong nhà trờng phổ thông, nhìn chung không đặt ra việc sáng tác văn học. Tuy nhiên
để phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS đợc làm quen với kiểu sáng tác, tạo tiền đề cho
các em có thể vận dụng tốt trong quá trình học sau này.
Những bài văn hay loại này là những bài viết đúng quy cách, chân thực, có những
khám phá hồn nhiên về thiên nhiên và đời sống gia đình, xã hội. Trong chơng trình ngữ
văn THCS, ở lớp 8 học sinh đợc học văn tự sự từ bài 1 đến bài 10 (chiếm gần 1/3 số bài

trong
chơng trình). Tuy học sinh đã học văn tự sự từ lớp 6 nhng vì nhiều lí do nên các em làm
bài vẫn cha tốt.
Quan trọng là vậy, nhng là giáo viên dạy môn Ngữ văn, công tác tại trờng THCS
Thiệu Dơng, tôi thấy các em làm bài văn tự sự cha tốt, còn mắc nhiều lỗi mà nếu giáo
viên có thể giúp học sinh khắc phục đợc thì các em sẽ làm tốt hơn. những hạn chế trong
bài làm văn tự sự của các em một phần do các em, một phần do giáo viên cha có biện
pháp phù hợp giúp các em.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

Về phía ngời giáo viên, trớc đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mới chỉ giúp các
em nắm bắt đợc những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. trong quá trình dạy chỉ dạy
văn tự sự ở những tiết học về văn tự sự, cha tận dụng đợc thời gian ở các phân môn khác
để tích hợp với phần tập làm văn, Đặc biệt cha chú trọng luyện tập và ra các bài tập về nhà
cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài.
Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, đa số các em là gia đình nông
nghiệp lại có thêm nghề phụ, các em phải phụ giúp gia đình nhiều nên ít có thời gian để
đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết. Trong khi đó, Thiệu Dơng là xã tơng đối xa
trung tâm, nhà trờng lại cha có đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học nên các
em không đủ tài liệu để tham khảo. Vì vậy chỉ có thể nắm bắt đợc những gì SGK cung
cấp.
Học văn đòi hỏi viết nhiều, đọc nhiều, nhng học sinh Thiệu Dơng lại ít có điều kiện
cũng nh thời gian để luyện tập, kết hợp với những điều kiện trên làm cho các em nghèo
nàn về vốn từ nên khi làm bài viết cũng thêm phần khó khăn
Trang 4

Thêm vào đó, nhiều học sinh cha chú ý đến việc học, ý thức học cha cao, về nhà không
làm bài nên khi làm bài thờng vụng về, lúng túng
Với những khó khăn nh vậy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện pháp giúp học
sinh nắm bắt và làm tốt văn tự sự. Cũng từ những băn khoăn, trăn trở: Làm sao có thể giúp

học sinh làm tốt bài văn tự sự ? Qua quá trình dạy học và tìm tòi tôi đã có đợc những biện
pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chơng trình Ngữ văn lớp 8. Trong những
biện pháp đó, việc động viên khích lệ về tinh thần cũng nh vật chất (điểm số) là rất quan
trọng. Sau đây tôi xin trình bày Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự
trong chơng trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trờng THCS Thiệu Dơng.
Những biện pháp này đợc áp dụng ở 2 lớp do tôi dạy: Lớp 8D và 8E.
B. Giải quyết vấn đề
I . các giải pháp thực hiện:
Ngời giáo viên dạy văn bao giờ cũng muốn học trò của mình làm đợc những bài văn
hay, nhng đó không phải là một việc dễ. Bài văn hay trớc hết phải viết đúng (đúng theo
nghĩa tơng đối, nghĩa là theo khuôn khổ của nhà trờng). Hay và đúng có mối quan hệ mật
thiết với nhau, Bài văn hay trớc hết phải viết đúng yêu cầu của đề bài, đúng những kiến
thức cơ bản, hình thức trình bày phải đúng quy cách.
1. Xác định yêu cầu của đề:
Việc xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bớc này giúp học sinh thể hiện
đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay lệch đề. Xác định dúng yêu cầu của đề cũng
giúp ngời viết lập đợc một dàn ý tốt và do đó cũng tránh đợc bệnh dài dòng, lan man dây
cà ra dây muống, trống đánh xuôi, kèn thổi ngợc tạo đợc sự thống nhất, hài hoà giữa
các phần của bài viết. Bên cạnh đó, việc viết đúng kiến thức cơ bản cũng vô cùng quan
trọng, kiến thức cơ bản là bột, có bột mới gột nên hồ.
2. Hình thức trình bày:
Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang giấy. Một bài
văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy, cha cần đọc đã thấy rõ ba phần:
Mở bài, thân bài và kết bài. Muốn thế ngời viết không chỉ phải chú ý đến nội dung mà
hình thức cũng phải rõ.
Yêu cầu là vậy, nhng trong thực tế dạy học tôi thấy bài văn của học sinh cha đáp ứng
đợc những yêu cầu đó là bao. Bài làm của các em vẫn còn hiện tợng lạc đề, lệch đề do
Trang 5

không chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đoạn văn trong bài thờng sai quy cách. Bên cạnh đó là

việc giữa các đoạn văn cha có sự liên kết.
Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp tốt giúp học sinh
làm tốt bài văn tự sự. Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã tìm đợc cho
mình một cách làm mang lại hiệu quả cao. Trong cách làm đó vấn đề tích hợp có vai trò
rất quan trọng. Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữ văn hiện nay.
ii. các biện pháp thực hiện :
1. Tìm hiểu đề ( xác định yêu cầu của đề):
Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hớng cho toàn bộ quá trình thực hiện một bài tập
làm văn. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi chd kiên nhẫn, học sinh thờng không chú ý đến bớc
tìm hiểu đề. Vì vậy trong quá trình dạy tôi luôn hớng dẫn học sinh thực hiện thao tác này
và nó đợc lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng nh trớc các đề học trong bài học.
Ví dụ: nh ra đề rồi yêu cầu HS về nhà thực hiện trớc các bài viết số 1, số 2, hoặc trong các
giờ tự chọn văn.
Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trớc một đề bài tôi thờng yêu cầu học sinh đọc nhiều lần
(thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề), lấy bút chì gạch dới các từ ngữ cần chú ý, chép
lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề.
Kết quả của bớc tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định đợc tất cả các yêu cầu của đề
bài:
- Kiểu bài: tự sự hay miêu tả, tờng thuật hay giải thích.
Lời yêu cầu về kiểu bài: theo lối trực tiếp nói thẳng (nh hãy kể ) hay lời yêu cầu
gián tiếp nói vòng (nh em thấy mình đã khôn lớn )
- Đề bài và giới hạn: học sinh cần tìm hiểu rõ qua từng từ ngữ để xá định giới hạn của
đề bài. Chỉ một sơ suất nhỏ trong việc xác định giới hạn của đề bài cũng có thể dẫn các
em từ tản mạn, xa đề đến lạc đề.
Ví dụ 1: Cho đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu.
Trớc đề này có rất nhiều học sinh kể ra hai, ba kỉ niệm, không có kỉ niệm nào đợc kể
một cách đầy đủ.
Ví dụ 2: Cho đề bài: Cô giáo của em.
Trang 6


Với đề này, một số học sinh kể về cô giáo của mình ở hiện tại chứ không phải là một
kỉ niệm về một cô giáo mà mình tôn trọng nhất, yêu thơng nhất hay một cô giáo mà mình
không bao giờ quên.
Tìm hiểu đề là bớc quan trọng, tuy nhiên trong chơng trình học các em lại chỉ đợc học
không đến một tiết (ở lớp 6). Thêm vào đó ở chơng trình Ngữ văn 8 các em học văn tự sự
chỉ trong 13 tiết nên thời gian không nhiều. Để khắc phục đợc khó khăn đó và cho học
sinh thực hiện tốt bớc này, tôi đã kết hợp thời gian trên lớp, thời gian ở nhà của các em và
thời gian ở tiết học tự chọn Ngữ văn để hớng dẫn và cho các em thực hành.
Ví dụ 1: Khi dạy xong tiết tự chọn thứ hai (ở tuần 2), giáo viên ra đề bài cho học sinh
về nhà làm.
Đề 1: Trong cuộc đơi mỗi chúng ta ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ, kỉ niệm
đáng nhớ nhất của em ở thời thơ ấu là gì.
Đề 2: em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em trong thời thơ ấu.
Yêu cầu trả lời :
- Kiểu bài của mỗi đề là gì ?
- Lời yêu cầu của mỗi đề là trực tiếp hay gián tiếp ?
- Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào (kể về một hay nhiều kỉ niệm) ?
* Lu ý : đọc thật kĩ đề bài, lấy bút chì gạch dới những từ ngữ quan trọng.
Trong tiết tự chọn Ngữ văn tuần kế tiếp, trớc khi vào nội dung bài học giáo viên mời
một số học sinh trình bày bài của mình rồi cho những em khác nhận xét. Giáo viên tổng
hợp. Cuối buổi thu tập bài của học sinh về chấm.
Kiểu bài :
- Đề 1 và 2 đều là kiểu bài tự sự.
- Đề 1 là đề có yêu cầu gián tiếp, đề 2 có yêu cầu trực tiếp.
- Giới hạn của đề bài : kể duy nhất một kỉ niệm, đó là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong
thời thơ ấu.
Từ nội dunng đó giáo viên nhắc nhở học sinh : Trớc khi viết một bài văn các em nên
tìm hiểu đề bài trớc để viết bài văn cho tốt bằng cách thực hiện các yêu cầu nh bài tập các
em vừa làm. Có thể khái quát thành hai nội dung cơ bản (ta gọi là tìm hiể đề).
- Xác định kiểu bài.

Trang 7

- Xác định giới hạn của đề.
Ví dụ 2: Khi dạy xong bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản (tiết 10 bài 3) giáo
viên yêu cầu học sinh : Ngoài việc chuẩn bị để làm bài các em thực hiện trớc bớc tìm hiểu
đề cho các đề có trong phần viết bài tập làm văn số 1 văn tự sự.
Tới tiết 11 12, trớc khi viết bài giáo viên yêu cầu 1 -> 2 em học sinh trình bày kết
quả tìm hiểu đề rồi mới đi vào bài viết.
Học sinh có thể trả lời:
Đề 1: Kể lại kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.
- Kiểu bài: kể (tự sự), yêu cầu trực tiếp
- Giới hạn: những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học (chỉ trong ngày đầu tiên mà
thôi).
Đề 2: Ngời ấy (bạn, thầy, ngời thân, ) sống mãi trong lòng tôi.
- Kiểu bài : Kể (tự sự), yêu cầu gián tiếp.
- Giới hạn : chỉ kể về một ngời thân (có thể là một kỉ niệm khó quên với ngời đó.
Ví dụ 3 : Tơng tự nh ví dụ 2, trớc khi viết bài viết số 2, giáo viên cũng yêu cầu
học sinh thực hiện bớc tìm hiể đề.
Trong quá trình dạy học (nhất là ở tiết trả bài) tôi đã cho học sinh thấy một cách
nghiêm túc rằng lạc đề là lỗi nghiêm trọng nhất, nặng nhất của một bài tập làm văn. Một
bài tập làm văn. một bài văn lạc đề dù có những đoạn văn hay đến mấy cũng không thể
đạt đợc điểm số cần thiết.
Đối với giáo viên, trớc một đề tập làm văn việc tìm hiểu đề là đơn giản, nhng với
học sinh bớc này rất quan trọng, Vì vậy, trớc bất cứ một đề văn nào giáo viên luôn yêu
cầu học sinh phải thực hiện bớc này.
2. Viết đoạn văn trong văn bản tự sự:
Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Vì vậy, viết tốt đoạn văn là một trong những
điều kiện để có một bài văn hay.
Trong chơng trình Ngữ văn 8, học sinh đợc học cách viết đoạn văn ở tiết 10: Xây
dựng đoạn văn trong văn bản. Trên cơ sở này, các em đã có kiến thức về cách xây dựng

đoạn văn. từ đó, tôi thờng xuyên cho học sinh luyện tập viết đoạn văn ở trên lớp cũng nh ở
nhà, luyện tập nhận diện đoạn văn cũng nh viết đoạn văn.
Trang 8

Trớc hết giáo viên cho học sinh nhận diện các đoạn văn.
Ví dụ: Sau khi dạy xong tiết 10: Xây dụng đoạn văn trong văn bản, ở bớc củng cố
tôi nêu yêu cầu: Các em xem đoạn văn b trong bài tập 1, phần luyện tập ở trang 26 và
đoạn văn giới thiệu về Nam Cao trong phần chú thích ở trang 45 rồi xác định các đoạn
văn đó đợc viết theo cách nào?
Học sinh trả lời:
- Đoạn văn ở trang 26 là đoạn văn viết theo lối diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu
đoạn văn), chủ đề là nói về vẻ đẹp huyền ảo trong ngày của Ba Vì.
- Đoạn giới thiệu về Nam Cao ở trang 45 đợc viết theo lối song hành (từ ngữ chủ đề
là Nam Cao, ông), đối tợng là Nam Cao.
Học sinh trả lời đợc nh vậy là nắm đợc thế nào là đoạn văn. Trên cơ sở đó tôi cho
học sinh đi vào thực hành kĩ năng viết đoạn văn.
Trong quá trình học, học sinh đợc học rất nhiều văn bản tự sự. Đó là điều kiện giúp
các em viết tốt đoạn văn t sự.
Ví dụ 1: khi học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13-14, bài 4) tôi cho học
sinh bài tập về nhà: Về nhà mỗi em viết một đoạn văn nói về số phận và tính cách của lão
Hạc ngời nông dân Việt Nam trớc cách mạng tháng tám (cho HS một câu gợi ý: Lão
Hạc là con ngời nghèo khổ ngng lão có nhiều phẩm chất đáng quý.)
Tới tiết 16 Liên kết đoạn văn trong văn bản, khi kiểm tra bài cũ xong, GV mời
một HS trình bày đoạn văn của mình cho thầy cùng cả lớp nghe rồi GV nhận xét. Cuối tiết
học GV thu bài lài để về nhà chấm, nhận xét sủa chữa cho HS.
Ví dụ 2: khi học xong tiết 21-22, văn bản Cô bé bán diêm, GV ra bài tập cho HS
về nhà làm:
Em thử tởng tợng mình là ngời chứng kiến cái chết của cô bé trong chuyện Cô bé
bán diêm của An-đéc-xen, bây giờ các bạn muốn nghe em kể lại cái chết của cô bé. Vậy
em hãy viết một đoạn văn kể lại cho các bạn cùng nghe.

Tới tiết học tiếp theo giáo viên thu bài của các em về chấm, sủa và nhận xết trong bài
viết cho các em. Khi trả lại bài cho học sinh, giáo viên cho đọc một số bài viết tốt để các
em rut kinh nghiệm cho bài của mình.
Trang 9

Ví dụ 3: bài Từ ngữ địa phơng và biệt ngữ xã hội, (tiết 17-bài 5)có nội dung tơng
đối ngắn, bài tập dễ nên giáo viên cho học sinh làm bài tập về nhà. Thời gian trên lớp giáo
viên cho học sinh làm bài tập: em hãy viết một đoạn văn ngăn kể về ngời mẹ (hoặc cha)
của mình trong đó có sử dụng từ ngữ địa phơng.
Khi học sinh viết xong, giáo viên mới 2 học sinh đọc bài rồi mời những học sinh
khác nhận xét. Sau đó giáo viên kết luận về nôi dung, chủ đề và hình thức trình bày.
Bài của những học sinh còn lại giáo viên thu để về nhà xem (học sinh cha viết xong
thì thu lại ở tiết sau).
Ví dụ 4:khi dạy xong tiết 25 26, Đánh nhau với cối xay gió,giáo viên yêu cầu
học sinh về nhà viết đoạn văn với gợi ý: Sự tơng phản giữd Đôn-ki-hô-tê và Xan-chôPan-
xa.
Đến tiết 28, bài 7 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm,
giáo viên mời 2 học sinh trình bày đoạn văn.
Trên cơ sở đó ở tiết 28 này học sình viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu
cảm là rất dễ.
Khi học sinh luyện viết đoạn văn có thể có lỗi về câu chính tả do học sinh tự sắp xếp
vì vậy giáo viên cũng cần hớng dẫn học sinh sửa lỗi về câu và chính tả.
Có thể nói việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt đoạn văn tự
sự có nghĩa là học sinh đã nắm đợc những yêu cầu của đoạn văn.
Trên cơ sở đó khi học văn bản thuyết minh và văn nghị luận học sinh sẽ viết tốt đoạn
văn - đó là một trong những tiền đề để học sinh làm tốt các kiểu văn bản khác.
3. Liên kết đoạn văn trong văn bản
Một bài văn đợc tạo thành bởi nhiều đoạn văn liên kết lại với nhau. Bài văn là một
chỉnh thể hoàn chỉnh nên giữa các đoạn văn cần có sự lien kết với nhau.Liên kết đoạn văn
nhằm mục đích làm cho ý của cả đoạn vừa phân biệt nhau vừa liền mạch với nhau một

cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Muốn vậy, phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa
chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phơng tiện liên kết phù hợp.
Trong chơng trình ngữ văn 8 học sinh đã đợc học: Liên kết các đoạn văn trong văn
bản ở tiết 16, bài 4.
Trang 10

Trên cơ sở bài học này giáo viên hớng dẫn học sinh thực hành việc liên kết đoạn
văn do các em tạo ra.
Trớc hết giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận diện các phơng tiện liên kết đoạn
văn.
Ví dụ 1: khi dạy xong bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản tiết 1, bà 4,
giáo viên yêu cầu: về nhà các em đọc văn bản Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) ở trang 64
sau đó xác định các từ ngữ và câu có tác dụng nối giữa các đoạn văn trong văn bản đó .
Tới tiết 18, bài 5 : Tóm tắt văn bản từ sự, trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên mời
học sinh trình bày (giáo viên kết luận) những từ ngữ, câu có tác dụng nối nh:
- Em quẹt que diêm thứ hai,
- Em quẹt que diêm thứ ba.
- Em quẹt que diêm nữa vào tờng,
- Thế là
- Sáng hôm sau,
- trong buổi sáng lãnh lẽo ấy
Ví dụ 2: Cũng nh ở ví dụ 1, nhng có thể cho học sinh tìm phơng tiện liên kết trong văn
bản Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-téc), ở văn bản này thì dễ nhận biết hơn.
Học sinh có thể tìm đợc các phơng tiện liên kết:
Vừa bàn tán về cuộc phiêu lu mới xảy ra,
Đêm hôm ấy,
Trên cơ sở bài tập này, giáo viên đã giúp học sinh khắc sâu kiến thức phần lí thuyết,
từ đây có thể cho học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn.
Việc viết các đoạn văn có sự liên kết với nhau đối với h/s trung bình và yếu là tơng
đối khó. Cho nên trong quá trình dạy tôi luôn có những đoạn văn mẫu cho các em. Bên

cạnh đó là bài làm của các em học sinh khá giỏi. Đồng thời luôn khích lệ tinh thần cho
các em.
ở dạng bài này, giáo viên vừa cho học sinh luyện tập ở trên lớp vùa cho các em về
nhà làm (giáo viên phải thu vở bài tập rồi chấm và sủa chữa cho học sinh).
Ví dụ 1: ở bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (tiết 24,bài6), khi dạy đến
phần luyện tập, giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 và đọc phần đọc thêm ở trên lớp. Còn
Trang 11

bài tập 2 viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại ngời thân
thì giáo viên cho học sinh về nhà làm. Giáo viên yêu cầu học sinh viết thành 2 đoạn văn
trong đó có các phơng tiện liên kết.
Đến tiết 28, bài 7- Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm,
giáo viên mời 2 học sinh trình bày bài của mình rồi giáo viên nhận xét. Sau đó thu bài về
nhà chấm và sửa cho học sinh.
Ví dụ 2: Văn bản Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-téc) có hai nhân vật Đôn-
ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa tơng phản nhau về mọi mặt. Vậy sau bài học đó giáo viên yêu
cầu học sinh viết 2 đoạn văn nói về hai nhân vật (hai đoạn văn có quan hệ đối lập)
Ví dụ 3: Học xong văn bản Lão hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4), học sinh biết
rằng chị Dậu và Lão Hạc là những con ngời tiêu biểu cho tầng lớp nông dân Việt Nam tr-
ớc cách mạng tháng tám. Giáo viên có thể cho học sinh viết hai đoạn văn nói về số phận
và tính cách của ngời nông dân (thông qua lão Hạc và chị Dậu)
c. kết luận
1. Một số l u ý:
Để trở thành ngời thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào ngời thợ cũng phải trải qua
quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để viết tốt một bài văn cũng vậy, học sinh phải trải
qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hớng dẫn của giáo viên.
Trong quá trình dạy, ngời giáo viên giúp học sinh nhớ lại những kiến thức cũ đã học
về văn tự sự ở lớp 6 bằng các tình huống có vấn đề trong các tiết lí thuyết.
Để áp dụng có hiệu quả những biện pháp này, ngời giáo viên thực sự tâm huyết, có
tinh thần trách nhiệm cao, dành nhiều thời gian. Do học sinh phải thực hiện phần bài tập ở

nhà nhiều nên giáo viên phải thu vở bài tập về nhà để chấm và chữa cho các em.
Giáo viên thờng xuyên hớng dẫn, theo dõi quá trình học sinh làm bài. Điều quan
trọng là giáo viên biết động viên, khuyến khích, tuyên dơng học sinh đúng lúc, kịp thời.
Bên cạnh đó, với học sinh điểm số rất quan trọng nên khi chấm bài tập hoặc khi các em
trình bày bài viết thì giáo viên nên cho học sinh điểm số và có điểm cho tinh thần tự giác.
Nếu giáo viên làm tốt điều đó thì các em sẽ rất tự giác và có hững thú làm bài tập ở
nhà cũng nh trên lớp. Trong trờng hợp giáo viên có quên thu bài thì cũng sẽ đợc các em
nhắc nhở.
Trang 12

Bên cạnh việc động viên, khuyến khích, giáo viên cũng cần có biện pháp đối với
những học sinh còn có t tởng trông chờ, ỷ lại nh yêu cầu các em ở lại sau buổi học để làm
bài tập, mợn bài của bạn chép lại nhiều lần. Hiện nay đã có tiết tự chọn (1 tiết / tuần cho
môn Ngữ văn), khi dạy tiết này, trong thực hành giáo viên có những bài tập dễ hơn cho
học sinh yếu, kém. Khi các em làm đợc giáo viên mới nâng độ khó lên dần.
2. Kết quả nghiên cứu:
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chơng trình
Ngữ văn 8. Đó cũng là những gì tôi tích luỹ đợc trong quá trình dạy văn tự sự trong thời
gian qua. Qua quá trình giảnh dạy, tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp, thông qua tiết dự
giờ, tham khảo tài liệu tôi đã tích luỹ đ ợc cho mình một số kinh nghiệm , nó đợc tôi áp
dụng vào bài dạy khi lên lớp tại trờng THCS Thiệu Dơng.
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian chất lợng bài
viết của học sinh đợc nâng lên rõ rệt, giảm đợc số bài không đạt yêu cầu, và số bài khá,
giỏi cũng tăng lên.
Những biện pháp trên đợc tôi rút ra từ thực tế cũng nh thông qua trao đổi với bạn
đồng nghiệp có thể vẫn còn hạn chế. Vậy, tôi mong đợc tiếp thu ý kiến đóng góp của
BGH, của hội đồng khoa học nhà trờng và hội đồng khoa học phòng giáo dục - đào tạo để
từ đó có thể trao đổi, rút kinh nghiệm giúp tôi nâng cao chất lợng giảng dạy ở bộ môn.
D. Bài học kinh nghiệm
Trong dạy học nối chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, ngời giáo viên phải

luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn,
Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của ngời giáo viên khi làm công tác giảng dạy. Trên cơ
sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tốt hơn.
Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ những
hạn chế của học sinh mình. Nếu thành công sẽ là động lực rất lớn làm cho ngời giáo viên
tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo.
Bản thân mỗi ngời giáo viên cần ý thức đợc vai trò của mình. Khi lên lớp giáo viên
phải có tinh thần trách nhiệm cao. Nh vậy mới có thể tận tâm, mới vui, buồn khi học sinh
làm bài tốt hay không tốt. Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong quá trình
công tác của mình. Nhờ vậy mà học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn.
Trang 13

Có thể nói rằng qua việc thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra đợc cho mình rất nhiều bài
học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn BGH nhà trờng, tổ xã hội đã tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành sáng kiến này, Rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn đồng
nghiệp.
Ngày 15 tháng 03 năm 2011
Ngời thực hiện
Ngô thị Hằng

Trang 14

×