Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn - Trường chuyên Đại học Vinh - lần 3- năm 2019 (có lời giải chi tiết) | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.58 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH</b>
<b>TRƯỜNG THPT CHUYÊN</b>


ĐỀ THI LẦN 3


<b>ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề</i>


<b>Họ, tên thí sinh:...</b>
<b>Số báo danh:...</b>


<b> Mục tiêu: </b>


<b>Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: </b>
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt


- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.


<b>Kĩ năng: </b>


- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.


- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
<b>I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)</b>


Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:


Khi tâm trí có mục tiêu rõ ràng, nó có thể tập trung và định hướng, rồi tái tập trung và tái định


hướng cho đến khi ta đạt được mục tiêu mong muốn. Nếu khơng thì năng lượng của tâm trí sẽ bị lãng phí.
Chính mục tiêu là điều tạo nên sự khác biệt ở khả năng tận dụng triệt để nguồn lực của mỗi người. Một
nghiên cứu với sự tham gia của những sinh viên tốt nghiệp năm 1953 của Đại học Yale đã thể hiện rõ
điều này. Người ta phỏng vấn những sinh viên tốt nghiệp để biết xem họ có mục tiêu rõ ràng và cụ thể
hay khơng, có viết chúng ra và có kế hoạch hành động cụ thể hay không. Chỉ 3% số lượng sinh viên viết
ra mục tiêu cụ thể cho mình. 20 năm sau, năm 1973, các nhà nghiên cứu lại phỏng vấn các sinh viên ngày
trước. Họ phát hiện thấy nhóm 3% sinh viên kia hiện có tổng tài sản cao hơn tổng tài sản của toàn bộ sinh
viên trong nhóm 97% cộng lại. Dĩ nhiên, nghiên cứu này chỉ đánh giá phương diện vượt trội về tài chính.
Tuy nhiên, những người phỏng vấn cũng phát hiện ra rằng với những tiêu chí khó đo lường và mang tính
chủ quan như mức độ hạnh phúc, kết quả của nhóm 3% vẫn hoàn toàn vượt trội. Đây là sức mạnh của
việc xác lập mục tiêu.


<i>(Trích Đánh thức năng lực vơ hạn, Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2018, tr. </i>
157-158)
<b>1.Nhận biết </b>


Theo tác giả, việc xác định mục tiêu có tác dụng gì đối với tâm trí mỗi người?
<b>2. Thơng hiểu </b>


Theo anh/chị điều quan trọng khi xác lập mục tiêu là gì?
<b>3. Thơng hiểu</b>


Việc tác giả trích dẫn các số liệu cụ thể có tác dụng như thế nào?
<b>4. Thơng hiểu </b>


Anh/chị có cho rằng lập mục tiêu là đủ để thành cơng khơng? Vì sao?
<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về: ý nghĩa
của việc xác lập mục tiêu.



<b>Câu 2 (5.0 điểm) Vận dụng cao </b>


Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích sau:


<b>Hồn Trương Ba: Ơng Đế Thích ạ, tơi khơng thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể</b>
được!


<b>Đế Thích: Sao thế? Có gì khơng ổn đâu! </b>


<b>Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo được. Tơi muốn được là tơi tồn</b>
vẹn.


<b>Đế Thích: Thế ơng ngỡ tất cả mọi người đều được là mình tồn vẹn cả ư? Ngay cả tơi đây. Ở bên ngồi,</b>
tơi đâu có được sống theo những điều tơi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hồng nữa, chính người lắm khi
cũng phải khn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ơng.
Ơng đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, cịn chút hình thù gì
của ơng đâu!


<b>Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái</b>
thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào
thì ơng chẳng cần biết.


<i>(Trích cảnh VII, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.</i>
149)
Từ đó, hãy nhận xét triết lí nhân sinh mà tác giả Lưu Quang Vũ gửi gắm qua nhân vật.


<b>HƯỚNG DẪN LÀM BÀI</b>


<b>Câu </b> <b>Nội dung</b>



<b>Đọc hiểu </b> 1.


<b>Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích </b>
<b>Cách giải: </b>


- Tác dụng khi xác định được mục tiêu với tâm trí: khi tâm trí có mục tiêu rõ ràng, nó có thể
tập trung và định hướng, rồi tái tập trung và tái định hướng cho đến khi người ta đạt được
mục tiêu mong muốn.


2.


<b>Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích </b>
<b>Cách giải: </b>


Học sinh lựa chọn yếu tố bản thân cho là quan trọng nhất khi xác lập mục tiêu.
Ví dụ:


+ Phù hợp với năng lực.
+ Mục tiêu thông minh
+ Phù hợp với thực tế
+ …


3.


<b>Phương pháp: phân tích, lý giải </b>
<b>Cách giải: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

xác lập mục tiêu trong cuộc sống. Từ đó giúp người đọc, người nghe tin tưởng hơn vào dẫn
chứng bài viết của mình.



4.


<b>Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


- Việc lập mục tiêu chưa đủ để thành công.


- Bởi: lập mục tiêu chỉ là một bước dẫn đến sự thành cơng. Muốn có được thành cơng ngồi
mục tiêu cịn cần ý chí, nghị lực, sức bền, sức lì để vượt qua mọi khó khăn trong hành trình
tiến tới thành công. Nhưng cũng cần phải khẳng định rằng, dù mục tiêu chỉ là một bước dẫn
đến thành công nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng nhất, bởi khi đã có mục tiêu đúng đắn
con người sẽ có động lực thôi thúc để hành động và thành công.


<b>Làm văn</b>


<b>1</b> <b>Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa việc xác lập mục tiêu
2. Bàn luận vấn đề


- Mục tiêu là kết quả của một hoặc một nhóm người đề ra trong tương lai và nỗ lực hết mình
để đạt được mục tiêu đó.


=> Đặt ra mục tiêu đúng đắn có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công.
- Ý nghĩa của việc xác lập mục tiêu:


+ Xác lập mục tiêu giúp chúng ta có động lực, niềm tin và ý chí để thực hiện mục tiêu đó.
+ Xác lập mục tiêu giúp tạo nên sự độc lập. Giúp mỗi người dám tự chịu trách nhiệm của


chính mình và con đường mình đã lựa chọn.


+ Mục tiêu chính là đích đến, bởi vậy nó cho chúng ta niềm tin vượt qua mọi khó khăn.
+ Khi mục tiêu hồn thành, nó cịn mang lại cho con người cảm giác về sự thành tựu và
chiến thắng.


+ Mục tiêu cũng làm cho cuộc sống của mỗi người thêm phần thú vị, mới mẻ. Thật nhàm
chán nếu sống mà chỉ là sống, sống mà không có niềm tin, lý tưởng.


- Mục tiêu là yếu tố mà bất cứ ai cũng cần có để đạt được sự thành công trong cuộc sống.
- Mục tiêu cần thiết thực, rõ ràng, phù hợp với khả năng của bản thân. Không đưa ra những
mục tiêu “ảo tưởng”, sẽ dẫn đến thất bại.


<b>2</b> <b>Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


• Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích


- Lưu Quang Vũ là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông là hiện tượng
đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX và là một trong những
nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.


- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của ông. Tác phẩm được
viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong những vở kịch đặc
sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngồi nước.
- Đoạn trích trên thuộc cảnh VII của tác phẩm.


• Giới thiệu nhân vật
*Ơng Trương Ba:



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình u cây cỏ, nâng niu từng cảnh cây ngọn cỏ.
- Chơi cờ rất giỏi, nước cờ khống hoạt, thâm sâu, dũng mãnh -> khí chất, nhân cách con
người.


*Tình huống bi kịch của nhân vật:


- Do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu: gạch sổ nhầm -> chết oan.


- Được sống lại: hồn Trương Ba, da hàng thịt -> khập khiễng, trớ trêu, nghịch cảnh éo le
-> đối mặt với những đau khổ.


• Cảm nhận về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích


*Nhân vật khát khao được thốt khỏi tình huống bi kịch của mình:


+ Ý thức được tình cảnh trớ trêu là phải sống bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo.
+ Thấm thía nỗi đau khổ và khơng chấp nhận tình trạng vênh lệch giữa hồn và xác.


<i>+ Kiên quyết, dứt khoát muốn thốt khỏi tình trạng trớ trêu: tơi khơng thể tiếp tục mang thân</i>
<i>anh hàng thịt được nữa, không thể được! </i>


*Nhân vật bày tỏ khát vọng được sống là chính mình:


+ Muốn là mình một cách tồn vẹn; thể xác và linh hồn hòa hợp; bên trong và bên ngồi, suy
<i>nghĩ và hành động thống nhất: Khơng thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo được. Tơi</i>
<i>muốn được là tơi tồn vẹn. </i>


<i>+ Mong muốn một cuộc sống có ý nghĩa, khơng chấp nhận sự dung tục, tầm thường: Ơng chỉ</i>
<i>nghĩ đơn giản là cho tơi sống, nhưng sống như thế nào thì ơng chẳng cần biết! </i>



* Đánh giá


- Khát vọng của Hồn Trương Ba đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu
tranh


chống lại sự dung tục, giả tạo; bảo vệ quyền được sống là chính mình; hướng đến sự hoàn
thiện nhân cách.


- Khát vọng của Hồn Trương Ba được thể hiện sâu sắc nhờ ngôn ngữ kịch hấp dẫn, giàu sức
khái quát và tính triết lí.


* Triết lí nhân sinh tác giả gửi gắm qua nhân vật: Được sống làm người là quý giá thật,
nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi cịn
q giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa
giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với
chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh
thần cao quý.


- Sống là chính mình nghĩa là khi con người sống đúng với những giá trị bản thân, với những
cảm xúc, khát vọng của chính mình, với đam mê và nhiệt huyết của bản thân.


- Vì sao con người cần được sống là chính mình?


+ Mỗi người chỉ được sống có một lần bởi thế ta cần sống chân thật thì mới có hạnh phúc.
Hơn nữa, cuộc đời thực khác với những thứ ảo ảnh, phù phiếm, khơng ai có thể diễn kịch
cho bản thân trong vai diễn cuộc đời. Mỗi người có một tính cách khác nhau, nhu cầu khác
nhau. Không thể áp đặt lối sống, phong cách của người này đối với người khác. Sống đích
thực với bản thân khiến con người ta thoải mái hơn, tự nhiên và tự tin hơn.


+ Trái ngược với sống đích thực, sống đúng với bản thân là cách sống giả tạo, sống hình thức


nghĩa là mỗi người tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc giả dối để đánh lừa người khác, nhằm
thõa mãn thú vui nhất thời của bản thân và hậu quả cuối cùng là người đó tự đào thải chính
mình ra khỏi xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×